Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Lịch trình 4 ngày đến Quy Nhơn ăn ngon và cảnh đẹp

Nhiều địa điểm mới đang nổi cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp tạo nên sức hút mới cho miền đất võ Bình Định, thu hút nhiều nhóm bạn trẻ và gia đình
Khám phá Bình Định lý tưởng nhất là thời điểm từ tháng 2 đến tháng 8, khi thời tiết nắng đẹp, không bị mưa bão. Bình Định nhiều cảnh đẹp, món ăn ngon và rẻ. Gần đây việc đi lại cũng thuận tiện hơn với nhiều đường bay mới nên đang làm điểm đến thu hút mọi người. 
lich-trinh-4-ngay-den-quy-nhon-an-ngon-va-canh-dep
Trên bãi biển Kỳ Co. Ảnh: Phuong Thuy Pham
Vị trí địa lý
Bình Định nằm ở miền nam Trung bộ, có đường bờ biển dài, giáp ba tỉnh Quảng Ngãi (phía bắc), Phú Yên (phía nam) và Gia Lai (phía tây). Bình Định có thành phố thủ phủ là Quy Nhơn.
Đi lại
Máy bay: Các hãng hàng không trong nước gồm Vietnam Airlines, Jetstar và Vietjet Air hằng ngày đều có các chuyến bay từ TP HCM và Hà Nội đến Bình Định, hạ cánh ở sân bay Phù Cát, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km. Giá vé khứ hồi dao động từ 700.000 đồng đến 3 triệu đồng, tùy theo bạn có mua được đúng dịp khuyến mại hay không. 
Tàu hỏa: Tàu Thống Nhất đến Quy Nhơn dừng ở ga Diêu Trì có giá vé đắt nhất khoảng 850.000 đồng (từ TP HCM) và 1,3 triệu đồng (từ Hà Nội). 
Xe khách: Từ bến xe miền Đông, TP HCM đến bến xe Quy Nhơn với giá vé trung bình từ 240.000 đến 345.000 đồng/vé, Hà Nội - Quy Nhơn có giá khoảng 600.000 đồng.
Tại Quy Nhơn bạn có thể thuê xe máy ở các khách sạn hoặc các dịch vụ chuyên cho thuê xe với giá khoảng 150.000 đồng/24 tiếng. Điểm đặc biệt ở Quy Nhơn là hầu hết các điểm cho thuê xe đều tính thời gian thuê theo tiếng nên khá thuận lợi cho khách du lịch. 
Lưu trú
Thời gian gần đây, thành phố Quy Nhơn có thêm nhiều khách sạn để bạn lựa chọn, từ 2 sao như khách sạn Y Linh, Hải Hường... với giá trong khoảng 400.000 đồng/đêm đến chuẩn 4 sao như khách sạn Mường Thanh, Hải Âu, Sài Gòn - Quy Nhơn, Royal... có giá khoảng từ 700.000 đồng đến từ 1,2 triệu đồng/đêm.
Hai resort 5 sao cách trung tâm thành phố khoảng 10-12 km là Avani và FLC Quy Nhơn, có giá từ khoảng 2,5 triệu đồng trở lên tùy thời điểm. Avani nằm ở phía nam thành phố, trên quốc lộ 1A đi Phú Yên, trong khi FLC Quy Nhơn ở gần Eo Gió (Nhơn Lý). Ngoài ra, nếu muốn trải nghiệm cảm giác homestay, ở theo phong cách trẻ trung một chút có thể nhỉ tại khu Life’s A Beach thuộc Bãi Xép, phường Ghềnh Ráng (ngay cạnh Avani). Khu ở này do hai thanh niên người Anh sáng lập, có các loại phòng dorm, phòng đôi, bungalow và cả cắm trại, sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi. 
Gợi ý lịch trình
4 ngày 3 đêm là hành trình phù hợp cho chuyến nghỉ ngơi ở Quy Nhơn. Hãy tham khảo lịch trình dưới đây để có một kỳ nghỉ vui vẻ nhé: 
Ngày thứ nhất: Làng chài Nhơn Hải - Hòn Khô - Surf Bar
quy-nhon-diem-nghi-ngoi-ly-tuong-cho-he-nay
Surf bar lý tưởng ngồi từ chiều đến tối.
Qua cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, băng qua Khu kinh tế Nhơn Hội, đi dọc vịnh Mai Hương rồi qua vài cây số đường đèo, bạn sẽ đến làng chài xã Nhơn Hải. Cuộc sống bình dị của ngư dân tại đây cũng là một điều thú vị để tìm hiểu, khám phá.
Sau đó, bạn hãy lên thuyền đến đảo Hòn Khô sau 10-15 phút với chi phí từ 200.000 đến 300.000 đồng cho 5-10 người. Giá đó có thể tăng lên khi bạn muốn tham quan quanh đảo, ngắm san hô và tắm giữa biển.
Hòn Khô có cảnh vật độc đáo với những mỏm núi đá nhô ra biển, những bãi cát phẳng mịn, những bãi cỏ xanh mơn mởn và mạch nước ngọt từ vách đá. Khi biển động, những lớp sóng cuồn cuộn tung bọt trắng xóa vào Hòn Khô tạo thành khung cảnh kỳ ảo. Ngoài hải sản tươi ngon, Hòn Khô cho bạn cơ hội lặn ngắm san hô giữa biển vắng lặng và chinh phục dãy núi đá trên đảo.
Chiều tối là thời gian thăm thú thành phố trung tâm của Bình Định. Có rất nhiều hoạt động thú vị chờ bạn như dạo một vòng ngắm phố xá trên xe điện hoặc xe ngựa, ăn vặt ở hẻm Trần Độc hay check-in ở Surf Bar. Surf Bar là quán bar bãi biển đang “hot” nằm ven biển trên đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn.
Nơi đây mang sắc thái trẻ trung, nhẹ nhàng nhưng không kém phần lãng mạn nhờ cảnh biển, nhất là vào buổi tối càng thêm lung linh. Bạn được thưởng thức các thức uống đa dạng, trình bày đẹp mắt ở không gian ngoài trời thoáng đãng, hưởng gió biển mát rượi, nghe sóng vỗ rì rào. Cách trang trí tinh tế, bắt mắt của Surf Bar thể hiện sự chăm chút tỉ mỉ. Vì vậy không ngạc nhiên khi nơi đây đang là địa chỉ thu hút rất nhiều bạn trẻ.
Ngày thứ hai: Chợ cá Hàm Tử - Eo Gió - Kỳ Co
quy-nhon-diem-nghi-ngoi-ly-tuong-cho-he-nay-1
Đến Bình Định mà chưa đến Eo Gió, bạn chắc chắn sẽ hối tiếc. Ảnh: Holy
Nếu thức dậy sớm, bạn có thể tham quan chợ cá Hàm Tử ở bến Hàm Tử (phường Hải Cảng) để chứng kiến cảnh mua bán nhộn nhịp và đón bình minh ló dạng vừa lúc chợ tan.
Hãy dành trọn ngày này cho địa điểm mà theo dân thổ địa là đẹp nhất Bình Định, đó chính là Eo Gió và bãi Kỳ Co. Từ khoảng tháng 4 đến tháng 9, trời tốt, lòng biển kín gió là lúc thích hợp nhất để đến đây. Qua cầu Thị Nại, đến ngã ba Nhơn Hội, rẽ phải đi tới trung tâm xã Nhơn Lý, thêm khoảng 100 mét là đến Eo Gió. Hướng đi cũng giống với ngày đầu tiên. 
Khung cảnh là lý giải cho tên gọi của khu vực này. Những rặng núi đá cao mang nhiều hình thù lạ mắt ôm trọn biển xanh trong vòng tay tạo thành một eo biển hút gió tuyệt đẹp. Đứng từ trên các mỏm đá xung quanh nhìn xuống bạn sẽ thu vào mắt một khung cảnh như tranh vẽ. Nơi đây là chốn lý tưởng để săn những bức ảnh đặc sắc ấn tượng. Không khí ở đây vô cùng yên tĩnh tạo cảm giác thong dong, thư thả trước đất trời bao la.
Từ Eo Gió, đi 30 đến 40 phút bằng ghe hoặc canô, bạn sẽ đến bãi Kỳ Co và choáng ngợp trước nét cực kỳ hoang sơ của nó. Bờ biển nông lặng sóng, làn nước biển nhìn thấu tận đáy, những rặng đá kỳ vĩ, bãi cát vàng tạo thành nơi cắm trại hoàn hảo. Bạn có thể mang theo lều, mua sẵn hải sản (cá gáy, sò, ốc… đặc sản vùng biển Nhơn Lý) để làm tiệc nướng BBQ, tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp nơi này.
Ngày thứ ba: Khu du lịch Trung Lương - chùa Linh Phong - bãi đá Hoàng Hậu 
Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km, nằm về phía Đông đường ĐT 639 thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát là Khu du lịch dã ngoại Trung Lương. Nơi đây mới hoạt động từ đầu năm 2016, thích hợp cho tất cả mọi người.
Nếu bạn chỉ muốn nghỉ dưỡng tận hưởng, có thể nằm dài trên băng ghế nghe nhạc, đọc sách, ngắm cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu mở rộng trước mắt với nhiều ghềnh đá, bờ cát trắng trải dài ngút mắt, biển xanh ngắt, êm đềm. Nếu bạn thích khám phá, có thể đi tắm biển, tham quan chùa Ông Núi (chùa Linh Phong), khu di tích Chiến thắng Núi Bà, khu thiền viện Thiên Hưng…
Sau khi vui chơi thỏa thích thì thưởng thức các món ngon của khu dã ngoại như “món tủ” lẩu riêu cua, hải sản tươi sống do ngư dân địa phương đánh bắt, chả ram tôm nhảy giòn rụm… Nếu “chịu chơi” có thể nghỉ đêm tại đây, đốt lửa trại, ngủ lều trước biển để có thêm nhiều kỷ niệm khó quên. Còn nếu không, hãy trở về thành phố vào buổi chiều, ghé qua khu du lịch bãi đá Hoàng Hậu, khu lăng mộ Hàn Mặc Tử ngay trong thành phố. 
Ngày thứ tư: Tây Sơn - chợ Quy Nhơn - tháp Đôi
Đến miền đất võ không thể không đi xem nhạc võ Tây Sơn. Đó là nét văn hóa đặc sắc của vùng địa linh nhân kiệt và được bảo tồn tại Bảo tàng Quang Trung cách thành phố Quy Nhơn 50 km về phía Tây Bắc. Đến đây, ngoài việc hòa mình vào không khí hào hùng của những màn biểu diễn trống trận và võ thuật Tây Sơn, bạn còn được chiêm ngưỡng hai di tích quý giá là giếng nước xưa và cây me cổ thụ hơn 300 tuổi.
Trước khi khởi hành về lại Sài Gòn, bạn có thể ghé chợ Quy Nhơn, chợ Khu 6 tham quan, mua đặc sản khô xứ Nẫu như khô mực, khô cá bò, cá chỉ vàng… về làm quà hoặc tham quan Tháp Đôi 800 tuổi trên đường Trần Hương Đạo, một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo đặc sắc.
Lưu ý: Bạn có thể lựa chọn giảm bớt những điểm đến trong hành trình, dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, tắm biển. 
Ăn uống
quy-nhon-diem-nghi-ngoi-ly-tuong-cho-he-nay-2
Bánh xèo tôm nhảy là một trong những món ngon nhất định phải ăn khi đến Quy Nhơn. 
Bình Định có những đặc sản mang đậm hương vị thơm ngon khiến du khách nhớ mãi như bún chả cá Quy Nhơn (quán Ngọc Liên và Phượng Tèo ở đường Nguyễn Huệ), bánh hỏi lòng heo (quán Mẫn đường Trần Phú, quán cô Năm đường Nguyễn Chánh), bánh xèo tôm nhảy (nổi tiếng nhất là quán Cô Năm ở đầu cầu Mỹ Cang), bún tôm (quán Cô Tư ở thôn Dương Liễu Nam, thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ), xôi Thơm ở 155/8 Nguyễn Thái Học, bánh canh cua Bà O ở ngã tư Bạch Đằng - Phan Đình Phùng, sứa nước lèo, nem nướng và tất nhiên không thể thiếu được các món hải sản ở dọc đường biển Xuân Diệu…
Quà mang về
Bánh ít lá gai, tré, mực ngào tỏi ớt, nem chợ Huyện, các loại khô, bánh tráng nước dừa, bánh tráng mè hay rượu Bàu Đá là những món hấp dẫn để bạn mua về làm quà.
Vĩnh Hy

Kinh nghiệm du lịch – phượt Quy Nhơn

.
(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Quy Nhơn là một trong những điểm đến ở miền Trung đang ngày càng được dân đi bụi yêu thích. Chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm khám phá Quy Nhơn để các bạn tham khảo.
1.Nên đi Quy Nhơn vào thời điểm nào?
+Thời gian: đẹp nhất là tháng 4- tháng 10, mùa hè nhiệt độ Quy Nhơn nóng nhất là 38-40 độ, ảnh hưởng gió Lào nên khô hanh.
+Tháng 11,12 mùa mưa, trời bão, không ra đảo được
+Tháng 1,2 mùa xuân, mưa phùn, không khí mát, tắm biển bao lạnh, biển đảo khá sóng, và nước sẽ không trong.
2.Phương tiện nào đi Quy Nhơn?
- xe khách Phương Trang tầm 270k 1 vòng, đi tầm 14-15h tới Quy Nhơn, có xe truân chuyển
Các loại xe khác về Quy Nhơn như: Mạnh Mùi, Cúc Tư, Hoàng Dũng, Mai Linh... Giá giao động từ 250-300( tuỳ xe có bao ăn) đi tầm 10-12h tới Quy Nhơn. Thường xe Quy Nhơn xuất phát khoảng 6h chiều.
- Tàu thì nên đi các SE1,2,3,4.....( đi tầm 11-12h đến Ga Diêu Trì), hạn chế đi TN,SQN, SE25,26 đi chậm tầm 14-16g mới tới. Nên đi tàu đêm để tiết kiệm time, thường có các chuyến 7h30, 8pm, 9pm...
Mang thẻ sinh viên để được giảm giá, và cầm theo chứng minh nhân dân khi mua vé nhé.
Giá vé tàu ghế cứng điều hoà tầm 350k, ghế mềm điều hoà 480k, nằm điều hoà tầm 600-1tr tuỳ hạn khoang cứng, mềm, toa 4 hoặc toa 6 giường.
Về ga Diêu Trì thuộc Quy Nhơm, xe ôm 50k là xuống tới thành phố, 70k là đi taxi, đi 1 mình thì kiếm người đi chung để share nhé.
- Máy bay: thường Jet Star Pacific là hãng hàng không về Quy Nhơn rẻ nhất: đặt sớm giá tầm 570k-650. Giờ bay tầm 10h30 sáng. Bay 45f tới Sân Bay Phù Cát( thuộc tỉnh Bình Định). Cách Quy Nhơn tầm 20km. Đi xe truân chuyển hàng ko về thành phố, 50k mỗi người. Đi xe taxi: Suntaxi 200k xe 4 chỗ, Mai Linh tầm 300k xe 7 chỗ.
Các bạn nên trả giá, và hỏi xem chi phí đó đã bao gồm phí ra cổng sân bay 20k chưa nhé. Còn VietNam Airline, Viet Jet tuỳ lúc giá rẻ, chênh lệch khác nhau. Mình khuyên các bạn nên đi máy bay nếu không có nhiều thời gian, vì bay nhanh, giá so với tàu nằm là rẻ hơn, an toàn. Để sức còn đi chơi được chiều, tối nữa.

Biển Quy Nhơn rất sạch, nước lặng, sóng êm và không quá đông người tắm
3.Lưu trú ở Quy Nhơn
- Các bạn có thể lên Booking, Agoda để check giá. Hoặc gọi tổnh đài vì có rất nhiều khách sạn tại Quy Nhơn không đưa lên các trang đó.
- lần trước bạn mình về ở Sun Flower trên Nguyễn Huệ, phòng 4 người, bao ăn sáng, ở 4 ngày 3 đêm mỗi người hết 600k. So với Đà Nẵng thì vẫn còn rẻ chán
- các bạn muốn ở gần biển thì kiếm những khách sạn trên đường Xuân Diệu, Nguyễn Huệ sẽ gần con đường ăn uống Trần Độc, Ngô Văn Sở và cuối Phan Bội Châu.
- Tuỳ vào nhu cầu và giá cả hợp túi tiền, giá khách sạn giao động 120k-300k/đêm
*Một số khách sạn ở Quy nhơn
Khách sạn Sài Gòn – Quy Nhơn (****)
Add : Số 24 Nguyễn Huệ
Mobile: 0928682001
Khách sạn Seagull (Khách sạn Hải Âu)
Add : 489 An Dương Vương
Tel: 3846377
Khách sạn Hà My
Add : 19 Nguyễn Huệ
Tel: 3892869
Khách sạn Hoàng Yến
Add: Số 5 An Dương Vương
Tel: 3746900
Khách sạn Ý Linh
Add : Số 18 Nguyễn Huệ
Tel: 3894455
Khách sạn Công Đoàn
Add : 686 Trần Hưng Đạo
Tel: 3791787
Khách sạn Tây Nguyên
Add : Số 20 An Dương Vương
Mobile: 0935640699
Khách sạn Hoàng Yến 2
Add : Số 4 Phan Chu Trinh
Tel : 3894499
Khách sạn Nhân Thảo
Add : 26-28 Phan Chu Trinh
Tel: 3892279
Khách sạn Lê Lợi
Add : Số 9 đường Lê Lợi
Tel : 3822292
Khách sạn Anh Thư
Add : Số 25 Mai Xuân Thưởng
Tel : 3821168
Khách sạn Khang Khang 2
Add : Số 37-39 Ngô Gia Tự
Tel : 3747727
Khách sạn Lê Phương
Add : 223 Trần Hưng Đạo
Tel : 3810700
Khách sạn Thanh Xuân
Add : 26 Phan Chu Chinh
Mobile : 0933226579
Khách sạn Ngọc Linh
Add : Số 6 Trần Văn Ơn
Mobile: 0917 773933
Khách sạn Lan Anh
Add : 22 Lạc Long Quân
Tel : 3641789
Khách sạn My Tiên
Add : 25 Nguyễn Thị Định
Tel : 2246766
Khách sạn Âu Cơ
Add : Số 8 An Dương Vương
Mobile : 0903507049
Khách sạn Thiên Các
Add : Số 8 Nguyên Tư
Tel : 3892921
Khách sạn Thanh Linh
Add : 148 Nguyễn Huệ
Tel : 3825885
Khách sạn Hưng Thịnh
Add : 168 đường Võ Liệu
Tel : 3946377
Khách sạn Thanh Bình
Add : Số 6 Lý Thường Kiệt
Tel : 3817605
Khách sạn Tuấn Anh
Add : 403A Nguyễn Huệ
Tel : 3828615
Khách sạn Thái Bảo
Add : Số 12 đường Nguyên Tư
Tel : 3520816
Khách sạn Chương Dương
Add : Số 1 Chương Dương
Mobile: 0913432722
Khách sạn Thiên Hải
Add : Số 5 Nguyễn Thiếp
Mobile : 01202339139
Khách sạn Huy Bảo
Add : 285 Nguyễn Huệ
Tel : 3816085
Khách sạn Kim Thanh
Add : 10 Bùi Thị Xuân
Tel : 3821645
Khách sạn Đông Phương
Add : 60 Mai Xuân Thưởng
Tel : 3822136
Khách sạn Hữu Nghị
Add : Số 22 An Dương Vương
Tel : 3846323
4.Di chuyển tại Quy Nhơn
Quy Nhơn vẫn chưa có dịch vụ thuê xe như Đà Nẵng, các bạn cứ hỏi khách sạn giá cả nhé. Lần trước mình thuê xe ga ở Sun Flower khá đắt 170k chưa bao gồm xăng. Quy nhơn có 2 hãng taxi lớn là Sun Taxi và taxi Mai Linh.
5.Các điểm thăm quan, khám phá
*Trong thành phố
+ Núi Vũng Chua( đài khí tượng), đi đường đèo mới từ Big C lên tầm 3km, nhìn bên tay phải có một đường nhỏ chỉ lên Suối Tiên. Đi theo đường đó, nhưng ko vào Suối Tiên mà đi hướng bên trái nhé. Đi lên cao sẽ thấy 1 cái lô cốt nhỏ cao bên phải, sát đó có bãi đất trống khá rộng. Để xe vào đó và leo núi bên hướng tay trái.
Bạn sẽ thấy hết Quy Nhơn bao đẹp nhé. Khuyến cáo các bạn sợ độ cao, đi xe yếu. Nên đi xe số cho có độ gầm, và kiểm tra bố thắng trước khi lên. Mình đi 6 lần hết 2 lần xuống gần hết núi bị mất hết thắng xe, phải dắt bộ. Các bạn nên đi và vè trước 5 pm nhé. Khi xuống là đường quốc lộ, xe tải, xe khách lên xuống rất nhiều nên cẩn thận hết sức nha.
+ Bãi tắm Hoàng Hậu( Bãi Trứng), viếng mộ Hàn Mặc Tử, đi dọc theo đường đó sẽ dẫn đến trại Phong Tuy Hoà. ( có thể kết hợp đi núi Vũng Chua và cái này trong 1 buổi, vì nó thuận đường)
+ 2 bãi biển thành phố: biển Khu 2( ngay tượng đài chiến thắng, biển lài ko quá sâu ở ngay đường Xuân Diệu, hoặc biển Hải Âu, ba cây dừa...( biển này hay bị bậc thang, hơi sâu đó)
+ Tháp Đôi( nằm trên đường Trần Hưng Đạo gần cầu Đôi
*Xa hơn thành phố
- Bãi Bầu, Bãi xếp...là các bãi tắm nằm trên đường đèo hướng từ Phú Yên về Quy nhơn( nếu có đi thì khi về có thể ghé các quán Gà Chỉ dọc con đường đèo này nhé, mình hay ăn Gà Vườn Đào, khá ngon, nhất là món xôi chiên)
- Biển Cát Tiến( giáp ranh với Phù Cát) bờ biển dài cát trắng và còn hoang sơ, đặc biệt đường đèo đi khá đẹp và yên tĩnh, khá nhiều người chọn đây là nơi chụp hình cưới. ( có thể kết hợp với đi Chùa Ông Núi, chùa Ông Đá( Cát Thanh) )
-Cù Lao Xanh: Từ bờ biển Quy Nhơn nhìn ra khơi các bạn sẽ thấy 1 hòn đảo xa nhất và to nhất là nó đó. Mình chưa đi nhưng nghe nói cũng hoang sơ, đẹp. Đi tàu mất 2h mới tới được đảo. Tàu thường xuất phát lúc 8am tại Bến Hàm Tử. Nếu đi tour thì cũng xuất phát tại đó giá cho mỗi người là 320k. Đi Cù Lao Xanh tốt nhất nên ở lại lều đêm, đi trong ngày khá mệt. Phải về lúc 14h30


Bãi tắm Kì Co cực kỳ hoang sơ
- Hòn Khô ( Nhơn Hải) vượt qua cầu vượt biển Thị Nại ( Nhơn Hội) các bạn sẽ đến được bán đảo Phương Mai, có bảng chỉ dẫn rẽ phải là đi Nhơn Hải nhé. Đi dọc theo con đường 2 bên là hàng thông thẳng tắp. Và dọc theo con đường đèo bạn sẽ gặp làng chài nhỏ, vừa tới mgay vòng xoay nhỏ trước khi vào làng chài.
Sẽ có mấy cô bán ốc. các bạn hỏi cô Loan để đi tàu nhé( nếu đi trực tiếp cô này thì 6 người 250k cho 2 vòng tàu) còn không kiếm được thì sẽ đi các tàu khác đoàn bạn đi dưới 8 người thì giá từ 250-300. Trên 10 thì 350-450. Các bạn nhớ xin số điện thoại nguòi lái tàu chở các bạn ra, để khi muốn lặn san hô ( trước khi về lại đất liền) alo phát nta ra chở,thêm 100k nữa cho việc lặn san hô bao gồm áo phao, và kiếng lặn.
Nói họ chở bạn ra ngay chỗ Năm Tùng( hoặc Bình Cá Mú) hải sản tươi và rẻ, mì xào tôm 50k, 1 dĩa ốc nón ốc mặt trăng các loại 100k, mực tôm, cá dìa, cá mú, nhum.. Tuỳ mùa mà giá giao động khác nhau. Có thể leo núi để chụp hình bên vách núi bên kia, khá đẹp,mà nhớ mang dép nha, đá cắt đứt chân đó. Lần trước nhóm mình 5 người đi tự túc Hòn Khô total all các chi phí mỗi bạn chỉ 190k thôi. 1 thùng nước ngọt đẻ tắm ở đây khá mắc 15k, nên các bạn có tiết kiệm thì về thẳng bờ bên kia hỏi dân nước ngọt tắm có 5k à.

Eo Gió cũng là điểm khám phá không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn
- Eo Gió ( Nhơn Lý) cũng đi qua cầu Thị Nại rồi rẽ trái theo bảng chỉ dẫn, tới làng chài các bạn hỏi đường dân ở đây sẽ chỉ bạn ra Eo Gió. Đứng tranh thủ chụp tham quan, mà mang mũ theo nha. Như tên Eo Gió đó, gió to tóc bay tùm lum luôn. Biển ở đây tắm thì chấp nhận bị hàu và đá cắt chân nhé. Mà dưới đó san hô và cá cũng nhiều. Ít ai tắm ở đây. Mình bơi 2 lần lần nào dưới bàn chân vs bàn tay cũng vài đường, chưa kể gió to kéo bạn thẳng vào lưới cá luôn :)))
- Kì Co ( Nhơn Lý) bạn nào say tàu xe thì nên uống thuốc trước khi ra nhé, đi tầm 20f mới tới. Nếu đi tự túc thì các bạn phải mua đồ ăn sẵn vì trên đó không có bán đồ ăn. Tàu để ra thì hỏi dân ở đó. Giá tầm 250-350k. Lần trước mình đi tour total cho 5 người luôn là 320k. Đồ ăn tươi ngon. Bờ biển dài đi bộ giữa trời nắng như con mực khô luôn. Ko có chỗ thay đồ, chui zô hang thay nhé. Ở đây có 1 dòng suối nhỏ. Bạn nào tắm biển xong lên kiếm mà xả lại nước ngọt hén. Nên đi Eo Gió trước Kì Co. Nếu đi tour bạn phải đòi họ chở ra lặn san hô vì có bao gồm trong tour nhé.
- Hải Giang, bờ biển dài rộng, đang đưa vào làm Vinpearland Quy Nhơn. Đường đi chưa hoàn chỉnh. Bờ biển thì nhiều vụn sò, nghêu đi không cẩn thận dễ bị mảnh sắn vào chân. Bạn mình bị máu chảy liên tục, và không coa dụng cụ cấp cứu. Nên ai dụ thì suy nghĩ rồi tính nha.
- Tây Sơn( thị trấn Phú Phong) cách Qn 40km. Đi xe máy tầm 1 tiếng. Ở đây bạn có thể tham quan viện bảo tàng Quang Trung, Núi Ấn Núi Ngự( nơi vua Quang Trung lập đàn tế trời trước khi ra Bắc đánh giặt Thanh) khá linh thiêng 4 bề là núi non sông nước. Các quan chức chính phủ có về Bình Định sẽ ghé qua đây để thờ cúng. Thắng cảnh Hầm Hô, 1 con sông lớn chảy giữa núi rừng. Ăn uống cũng khá rẻ. Có thể ăn tại nhà hàng ngay trong đó.
- Di Tích tháp Bánh Ít( gần cầu Bà Di, thuận trên đường lên tây sơn)
- Nhà thờ Lòng Sông ( Tuy Phước) cách Quy Nhơn tầm 16-18km
- Chùa Thiên Hưng( do thầy Thích Đồng Ngộ làm trụ trì) ở Bình Định, các bạn nào đi máy bay thì trên đường về Qn hoặc ra lại sân bay có thể kêu taxi ghé ngang qua nhé. Ca sĩ Mỹ Tâm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các quan chức cũng hay ghé...
Buổi tối các bạn có thể thư giãn tại Surf Bar trên Bãi Biển Xuân Diệu( nước giao động từ 20-40k, trà đào có 20k thôi), hoặc uống cafe trên tầng cao nhất của khách sạn Hải Âu( giá nước tầm40-60k, nhìn xuống Qn về đêm), hoặc lên Nhà Hàng Hoàng Hậu thuộc bãi tắm Hoàng Hậu để cafe nhé. Ngoài ra còn có 4,5 cái bar hoạt động về đêm như Én Việt, Style, Royal Bar... karaoke thì đi đâu cũng thấy. Có thể ra Quảng Trường Quy Nhơn chơi, đạp xích lô mini vòng vòng dạo biển( đạp 15 phút 10-15k), đi xe ngựa.
5.Ăn uống ở Quy Nhơn

Quán cơm Bảy Quán nổi tiếng ở Quy Nhơn
- Ốc trộn, ngêu hấp, cháo hải sản.... Quán Cô Xí nằm trên đường Đào Duy Từ, không bán vào ngày rằm, mở cửa 2pm-8pm.( Trần Hưng Đạo rẽ vào Đào Duy Từ quán bên tay phải)
Ốc Bưu, trên đường Mai Xuân Thưởng, ngã 4 mai xuân thưởng với trần phú ( gần Sacombank) quán trong nhà có cây mận, sát bên tiệm thuốc tây là ngon nhất nhé. Mở cửa chiều từ 3h-7,8pm. Đi từ hướng trường Lê Phòng Phong lên thì quán bên tay phải, quán đầu tiên. Đi từ sacombank xuống thì quán bên tay trái, quán thứ 2.
Chả cá Cuốn, cá Bò nướng, trứng cút hồng đào... Quán cô Bé, trên đường Mai Xuân Thưởng, đối diện Lê Hồng Phong cấp 2. Sát bên quán kem.
Lòng nướng, Lòng xào hẹ ăn với bánh tráng, kim chi... Cổng sau trường Cấp 1 Lê Hồng Phong, trên đường Lê Hồng Phong, gần trường cấp 2 Lê Hồng Phong. Trước hẻm là tiệm Loa, âm thanh gì Đàm đó( hình như Quang Đàm).
- Gỏi khô bò với đu đủ trên đường Nguyễn Công Trứ, sát bên trường tiểu học Lê Hồng Phong cùng các loại chè, mở cửa 8am-9pm
- Chè Chuối Nướng, đường Nguyễn Công Trứ, trước trường Lê Hồng Phong cấp 1, mở cửa 6pm-10pm
- Bánh canh, bánh cuốn, nem chả Bà O trên đường Bạch Đằng( ngã 4 Bạch Đằng với Phan Đình Phùng) từ 3pm-8,9pm
Bún Khô, cuốn lụi nem nướng trên đường Bùi Thị Xuân, ngay bên hông trường tiểu học Lê Hồng Phong. Mở cửa chiều tối 4pm-7pm
- Bún chả cá Quy Nhơn, quán Bún Thu trên đường Nguyễn Huệ (30k 1 tô) nằm gần trụ đèn xanh đỏ Lê Hồng Phong, Nguyễn Huệ. Mở cửa sáng 6h-9h
Xôi đậu( bao ngon), xôi thịt trước lăng Ông, trên đường Nguyễn Huệ ngay vòng xoay. Chiều tối tầm 5pm-10pm
- Cơm Gà Nhà Hàng Quê Hương trên Tăng Bạt Hổ
Nem nướng cuối đường Phan Bội Châu, cuối đường này là khu đồ ăn vặt, mở bán từ chiều từ 3h-8,9h tối. Bao gồm các món như: Nem nướng, bánh tráng nướng Quy Nhơn, kem trộn ( kem dừa trộn với kem plan+ đậu phộng), bánh canh chả cá cô Sâm, chả giò chiên, trứng tan( hột vịt vữa) cháo bò, gỏi bò......giá mềm nha các bạn.
- Con đường ăn uống Ngô Văn Sở, Trần Độc, bao gồm bánh canh, bún chả cá, các loại cá khô và mực nướng, lẫu, kem, sinh tố....mở tầm chiều tối.
Bánh mì chấm( nước thịt với pate và bơ ăn kèm bánh mì) 7k 1 phần, khá ngon và rẻ, đối diện trường tiểu học Lê Hồng Phong, ngay góc ngã 4 Bà Triệu và Nguyễn Công Trứ. Mở vào buổi sáng
Bánh hỏi cháo lòng, đặc sản Quy Nhơn, đường Phạm Hồng Thái, ( ngay khúc ngã 4 Phạm Hồng Thái và Hoàng Hoa Thám) gần chợ Đầm, quán Mai Tư thì phải.
+Đặc sản Quy Nhơn mua về làm quà: Bánh Ít lá gai, Nem, Tré, Chả bò, giò, Bánh tráng nước dừa, cá rim, mực rim.....
Bài & Ảnh: NNL

Bánh hỏi lòng heo - chưa ăn chưa biết Quy Nhơn

Người dân địa phương cho rằng du khách đến Quy Nhơn, Bình Định mà chưa ăn đặc sản bánh hỏi lòng heo thì coi như chưa thật sự đến đây
Bánh hỏi là món khá quen thuộc với nhiều địa phương. Ví dụ như Phan Thiết có bánh hỏi heo quay, Phú Yên có bánh hỏi chà bông... Thế nhưng, món bánh hỏi gắn bó mật thiết đến nỗi người dân bảo rằng "đến đây mà chưa ăn qua món này thì coi như chưa tới", đó chính là bánh hỏi lòng heo của Quy Nhơn, Bình Định. 
Không biết cái tên "bánh hỏi" ra đời trong hoàn cảnh nào, nhưng có người kể loại bánh này có từ rất lâu, khi mới nhìn ai cũng thấy lạ nên hỏi bánh tên gì. Từ đó họ gọi đây là bánh hỏi. 
Bánh hỏi lòng heo dường như mang đậm hương vị của đất võ, vừa đặc sắc nhưng cũng không kém phần dung dị, mộc mạc. Người dân địa phương thường ăn món này bất kể thời gian trong ngày.
heoT-2129-1443768092.jpg
Món ăn được nhiều người ở Quy Nhơn - Bình Định yêu thích. 
Được làm từ bột gạo, bánh hỏi có thể xem như một biến tấu khác của bún tươi nhưng nhiều sợi xếp chằng chịt lên nhau, rưới lên trên một chút dầu có lá hẹ xắt nhỏ để điểm màu xanh và hương vị. Khi gọi món, người bán sẽ đem ra dĩa bánh cùng với lòng heo gồm tim, gan, cật, dồi, phèo... 
Thực khách chỉ việc lấy một miếng bánh hỏi kẹp thêm lòng heo chấm chút nước mắm pha ớt và cho vào miệng thưởng thức, ăn kèm rau để cảm nhận được trọn vẹn cái hồn của món ăn. Một phần bánh hỏi đầy đủ không thể thiếu chén cháo lỏng sóng sánh. Cháo thường được nấu bằng huyết ninh với thịt nạc băm, vừa ngọt lại loãng thơm. Bạn có thể ăn song song cả hai hoặc dùng xong bánh hỏi sẽ húp chén cháo cho nóng. 
Đến Bình Định và muốn thưởng thức bánh hỏi lòng heo, bạn có thể đến các quán dọc quốc lộ 1A, ngã ba Phú Tài; đường Trần Phú hay đường Nguyễn Chánh... Giá một phần bánh hỏi lòng heo từ 15.000 đến 25.000 đồng một dĩa. 
VnExpress

Ghé xứ Nẫu - Quy Nhơn thưởng thức bánh hỏi lòng heo nức tiếng


 

Món ăn dân dã bánh hỏi lòng heo xứ Nẫu - Quy Nhơn rất chiều lòng thực khách.

bánh-hỏi-lòng-heo

Bánh hỏi lòng heo nổi tiếng xứ Nẫu - Quy Nhơn.

Bánh hỏi là món khá quen thuộc với nhiều địa phương. Thế nhưng, món bánh hỏi gắn bó mật thiết đến nỗi người dân bảo rằng "đến đây mà chưa ăn qua món này thì coi như chưa tới", đó chính là bánh hỏi lòng heo của Quy Nhơn, Bình Định. 
Theo người dân địa phương, khi mới ra lò món bánh vốn cũng từ bột gạo như mọi loại bánh truyền thống khác ở Việt Nam, nhưng thứ bánh hỏi của “xứ nẫu” vẫn cứ là lạ nên ai thấy cũng hỏi là thứ bánh gì? Vì vậy nên cái tên bánh Hỏi được khai sinh.
Thật ra, như nhiều nơi bánh hỏi là biến thể của bún tươi. Người dân thấy sợi bún lớn, ăn không ngon nên chế biến làm cho sợi bún nhỏ lại mà thành bánh hỏi. So với bún, bánh hỏi đòi hỏi sự công phu, khéo léo hơn của người chế biến.
Bánh hỏi được làm bằng bột gạo, là loại gạo tẻ ngon hoặc gạo thơm. Gạo được đãi kỹ cho thật sạch rồi đem ngâm với nước qua một đêm. Lượng nước phải phù hợp với lượng gạo đem ngâm thì bột xay mới mịn và trắng. Sau công đoạn này, bột sẽ được nhồi và cho vào khuôn bánh hỏi. Khuôn được làm bằng đồng có dạng hình trụ hoặc chữ nhật với nhiều lỗ nhỏ. Cuối cùng đem bánh đi hấp cách thuỷ khoảng 3 phút trong nồi hấp. Bánh chín được vớt ra để nguội.
Trước khi ăn, bánh hỏi phải được tách ra thành từng miếng, rắc lá hẹ đã được xắt nhỏ lên rồi thoa thêm ít dầu đã được khử thơm để bánh không bị dính lại với nhau và lúc ăn không bị khô.
Thực khách chỉ việc lấy một miếng bánh hỏi kẹp thêm lòng heo chấm chút nước mắm pha ớt và cho vào miệng thưởng thức, ăn kèm rau để cảm nhận được trọn vẹn cái hồn của món ăn. Một phần bánh hỏi đầy đủ không thể thiếu chén cháo lỏng sóng sánh. Cháo thường được nấu bằng huyết ninh với thịt nạc băm, vừa ngọt lại loãng thơm. Bạn có thể ăn song song cả hai hoặc dùng xong bánh hỏi sẽ húp chén cháo cho nóng. 
Xem thêm video:
Quán Bánh hỏi lòng heo ngon nằm tại ngã ba Phú Tài, đường Trần Phú hay đường Nguyễn Chánh. Quán rộng, có chỗ để xe thoải mái, ở đây khách du lịch đến ăn rất đông nên có thể sẽ phải chờ hơi lâu một chút, nhưng hương vị ở quán rất xứng đáng để bỏ chút thời gian ra thưởng thức.
Giá cho một phần bánh hỏi lòng heo rất vừa phải từ 20 - 35 ngàn đồng. Nếu đi ăn khoảng 4 - 5 người có kèm đồ uống, ăn đầy đủ dao động từ 150 - 200 ngàn đồng.

Món ngon đồng hành trên các cung đường miền Trung

Dọc chiều dài từ Thanh Hóa đi hết miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, bạn sẽ được thử những món ăn mà chắc chắn sẽ nhớ mãi. 
Từ Bắc vào N​am mỗi vùng miền của đất nước lại có những đặc trưng về ẩm thực riêng mà có lẽ chẳng nơi nào giống nơi nào. Hãy cùng khám phá những món ăn bạn chắc chắn không nên bỏ qua khi đặt chân lên dải đất miền Trung nắng gió mà chan chứa tình người.
Nem chua - Thanh Hoá
mon-ngon-dong-hanh-tren-cac-cung-duong-mien-trung
Nem chua là món ngon nổi tiếng của Thanh Hóa. Ảnh: Đoàn Xuân
Nem chua Thanh Hóa từ lâu đã nức tiếng gần xa. Hầu hết khách du lịch khi đến mảnh đất này đều muốn thử vài chiếc cùng cốc bia mát lạnh hay mua về làm quà cho bạn bè, người thân ở nhà. Nem được làm từ thịt sống, bì lợn cùng các loại gia vị không thể thiếu như tiêu, tỏi ớt, rồi đem gói với lá chuối chờ cho chín, khi ăn đem chấm cùng tương hay nước mắm đều rất ngon miệng.
Cháo lươn - Nghệ An
Cháo lươn Nghệ An tinh túy và thơm ngon hơn hết thảy nơi đâu bởi chúng được chế biến từ thứ lươn đồng nhỏ mình nhưng chắc thịt và thơm ngon. Cháo lươn xứ Nghệ không chỉ được người dân địa phương yêu thích mà còn làm hài lòng hầu hết những du khách cho dù khó tính đến mấy. Bát cháo lươn vàng óng, đậm đà với các loại gia vị đặc trưng. Lươn được luộc chín xé thịt dọc sợi đem xào nấu cẩn thận quyện với mùi thơm cay nồng chắc chắn sẽ làm bạn nhớ mãi. Ngoài cháo, lươn ở Nghệ An còn được chế biến thành nhiều món ăn khác như nướng, hấp ống vầu, nấu với miến, xào xả ớt...
Ram - Hà Tĩnh
mon-ngon-dong-hanh-tren-cac-cung-duong-mien-trung-1
Ram bánh mướt Hà Tĩnh. Ảnh: hatinhtrade
Nếu Quảng Bình ăn ram chỉ đơn thuần với nước chấm, Đà Nẵng ăn ram cuốn chung với lá cải xanh thì Hà Tĩnh lại ăn ram cùng bánh mướt. Bánh mướt là tên gọi khác của loại bánh giống với bánh cuốn ở ngoài Bắc. Người Hà Tĩnh đã khéo léo kết hợp bánh mướt chung với ram. Bên ngoài mát, dẻo vị gạo của bánh mướt, bên trong giòn tan béo ngậy với ram chiên. Khi ăn, cuốn chung các loại rau sống chấm với nước mắm tỏi ớt rất ngon mà chẳng hề ngán chút nào.
Khoai dẻo - Quảng Bình
Đặc trưng của mảnh đất này là nắng và gió, cũng chính nhờ các nắng chói chang, hơi nước từ biển thổi vào đất liền đã mang lại cho Quảng Bình nhiều món đặc sản có 1 không 2 trong đó không thể không kể đến món khoai dẻo. Khoai thường được chế biến từ khoai lang đỏ, phơi khô khoảng 10 nắng, khi ăn vẫn còn đậm vị ngọt bùi. Món ăn tuy mộc mạc nhưng thấm đượm tâm hồn người Quảng Bình và rất bổ dưỡng.
Cháo vạt giường - Quảng Trị
Cháo vạt giường là món ăn dân dã bạn có thể ăn vào bất cứ lúc nào và tìm thấy ở mọi quán ven đường khi đến mảnh đất hào hùng này. Người dân Quảng Trị không phân biệt mùa lạnh mới ăn cháo, đến đây thậm chí vào 12 giờ trưa nóng nắng đổ lửa bạn vẫn thấy cháo vạt giường được phục vụ. Món cháo này rất đặc biệt, cháo không nấu bằng gạo như ta thường thấy. Một nhúm sợi vạt giường, chút thịt cá lóc thơm ngậy, thêm hành ngò, gia vị và cuối cùng chan nước dùng vào là dùng được. Món ăn nghe lạ tai và có phần lạ miệng này chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
Cơm hến - Thừa Thiên Huế
mon-ngon-dong-hanh-tren-cac-cung-duong-mien-trung-2
Đâu đâu ở Huế, bạn cũng có thể dễ dàng tìm được hàng cơm hến chính hiệu. Ảnh: ihay
Huế là thành phố không chỉ có những cảnh đẹp mà còn là mảnh đất với những món ăn khiến người ta nhớ mãi khi ra về. Có dịp đến Huế, du khách trong nước đến ngoài nước đều tìm và thưởng thức các loại bánh đặc trưng của vùng đất cố đô, bún bò và đặc biệt là cơm hến. Cơm hến dân dã và đơn giản từ nguyên liệu đến cách chế biến. Cơm trắng nấu để nguội xới ra bát, rồi đem xúc lên phần thịt hến, tóp mỡ đã chiên giòn, chút giá đỗ, lạc rang… Hến phải là loại ở cồn Hến mới ngọt mà không tanh, nhỏ xíu, ko thể bóc vỏ từng con mà phải đãi. Những tưởng món ăn đơn giản là vậy thì đâu cũng làm được nhưng có lẽ chỉ ở Huế cơm hến mới đặc biệt được đến vậy. 
Bún mắm - Đà Nẵng
Bún mắm là món dường như xuất hiện từ những con phố lớn cho đến những mọi ngõ ngách của thành phố Đà Nẵng. Bún mắm Đà Nẵng đặc biệt bởi nó được chế biến khá kỳ công. Mắm cá phải là loại mắm cá cơm được muối thật kỹ nhưng lại chỉ được chín vừa tới. Thứ mắm đấy còn được pha chung với các loại gia vị như ớt, tỏi, đường… đã giã nhuyễn rồi thêm vào vài giọt chanh, chút dứa bằm nhuyễn. Bún mắm Đà Nẵng ngày nay khá phong phú có thể ăn kèm với thịt luộc, nem chua, chả beo hay heo quay đều được. Một phần quyết định độ ngon của món ăn này còn phụ thuộc vào các loại gia giảm ăn kèm như rau sống, đu đủ bào, mít non, rau răm, đậu phụng rang… Và nếu bạn đã chót nghiện món ăn này thì đảm bảo bạn sẽ cứ lưu luyến mãi hương vị của nó khi ra về.
Mì Quảng - Quảng Nam
mon-ngon-dong-hanh-tren-cac-cung-duong-mien-trung-3
Đến Quảng Nam, đâu đâu cũng thấy các nhà hàng bán mì Quảng. Ảnh: dulichhoian
Đến Quảng Nam nếu bạn chưa ăn mì Quảng thì hẳn sẽ là một thiếu sót lớn. Mì Quảng làm từ bánh tráng thái sợi, nhân mì thì đa dạng từ thịt bò, thịt heo, cá lóc… Nhưng chắc chắn cho dù bạn có ăn mì Quảng chay đi chăng nữa cũng không thế thiếu bánh tráng đập vụn, đậu phộng và rau sống. Mì Quảng không chan ngập nước mà chỉ sâm sấp nước vừa đủ. Khi ăn vừa béo ngậy lại vừa thanh mát rất dễ ăn, dễ nghiền.
Nhum biển - Quảng Ngãi
Có dịp đến Quãng Ngãi và nhất là Lý Sơn thì chắc chắn bạn nên thử ăn con nhum biển. Nhum biển có thể chế biến được nhiều món từ kho để ăn cơm, trộn trứng hấp cách thủy, nướng… và thậm chí là ăn sống. Người ta còn làm mắm nhum để chấm bún hay chấm thịt heo ba rọi luộn cuốn bánh tráng. Một nồi cháo nhum cũng sẽ khiến bạn hài lòng.
Bánh hỏi - Bình Định
mon-ngon-dong-hanh-tren-cac-cung-duong-mien-trung-4
Bánh hỏi lòng heo đặc sản Quy Nhơn. Ảnh: THTG
Bánh hỏi là món ăn truyền thống, dân dã của người Bình Định. Bánh hỏi thoạt nhìn giống những sợi bún siêu nhỏ được làm từ bột gạo, xếp chằng chịt lên nhau, rưới lên trên một chút dầu có lá hẹ xắt nhỏ để điểm màu xanh và hương vị. Bánh hỏi được ăn kèm với thịt nướng hoặc giả cầy hoặc lòng heo đều rất ngon. Người dân địa phương thường ăn món này bất kể bữa nào trong ngày.
Mắt cá ngừ đại dương - Phú Yên
Mắt cá ngừ đại dương là món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến với Phú Yên. Bởi lẽ không chỉ vị hương vị đặc biệt của món ăn này sẽ khiến bạn thích thú mà còn bởi bạn sẽ chẳng có cơ hội thưởng thức món ăn đặc biệt này ở bất cứ nơi đâu ngoài Phú Yên. Mắt cá ngừ có kích thước khá to, cách chế biến mắt cá của người Phú Yên cũng rất đặc biệt và cầu kỳ. Mắt cá sẽ được cho vào một hũ đất nung nhỏ sau đó thêm vào các loại thuốc bắc, rau củ và các loại gia vị theo bí quyết riêng của từng đầu bếp và đem nấu chín. Món ăn này sẽ được giữ nóng trong suốt quá trình bạn thưởng thức với viên cồn nhỏ được đốt cạnh hũ.
Bún sứa - Khánh Hoà
mon-ngon-dong-hanh-tren-cac-cung-duong-mien-trung-5
Đến Nha Trang mà chưa ăn bún sứa, bạn sẽ thấy thiếu một điều gì đó. Ảnh: Baomoi
Bún sứa Khánh Hòa là một trong những món ăn dân dã thơm ngon và không kém phần bổ dưỡng. Bún sứa gồm có sứa tai, sứa chân trĩu nước thanh mát còn có thêm cá thu quết dẻo với dầu hành, nước dùng đậm đà vị ngọt từ mắm ruốc và nạc cá thu. Bát bún sứa thanh mát chắc chắn sẽ là món ngon giải nhiệt hoàn hảo cho những ngày hè nóng nực nơi thành phố biển này.
Bánh căn - Ninh Thuận
Đến Ninh Thuận, bạn sẽ dễ dàng gặp các hàng bánh căn ngồi bán ở các vỉa hè. Bánh căn làm từ bột gạo pha nếp và được nướng chín trên khuôn đất nung. Chính chiếc mâm nướng là bí quyết giúp bánh vừa thơm vừa giòn ở lớp vỏ nhưng bên trong lại mềm và xốp. Bánh căn có thể ăn chay, hoặc ăn với nhân trứng, tôm, mực, thịt... tuỳ khẩu vị và rưới lên trên mỡ hành. Khi thực khách gọi món, chủ quán thường mới chế biến để đảm bảo nóng hổi. Bánh căn được bán theo cặp, ăn kèm rau sống, chấm với bát nước mắm nêm pha theo công thức riêng, đậm mùi mắm cái và vị chua dịu của me hoặc khế.
mon-ngon-dong-hanh-tren-cac-cung-duong-mien-trung-6
Ngoài Ninh Thuận, bánh căn cũng là món ăn quen thuộc ở Khánh Hòa, Bình Thuận... Ảnh: MrTrue
Bánh tráng mắm ruốc - Bình Thuận
Bánh tráng nước mắm ruốc vốn dĩ không mấy xa lạ với các tỉnh miền Trung nhưng ở Bình Thuận người ta lại nướng bánh tráng với một kiểu rất độc đáo. Bánh tráng được trét mắm ruốc rồi thêm trứng cút thái múi cau, nem, chả cá, hành hoa... đem nướng trên than hoa, đến khi chín người chế biến sẽ dùng một thanh tre nhỏ nhanh tay cuộn lại sao cho tất cả nguyên liệu đều nằm gọn trong cái cuốn nhỏ xin mà đầy hấp dẫn đấy rồi tha hồ thưởng thức.
Gỏi lá - Kon Tum
mon-ngon-dong-hanh-tren-cac-cung-duong-mien-trung-7
Nhất định phải thử món ngon này khi đến Kon Tum. Ảnh: Tuấn Linh
Gỏi lá Kon Tum là món ăn mà nếu có dịp đến với mảnh đất này bạn nhất định không được bỏ qua. Gỏi lá với khoảng 40-50 loại lá từ quen thuộc như tía tô, đinh lăng, sung… cho đến những loại vô cùng lạ lẫm đối với du khách nơi khác đến đây như lá chum ruột, lá chua… Ăn kèm với các loại lá là thịt ba chỉ luộc thái mỏng, cá chép thái lát, bì lợn, tôm luộc… Đặc biệt không thể thiếu tiêu nguyên hạt, muối hạt. Khi ăn cũng phải có kiểu cách chứ không thể vơ hết các loại lá vào mà cuộn được. Cuốn các loại lá này thành hình phễu sau đó gắp vào đó các loại thức ăn như tôm rang, thịt ba chỉ, da heo… chấm với một loại nước đặc biệt làm từ bỗng rượu, trứng vịt cùng các gia vị khác. Món ăn này dường như gói gọn hương vị của núi rừng và của cả tấm lòng chân chất của những con người nơi đây.
Nai khô - Đắk Lắk
Thịt nai Đắk Lắk từ lâu đã trở thành một thương hiệu mà hiếm khách du lịch nào có thể làm ngơ khi ghé thăm mảnh đất này. Nai được chế biến thành khá nhiều món nhưng đặc biệt nhất vẫn phải kể đến nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô. Miếng thịt nai cho dù chế biến thế nào vẫn đặc trưng bởi vị ngọt đậm mà chẳng cần đến bất cứ thứ gia vị đặc biệt nào.
Phở khô - Gia Lai
mon-ngon-dong-hanh-tren-cac-cung-duong-mien-trung-8
Phở khô - món ngon đặc trưng của người dân Gia Lai. Ảnh: Vĩnh Hy
Phở khô là món ăn gắn với tên tuổi của phố núi Gia Lai. Khi bạn gọi món, phở được bày ra 2 tô với một tô là sợi phở tròn dẹt làm từ gạo rắc một chút hành khô phi thơm cùng giá trần, thịt nạc bằm, một tô là nước lèo với một vài viên bò, vài miếng bò tái thái lát, hành lá, rau thơm. Khi ăn có thể trộn thêm một loại tương đen của nguời Gia Lai vào và thưởng thức. Phở khô được ăn nhiều trong bữa sáng, nhưng nếu bạn là khách du lịch, có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày.
Đọt mây - Đắc Nông
Đọt mây và lá bép xào thịt bò hay nấu canh thụt là món ăn truyền thống của người dân ở Đắk Nông. Món ăn này không chỉ xuất hiện trên mâm cơm ngày thường mà còn không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống. Lá bép và đọt mây đều là những loại cây rừng phải hái cũng như sơ chế khá kỳ công. Tuy nhiên món ăn này lại vô cùng thơm ngon bởi vị dẻo, ngọt bùi của đọt mây và lá bép, rất hợp để xào chung cùng với các loại thực phẩm thường ngày.
Rượu cần - Lâm Đồng
Rượu cần vốn không xa lạ gì với đồng bào Tây Nguyên nói chung nhưng riêng rượu cần của người Chu Ru ở Lâm Đồng lại là thứ đặc sản khác biệt hoàn toàn so với những nơi khác. Men làm rượu là loại men đặc biệt làm từ các loại cây như Dong Patoi, DongWong… kết hợp với men cái Kzut và gạo lức nên khi uống chỉ say nhưng lại không hề choáng đầu hay đau bụng. Thưởng thức rượu cần trong làn sương lạnh trên cao nguyên, người ta không chỉ thấm cái ngon của rượu mà còn như cảm nhận được cả hơi thở của núi rừng.
Thảo Nhi