Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Di tích Lịch sử – Văn hóa Cơ sở Tỉnh ủy Tây Ninh

 đặt tại nhà ông Nguyễn Văn Đạt (Năm An), ấp Thái Phú, nay thuộc khu phố 4, phường II, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
Cách trung tâm thị xã 1km đi về hướng thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 139 /QĐ – CT ngày 27/09/1999 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Nhà ông Nguyễn Văn Đạt tại phường II, Thị xã Tây Ninh. Được các đ/c Hoàng Lê Kha, Đặng Văn Lý, Võ Văn Truyện ở để chỉ đạo phong trào tại Thị xã - Châu Thành trong những năm 1956-1959.
Nhà ông Nguyễn Văn Đạt tại phường II, Thị xã Tây Ninh. Được các đ/c Hoàng Lê Kha, Đặng Văn Lý, Võ Văn Truyện ở để chỉ đạo phong trào tại Thị xã – Châu Thành trong những năm 1956-1959.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7/1954, Mỹ – Diệm đã lập tức đi ngược lại những điều đã ký kết: khủng bố và đàn áp những người yêu nước bằng “tố cộng diệt cộng”, lập khu dinh điền, thí điểm “quốc sách ấp chiến lược” để áp dụng trên toàn miền Nam.
Trước tình hình đó, Đảng bộ và nhân dân Tây Ninh quyết tâm phải đấu tranh trực diện với kẻ thù. Để thuận tiện cho việc nắm tình hình địch và tuyên truyền vận động cách mạng, Tỉnh ủy Tây Ninh đã xây dựng một cơ sở chỉ đạo bí mật tại nhà của Nguyễn Văn Đạt và chỉ đạo đồng chí Hoàng Lê Kha trực tiếp “nằm vùng” hoạt động.
Từ cơ sở chỉ đạo bí mật này, đồng chí Hoàng Lê Kha đã bất chấp sự đàn áp điên cuồng của kẻ thù cùng với nhân dân đấu tranh không khuất phục.
Là người con ưu tú của vùng đất Tây Ninh, đồng chí Hoàng Lê Kha tên thật là Hoàng Lê Cẩn, sinh ngày 17/02/1917 tại làng Chang Tác, tổng Ngọ Xá, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo hiếu học, cùng với sự giáo huấn của cha, ông ngày càng trưởng thành và sớm giác ngộ cách mạng.
Năm 1931: Ông tham gia cách mạng và được phân công ra học ở Hà Nội để vận động hong trào của học sinh.
Năm 1936: Ông tốt nghiệp trường Kỹ Nghệ Hà Đông và vinh dự gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1940: Ông được Đảng điều vào hoạt động ở Nam Kì.
Năm 1945: Với tư cách là Ủy viên mặt trận Việt Minh tỉnh Gia Định, ông đã thể hiện được khả năng sâu sắc về chiến lược quân sự.
Năm 1947: Ông được giao nhiệm vụ làm Tỉnh đội trưởng Dân quân.
Năm 1948: Ông được bầu làm Trưởng Ty Thông tin tỉnh Gia Định, sau đó làm Trưởng Ty Kinh tế Canh nông.
Năm 1951: Ông làm Bí thư Huyện ủy Châu Thành.
Từ năm 1952 – 1954: Ông làm Bí thư Huyện ủy Dương Minh Châu.
Từ năm 1955 – 1959: Ông làm Thường vụ Tỉnh ủy – Trưởng phân ban chỉ đạo 2 huyện Châu Thành – Thị xã Tây Ninh.
Ngày 16/08/1959, theo sự chỉ đạo của cấp trên, đồng chí Hoàng Lê Kha đến dự Hội nghị Thị xã ủy.
Lúc 5 giờ sáng ngày 12/03/1960, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa đồng chí Hoàng Lê Kha ra xử chém bằng máy chém của Luật 10/59 tại ấp Suối Muồn, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Ngôi nhà năm xưa của ông Nguyễn Văn Đạt được dựng theo kiểu nhà ở dân dụng vùng Nam bộ có 3 gian, 2 mái. Gian chính giữa thờ tổ tiên. Gian bên trái là nơi có “hầm bí mật” nằm sâu trong lòng đất bên trên được ngụy trang bằng bộ ván để che mắt quân thù. Gian bên phải có vách ngăn bên trong là nơi làm việc của đồng chí Hoàng Lê Kha.
Trên nền đất của ngôi nhà cũ, năm 1989 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã xây dựng lại một ngôi nhà mới kiên cố và khang trang hơn với tổng diện tích là 270m2.
Cơ sở Tỉnh ủy Tây Ninh tại thị xã Tây Ninh trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ là địa chỉ đỏ của một thời liệt oanh. Nơi thể hiện lòng dân đới với Đảng. Nơi chứng kiến sự chỉ đạo sáng suốt kịp thời của các đồng chí trong Tỉnh ủy Tây Ninh để đối phó với kẻ thù. Nơi đặc biệt gắn bó với đồng chí Hoàng Lê Kha, người đảng viên ưu tú đã cùng nhân dân gây dựng phong trào cách mạng và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Theo Bảo tàng tỉnh Tây Ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét