Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Di tích Lịch sử – Văn hóa Gò Dinh Ông

Di tích  nằm ở phía tây sông Vàm Cỏ Đông, thuộc ấp Voi, , huyện , tỉnh Tây Ninh. Được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 75/QĐ-CT ngày 13 tháng 6 năm 1998 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Gò Dinh Ông
Di tích là gò đất cao 5m so với mặt ruộng, rộng hơn 3 hécta, nằm sát con rạch lớn ăn sâu ra sông Vàm Cỏ Đông. Gần trung tâm gò nhân dân địa phương lập 1 ngôi đền thờ gọi là Dinh Ông do vậy: có tên Gò Dinh Ông.
Năm 1990 được phép khai quật của Bộ Văn hóa Thông tin tại Quyết định số 78/QĐ-VH tháng 1 năm 1990. Từ ngày 16 tháng 2 năm 1990 đến ngày 5 tháng 3 năm 1990. Bảo tàng tỉnh Tây Ninh phối hợp cùng Viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành khai quật trên diện tích 66m2 gồm 1 hố khai quật và 3 hố thám sát 6m2, tầng văn hóa dày 2,2m.
Hiện vật thu được 150 công cụ đá các loại rìu đá tứ giác, rìu đá có vai, đục bàn mài… với chục hàng ngàn mảnh gốm các chủng loại, hơn 80 chiếc cà ràng, 1 sưu tập xương động vật thú rừng (nai, hươu, hoẳng, chó rừng) và nhiều loại vỏ sò, vỏ ốc, các loại nhuyễn thể sống vùng sông nước.
Ảnh: Khai quật tại địa điểm Gò Dinh Ông
Ảnh: Khai quật tại địa điểm Gò Dinh Ông
Những hiện vật thu được tại di tích Gò Dinh Ông cho thấy từ những công cụ lao động bằng đá cho đến kỹ thuật chế tác các loại gốm, cà ràng cùng với sưu tập khá lớn xương động vật cho thấy cộng đồng cư dân Dinh Ông sinh động và ổn định.
Theo Bảo tàng tỉnh Tây Ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét