Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Rừng Chàng Riệc

Qua khỏi đồn biên phòng Xa Mát, đường đến  xuyên qua những khoảng rừng già với nhiều cây cổ thụ hai, ba người ôm không xuể, tán che kín trời.
Trong thời chiến tranh, nhờ sự chở che của thiên nhiên và nhân dân vùng biên nên bộ đội hai nước luôn giữ vững thế trận trên toàn Nam Bộ và chiến trường Lào – Campuchia.
Đường tới khu rừng Chàng Riệc - Ảnh: Sưu tầm
Đường tới khu  – Ảnh: Sưu tầm
Trong một lần về thăm khu căn cứ này, đồng chí Võ Văn Kiệt (nguyên Bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ) cho biết: Tại khu rừng biên giới này, mỗi khi Mỹ “cày” bom bên này thì bộ đội ta chuyển sang khu rừng bên kia phía nước bạn và ngược lại, nếu bên kia bị giội bom, quân ta lại trở về “R”. Đúng là “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.
Đi theo những con đường đất sẽ đến gần hơn với khu rừng - Ảnh: Sưu tầm
Đi theo những con đường đất sẽ đến gần hơn với khu rừng – Ảnh: Sưu tầm
Trong khoảng rừng nguyên sinh rộng trên 200ha đó, Trung ương Đảng đã chọn làm căn cứ chỉ đạo cuộc kháng chiến. Kể từ khi thành lập Trung ương Cục miền Nam (1961) đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, của Trung ương Cục tới đây làm việc như Nguyễn Văn Linh (Bí thư Trung ương Cục miền Nam đầu tiên), Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Đáng, Phạm Thái Bường, Trần Nam Trung… Rừng Chàng Riệc nhiều vô kể loại lá trung quân. Đó là loại lá thích hợp dùng lợp nhà, vừa mát, vừa bền và đẹp mắt, đồng thời không bị cháy lan khi hỏa hoạn.
Rừng Chàng Riệc từng được chọn làm căn cứ chỉ đạo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ - Ảnh: Sưu tầm
Rừng Chàng Riệc từng được chọn làm căn cứ chỉ đạo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ – Ảnh: Sưu tầm
Từ đồn Xa Mát vào khu di tích, điểm đầu tiên du khách gặp là di tích Ban An ninh Cục miền Nam. Đi sâu vào khu di tích là nhà làm việc của các đồng chí lãnh đạo và các khu nhà hành chính, nhà hậu cần, hội trường… Tất cả nối thông nhau bởi hệ thống 430m đường nội bộ và 1.253m hào giao thông. Đồ đạc, giường ngủ, bàn làm việc, máy điện thoại đều đơn sơ. Có một điều khá lạ lùng: Nhiều hố bom chỉ cách nhà làm việc chừng 10-15m mà khu nhà vẫn an toàn. Cách đây 20 năm, Bộ VH-TT đã tiến hành tôn tạo khu di tích và sau 16 tháng thi công, đã hoàn thành ngày 28.4.1994. Ngày khánh thành, đồng chí Nguyễn Văn Linh – nguyên Tổng Bí thư của Đảng – và nhiều cán bộ từng làm việc trong khu căn cứ đã về thăm lại chiến trường xưa.
Hiện tại rừng được chăm sóc dưới sự quản lí của kiểm lâm - Ảnh: Sưu tầm
Hiện tại rừng được chăm sóc dưới sự quản lí của kiểm lâm – Ảnh: Sưu tầm
Trưa ở rừng già Chàng Riệc thực an bình. Trong không gian yên tĩnh, tiếng chim hót quyện trong tiếng gió hú như chìm sâu vào cõi biên mênh mông. Một màu xanh ngút ngàn, thẳm sâu. Ngồi nghỉ nơi từng một thời là trung tâm đầu não của cuộc chiến tranh thần thánh của quân, dân ta chống ngoại xâm, hồi nhớ về những năm tháng hào hùng, trong lòng mỗi du khách dâng trào niềm tự hào. Nhiều du khách nước ngoài tới đây tham quan, đã hiểu thêm ý chí, sức mạnh quật cường của một dân tộc trong quá khứ quyết giành tự do, độc lập. Đây cũng là một địa chỉ để để giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng.
Rừng được trồng thêm cây và chăm sóc rất chu đáo - Ảnh: Sưu tầm
Rừng được trồng thêm cây và chăm sóc rất chu đáo – Ảnh: Sưu tầm
Khu rừng rộng trên 70 ha, nối với Campuchia sẽ mang lại cho du khách những cảm giác khác nhau. Cảm giác phiêu lưu khi xuyên ngang những cây cổ thụ hai người ôm, yên bình trong tiếng chim hót, tiếng gió reo. Nơi này cực kỳ lý tưởng cho những chuyến cắm trại đêm hay những trò chơi thử thách lòng can đảm.
Về Chàng Riệc mùa hè này, bạn sẽ đắm mình trong không gian yên tĩnh nghe tiếng chim hót, tiếng gió rì rào, chiêm ngưỡng màu xanh ngút ngàn, thẳm sâu, để hiểu thêm ý chí, sức mạnh quật cường của dân tộc. Đây cũng là một địa chỉ đỏ được Đoàn thanh niên ở nhiều địa phương chọn hành hương để giáo dục các thế hệ về truyền thống cách mạng.
Theo Mytour.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét