Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Quốc tự triều Nguyễn - nơi trú ngụ của người lạc lối

Chùa Diệu Đế do vua Thiệu Trị lập nên để làm nơi bảo vệ kinh thành và trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối.

Chùa Diệu Đế nằm bên bờ sông Đông Ba thuộc phường Phú Cát (thành phố Huế), là một trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất cố đô.
Sử liệu ghi lại, vào đầu thế kỷ thứ XIX, ở phía Đông kinh thành có một khu vườn rất đẹp, cảnh vườn thơ mộng, các kiến trúc đan xen với thiên nhiên làm cho nơi đây thật hữu tình. Vườn là nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, ra đời vào năm Đinh Mão (1807). Sau này lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.

Sau khi lên ngôi, năm 1844 nhà vua đã biến đổi nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế Tự.
Chuông chùa Diệu Đế đã đi vào thơ văn dân gian xứ Huế:
Đông Ba - Gia Hội - hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông
Sở dĩ chùa có tên Diệu Đế là vì nhà vua muốn vừa làm nơi bảo vệ cho kinh thành vừa trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối trở về với điều thiện.
Khi xưa chùa có kiến trúc rất khác so với bây giờ. Cảnh chùa lúc đó rất huy hoàng tráng lệ, chùa còn có một bảo tháp làm bằng ngà cao khoảng một mét đặt trước chính điện nhưng đến năm 1968 thì bị bom phá hủy.
Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, triều đình nhà Nguyễn chạy về chùa Diệu Đế làm chỗ tạm dung thân. 
Các pho tượng thần Hộ Pháp nằm ở hai bên tả hữu của Đại Giác Điện. 
Bức hoành "Diệu Đế Quốc Tự" được sơn son thiếp vàng làm năm Thiệu Trị thứ 4 và có sơn sửa lại dưới triều Bảo Đại.
Các cột lớn và mặt trần của Đại giác Điện đều được vẽ mây rồng ẩn hiện.
Đại Giác Điện là nơi thờ các pho tượng Phật của chùa Diệu Đế, và các tượng Phật thỉnh từ chùa Giác Hoàng khi ngôi chùa này bị triệt bỏ. 
Chính giữa điện thờ là tượng Phật sắc vàng cháy của nước vàng thếp ngày xưa.
Hàng năm, chùa Diệu Đế là nơi diễn ra lễ tắm Phật và điểm xuất phát của lễ rước Phật trong mùa Phật đản ở xứ Huế.

Võ Thạnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét