Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Ghiền gân kiệu xứ Huế hơn ghiền người yêu

(NLĐO) - Gân kiệu thường được cánh đàn ông ưu ái hơn vì rất hợp làm... mồi nhậu nhất là trong những ngày mưa dầm xứ Huế. Tôi không nhậu nhẹt gì nhưng cứ thi thoảng cơn ghiền lại trỗi lên

Ghiền gân kiệu xứ Huế hơn ghiền người yêu - Ảnh 1.
Món gân kiệu xứ Huế
Mẹ từ Huế vô thăm, ngoài cơ man nào là nem, chả, tôm chua, mắm ruốc, trên tay còn xách lủng lẳng miếng gân bò cùng hủ kiệu ngâm chua. Chỉ có mẹ mới lúc nào cũng nhớ đứa con gái ghiền gân kiệu hơn ghiền... người yêu, để mỗi lần con về quê hay mẹ vô thăm thì nhất định phải "đãi" món này mới thỏa lòng.
Thực ra, gân kiệu thường được cánh đàn ông ưu ái hơn vì rất hợp làm... mồi nhậu. Tưởng tượng những ngày mưa Huế lâm râm, ngồi lai rai vài li rượu quê ấm nóng, thỉnh thoảng nhón một miếng gân, miếng kiệu vị chua chua cay cay thiệt không chi sướng bằng.
 Làm gân kiệu không cầu kì nhưng cũng như những món khác, việc chuẩn bị, sơ chế nguyên vật liệu và sự nêm nếm tinh tế gia vị đi kèm đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên cái hồn cho món ăn.
Ở nhà, mỗi khi muốn ăn, mẹ phải mua kiệu xanh ngâm từ trước hai ngày. Kiệu để ngâm là kiệu thơm từ làng kiệu nổi tiếng của Huế và còn nguyên lá xanh, có thể lọc bớt những lá vàng rồi cắt gọn, để ráo, ngâm nước muối khoảng 2,3 ngày thì vớt ra.
Không nên cho quá nhiều muối vì sẽ lâu chua và bớt giòn, ngược lại nếu quá nhạt muối, kiệu sẽ chua mau nhưng vẫn còn vị hăng khó chịu.
Phần kiệu sau khi vớt ra bạn có thể để nguyên hoặc quấn phần lá quanh củ thành từng búi để vừa đẹp mắt vừa dễ ăn hơn, sau đó trụng sơ nước sôi, vắt ráo.
Ghiền gân kiệu xứ Huế hơn ghiền người yêu - Ảnh 2.
Gia vị làm món gân kiệu
Ghiền gân kiệu xứ Huế hơn ghiền người yêu - Ảnh 3.
Củ kiệu muối kiểu Huế
Ghiền gân kiệu xứ Huế hơn ghiền người yêu - Ảnh 4.
Nên luộc bò với chút gừng cho thơm
Trong khi đó, phần gân bò (mẹ tôi thường chọn gân bò ở phần bắp để giòn và không bị dai, có khi thêm một ít sách bò hay còn gọi là lá lách bò cho lạ miệng) được mẹ rửa sạch trong nước vo gạo hoặc nước muối loãng, luộc chín với một ít gừng cho hết mùi hôi rồi cắt miếng nhỏ. Trộn đều gân bò, kiệu cùng bột ngọt, nước mắm, tiêu, ớt, tỏi, gừng giã nhuyễn, có thể thêm ít vả, khế chua xắt mỏng, rắc thêm ít đậu phộng lên trên là đã có món gân kiệu thơm ngon khó cưỡng.
Chắc chắn, dù ông xã bạn khó tính đến mấy chỉ cần ăn một lần là sẽ nghiện ngay cái vị chua dịu nơi đầu lưỡi cộng với những miếng gân bò dai dai, sần sật thấm đều nước mắm mặn ngọt. Với chị em, gân bò không chỉ mang đến cho bạn những món ăn ngon miệng mà còn bổ sung collagen cần thiết cho cơ thể.
Ở Sài Gòn, nhiều khi lên cơn thèm tôi cũng lọ mọ mua gân bò, kiệu lá, gừng về tự làm. Nhưng chẳng biết do cảm giác của người xa quê hay do tay nghề mà chẳng bao giờ làm được đúng như vị quê mẹ hay cho ăn. Vậy nên, bao nhiêu năm tha hương, mỗi khi có dịp về thăm nhà bao giờ cũng "tha" một đống gân kiệu vô thành phố mà nhâm nhi cho thỏa cơn ghiền.
Hồng Duyên

Độc đáo lẩu cà ra xứ Đông Triều


Là giống phát triển tự nhiên, cà ra có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cà ra rang me, cà ra hấp…, nhưng món ăn độc đáo, lạ nhất có lẽ là lẩu cà ra.

"Cua tháng ba, cà ra tháng tám", không chỉ có ở Ba Chẽ, đến Đông Triều (Quảng Ninh) vào dịp này, du khách có thể được thưởng thức đặc sản hiếm là các món cà ra sông. Đây là giống hoàn toàn tự nhiên, hiện chưa có ai nuôi được.
Cà ra là tên gọi của một loài cua có hình dáng gần giống như con rạm vùng đồng bằng nhưng kích thước lớn hơn nhiều. Cà ra có người còn gọi là cua lông, chỉ sống trong môi trường nước ngọt tự nhiên, trên các con sông, chưa ai nuôi và nhân giống được. Đầu càng cà ra có một túm lông đen mềm, mịn như nhung. Nếu như với các loài ghẹ, cù kì, cua đều có một càng rất to, một nhỏ, thì cà ra chỉ có hai chiếc càng nhỏ và 8 cẳng.
Độc đáo lẩu cà ra xứ Đông Triều - Ảnh 1.
Cà ra được người dân xã Yên Đức (TX Đông Triều) bắt ở ven sông.

"Cua tháng ba, cà ra tháng tám" là câu nói dân gian chỉ thời điểm cà ra chớm mùa. Nhưng cà ra thực sự rộ nhất là vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Đây là thời gian cà ra béo ngậy và thơm ngon nhất. Mùa cà ra ở TX Đông Triều bắt đầu khi tiết trời chuyển từ thu sang đông và kéo dài đến đầu xuân năm sau. Xã Yên Đức là nơi có nhiều người làm nghề bắt cà ra theo mùa. Cà ra rất kén môi trường sống, nên chúng chỉ chọn những nơi có môi trường sống còn trong sạch, thích hợp.
Đoạn sông Đá Bạc chảy qua xã Yên Đức là nơi sinh sống lý tưởng của cà ra. Vào mùa cà ra, ở các cửa cống dẫn nước từ sông vào đầm xuất hiện nhiều cà ra nhất. Cà ra thường làm hang ở chỗ nước sâu, ở cửa cống. Loài cà ra có tập tính đi ăn đêm, chúng ăn nhuyễn thể và tôm cá tạp. Do vậy, người dân thả lờ đơm ở ven sông từ trưa hôm trước đến sáng hôm sau mới nhấc những chiếc lờ đó lên để thu hoạch cà ra hoặc ban đêm soi ở các cửa cống là dùng vợt bắt được chúng.
Độc đáo lẩu cà ra xứ Đông Triều - Ảnh 2.
Món cà ra hấp.

Là giống phát triển tự nhiên, cà ra có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cà ra rang me, cà ra hấp…, nhưng món ăn độc đáo, lạ nhất có lẽ là lẩu cà ra. Nấu lẩu cà ra cũng thật đơn giản. Nước lẩu thơm ngon, vàng óng có vị chua thanh dịu và vị ngọt của gạch cà ra. Đặc biệt, thực khách sẽ được thưởng thức thịt cà ra béo ngậy trong nồi lẩu nóng hổi. Cà ra được thả vào nồi nước lẩu khi vẫn còn sống. Do vỏ cà ra mềm nên rất nhanh chín và khi thưởng thức không cần dùng đến kìm kẹp như khi ăn cua, ghẹ, cù kỳ... Ngoài món cà ra rang me hoặc om lá lốt, thì vặt bộ càng và chân cà ra rồi giã nhỏ nấu canh rất ngọt, thơm, béo.
Cà ra khi xưa bán rất rẻ, thậm chí người ta còn cho nhau vài cân. Khi cà ra khan hiếm khó đánh bắt, bỗng dưng thành đặc sản. Hiện, giá một cân cà ra sông từ 180.000 - 230.000đồng/kg tùy theo loại cà ra to hay nhỏ. Vì thế, khi ngang qua Đông Triều dịp này, thực khách nên một lần thưởng thức món cà ra sông, một nét rất riêng của hương vị ẩm thực vùng đất này.

Theo Nguyễn Xuân (Quảng Ninh Online)

Thơm lừng bún sả Óc Eo

Trong sả có vị cá nhưng cũng không thấy cá, lại có cả hương ngải và vị beo béo của đậu phộng nhưng cũng... chẳng thấy các thứ ấy đâu trong tô bún sả.

Không chỉ nổi tiếng với những chứng tích Phù Nam được tôn vinh là vương quốc của thành phố cổ Óc Eo xưa kia, thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang) còn vang danh với ẩm thực có một không hai của đồng bào Khmer đó là bún sả. 
Đơn giản như chính tên gọi, vậy mà món bún sả đã níu kéo biết bao tâm hồn du khách gần xa. Dù có dịp ghé thị trấn Óc Eo đã nhiều bận nhưng tôi chưa bao giờ chú tâm đến vấn đề ẩm thực. Bởi, cứ xong việc là lật đật chạy về. Đến một ngày được cô bạn mới quen giới thiệu nơi đây có món bún sả rất ngon do người dân tộc nấu đã làm tôi tò mò, tâm hồn ẩm thực cứ thế trổi dậy. Ngoài góc nhỏ ở chợ với vài người bán bún sả thì con đường dọc tỉnh lộ 943 (ấp Tân Hiệp A, thị trấn Óc Eo) khá nhộn nhịp vì có thêm sự góp mặt của món bún sả như "điểm xuyến" cho lòng "thành phố cổ". 
Ghé vào quán bún sả bên đường, tôi bắt đầu thưởng thức món ăn "trứ danh" của thị trấn. "Vừa đủ, quán chị còn đúng 2 tô bún sả cuối cùng. Em ở xa lại phải không, món này ăn vào buổi sáng là ngon lắm đấy!" - chị bán bún đon đả trò chuyện. Chưa dứt lời, chị chủ quán đã mang ra tô bún sả thơm lừng còn đang cuộn khói mời khách. "Ủa, chỉ có vậy thôi ạ, món này có phải chấm kèm với gì nữa không chị?" – tôi thắc mắc đúng chất của người mới ăn lần đầu. "Không đâu, vậy là vừa miệng rồi đó em" - người bán nói vọng ra. 
Sở dĩ tôi thắc mắc như thế là vì tô bún sả đơn giản hơn trong trí tưởng tượng của mình rất nhiều. Chỉ là bún với nước lèo, cho vào đấy là một nhúm sả đâm nhuyễn, vài cọng rau răm và rau giá. Thật tình, chỉ nhìn thôi thì tôi vẫn chưa bị thuyết phục rằng đây là món ăn "đặc sản" của người dân tộc.
Thơm lừng bún sả Óc Eo - Ảnh 1.
Bún sả không cầu kỳ trong khâu bày trí nhưng vị rất ngon

Nhưng cảm giác hụt hẫng ấy đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó là sự ngạc nhiên vì vị ngon khó tả của món bún sả khi tôi chỉ nếm qua vài đũa đầu. Nhúm sả ban đầu sau khi được đảo nhẹ đã nhanh chóng hòa tan vào nước súp, không thấy chút lợn cợn nào. Trong sả có vị cá nhưng cũng không thấy cá, lại có cả hương ngải và vị beo béo của đậu phộng nhưng cũng... chẳng thấy các thứ ấy đâu trong tô bún sả. Tóm lại, trông bề ngoài giản đơn nhưng tô bún sả lại ẩn chứa rất nhiều hương sắc và mùi vị khiến thực khách cứ tò mò về cách chế biến.
"Không riêng gì em, nhiều khách ở xa ghé ăn cũng hỏi chị cách nấu bún sả lắm. Chị bán ở đây đã hơn 7 năm rồi. Đây là món ăn đặc trưng của người dân tộc, nên hễ là người Khmer thì bất luận là già, trẻ, trai gái đều biết nấu món này. Nhìn vẻ ngoài đơn giản vậy chứ món bún sả này làm cực lắm. 
Nguyên liệu để nấu bún sả rất nhiều: Ngải bún, đậu phộng, sả, cá lóc... Các thứ ấy đều phải sơ chế riêng. Xong đâu đấy thì mới trộn chung tất cả vào và đâm đến khi thật nhuyễn. Đây cũng là công đoạn cực nhất. Người nấu phải mất hàng giờ để đâm thì các nguyên liệu mới hòa làm một được. Để nước lèo có vị đặc trưng riêng, phải nêm thêm ít mắm bò hóc của người Khmer (đã qua sơ chế) vào. Công đoạn chế biến chỉ có vậy nhưng vị ngon của bún sả tùy thuộc vào sự nêm nếm của người bán" – chị Mai Thị Dung (44 tuổi, ngụ thị trấn Óc Eo) bật mí.
Trông dân dã vậy chứ món bún sả lại được lòng nhiều khách ẩm thực. Từ giới trí thức đến người lao động, ai ai cũng "mê" cái vị sả đặc trưng của món bún ấy. Với giá bán 10.000 đồng/tô, nhiều người bán cho biết chỉ lấy công làm lời nhưng cũng đắp đổi qua ngày vì lượng khách ủng hộ rất đông. "Mỗi ngày, tôi bán khoảng 300 tô bún sả. Tuy cực nhưng vui lắm vì món ăn dân tộc mình được nhiều người biết đến và thưởng thức!" - chị Dung bày tỏ. 
Cách đó không xa là quán bún sả tên Hậu, theo chị chủ quán, mỗi ngày họ bán gần 30kg bún. Song bún sả của họ có hơi khác những chỗ khác một chút là không để mắm bò hóc vì nhiều người không quen với vị này. Nói về xuất xứ của món bún sả, người chủ quán này bộc bạch: "Đây được xem như món ăn truyền thống của dân tộc tôi. Không phải đợi dịp gì, cứ thích thì mọi người sẽ nấu ăn. Nhưng mỗi khi lễ, Tết, món bún sả tuyệt nhiên không bao giờ vắng mặt được. Có lẽ vì thấy ngon nên bà con ra bán thử, rồi được nhiều người ủng hộ nên món bún sả mới có chỗ đứng như ngày nay. Riêng, gia đình tôi đã ra bán hơn chục năm rồi!".
"Lần đầu đến thị trấn Óc Eo chơi, được bạn dẫn đi ăn món bún sả, tôi thấy rất ngon. Gắp riêng nhúm sả đâm cho vào miệng, rất nhanh các nguyên liệu cứ tan chảy ngay đầu lưỡi, rất mịn và thơm. Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè của mình biết thêm về món ăn "đặc sản" này. Và tất nhiên, tôi cũng sẽ quay lại đây một ngày không xa để thưởng thức món bún sả!" – chị Trần Thị Dung (25 tuổi, ngụ  TP. Long Xuyên) chia sẻ. Vâng, du khách đến với Óc Eo không chỉ được chiêm ngắm những cổ vật, di tích Phù Nam mà còn được thưởng thức tô bún sả đặc trưng của người Khmer thì còn gì tuyệt hơn. Không tin, mọi người hãy cứ đi và trải nghiệm!

Theo Theo PHƯƠNG LAN (An Giang Online)

Nha Trang ủ chượp 5 triệu lít nước mắm mỗi năm

Thành phố biển có hơn 100 hộ dân gắn bó với nghề làm nước mắm, mỗi năm ủ chượp được 5 triệu lít bán trong nước và xuất khẩu.

Nha Trang sản xuất 5 triệu lít nước mắm hàng năm
 
 
 

Công thức làm nước mắm 'lạt' Bình Định

Người Bình Định ủ mắm theo công thức 4kg cá cơm trộn một kg muối, tỷ lệ cá nhiều hơn các vùng miền khác để tạo hương vị riêng.

Công thức làm nước mắm 'lạt' ở Bình Định
 
 
 

Những bản nhạc thích hợp cho Halloween

Trong không gian ma mị và đầy bí ẩn của đêm Halloween, những ca khúc này sẽ khuếch đại cảm xúc, khiến người nghe thích thú hơn. 
“Thriller” (Michael Jackson)
Thriller được nhắc đến như ca khúc kinh điển của làng nhạc thế giới. Ra mắt vào năm 1982, Thriller đã càn quét tất cả bảng xếp hạng âm nhạc và đem về vô số giải thưởng danh giá cho "ông hoàng nhạc pop" Michael Jackson. Tại thời điểm mới ra mắt, đây là MV ca nhạc dài nhất trong lịch sử với 14 phút. Cho đến nay, MV của Thriller vẫn được xem là một trong những video ca nhạc vĩ đại nhất mọi thời.
MV Thriller chứa đựng nhiều yếu tố của một bộ phim kinh dị như thời gian vào đêm tối, bối cảnh khu vực nghĩa địa, những người chết đội mồ sống lại, những bóng ma biết đi… Bên cạnh đó, những tiếng động dồn dập và các hiệu ứng âm thanh như cánh cửa ọp ẹp, sấm sét, tiếng bàn chân bước đi, tiếng gió và tiếng chó sói hú khiến cho khán giả phải rùng mình ghê rợn. Ngoài ra, ca từ của bài hát cũng gây ám ảnh cho người nghe. 
nhung-ban-nhac-tuyet-voi-cho-ngay-halloween
Những bản nhạc là sự lựa chọn tuyệt vời cho ngày lễ Halloween
 
“Disturbia” (Rihanna)
Rihanna thường được nhắc đến với phong cách nóng bỏng và đầy quyến rũ. Tuy nhiên, trong Disturbia, cô đã xây dựng một hình ảnh mới cho bản thân khi xuất hiện đầy “điên rồ” và đáng sợ.
Phần đông khán giả xem Disturbia đều rùng mình trước những hình ảnh đậm chất kinh dị như đầu ma nơ canh, sói, chiếc lồng sắt, dây xích, đôi mắt màu trắng… Người xem như cảm thấy mình đang lạc trong một nhà tù thời trung cổ, mãi không thể thoát ra được. 
Trong Disturbia, nhân vật chính đã xuất hiện với nhiều hình ảnh khác nhau, từ nữ tù nhân bị giam cầm cho đến nữ vương điên loạn. Chi tiết khiến đọng lại trong tâm trí nhiều người xem là màn vũ đạo kết hợp của Rihanna và những thây ma. Nó gợi đến cảnh quay kinh điển trong Thriller của Michael Jackson.
nhung-ban-nhac-tuyet-voi-cho-ngay-halloween-1
“Ghosts” (Michael Jackson)
Lại thêm một ca khúc của Michael Jackson có mặt trong danh sách này. Ghosts có thể được xem là một bộ phim ngắn chứ không hẳn là một MV ca nhạc. Nó được lấy cảm hứng câu chuyện của tiểu thuyết gia kinh dị nổi tiếng Stephen King. 
Ở Ghosts, Michael Jackson đã vào vai một người đàn ông sở hữu quyền lực và sức mạnh siêu nhiên. Tuy nhiên, ông bị buộc phải rời khỏi thị trấn bởi thị trưởng. Trong MV, Michael Jackson đã hóa thân thành những phiên bản khác nhau như người đầu lâu, bộ xương biết nhảy múa, hay con quỷ với vẻ bề ngoài ghê sợ để … dọa thị trưởng.
nhung-ban-nhac-tuyet-voi-cho-ngay-halloween-2
 
"Everybody" (Back Street Boys)
Ca khúc Everybody (trong album Backstreet’s Back) là một trong những bài hát nổi tiếng và được đánh giá cao nhất của “Những chàng trai đường phố”. Ngay từ khi mới ra mắt, nó đã càn quét và chiếm giữ ngôi đầu bảng ở hàng loạt bảng xếp hạng trên thế giới. Không chỉ thỏa mãn phần nghe mà Everybody còn sở hữu MV minh họa ấn tượng và xuất sắc. Khi lên ý tưởng về MV cho ca khúc này, đạo diễn Joseph Kahn từng muốn biến MV này trở thành phiên bản giễu nhại các bộ phim kinh dị cùng thời. 
Nội dung MV xoay quanh câu chuyện, trong một buổi đêm giông bão, chiếc xe chở các chàng trai bị hỏng và họ buộc phải nghỉ qua đêm trong một ngôi nhà có vẻ bề ngoài ghê rợn gần đó. Khi ngủ, các thành viên đã mơ thấy mình biến thành các loại quái vật khác nhau như người sói, ma cà rồng, xác ướp, bóng ma nhà hát và Mr. Hyde. Lúc tỉnh dậy, họ cảm thấy vô cùng hoảng hốt bởi cả năm người cùng mơ một giấc mơ như nhau. Tuy nhiên khi chuẩn bị bước ra khỏi tòa nhà thì người tài xế đã xuất hiện trước mặt họ trong bộ dạng một con quỷ. Các thành viên hét toáng lên vì sợ hãi và… câu chuyện kết thúc. 
nhung-ban-nhac-tuyet-voi-cho-ngay-halloween-3
 
“Calling All the Monsters” (China Anne McClain)
Không u ám như những MV ca nhạc trên, Calling All the Monsters lại mang màu sắc trong sáng, vui nhộn. Có lẽ bởi nó được thể hiện bởi China Anne McClain – một trong những ngôi sao dễ thương của đại gia đình Disney. 
Dù vẫn có những yếu tố gắn liền một MV Halloween như xác ướp, tượng hiệp sĩ... nhưng Calling All the Monsters lại không hề tạo nên cảm giác đáng sợ. Trong MV, giai điệu cực kỳ sôi động của ca khúc đã kích động cả các quái vật, khiến chúng cũng nhảy múa theo. 
nhung-ban-nhac-tuyet-voi-cho-ngay-halloween-4
 
“Black Magic” (Little Mix) 
Black Magic cũng là một trong số ít những bài hát có giai điệu tươi sáng nằm trong danh sách những ca khúc được nghe nhiều nhất vào dịp Halloween. 
Black Magic xoay quanh câu chuyện về 4 cô gái có ngoại hình không mấy xinh đẹp và tính cách vụng về. Một ngày nọ, họ bỗng nhiên phát hiện ra một quyển sách phép thuật. Nó đã giúp cho các cô gái ngày càng yêu đời và trở nên xinh đẹp, quyến rũ hơn. Ca khúc đề cao vai trò của sự tự tin, bởi nó sẽ giúp bạn thành công trong tình yêu và cuộc sống. 
nhung-ban-nhac-tuyet-voi-cho-ngay-halloween-5
 
Nếu chưa thỏa mãn với những ca khúc kể trên, bạn vẫn còn những sự lựa chọn khác như Monster Mash (The Tombstones), I put a spell on you (Hocus Pocus), Fearless (Olivia Holt), The Addams family (The Addams family)… Hãy cùng tận hưởng âm nhạc và có một đêm Halloween vui vẻ bên người thân và bạn bè nhé!
Lana

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm?

Tô cháo đúng “gu” người Sài Gòn thì phải có các món mặn ăn kèm /// Ảnh: Lê Nam
Tô cháo đúng “gu” người Sài Gòn thì phải có các món mặn ăn kèmẢNH: LÊ NAM
Quán cháo trắng nằm trên vỉa hè ngay góc ngã tư Hàng Xanh đầy khói bụi… Vậy mà suốt 43 năm qua, cứ mỗi khi mở cửa là khách lại kéo đến mua đông nghịt, dù nắng hay mưa dù đêm muộn hay trưa chiều. 

Sống giữa mảnh đất phồn hoa đô hội như Sài Gòn, con người ta sẽ luôn có rất nhiều sự lựa chọn và loay hoay mãi với những sự lựa chọn đó…
Như lời chị đồng nghiệp của tôi, mỗi ngày mở mắt ra là phải lựa chọn hôm nay mặc đồ gì, đi xem phim thì phân vân không biết nên xem phim mình thích hay “phim bom tấn” đang hot rần rần… Ngay cả việc ăn uống cũng tốn kha khá thời gian để lựa chọn.
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 1
VIDEO: Cháo trắng Hàng Xanh níu chân khách Sài Gòn suốt 43 năm


Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 3
Cháo trắng Hàng Xanh nằm trước số nhà 283 Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 15, quận Bình Thạnh) có ít bàn. Khách chủ yếu đến mua mang về ẢNH: LÊ NAM
Chị nói: “Đồ ăn ở Sài Gòn thì nhiều vô số kể. Mà cũng vì nhiều quá thành ra mỗi lần đi ăn là cũng nhức đầu vì không biết chọn quán nào”. Để việc ăn uống diễn ra thuận lợi hơn, chị bật mí với tôi về danh sách các quán ăn (mà chị tự cho là) nổi tiếng ở “thiên đường ẩm thực” này.
Trong số đó, tôi đặc biệt ấn tượng với cái tên “cháo trắng hít bụi”. Mà đã tò mò thì tất nhiên là phải tới kiểm chứng.
Ngay đoạn ngã tư Hàng Xanh là quán cháo trắng không tên, không biển hiệu, cũng không có chỗ để xe. Tôi ghé quán vào buổi chiều tan tầm, người qua lại đông đúc, kẹt xe kéo dài. Thậm chí tôi phải mất gần 10 phút để đi từ góc Bạch Đằng giao với Xô Viết Nghệ Tĩnh mới đến được quán, dù đoạn đường chỉ dài khoảng 150m.
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 5
Quán đã trải qua 3 đời chủ với 43 năm tuổi
Thứ đập vào mắt tôi đầu tiên khi đến nơi là chiếc tủ kính được sắp đầy các món ăn mặn đi kèm cháo như hột vịt muối, dưa mắm, cá bống rim, cá lóc kho tộ, thịt nạc kho tiêu, tép ram, ba khía, trứng bắc thảo, chà bông…
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 7
Mỗi ngày, quán mở bán từ 3 giờ chiều đến 2 giờ sáng hôm sauẢNH: LÊ NAM
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 8
Cá cơm kho mặn
Vài người đang ngồi thảnh thơi ăn cháo ngay chiếc bàn inox cũ được chủ quán kê sát cột điện đầu hẻm, mặc kệ sự ồn ào, náo nhiệt xen lẫn bụi bặm xung quanh. Giờ thì tôi hiểu tại sao chị đồng nghiệp gọi đây là quán “cháo trắng hít bụi rồi”.
Gọi 2 tô, 1 cháo trắng, 1 cháo đậu đỏ, thêm vài món ăn kèm như chà bông, dưa mắm và cá bống rim, tôi bắt đầu nhập cuộc “vừa ăn vừa hít bụi”. Cháo trắng ở đây thơm và có màu hơi xanh vì được nấu với lá dứa, hạt gạo nở bung, lượng nước trong cháo xăm xắp. Cháo trắng kết hợp với các món ăn kèm khá vừa miệng. Tuy nhiên, vị cháo trắng hơi nhạt, nếu người nào thích ăn mặn sẽ phải gọi thêm rất nhiều đồ ăn kèm mới tạm gọi là đủ.
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 10
Cháo trắng lá dứa ở đây có giá 7.000 đồng/tô
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 11
Cháo đậu đỏ giá 12.000 đồng/tô
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 12
Nước cốt dừa đặc sánh để ăn kèm cháo đậu đỏ
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 13
Cá lóc kho
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 14
Thịt nạc kho tiêu
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 15
Các món ăn mặn được để ở chén nhỏ
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 16
"Tiểu đoàn" dưa mắm xếp hàng ngay ngắn trông rất bắt mắt
Cháo đậu đỏ được nấu đặc hơn, có vị ngọt dịu và bùi bùi của hạt đậu, khi ăn thì chan thêm nước cốt dừa và rắc lên chút hạt mè trắng để dậy mùi thơm.
Theo chị Kim Oanh (24 tuổi, con gái chủ quán) thì “cháo trắng Hàng Xanh” của gia đình chị đã trải qua 3 thế hệ với số tuổi lên đến 43 năm rồi. “Quán là do ông bà mình ngày xưa mở bán, hồi đó đồ ăn kèm ít lắm, vài ba món thôi. Sau này nhà mình mới chăm chút thêm, giờ là có tổng cộng 20 món”, chị nói thêm.
Chia sẻ về bí quyết giúp quán cháo của gia đình có thể níu chân thực khách suốt mấy chục năm qua, chị Oanh cho rằng: “Thực ra cháo trắng lá dứa hay cháo đậu đỏ thì không thiếu gì quán bán. Còn khách ghé ủng hộ quán mình đông có thể do vị trí thuận lợi, nơi có nhiều người qua lại. Thêm vào đó món ăn kèm đa dạng, và quan trọng là mình nấu cháo bằng cái tâm, tự nhiên cháo nó thấm tình mà khiến khách nhớ hoài thôi”.
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 18
Dưa mắm...ẢNH: LÊ NAM
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 19
hay trứng bắc thảo là phổ biến nhất
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 20
Mặc dù bán trên vỉa hè khá bụi bặm nhưng lúc nào quán cũng đông khách ghé mua mang về
Cháo trắng Hàng Xanh 'khói bụi' có gì mà người Sài Gòn lưu luyến 43 năm? - ảnh 21
Trung bình 1 ngày quán bán được từ 9 đến 10 nồi cháoẢNH: LÊ NAM
“Cháo trắng hít bụi” mở quán từ 3 giờ chiều đến 2 giờ sáng hôm sau. Cháo trắng lá dứa có giá 7.000 đồng/tô, cháo đậu đỏ giá 12.000 đồng/tô. Các món ăn kèm có giá dao động từ 8.000 – 20.000 đồng/món.
“Ăn cháo ở đây riết bị ghiền, tôi ăn từ hồi chưa lập gia đình, tới giờ cũng 2 đứa con rồi. Thật ra ngồi ăn ngoài đường vậy cũng có cái thú của nó. Chiều ghé đây làm tô cháo trắng lót bụng, nhanh gọn, ngon, rẻ, nhìn xe cộ đông đúc vậy ban đầu cũng thấy kỳ chứ vài lần là thấy vui vui liền”, thực khách tên Thường cho biết.
Lưu Trân - Ảnh: Lê Nam

Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm của người Sài Gòn ngon cỡ nào mà "ngọc nữ" Tăng Thanh Hà cũng mê?

NHÂN MÃ, THEO HELINO 

Cháo trắng lá dứa là món ăn được nhiều người Sài Gòn chọn làm món ăn chiều, ăn đêm yêu thích.

    Ẩm thực Sài Gòn nhiều phong vị lắm, từ các loại bún mì, lẩu lá cho tới vô vàn món cháo thơm ngon như cháo cá ngọt ngọt, cháo ếch cay cay, cháo sườn thơm béo, cháo mực lạ lạ… Trong số những món ăn nấu từ gạo ấy, có một món vô cùng giản dị nhưng đã tồn tại bền vững trong lòng thành phố này từ biết bao nhiêu năm nay: cháo trắng lá dứa ăn kèm đồ mặn.
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm đêm khuya của người Sài Gòn - Ảnh 1.
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm của người Sài Gòn. @09_July.
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm đêm khuya của người Sài Gòn - Ảnh 2.
    @naponlfoods
    Nghe tên món ăn là đã thấy nhẹ nhàng, giản dị rồi. Chỉ đơn giản là gạo nấu lên thành cháo, có thêm lá dứa vừa tạo mùi thơm lại vừa có chút sắc xanh phơn phớt giúp bát cháo không bị nhàm chán. Và cũng bởi người Sài Gòn hay lai rai cả buổi, mà ngồi nhậu xong thì người kiểu gì cũng nóng bừng bừng, phải kiếm cái gì ăn đêm mà vừa hạ nhiệt lại vẫn đảm bảo no bụng. Vậy là họ tìm đến món cháo trắng lá dứa này, đảm bảo vừa dễ ăn lại thanh đạm.
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm đêm khuya của người Sài Gòn - Ảnh 3.
    @ngocngoc7604
    Nói là cháo trắng lá dứa nhưng người Sài Gòn cũng lại cầu kỳ trong khoản ăn uống cho nên đồ ăn kèm với món này cũng phong phú lắm. Một danh sách dài các món như cá bống, cá cơm kho, trứng vịt muối, trứng bắc thảo, thịt nạc kho tiêu, tép ram, cá kho tộ, hột vịt kho, dưa mắm, ba khía, xá bấu, chà bông… luôn được thêm vào những chén nhỏ bên cạnh để giúp bát cháo thêm đậm đà.
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm đêm khuya của người Sài Gòn - Ảnh 4.
    @changmeu308
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm đêm khuya của người Sài Gòn - Ảnh 5.
    Và ở Sài Gòn, có một con phố nổi tiếng với món ăn đơn giản này là phố Hàng Xanh. Trên phố có 2 hàng cháo nằm liền nhau nhưng đông đúc hơn cả là quán Cháo Hàng Xanh Gốc. Chữ "Gốc" này giúp cho quán luôn đông khách nườm nượp tới tận 2 - 3 giờ sáng và đồng thời cũng là điểm dừng chân của rất nhiều nghệ sĩ khi họ đi diễn về khuya. Được biết, quán cháo mở ra đã được 45 năm và truyền qua 3 thế hệ.
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm đêm khuya của người Sài Gòn - Ảnh 6.
    Quán cháo Hàng Xanh nổi tiếng Sài Gòn.
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm đêm khuya của người Sài Gòn - Ảnh 7.
    Những đĩa đồ ăn mặn được xếp đẹp mắt.
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm đêm khuya của người Sài Gòn - Ảnh 8.
    Cá khô đặc sản miền Tây.
    Do ở vỉa hè, nên quán nhìn cũng rất bình dân khi chỉ bày biện cho duy nhất chiếc tủ kính to với rất nhiều thức ăn mặn được đặt trong những chiếc đĩa nhỏ xíu xếp ngay ngắn cùng 2 nồi cháo to. Nhìn những hàng đĩa nhỏ nhỏ xinh xinh xếp chồng lên nhau thật cầu kỳ và đẹp mắt. Còn nếu nhìn vào trong chiếc khay mang phục vụ thực khách, ngoài bát cháo trắng to nhất thì cái gì cũng nhỏ xinh và ngon mắt vô cùng. 
    Cháo ở đây được nhận xét là thơm mùi lá dứa, hạt gạo được nấu khéo léo để nở bung như những bông hoa trắng phau, mịn màng dưới mặt nước xâm xấp vừa đủ, không quá đặc hay quá lỏng.
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm đêm khuya của người Sài Gòn - Ảnh 9.
    Những đồ ăn mặn được để ra đĩa nhỏ.
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm đêm khuya của người Sài Gòn - Ảnh 10.
    Cái gì cũng chỉ có một nhúm nhưng lại rất hấp dẫn và kích thích vị giác.
    Món cháo trắng lá dứa này gần như được xem là món cháo quốc dân ở đất Sài Gòn. Tại sao ư? Bởi nếu một ngày nào đó đã chán nấu cơm canh cầu kỳ, người ta chỉ cần lấy ra chút cá kho còn sót lại trong tủ lạnh, bắc bếp nấu chút cháo thanh đạm là đã có ngay bữa tối chỉ cần nhìn là đã thấy thích ăn. 
    Món ăn này hấp dẫn đến độ ngay cả ngọc nữ Tăng Thanh Hà, nàng dâu triệu đô, người làm chủ chuỗi nhà hàng sang trọng cũng phải xắn tay vào bếp làm cho gia đình cùng thưởng thức cơ mà. 
    Cháo trắng lá dứa, món ăn thanh đạm đêm khuya của người Sài Gòn - Ảnh 11.
    Tăng Thanh Hà cũng từng trổ tài làm món cháo trắng lá dứa.