Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Nghề bóc nõn 70 tấn tôm khô mỗi năm ở Trà Vinh

Tôm đất, tôm thẻ tự nhiên... sẽ được người dân hấp chín, sấy khô, trước khi cho vào máy sát sạch vỏ.

Nghề bóc nõn 70 tấn tôm khô mỗi năm ở Trà Vinh
 
 

5 món ngon quanh khu chợ trăm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Chợ Tân Định được xây dựng từ năm 1926, nơi khách có thể thưởng thức các món ngon như hủ tiếu gốc Hoa, bánh canh hay cháo sườn.

5-mon-ngon-quanh-khu-cho-tram-tuoi-o-trung-tam-sai-gon
Hủ tiếu mì
Hầu hết quán ăn gốc Hoa đều có công thức riêng để làm mì, vì vậy khi ăn bạn sẽ cảm nhận được nhiều hương vị khác nhau. Hủ tiếu mì được lòng khách bởi vị nước lèo thanh, mùi tỏa ra thơm phức, sợi mì mềm nhưng vẫn giữ được độ dai.
Quán ăn nằm bên hông chợ, trên đường Nguyễn Hữu Cầu. Thực khách sẽ dễ dàng tìm thấy địa chỉ này bởi chiếc xe hủ tiếu đặc trưng của người Hoa. Ngoài hủ tiếu mì, quán còn còn có hoành thánh, mì khô, hủ tiếu xương... với giá trung bình từ 25.000 đồng một tô. Ảnh: Phong Vinh.
5-mon-ngon-quanh-khu-cho-tram-tuoi-o-trung-tam-sai-gon-1
Bánh canh bò viên
Điều níu chân thực khách của quán ăn vỉa hè này là miếng bò to, khi ăn dai giòn, mùi rất thơm. Nước lèo có vị đậm đà từ xương mà không có nhiều bột ngọt.
Nằm bên đường, đây là địa chỉ quen thuộc của giới văn phòng quanh khu vực vào mỗi buổi chiều. Quán nằm cuối đường Nguyễn Văn Nguyễn, mở cửa từ 15h đến khoảng 19h mỗi ngày. Giá cho một tô bánh canh từ 25.000 đồng. Ảnh: Huấn Phan.
5-mon-ngon-quanh-khu-cho-tram-tuoi-o-trung-tam-sai-gon-2
Hoành thánh
Món hoành thánh của người Hoa được biến tấu thành súp, chiên hoặc ăn kèm với mì. Quán nằm bên hông chợ, nổi tiếng với vị nước lèo ngọt thanh, miếng hoành thánh mềm. Tô hoành thánh còn có vài lát thịt heo, bánh tôm chiên giòn.
Khi ăn, khách có thể nêm thêm chút chanh hoặc ớt để tăng thêm hương vị. Giá trung bình cho một phần là 30.000 đồng. Ảnh: Phong Vinh.
5-mon-ngon-quanh-khu-cho-tram-tuoi-o-trung-tam-sai-gon-3
Bún thịt nướng
Quán nhỏ nằm sát chợ, phía đường Nguyễn Hữu Cầu. Điểm mấu chốt làm nên "thương hiệu" của quán là thịt và nem được nướng vừa chín tới, mềm. Ngoài ra, nước mắm ở quán cũng có vị chua ngọt vừa phải, hơi sền sệt. Nếu thích ăn nhiều mỡ hành hay đậu phộng thì bạn có thể nói trước với chủ quán. Giá cho một tô từ 25.000 đồng. Ảnh: Huấn Phan.
5-mon-ngon-quanh-khu-cho-tram-tuoi-o-trung-tam-sai-gon-4
Cháo sườn
Gần khu vực chợ có tới hàng chục xe cháo sườn, nhưng ngon nhất là hàng cháo vỉa hè nằm đối diện khu chợ. Hàng này thường đông khách vào giờ tan tầm đến đêm muộn. Món đơn giản, dễ ăn, hấp dẫn khách bởi màu sắc, độ nóng hổi và vị ngon của miếng sườn.
Tô cháo bưng ra lúc nào cũng còn khói, bên trên là chút tiêu và hành mùi tạo nên mùi thơm quyến rũ trong những ngày mưa ở Sài Gòn. Giá dao động 15.000 - 25.000 đồng, tùy theo yêu cầu của khách. Ảnh: Huấn Phan.
Di Vỹ

Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn

Ngoài nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố, Sài Gòn còn nhiều bảo tàng mang đậm kiến trúc Pháp được xây dựng từ thế kỷ trước.

Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà có tên đầy đủ là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Ngày 7/10/1877, Giám mục Isidore Colombert đã đặt những viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng nhà thờ trước mặt nhiều nhân vật cấp cao thời đó. Nhà thờ được hoàn thành 3 năm sau.
Với bề dày lịch sử và nét độc đáo trong kiến trúc, nhà thờ Đức Bà đã trở thành biểu tượng du lịch Sài Gòn và cả Việt Nam, là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Hiện tại, nhà thờ trong quá trình trùng tu kéo dài 2 năm.
Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
Khách sạn Continental
Khách sạn được ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng người Pháp khởi xây vào năm 1878 và hoàn thành 2 năm sau đó. Trước năm 1975, khách sạn trải qua thêm 2 đời chủ mới lần lượt là Công tước De Montpensier (năm 1911) và "tay anh chị" đảo Corse – Mathieu Francini (năm 1930). Đến những thập niên 1960 – 1970, chính phủ Việt Nam lâm thời bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt nên khách sạn còn có tên là “Đại Lục Lữ Quán”.
“Đại Lục Lữ Quán” từng tiếp đón nhiều nhân vật nổi tiếng như đại văn hào Pháp André Malraux, văn hào Anh Graham Greene - tác giả quyển Người Mỹ trầm lặng, nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore – Giải Nobel văn chương 1913. Bên cạnh đó, khách sạn cũng là nơi lui tới thường xuyên của nhiều ký giả, nhà báo, chính khách và thương gia ngoại quốc hoạt động ở Sài Gòn trong thời chiến.
Ngày nay, khách sạn là một trong những tòa nhà lâu đời bậc nhất của Sài Gòn. Nhưng nét kiến trúc xưa với mái ngói đỏ, bức tường gạch, trần nhà cao và phòng khách rộng rãi vẫn được giữ nguyên.
Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
Bưu điện Thành phố
Tọa lạc tại Công trường Công xã Paris (quận 1), Bưu điện trung tâm Sài Gòn được người Pháp xây dựng trong khoảng 1886 – 1891. Kiến trúc của Bưu điện mang phong cách châu Âu kết hợp với nét Á Đông theo bản vẽ của kiến trúc sư Villedieu cùng với người trợ tá Foulhoux. Bảo tàng nằm gần Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập và một trung tâm mua sắm tạo nên một khu vực tham quan hấp dẫn giữa trung tâm Sài Gòn ngày nay.
Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
Nhà hát Thành phố
Sau khi chiếm được Nam Kỳ vào năm 1863, chính quyền Pháp đã mời một đoàn nghệ sĩ sang biểu diễn tại Sài Gòn. Lúc đó, đoàn hát phải biểu diễn tạm tại một căn nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ, cũng là góc đường Nguyễn Du – Đồng Khởi hiện nay. Sau đó ít lâu, một nhà hát tạm được xây lên tại vị trí khách sạn Carevelle bây giờ. Đến năm 1898, Nhà hát TP HCM hay gọi tắt là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát tạm trước đó và khánh thành vào ngày 1/1/1900.
Đây được coi là công trình tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, do kiến trúc sư Ferret thiết kế.
Hiện nay, Nhà hát Lớn là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như opera, múa ba lê, ca nhạc, kịch nói, cải lương... cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.
Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
Bảo tàng TP HCM
Tòa nhà do kiến trúc sư Pháp - Foulhoux thiết kế, khởi công xây dựng từ năm 1885 và hoàn thành vào 1890. Chủ trương ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại, trưng bày những sản vật trong nước nhưng khi xây xong, tòa nhà trở thành tư dinh của Thống đốc Nam kỳ. Ngày 12/9/1978, UBND Thành phố quyết định sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng TP HCM, đến ngày 13/12/1999 đổi tên thành bảo tàng TP HCM như hiện nay.
Tòa nhà có phong cách kiến trúc gothique với phần mái mang dáng dấp kiến trúc Á Đông. Từng chi tiết nhỏ của bảo tàng đều tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Ngày nay, ngoài tham quan và tìm hiểu kiến thức lịch sử, nhiều bạn trẻ còn tìm đến bảo tàng để chụp những bộ ảnh cưới, hoặc ghi lại khoảnh khắc đẹp.
Tòa nhà kiến trúc Pháp 127 năm là bảo tàng nổi tiếng ở Sài Gòn
 
 
 

Bảo tàng TP HCM trong tòa kiến trúc Pháp 127 năm tuổi. Video: Phong Vinh.
Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1862 và hoàn tất trong hai năm với “nhiệm vụ” ban đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Cũng tại nơi đây, một sự kiện đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đã diễn ra. Ngày 5/6/1911, người thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành đã theo con tàu Amiral Latouche Tréville tìm đường sang châu Âu, tìm đường cứu nước. Do đó, từ năm 1975 tòa thương cảng này được Chính phủ trùng tu lại và trở thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.
Hầu như toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng vẫn còn nguyên vẹn cho đến hiện tại, trở thành điểm tham quan nổi tiếng.
Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Hồ Chí Minh
Bảo tàng được xây theo lối kiến trúc “Đông Dương cách tân”, do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế. Lúc khởi xây vào năm 1926, công trình dự kiến làm Viện Triển lãm Lúa gạo (Musés du Riz), sau là Viện Triển lãm Kinh tế (Musés économique), nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Blanchard de la Brosse vào tháng 11/1927. Tuy vậy, bảo tàng vẫn chưa mở ra cho dân chúng tham quan. Đến ngày 1/1/1929, chính quyền Nam Kỳ mới khánh thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse và đón những lượt khách đầu tiên.
Trong quá khứ, bảo tàng đã có rất nhiều lần đổi tên nhưng chức năng vẫn không thay đổi: Gia Định Bảo tàng viện năm 1945, Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam năm 1956, Bảo tàng Lịch sử TP HCM năm 1979, và đổi thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Hồ Chí Minh vào năm 1987 cho đến nay.
Với lịch sử hơn 100 năm, đây là nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày cổ vật; là nơi học tập, nghiên cứu các di sản văn hóa. Tòa nhà còn là một minh chứng điển hình cho vẻ đẹp của kiến trúc mang phong cách Đông Dương tại Sài Gòn: sự kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa của Việt Nam và phong cách Tân cổ điển của Pháp.
Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
Chợ Bến Thành
Từng được xây cất ở nhiều vị trí khác nhau trong thành phố, khu vực chợ Bến Thành hiện tại được nhà thầu Pháp Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912 và đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất. Theo ghi chép lại, lễ khánh thành chợ thời đó được diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30/3, với pháo hoa, xe bông và hơn 100.000 người tham dự. Tuy cái tên chợ Bến Thành có từ thời kỳ đầu, nhưng trước 1975, người dân vẫn thường hay gọi là Chợ Mới hay chợ Sài Gòn.
Hoạt động từ năm 1914 đến nay, ngôi chợ là nơi mua sắm sầm uất, là điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay, trở thành hình ảnh gắn bó với ký ức của nhiều người Sài Gòn. Ngày nay, chợ là điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách lần đầu ghé Sài Gòn, đặc biệt là du khách ngoại quốc.
Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM
Trong quá khứ, bảo tàng là dinh thự của nhà tư sản người Hoa – Hứa Bổn Hòa. Tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Á Đông (Trung Quốc) và châu Âu (Pháp) dưới bàn tay tài hoa của thiết kế gia Rivera. Sau bản vẽ thiết kế đầu tiên năm 1929, công trình xây xong vào năm 1934.
Năm 1987, tòa nhà được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, nhưng vì thiếu hiện vật nên đến năm 1992 mới đi vào hoạt động. Qua gần một thế kỷ, công trình vẫn còn giữ nguyên những nét đặc trưng của lối kiến trúc xưa, còn được biết đến là tòa nhà có nhiều cửa sổ nhất ở Sài Gòn với 99 ô cửa.
Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
Trụ sở UBND TP HCM
Được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế dựa theo những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp, Trụ sở UBND TP HCM là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng ở Sài Gòn hiện nay.
Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên tiếng Pháp là Hôtel de ville hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tòa nhà được gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn, là địa điểm làm việc của các quan chức cấp cao và diễn ra các cuộc họp của chính quyền nội đô.
Từ sau 30/4/1975 đến nay, tòa nhà trở thành nơi làm việc của UBND TP HCM. Nằm ở trung tâm Sài Gòn và ngay đầu phố đi bộ Nguyễn Huệ, tòa nhà cũng trở thành một trong những biểu tượng mang nét riêng của thành phố trong mắt du khách.
Bài và ảnh: Phong Vinh

Nhà thờ hơn 100 năm ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng

Nằm ở trung tâm thành phố, nhà thờ Tân Định thu hút nhiều bạn trẻ và du khách ngoại quốc bởi màu sơn hồng và nét kiến trúc cổ kính

Nhà thờ hơn 100 năm ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng
Nhà thờ Tân Định có tên gọi chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đây là một nhà thờ Công giáo tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng (quận 3).
Nhà thờ hơn 100 năm ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng
Khởi công vào năm 1870 và hoàn thành 6 năm sau đó, nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic nhưng các chi tiết lại mang phong cách Roman và Baroque. Dù đã trải qua nhiều lần tu sửa, nhưng màu sắc ban đầu vẫn luôn được giữ lại. Nhờ màu hồng khác lạ mà nhà thờ khiến không ít du khách ấn tượng khi ghé thăm.
Nhà thờ hơn 100 năm ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng
Nhà thờ mở cửa tự do cho du khách tham quan và chụp ảnh lưu niệm.
Nhà thờ hơn 100 năm ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng
Thánh đường bên trong khá bề thế với hai hàng cột đậm nét kiến trúc Gothic. Cùng với mặt tiền, hai hàng cột này được đánh giá là một trong những nét đẹp nhất của cả công trình. Điều đáng chú ý nhất là những bệ thờ bên trong đều được làm từ đá cẩm thạch mang từ Italy sang.
Nhà thờ hơn 100 năm ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng
Trải qua hàng trăm năm, công trình vẫn còn giữ nguyên nét kiến trúc ban đầu, khoác trên mình vẻ cổ kính nhưng vẫn không kém phần hiện đại.
Nhà thờ hơn 100 năm ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng
Công trình có một tháp chính và hai tháp phụ. Đỉnh tháp chính có độ cao 52,6 m; bên trên đỉnh có gắn một cây thánh giá cao 3 m, bên trong là 5 quả chuông có tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có nhiều cửa sổ với hoa văn duyên dáng.
Nhà thờ Tân Định
 
 
 

Nhà thờ hơn một thế kỷ ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng. Video: Phong Vinh.
Nhà thờ hơn 100 năm ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng
Nhờ màu sắc bắt mắt mà nơi đây trở thành điểm chụp ảnh lý tưởng của giới trẻ Sài Gòn và khiến nhiều du khách tò mò tìm đến. Ảnh: Instagram
Nhà thờ hơn 100 năm ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng
Vào cuối tuần, nhà thờ còn là nơi sinh hoạt của các công lạc bộ hướng đạo sinh. Trong khuôn viên nhà thờ có tượng Chúa dang tay được tạc tinh xảo.
Phong Vinh

Theo chân phượt thủ Hoàng Lê Giang khám phá Điện Biên


Với hai ngày,
bạn vừa có thể đến với những khu di tích lịch sử nổi tiếng
vừa tận hưởng được vẻ đẹp yên bình của thiên nhiên Điện Biên.

Một ngày cuối tháng 10 chúng tôi theo chân Hoàng Lê Giang, người Việt Nam đầu tiên cắm cờ đỏ sao vàng ở Bắc cực, hạ cánh xuống sân bay Điện Biên Phủ để bắt đầu hành trình về nguồn. Đây cũng là lần đầu tiên Hoàng Lê Giang đến với mảnh đất Tây Bắc này.
Đến Điện Biên đã quá trưa chúng tôi nhận phòng khách sạn và thuê xe máy 150.000 đồng/ngày/xe để vòng quanh thành phố tìm hàng cơm trưa. Sau khi ăn xong mọi người hướng thẳng tới Đồi A1 nằm trong khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ. Vé vào cửa tham quan là 15.000 đồng/người.
Đây là ngọn đồi cao 49m nằm trên dãy đồi ở phía đông Mường Thanh. Trong chiến tranh, Pháp đã lựa chọn nơi đây làm cứ điểm quan trọng đặt nhiều hỏa lực nhằm bắn phá quân ta. Dù trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, khu di tích vẫn còn nguyên vẹn và là điểm du lịch nổi tiếng nằm ngay trung tâm thành phố Điện Biên.
Ngoài các khách du lịch trẻ là chúng tôi, trong khu di tích Đồi A1 đôi khi còn rộn ràng tiếng cười nói, kể chuyện của những cô chú lớn tuổi từ các đoàn khách khác tới tham quan.
Ngay khi bước chân vào cổng, mọi người được ghé thăm Nhà Sa Bàn, mô phỏng lại diễn biến trận đánh cứ điểm Đồi A1. Tiếp theo đó là tham quan những phòng tuyến, hầm cố thủ, đường hào, lô cốt, xe tăng và cả hố bộc phá.
Trong số đó, hố bộc phá là di tích ấn tượng nhất bởi đây là nơi đặt 960 kg bom có sức nổ tiêu diệt một đại đội địch vào ngày 6/5/1954, sóng xung kích làm cho số quân địch còn lại choáng váng, giúp quân ta chiếm được cứ điểm quan trọng này.

Sau khi khám phá hết Đồi A1, cuối chiều bạn vẫn có thể dừng chân đợi ngắm hoàng hôn buông xuống thành phố, hay nhìn những đàn chim trở về tổ sau một ngày dài kiếm ăn. Nếu còn thời gian hãy ghé thăm Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1, dâng nén hương thành kính tới các liệt sĩ và kết thúc ngày đầu tiên ở thành phố Điện Biên yên bình.
Khởi đầu ngày thứ hai, Hoàng Lê Giang cùng cả nhóm tham quan Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, chính là Đồi D1, vé vào 15.000 đồng/người. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm ba bức tượng bộ đội với chiều cao 16,6m bằng đồng thau. Khi bước tới chân tượng đài cũng là nơi cao nhất, mọi người được ngắm nhìn thành phố từ trên cao, những ngày đẹp trời còn có thể phóng tầm mắt nhìn ra cánh đồng lúa mênh mông trải dài tít tắp.
Điểm dừng tiếp theo của chúng tôi là Hầm Đờ Cát (De Castries), giá vé là 15.000 đồng/người. Đây là hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, hay hầm Đờ Cát, nơi tướng Đờ Cát của thực dân Pháp ở, làm việc và trực tiếp chỉ huy. Hầm thuộc địa phận cánh đồng Mường Thanh, được xây dựng kiên cố với vòm sắt, ván gỗ, bao cát, hàng rào thép gai dày đặc.
Ngoài những điểm tham quan lịch sử như tượng đài chiến thắng, Đồi A1, C1, C2, D1, nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1, hầm Đờ Cát… Điện Biên còn có những khu chợ mang đậm màu sắc bản địa. Tại chợ bạn có thể bắt gặp vô số loại sản vật địa phương như củ ấu, quả trám đen, hạt dẻ…
Buổi chiều cả nhóm chạy xe máy gần 20 km từ trung tâm thành phố để đến hồ Pá Khoang. Hồ nằm giữa một vùng thiên nhiên đẹp hùng vĩ, ẩn hiện giữa mây trời non nước. Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ Mú, là những dân tộc còn giữ được phong tục tập quán đặc trưng của vùng Tây Bắc.
Không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân là một trong những điều mà các phượt thủ như Hoàng Lê Giang vẫn tâm niệm. Hành trình Điện Biên này cũng vậy, ngoài những câu chuyện đường, trải nghiệm ẩm thực, văn hóa, lịch sử địa phương, chụp ảnh và lưu giữ khoảnh khắc là điều không thể thiếu.Một trong những món đồ bất ly thân của phượt thủ Hoàng Lê Giang là chiếc điện thoại Samsung Galaxy Note 8 - người bạn đồng hành giúp anh có nhiều bức ảnh đẹp.
Chưa cần tới hồ, chúng tôi đều đã ngỡ ngàng trước cảnh đẹp ven đường đi, đó là những mái nhà sàn nằm ở chân núi, là thửa ruộng bậc thang vào vụ lúa chín vàng rực hay những con dốc ngoằn ngoèo, lên xuống thách thức kẻ lữ khách…Khi đã tới hồ thì khung cảnh mở ra trước mắt là những mảng màu xanh mát bất tận, màu xanh của mây trời, mặt hồ, núi non, và ngay cả cây cầu treo qua hồ.

Trên đường trở về, mặt trời từ từ xuống núi, màu hoàng hôn đẹp hút hồn người níu chân mọi người dừng lại để ngắm nhìn cho đã mắt.
  • • Nội dung: Hương Chi
  • • Hình ảnh: Hương Chi, Anh Tuấn, Thiết Nguyễn, Tâm Bùi, Hoàng Lê Giang
  • • Thiết kế: Văn Đức