Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Họ Lang Vi, một thời cai quản phủ Tương Dương

(Baonghean) - Ở Con Cuông, từ cuối thế kỷ thứ XIX có một dòng họ Lang Vi, thuộc tổng Lịch Cốc xưa, (nay là xã Đôn Phục). Ba thế hệ nối tiếp nhau giữ chức Tri phủ Tương Dương xưa, bao gồm 3 huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn hiện nay. Khi chính quyền về tay Cách mạng, dòng họ này cũng có những đóng góp nhất định, trong đó có ông Lang Vi Tào từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến huyện Con Cuông, từ năm 1947 - 1953.

Những hậu duệ của dòng họ Lang Vi ở bản Phục, xã Đôn Phục vẫn còn lưu giữ được khá nhiều chế thư của triều đình Huế, các đời vua Thành Thái, Khải Định, Bảo Đại ban khen tặng, chức tước cho tri phủ Tương Dương Lang Văn Bằng (trong họ gọi ông là Lang Vi Bằng) và những người đã sinh thành ông. Trong đó, đáng chú ý có các đạo chế thư năm Thành Thái thứ 19 (1907), ban tặng cho ông Lang Văn Bằng - tri phủ phủ Tương Dương vì tài năng, đức độ nên được thăng chức "Thừa vụ lang, Đồng tri phủ, lãnh Cai phủ thổ tri phủ". Đạo chế năm Khải Định thứ 5 (1920) phong tặng ông Lang Văn Bằng đang là "Hồng lô tự thiếu khanh, thổ tri phủ phủ Tương Dương" vì tài năng, đức độ được thăng chức "Triều liệt đai phu, Quang lộc tự thiếu khanh" và vẫn giữ chức tri phủ phủ Tương Dương. Đạo chế năm Bảo Đại thứ 15 (1941), ban cho Lang Vi Năng thổ tri phủ phủ Tương Dương hạng tam, vì tài năng, liêm khiết, đức độ được thăng chức "Phụng Thành đại phu, àn lâm viện thị giang, hạng nhì".

Cũng trong năm 1941, tri phủ Tương Dương Lang Vi Năng còn được Quốc vương Luông Phabang ra chiếu chỉ công nhận những đóng góp cho đất nước của ông. Để ghi nhận công lao đó, Quốc vương cấp chứng chỉ Triệu Voi hạng trắng cho Lang Vi Năng.

Sau Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, dòng họ này tham gia phục vụ chính quyền cách mạng. Ông Lang Vi Tào (cháu họ Lang Vi Năng) làm tri huyện Tương Dương đến năm 1945, sau được cử giữ chức Chủ tịch lâm thời Ủy ban Kháng chiến huyện Tương Dương. Vào ngày 14/7/1948, lãnh đạo Đảng ủy huyện Con Cuông chỉ đạo sáp nhập Ủy ban Hành chính và Ủy ban Kháng chiến thành Ủy ban Kháng chiến Hành chính, Lang Vi Tào được cử giữ chức Chủ tịch cho đến khi ông mất vào năm 1953.

Theo con trai thứ 7 của tri phủ Lang Vi Năng, ông Lang Vi Nguyệt gốc gác ở Quỳ Hợp, 7 đời trước có một vị thổ quan người dân gọi là quan Kẹm, chạy loạn đến Mường Hốc (thuộc xã Bình Chuẩn - Con Cuông ngày nay) bị giết. Người thân của ông bỏ chạy xuống Mường Hệch, ngày ấy là tổng Lịch Cốc, thuộc xã Đôn Phục bây giờ, để tính kế sinh nhai. Đến thế hệ thứ 3, có ông Lang Vi Bằng làm  quan lang, từng cầm quân đi dẹp giặc Phò Khăm chiến thắng trở về. Với công trạng đó ông được triều đình phong làm tri phủ. Chính quyền thực dân phong cho ông một chức quan.

Khi làm quan, ông Lang Vi Bằng là người được lòng dân. Ông tổ chức khai khẩn đất đai, giúp dân lúc đói kém. Ông giúp dân bằng cách "cho vay", kỳ thực khi đến mùa lại không nhận lại. Ông không bảo là cho không, bởi theo quan niệm khi đó bảo "cho không" thì người được cho sẽ cảm thấy ngần ngại. Ngoài ra, ông còn bày cách cho dân trồng lúa nước và làm đường vào những khu vực sản xuất nông nghiệp. Người dân vì thế mà ít đói kém hơn. Chính việc làm đức độ này, ông được các đời vua Thành Thái và Khải Định ban tặng nhiều lần.


Hai người con của tri phủ Lang Vi Năng bên báu vật dòng họ.
Sau khi Lang Vi Bằng nghỉ hưu, ông truyền chức vụ lại cho người anh họ là Lang Vi Tài. Hậu duệ của ông tại bản Phục (xã Đôn Phục) còn lưu giữ đạo chế ghi lại sự kiện khi Lang Vi Bằng nghỉ hưu vì tài năng, chính trực nên được triều đình phong "Trung Thuận đại phụ, Hồng Lô tự khanh". Về sau, người Pháp bổ nhiệm ông Lang Vi Năng (con trai Lang Vi Bằng) kế vị ông Tài. Ông Lang Vi Năng giữ chức tri phủ phủ Tương Dương đến khi cướp chính quyền (1945). Sau Cách mạng tháng Tám thành công, ông Lang Vi Tào giữ chức Chủ tịch lâm thời Ủy ban Kháng chiến huyện Tương Dương, rồi chuyển về giữ chức Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính huyện Con Cuông, đến năm 1953. Trong sách Lịch sử Đảng bộ, huyện Con Cuông, tập 1 (1931 - 2003) ghi nhận ông Lang Vi Tào là Chủ tịch UBND huyện, thời kỳ 1947 - 1953.

Qua những thăng trầm của lịch sử, hiện nay chỉ còn lại số lượng ít ỏi những hiện vật của dòng họ có bề giày truyền thống của miền Tây Nghệ An này. Nhà thờ tự của dòng họ đã bị phá từ những năm 1960. Trong chuyến thâm nhập thực tế tìm hiểu về dòng họ tại bản Phục (Xã Đôn Phục - Con Cuông), chúng tôi tìm được 7 đạo chế thư của đời vua Thành Thái, Khải Định, Bảo Đại. Một số ít tài liệu bằng chữ Thái hệ Xư Thanh, Bằng khen của Quốc vương Luông Phabang năm 1941 tặng ông Lang Vi Năng. Đây thực sự là những tư liệu quý về một dòng họ dân tộc thiểu số vùng cao.

Ngày nay, họ Lang Vi đại đa số cư trú tại xã Đôn Phục, một phần ở Thị trấn Con Cuông. Những năm gần đây, những người đứng đầu dòng họ đang có kế hoạch xây dựng lại nhà thờ họ. Từ năm 2010, họ Lang Vi đã xây dựng được quy chế hoạt động nhằm thắt chặt mối đoàn kết dòng họ, đặc biệt là việc khuyến học được chú trọng. Hàng năm, con em trong họ đỗ đạt hoặc có thành tích cao trong học tập đều được động viên khen thưởng kịp thời. Trưởng họ Lang Vi Nguyệt cho biết, hiện cả họ Lang Vi có 17 người đang theo học đại học, 25 cháu đang học tại các trường cao đẳng...

Hữu Vi

Cổ vật lạ của Tri phủ Tương Dương

(Baonghean.vn) - Ngôi nhà sàn của tri phủ Tương Dương Lang Vi Năng ở bản Phục xã Đôn Phục (Con Cuông) hiện còn lưu giữ được hàng chục cổ vật từ thời dòng họ Lang Vi của ông còn là một thế lực lớn ở miền tây Nghệ An với 3 người nối nghiệp nhau giữ chức tri phủ, 5 người là tri huyện.
Dòng họ Lang Vi vốn có gốc gác là họ Vi ở Quỳ Hợp (Nghệ An) lưu lạc đến nay đã trải qua 8 thế hệ. Theo những hậu duệ của dòng họ này thi ông Lang Văn Bằng có công cầm quân dẹp giặc Phò Khăm nên được triều đình Huế phong làm “thổ tri phủ” theo chế độ  cha truyền con nối. Lang Vi Năng là người thứ 3 kế vị và cũng làm quan phủ cuối cùng. Trong ảnh là ông Lang Vi Tịnh, con trai cả của Lang Vi Năng đang thắp hương trước bàn thờ cha.
Dòng họ Lang Vi vốn có gốc gác là họ Vi ở Quỳ Hợp (Nghệ An) lưu lạc đến nay đã trải qua 8 thế hệ. Theo những hậu duệ của dòng họ này thi ông Lang Văn Bằng có công cầm quân dẹp giặc Phò Khăm nên được triều đình Huế phong làm “thổ tri phủ” theo chế độ cha truyền con nối. Lang Vi Năng là người thứ 3 kế vị và cũng làm quan phủ cuối cùng. Trong ảnh là ông Lang Vi Tịnh, con trai cả của Lang Vi Năng đang thắp hương trước bàn thờ cha.
Di ảnh Lang Vi Năng, mất năm 1975. Theo gia quyến thì phủ Năng lúc mất hưởng thọ 78 tuổi. Cũng theo các con của ông thì Lang Vi Năng là người kế vị thứ 3 của Lang Văn Bằng và cũng là tri phủ cuối cùng của phủ Tương Dương. Ngoài ra trong dòng họ còn có 5 người làm tri huyện
Di ảnh Lang Vi Năng, mất năm 1975. Theo gia quyến thì phủ Năng lúc mất hưởng thọ 78 tuổi. Cũng theo các con của ông thì Lang Vi Năng là người kế vị thứ 3 của Lang Văn Bằng và cũng là tri phủ cuối cùng của phủ Tương Dương. Ngoài ra trong dòng họ còn có 5 người làm tri huyện.
Bài vị của một tiền nhân trong dòng họ Lang Vi được viết trên vải đỏ
Bài vị của một tiền nhân trong dòng họ Lang Vi được viết trên vải đỏ.
dòng họ còn giữ được khá nhiều những di vật là chế thư, chiếu ban khen của của các đời vu Thành Thái, Khải Định, Bảo Đại và quốc vương Luông Pha Bang… Tất cả đều được lưu giữ cẩn thận trong 2 chiếc ống quyển
Dòng họ còn giữ được khá nhiều những di vật là chế thư, chiếu ban khen của của các đời vua Thành Thái, Khải Định, Bảo Đại và quốc vương Luông Pha Bang… Tất cả đều được lưu giữ cẩn thận trong 2 chiếc ống quyển.
Năm 1941, Lang Vi Năng được quốc vường Luông Pha Bang ban chiếu khen và cấp chứng chỉ Triệu Voi hạng Trắng
Năm 1941, Lang Vi Năng được Quốc vương Luông Pha Bang ban chiếu khen và cấp chứng chỉ Triệu Voi hạng Trắng.
Hiện tại dòng họ này đang lưu giữ 7 đạo chế thư của triều đình Huế. Dù không am hiểu chứ Hán nhưng những người trong dòng họ xem đây như là những bảo vật gia truyền và được lưu giữ cẩn thận
Hiện tại dòng họ này đang lưu giữ 7 đạo chế thư của triều đình Huế. Dù không am hiểu chứ Hán nhưng những người trong dòng họ xem đây như là những bảo vật gia truyền và được lưu giữ cẩn thận.
Bức chế thư thờ vua Khải Định
Bức chế thư thờ vua Khải Định.
Bức chế thư thờ Khải Định
Dòng họ Lang Vi còn giữ được hàng chục câu đối cổ. Trong ảnh là câu: Bách lý phong tình tiêu vọng phiệt/ Trùng dương vũ trạch nhuận gia sơn (tạm dịch: Trăm dặm phong tình nêu cao nhà thế phiệt/ Ngàn trùng ân huệ chứa đựng cả dòng họ)
Dòng họ Lang Vi còn lưu giữ được hàng chục đôi câu đối cổ. Trong ảnh là câu : “Bách lý phong tình tiêu vọng phiệt/Trùng dương vũ trạch nhuận gia sơn”. Tạm dịch: Trăm dặm phong tình nêu cao nhà thếphiệt/Ngàn trùng ơn huệ chứa đựng cả dòng họ
Ngoài những văn bản chữ Hán, dòng họ Lang Vi còn lưu giữ được một cuốn sách chữ cổ Săng- crit.
Ngoài những văn bản chữ Hán dòng họ Lang Vi còn lưu giữ được một quyển sách chữ cổ Săng - crit.
Những văn bản ghi trên lá cây được gọi là "bơ lan" này hiện vẫn chưa được giải mã. Theo phỏng đoán thì đây có thể là chữ Thái cổ hoặc chữ Lào.
Chiếc lư hương cổ có tuổi khoảng gần 100 năm
Chiếc lư hương cổ có tuổi khoảng gần 100 năm.
Con rùa và đôi hạc bằng đồng
Con rùa và đôi hạc bằng đồng.
Ông Lang Vi Tịnh cho biết trước kia trong căn nhà này từng có rất nhiều hiện vật của tiền nhân nhưng từ khi gia đình chuyển về quê ở từ năm 1945 đến nay, phần lớn các hiện vật đã bị mất mát, phá hủy.
Ông Lang Vi Tịnh cho biết, trước kia trong căn nhà này từng có rất nhiều hiện vật của tiền nhân nhưng từ khi gia đình chuyển về quê ở từ năm 1945 đến nay, phần lớn các hiện vật đã bị mất mát, phá hủy.
 Hữu Vi - Đào Thọ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét