Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Người Mông dự báo thời tiết từ quả cây bon bo

(Baonghean.vn) - Nếu như người Thái dựa vào mùa cọ để dự đoán thời tiết thì người Mông Nghệ An lại nhìn quả cây bon bo mọc tự nhiên trên núi rừng để biết nắng mưa.
Theo ông Lầu Nhìa Xồng ở bản Nậm Khiên 1 (xã Nậm Càn - Kỳ Sơn) thì từ xa xưa tổ tiên người Mông đã truyền lại với nhau rằng, muốn biết được thời tiết mưa hay nắng chỉ cần nhìn vào quả cây bon bo mọc tự nhiên trên rừng. Đây là loại cây sống trên các vùng núi cao, thích hợp với khí hậu lạnh tuy nhiên không phải năm nào chúng cũng cho mùa quả như nhau.
Cây bon bo là loại cây dược liệu sống trên các vùng rừng núi cao. Ảnh: Đào Thọ
Cây bon bo là loại cây dược liệu sống trên các vùng rừng núi cao. Ảnh: Đào Thọ
Ông Nhìa Xồng “bật mí”: Nếu năm nào nhìn thấy cây bon bo sai quả, mọc dày từ đầu đến cuối thì năm ấy chắc chắn sẽ có mưa lớn. Ngược lại, nếu chúng ra quả ở 2 đầu dày mà ở giữa có một khoảng trống thì thời tiết nắng nóng. Còn khi loại cây này cho quả ra đều nhưng không dày thì thời tiết thuận lợi, mưa nắng ôn hòa, mùa màng tốt tươi.
Người dân thu hoạch quả bon bo. Theo kinh nghiệm của đồng bào vùng cao, dựa vào quả loại cây này có thể biết được thời tiết mưa hay nắng. Ảnh: Lữ Phú
Người dân thu hoạch quả bon bo. Ảnh: Lữ Phú
Theo kinh nghiệm của vị già làng này, trong mùa bon bo vừa qua, cây nào cũng cho quả dày đặc. Vì vậy chắc chắn năm nay mưa lớn sẽ diễn ra liên tục và kéo dài hơn các năm trước. “Như thời tiết năm nay, nếu hộ nào trồng lúa ở những vùng đất trũng sẽ không đủ gạo để ăn bởi bị ngập úng. Những căn nhà sống bên cạnh các con suối cũng phải đề phòng có lũ ống, lũ quét xảy ra bất thường” - ông Lầu Nhìa Xồng nói.
Với người Mông cây bon bo không chỉ mang lại thu nhập cho họ mà còn giúp họ chủ động trong sản xuất, sinh sống. Ảnh: Đào Thọ
Luộc quả bon bo trước khi phơi bán. Ảnh: Đào Thọ
Nhờ những cách xem thời tiết ấy, người Mông đã có sự chủ động để làm ăn sản xuất và tránh được những tổn thất đáng tiếc từ mưa lũ. 
Đào Thọ

Người Thái Nghệ An dự báo thời tiết từ mùa cọ


(Baonghean.vn) - Năm nay, người trồng cọ ở miền Tây Nghệ An đón một mùa bội thu. Nhưng theo kinh nghiệm của đồng bào Thái, mỗi khi cây cọ nhiều quả thì mùa đông sẽ có rét đậm, băng giá.
Vườn cọ ở bản Kẻ Nính, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu. Ảnh: Hồ Phương
Vườn cọ ở bản Kẻ Nính, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu. Ảnh: Hồ Phương
Ông Lương Sỹ Cường, Trưởng Phòng Văn hóa - xã hội huyện Quế Phong cho biết, người Thái có nhiều kinh nghiệm dân gian dự báo thời tiết trong năm rất đặc biệt và khá chính xác.
Khi nhìn vào một số loài cây hay động vật sinh sống xung quanh, người Thái có thể dự báo được thời tiết sắp tới trong năm như thế nào.
Theo quan niệm và kinh nghiệm của bà con, nếu đàn kiến đóng tổ ở những tán lá thấp thì năm đó sẽ nhiều mưa và gió bão. Ngược lại, nếu thấy đàn kiến vàng làm tổ ở những ngọn cây cao, thì năm đó sẽ là một năm ít mưa và ít gió bão.
Người dân bản Kẻ Nính thu hái cọ chín. (ảnh 2015): Ảnh Hồ Phương.
Người dân bản Kẻ Nính thu hái cọ chín (ảnh 2015): Ảnh Hồ Phương.
Người Thái cũng cho rằng, khi đàn kiến đen ở dưới đất di chuyển nhiều và theo hướng đi lên ắt rằng những ngày sau đó sẽ có mưa lớn, mưa lâu dài.
Năm 2017, người trồng cọ ở miền Tây Nghệ An hết sức phấn khởi vì đã có một mùa cọ bội thu. Cây nào cũng trĩu quả và sắp sửa cho thu hoạch. Tuy nhiên, năm nào cọ được mùa thì người Thái cũng chuẩn bị tâm lý và sắm sửa vật dụng để đón một mùa đông rét đậm, băng giá.
Năm 2017 được xem là năm cọ rất được mùa. Ảnh: Hồ Phương
Cây cọ năm nay rất được mùa. Ảnh: Hồ Phương
Ông Quang Văn Cường, ở xã Diên Lãm, huyện Quỳ Châu cho hay: Kinh nghiệm nhìn vào mùa cọ để dự đoán mùa đông là một trong những quan niệm và kinh nghiệm dân gian hết sức chính xác của đồng bào Thái.
Từ mùa cọ sai quả năm nay, nhiều người dân trên địa bàn Quỳ Châu đã bắt đầu có sự chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm và các vật dụng cho người lẫn vật nuôi chuẩn bị chống rét. Cũng nhờ dự báo ấy, nhiều gia đình trong bản tránh được những tổn thất đáng kể trong mùa đông giá rét.
Hồ Phương(

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét