Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Độc đáo rừng cọ Nậm Khiên

(Baonghean) - Lên miền Tây Nghệ An, thật dễ dàng bắt gặp những hàng cọ mát xanh. Nhưng đặc sắc và hấp dẫn hơn cả có lẽ là rừng cọ tự nhiên ở bản Nậm Khiên (Nậm Càn, Kỳ Sơn).
Vào rừng cọ lớn nhất nơi đại ngàn
Nậm Khiên là bản ở thấp nhất trong các bản của người Mông mà chúng tôi thường thấy, vì thế đây cũng là bản có khí hậu nóng nhất ở vùng biên viễn này. Có lẽ vì thế, đất trời lại ban cho người dân Nậm Khiên những rừng cọ rộng lớn từ đời này qua đời khác để xua dịu đi những oi bức của ngày hè nắng nóng.
Xanh mát rừng cọ ở Nậm Khiên
Xanh mát rừng cọ ở Nậm Khiên
Tiếp chúng tôi trong căn nhà lợp bằng gỗ sa mu truyền thống của người Mông, ông Lầu Nhìa Xồng – Trưởng bản Nậm Khiên 1 hồ hởi bảo rằng: “Người dân Nậm Khiên dời từ đỉnh núi Pu Liên về chốn này đã hơn 20 năm nhưng những rừng cọ ở đây thì gắn bó với chúng tôi từ nhiều đời nay rồi. Ông bà, bố mẹ chúng tôi kể lại rằng, rừng cọ có từ khi người Mông chưa về định cư lập nghiệp ở rừng núi này. Có những cây tuổi đời còn hơn cả tuổi bố mẹ tôi đấy. Cây già chết đi, cây con lại mọc lên, cứ thế đời này sang đời khác thôi”
Tính cả 2 bản Nậm Khiên 1 và Nậm Khiên 2 (từ năm 2012, bản Nậm Khiên được tách ra thành Nậm Khiên 1 và Nậm Khiên 2) hiện nay có 3 rừng cọ. Nhưng rừng cọ lớn nhất phải nói đến là rừng cọ thuộc bản Nậm Khiên 2.
Trong sáng sớm mùa thu, dưới làn sương mờ ảo, từng chùm cọ trĩu quả đang dần dần hiện ra rõ nét. Quả thực nếu không có chút ánh sáng mặt trời trong sương sớm có lẽ chúng tôi không thể nào nhận ra được lối đi. Từng tán cọ xòe ra che kín cả một vùng trời. Già bản Lầu Xái Phia bảo rằng, những rừng cọ khác đều có thể tính được số cây nhưng rừng cọ này thì chưa ai đếm xuể. Với diện tích gần 3 ha, rừng cọ Nậm Khiên được xem là rừng cọ lớn nhất trên khu vực vùng biên này.
Dẫn chúng tôi tản bộ trong rừng cọ, anh Lầu Nỏ Súa (bản Nậm Khiên 2) tâm sự: “Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở đây nhưng để đi hết rừng cọ này cũng phải mất nhiều thời gian lắm. Các cụ kể lại rằng, ngày chưa về đây thành lập bản, rừng cọ này âm u lắm. Có nhiều người không dám vào đó đâu, bởi vì vào đó tối đen như mực không biết lối nào để ra cả. Người nào vào cũng phải mang theo bó đuốc hoặc cái đèn pin. Sau này, bản huy động thanh niên trai tráng mang theo dao vào phát quang rừng cọ mới được như ngày hôm nay đấy”. Cũng theo lời anh, bây giờ rừng cọ này được phân chia cho 10 hộ gia đình quản lý. Công sức chẳng tốn là bao nhưng quản lý như thế là để mọi người cùng có trách nhiệm giữ gìn và chăm sóc cho cọ.
Thức quà của rừng xanh
Anh Lầu Bá Súa đi cùng chúng tôi nói rằng, đã bao đời người đi qua nhưng rừng cọ này vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống của nhân dân bản Nậm Khiên. Những ngày mưa ngày nắng, khi cái chuồng trâu, chuồng bò chưa làm xong, bà con thường đưa trâu bò ra đây để chúng nghỉ ngơi. “Ngày trước, khi dân bản còn nghèo, cây gỗ sa mu trên rừng còn khó đưa về, người dân chúng tôi phải rủ nhau vào đây lấy lá cọ về lợp nhà để ở. Bây giờ đời sống đã khá hơn nhiều rồi, nhiều gia đình đã có nhà mái tôn, mái ngói nhưng chúng tôi vẫn dùng lá cọ để lợp cái nhà bếp, cái chuồng cho trâu bò ở” – anh Súa cho biết thêm.
Người dân thường buộc trâu, bò dưới tán lạ cọ để chúng nghỉ ngơi và tránh nắng
Người dân thường buộc trâu, bò dưới tán lạ cọ để chúng nghỉ ngơi và tránh nắng
Quả thực như vậy, trên đường đi về bản, chúng tôi đã gặp rất nhiều người mang “trá khí” (dụng cụ dùng để gùi của người Mông) trên lưng những bó lá cọ lớn. Loài cọ có đặc điểm, càng chặt lá, cây càng cao thêm và ra lá mùa sau nhanh như thổi. Do vậy, bà con nơi đây chặt về sử dụng cũng là một cách để phát quang cho cây.
Những lần lên rẫy hay đi xa của người Mông, trong hành trang của họ có một thứ không thể thiếu là cơm và thức ăn đựng sẵn trong lá cọ. Theo kinh nghiệm của các cụ cao tuổi trong bản thì thức ăn được gói trong lá cọ sẽ giữ được lâu hơn và có mùi vị thơm hơn. Chắc hẳn đó là kinh nghiệm của những người đã gắn bó cuộc đời mình với núi rừng này.
Lá cọ được người dân lấy về lợp mái nhà
Lá cọ được người dân lấy về lợp mái nhà
Trước lúc rời rừng cọ, anh Lầu Bá Súa còn tranh thủ hái ít cọ về ăn. Anh chọn những cây có tán lá tròn, rộng để hái quả. Anh Súa bảo: “Cọ cũng có 2 loại, loại cây tán lá nhỏ thì quả nó mu sẽ mỏng và ăn có vị đắng hơn. Còn loại tán lá to thì quả có mu dày và ăn ngọt, thơm hơn”.
Những quả cọ được anh đưa về bỏ vào một nồi nước nóng đã chuẩn bị sẵn. Theo anh Súa, khi om cọ, nếu nước nguội quá cọ sẽ không chín, còn nóng quá sẽ làm cho quả mềm nhũn không ngon. Do đó, người om cần biết nhiệt độ nước và thời gian om để quả cọ khi vớt ra ăn vừa ngon. Sau 10 phút, anh vớt cọ ra, chúng tôi ngồi thưởng thức một cách ngon lành.
Những ngày đầu mùa cọ, khắp các ngả bản Nậm Khiên đông vui như ngày hội. Những người dân Thái ở các bản lân cận như Xoóng Con, Lưu Phong (Lưu Kiền, Tương Dương) vào đây mua cọ về ăn. Cọ ở đây nhiều không xuể, nói là bán chứ chủ yếu là cho nhau làm quà. Mỗi kg có giá 5 nghìn đồng nhưng mấy khi bà con lấy tiền. Theo lời anh Súa có những cây cọ cho thu hoạch đến trên 20 kg quả mỗi mùa. Những quả chưa thu hoạch kịp rụng xuống, cây non lại mọc lên, cứ thế đời này qua đời khác.
                                                                                                                                         Bài, ảnh: Đào Thọ

Mùa cọ Kẻ Nính

(Baonghean.vn) - Hiện nay đang là mùa thu hoạch cọ ở bản Kẻ Nính (Châu Hạnh, Quỳ Châu). Cây cọ đối với bà con đồng bào Thái ở đây quan trọng không kém cây lúa, cây ngô. 
Bản Kẻ Nính được xem là bản có số lượng cây cọ nhiều nhất tỉnh Nghệ An, nhà nào cũng trồng cọ trong vườn và trên các nương rẫy.
Hiện nay, số lượng cây cọ giảm đáng kể do người dân không trồng thêm nữa. Nhiều gia đình còn chặt phá cây cọ để trồng các loài cây ăn quả khác.
Cây cọ có rất nhiều tác dụng, trước đây, lá cọ dùng để lợp nhà, hoặc sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Hình ảnh ngôi nhà sàn bên những cây cọ là nét đặc sắc truyền thống của đồng bào Thái ở miền Tây xứ Nghệ.
Một số hình ảnh về “bản cọ” Kẻ Nính:
Ở bản Kẻ Nính, Châu Hạnh, Quỳ Châu có những vườn cọ rộng đến vài ha. Ngày xưa, cây cọ được người dân trồng khắp mọi nơi.
Ở bản Kẻ Nính, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu) có những vườn cọ rộng đến vài ha.
Cây cọ ở bản Kẻ Nính đang còn ngày nay hầu hết đã già, mỗi lần lên thu hái quả người dân phải dùng những chiếc thang dài.
Cây cọ ở bản Kẻ Nính phần lớn đã già, mỗi lần lên thu hái quả, người dân phải dùng những chiếc thang dài.
Năm nay, do thời tiết không thuận lợi nên cọ mất mùa, nhiều diện tích không có quả hoặc có quả ít.
Năm nay, do thời tiết không thuận lợi nên cọ mất mùa.
Một người dân trong bản đang hái cọ cho vợ om rồi mang ra chợ huyện bán.
Một người dân trong bản đang hái cọ.
Mỗi năm mùa cọ đến, chị em phụ nữ bản Kẻ Nính đều om cọ lên, bỏ vào những chiếc giỏ rồi mang ra thị trấn Tân Lạc để bán.
Mỗi năm mùa cọ đến, chị em phụ nữ bản Kẻ Nính om cọ rồi mang ra thị trấn Tân Lạc để bán.
Ở cổng vào của một số gia đình, cây cọ đóng vai trò làm cổng chào cho hộ dân đó.
Hình ảnh rất đặc trưng ở Kẻ Nính.
Những gia đình mới cưới nhau hoặc chưa có điều kiện kinh tế, sử dụng lá cọ vẫn là phương án tối ưu cho ngôi nhà của họ.
Lá cọ vẫn được sử dụng phổ biến để lợp nhà, che mưa, nắng.
Trong bức tranh văn hóa của đồng bào Thái khu vực miền Tây xứ Nghệ không thể thiếu hình ảnh ngôi nhà sàn bên những cây cọ.
Cây cọ trở thành hình ảnh đặc trưng trong bức tranh văn hóa của đồng bào Thái khu vực miền Tây xứ Nghệ.
 Hồ Phương

Mùa cọ ở Liên Hương

;
(Baonghean) - Buổi sáng, giữa mùa đông nơi bản Liên Hương (Tam Quang, Tương Dương), tiết trời lạnh thấu xương, sương mù phủ kín bản. Thấp thoáng trên con đường NTM vừa hoàn thành, những người phụ nữ bản Liên Hương lưng đeo gùi, gọi nhau vào rừng hái cọ.
 
Vào mùa này, thời điểm lúa trên nương rẫy đã gặt xong, các chị em bản Liên Hương lại gọi nhau đi hái cọ ở núi Bàng, cách bản hơn 3 tiếng đồng hồ đi bộ. Công việc vất vả này chỉ có phụ nữ làm, có nhiều cây quá cao, sào không tới nơi, không leo lên được…
 
Nhiều người đi hái cọ cho hay, mùa cọ năm nay vừa ngon, lại vừa được mùa. Một ngày, một người có thể hái được 40kg quả cọ. Giá bán mỗi cân cọ từ 5 đến 15 ngàn đồng, tùy vào chất lượng quả cọ.
 
Hái cọ
Hái cọ
Nhặt cọ
Hái quả cọ
Bế hàng chục cân cọ vượt dốc
Bế hàng chục cân cọ vượt dốc
Nhặt cọ
Nhặt cọ
Vượt suối
Vượt suối đi hái cọ
Quây quần bên nồi cọ vừa om.
Quây quần bên nồi cọ vừa om.
Hồ Phương
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét