Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Lạ miệng cá thính, bánh tẻ tại miền quê của những người sành ăn

S Việt Nam-

VTV.vn - Đến với thôn Lương Thịnh, Tứ Yên, Vĩnh Phúc, người dân nơi đây sẽ mời bạn thưởng thức hương vị của làng quê mình.

Xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc là một nơi đặc biệt bởi địa hình nơi đây vừa có gò đồi vừa có những vùng đất ngập nước. Không chỉ vậy, mọi người vẫn thường nói vui với nhau rằng Tứ Yên là xứ sở của những món ăn cầu kỳ với những người dân được coi là bậc thầy về sành ăn.
Lạ miệng cá thính, bánh tẻ tại miền quê của những người sành ăn - Ảnh 1.
Tại thôn Lương Thịnh có một món ăn được chế biến theo cách vô cùng độc đáo - cá thính. Vào mùa mưa, lượng cá nhiều, không ăn hết, bằng những kiến thức dân gian, người dân nơi đây đã chế biến ra món cá thính - một món ăn công phu, bảo quản lâu và giữ được trọn hương vị của cá.
Lạ miệng cá thính, bánh tẻ tại miền quê của những người sành ăn - Ảnh 2.
Mất vài tuần để làm ra một mẻ cá thính nhưng nếu nói về sự kỳ công thì không món ăn nào ở Lương Thịnh có thể vượt qua được món bánh tẻ với một công thức tạo hương vị vô cùng đặc biệt.
Trung du vốn là mảnh đất với rất nhiều nét văn hóa. Ở Tứ Yên, Vĩnh Phúc, bánh tẻ, cá thính hay các loại bánh truyền thống không chỉ là ẩm thực mà còn là hương, là vị cho cuộc sống ở mảnh đất còn nhiều sỏi đá này.

Về Vĩnh Phúc thưởng thức đặc sản cá thính làm say lòng người

Về Vĩnh Phúc thưởng thức đặc sản cá thính làm say lòng người - ảnh 1
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
  00:00              00:00         
 
“Cá thính” hay còn được người dân ở Văn Quán (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) gọi là cá muối chua. Để làm được món cá thính, đòi hỏi người làm phải có sự cầu kỳ tỉ mỉ, nhất là trong khâu chuẩn bị. Có rất nhiều loại cá để làm cá thính như: cá mương, cá nẹp, cá riếc, cá rô ta, rô phi, cá chép, cá mè, cá quả… Nhưng có lẽ làm từ cá quả là ngon hơn cả. Cá được mổ sạch, đánh vẩy, bỏ lòng để ráo nước. Nếu là cá nhỏ thì để nguyên, còn cá to thì cắt thành từng khúc nhỏ khoảng hai đốt ngón tay. Sau đó, ướp muối cho cá rồi cho vào lọ. Vào mùa hè để 4 đến 5 ngày, còn mùa đông thì để 6 đến 7 ngày, lấy ra vắt kiệt nước.
Bác Vũ Thị Phú (một người dân ở xã Văn Quán) cho biết: “Nguyên liệu làm cá thính chủ yếu sử dụng hạt ngô, gạo tẻ, gạo nếp; trong đó, ngô, gạo phải rang chín, đến khi có màu vàng rồi đem giã hoặc xay nhỏ. Ngoài ra ta cần phải có lá ổi, rơm khô, lá chuối, muối. Muối đem cho với tỉ lệ cứ 10kg cá thì ta cho 15kg muối”. Theo bác Phú, để cá không có mùi ươn, hôi, thối, thì sau khi cá đã được làm sạch nên đem phơi và ướp muối trắng được cho vào lọ nén từ 36 - 48 tiếng... Ngoài ra, khi cá ướp xong phải đem ra để ráo nước mới rắc, trộn nguyên liệu. Đặc biệt trong quá trình ướp cá vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa…, nên che đậy kín không để hở miệng tránh không để không khí bay vào rất dễ làm cho cá bị hỏng và thối. Cá thính khi ăn có thể rán hoặc nướng.
Trường hợp, nếu muốn để cá ướp lâu thì sau 3 tháng ướp cá phải lấy cá ra, sau đó thay thính mới (thay 3 lần bột thính mới cho vào lọ), như vậy sẽ để cá được vài năm. Cá thính Lập Thạch có hương vị khác hẳn so với các loại cá vùng miền khác. Ăn cá thính nơi đây không khô như cá mắm biển, không nhão như cá mắm tươi, đặc biệt màu cá có màu mận chín rất bắt mắt. Ngoài ra, khi thưởng thức món cá này, người ta thường ăn kèm với các gia vị như: lá chanh thái nhỏ, rau thơm các loại, rau cải trắng trần nước sôi, lạc rang giã nhỏ…
Được biết, cá thính Văn Quán (Lập Thạch) đã được Sở KH&CN Vĩnh Phúc bảo hộ nhãn hiệu nhằm phát triển món ăn này theo mô hình truyền thống. Nếu du khách thập phương đến Văn Quán thăm quan, và được một lần thưởng thức món cá thính, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ quên được hương vị đặc biệt của món ăn này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét