Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Gợi ý 10 tiệm ăn đêm nhộn nhịp sau 23h cho dân Sài Gòn

Cơm tấm ma, bún riêu hấp dẫn hay cháo lòng nóng hổi sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn đói ngay tức khắc.Gợi ý 10 tiệm ăn đêm nhộn nhịp sau 23h cho dân Sài Gòn  
Cơm tấm ma - đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh (16h - 4h)
Quán có tên hẳn hoi, nhưng người dân quen gọi là cơm tấm ma do mở cửa muộn, là địa chỉ ăn đêm khá quen thuộc của người Sài thành, đặc biệt là dân lao động đi làm về muộn. Quán không chỉ hút khách nhờ cái tên độc đáo, mà còn ở chất lượng khá ổn. Sườn nướng chín vừa, thơm phức cả con hẻm và chả thì luôn được giữ nóng, mềm và ngậy. Giá một phần ăn dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/đĩa.
 
Gợi ý 10 tiệm ăn đêm nhộn nhịp sau 23h cho dân Sài Gòn  
Hủ tiếu lòng - đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh (19h - 24h)
Gần tiệm cơm tấm ma, quán hủ tiếu bình dân này chủ yếu phục vụ công nhân tan làm muộn và khách quen, cũng thu hút không ít sinh viên hay dân đi chơi đêm ở Sài Gòn. Điểm nhấn của tô hủ tiếu nằm ở món lòng được làm sạch sẽ, không hôi, vừa béo vừa dai sần sật nhai vui miệng. Giá cả thì khá mềm, tầm 22.000 - 28.000 đồng là đủ giúp bạn đẩy lùi cơn đói khó chịu ban đêm. 
 
Gợi ý 10 tiệm ăn đêm nhộn nhịp sau 23h cho dân Sài Gòn  
Phở Hớn Hưng - ngã sáu Nguyễn Tri Phương, quận 10 (15h 30 - 24h)
Khiến thực khách xiêu lòng bởi nước phở đậm đà, bò viên to dai sừng sực, tiệm phở hơn 50 năm tuổi này là lựa chọn không tồi vào những buổi tối muộn ở Sài Gòn, đặc biệt vào mưa đêm. Thêm một trứng chần vào tô phở bốc khói nghi ngút, kết hợp với thịt bò mềm sẽ làm bạn ấm bụng ngay lập tức. Giá một tô khoảng 40.000 - 70.000 đồng.
 
Gợi ý 10 tiệm ăn đêm nhộn nhịp sau 23h cho dân Sài Gòn  
Bảy bún riêu - đường Hậu Giang, quận 6 (18h - 2h)
Tô bún riêu đầy ắp huyết, tàu hũ chiên, riêu, chả... quyện với mùi mắm tôm đậm đà có sức hút đặc biệt với dân Sài Gòn. Thế nên, món ăn khá kén người ăn vào ban đêm do có mắm tôm, dễ làm đau bụng, nhưng tiệm vẫn nườm nượp khách ra vào cho tới khuya. Giá khoảng 25.000 - 40.000 đồng/tô, nêm nếm hơi ngọt, hợp khẩu vị người miền Nam. 
 
Gợi ý 10 tiệm ăn đêm nhộn nhịp sau 23h cho dân Sài Gòn  
Xôi cadé - đường Trần Phú, quận 5 (17h - 2h)
Tồn tại hơn 40 năm nay ngay trục đường chính của quận 5, tiệm xôi của người đàn ông này luôn đông khách chờ mua dù là lúc 1-2 h sáng. Cadé vốn là một loại nhân được làm từ trứng, đường, nước cốt dừa, sầu riêng... cho vị ngọt béo, gói trong lá chuối tươi, phết lên trên mặt xôi dẻo nên dễ gây ngấy. Tuy nhiên lại là món khoái khẩu của các tín đồ ngọt. Một miếng xôi nhỏ bằng nắm tay, tầm 12.000 đồng vừa đủ lót dạ đêm khuya. 
 
Gợi ý 10 tiệm ăn đêm nhộn nhịp sau 23h cho dân Sài Gòn  
Sủi cảo Hà Tôn Quyền - quận 11 (14h - 1h30)
Lại một món ăn của người Hoa chiếm trọn cảm tình của các "cú đêm", món sủi cảo nóng hổi trên đường Hà Tôn Quyền - đoạn đường nức tiếng với món ăn này. Tô sủi cảo tự chọn nhiều loại như bong bóng cá, cá viên, đậu bắp... có nước dùng vị thanh, chấm với tương đen, thêm vài lát ớt xắt cay cay đã miệng. Một tô khoảng 30.000 - 45.000 đồng, thêm vắt mì nếu bạn muốn ăn no.
 
Gợi ý 10 tiệm ăn đêm nhộn nhịp sau 23h cho dân Sài Gòn  
Cháo sườn - chợ Tân Định (17h - 23h30)
Nếu giữa đêm thèm chén cháo nóng hổi thơm mùi tiêu, hột vịt bắc thảo ngậy ngậy cùng miếng sườn mềm có thể nhai cả sụn thì bạn chỉ việc "phi" xe thẳng đến đường Hai Bà Trưng, đoạn gần chợ Tân Định. Bạn sẽ bắt gặp vài gánh cháo lề đường vẫn kiên nhẫn ngồi chờ khách đến khuya. Một phần cháo chỉ tầm 15.000 - 25.000 đồng, thêm bánh quẩy hay hột vịt nữa thì khoảng 35.000 đồng, đủ để làm dịu bao tử của bạn ngay tức khắc.
 
Gợi ý 10 tiệm ăn đêm nhộn nhịp sau 23h cho dân Sài Gòn  
Hàu chiên trứng - đường Phùng Hưng, quận 5 (18h30 - 23h30)
Món hàu sữa chiên trứng béo ngậy trên đường Phùng Hưng trông giống như chiếc bánh xèo nhân hàu, chiên cháy cạnh nhưng không bị khét, chấm với nước mắm ngọt hoặc xì dầu tương ớt đều hợp. Mùi thơm hấp dẫn nhưng rất nhanh gây ngán nếu bạn không phải fan của các món ăn chiên dầu. Một đĩa có giá khoảng 60.000 - 70.000 đồng tùy khách muốn ăn ít hay nhiều.
 
Gợi ý 10 tiệm ăn đêm nhộn nhịp sau 23h cho dân Sài Gòn  
Bánh canh giò heo - đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh (18h - 24h)
Nằm trong hẻm nhỏ, menu không đa dạng nhưng quán lúc nào cũng đông đúc nhờ khúc giò to trong tô bánh canh đầy ắp, có giá tầm 30.000 đồng. Điểm nhấn của quán là nước mắm ngọt chấm giò sền sệt, vắt thêm vài giọt tắc chua chua vào nữa là hết sẩy, khiến bạn nghiện ngay món ăn chóng béo này. Ngoài ra, bạn có thể đổi thành nui, hủ tiếu, mì tùy ý.
 
Gợi ý 10 tiệm ăn đêm nhộn nhịp sau 23h cho dân Sài Gòn  
Cháo lòng - đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận (13h30 - 3h)
Mở cửa từ trưa nhưng càng về đêm, quán càng đông khách, đặc biệt là tầm 1-2h sáng. Cháo nấu theo kiểu miền Nam, so với các quán khác thì cũng không có gì đặc biệt, chủ yếu được lòng khách quen mà giá cả lại bình dân, chỉ tầm 15.000 đồng một tô. Gọi đĩa lòng thêm có cuống họng dai sần sật, vài miếng phèo béo ngậy hay gan thơm bùi chấm với nước mắm ngọt pha sẵn, thêm vài miếng gừng làm ấm bụng vào buổi đêm se lạnh. 
 
Vi Yến

Bánh bao chiên nước - món điểm tâm lạ miệng ở Sài Gòn

Chỉ cần hai chiếc bánh 'nhỏ mà có võ' là đủ cho bạn bữa sáng ấm bụng.

Món ăn xuất xứ từ Đài Loan, nhờ cách chế biến vừa chiên vừa hấp độc đáo khiến nó trở thành món ăn vặt gây sốt thời gian gần đây, cũng là món lót dạ ngon lành buổi sáng, đặc biệt là vào những hôm Sài Gòn thời tiết ẩm ương. 
Bánh bao chiên nước - món điểm tâm lạ miệng ở Sài Gòn
Gọi là bánh bao, nhưng thực chất nó không được làm từ bột bánh bao mà nguyên liệu tạo nên vỏ bánh là bột mì lên men tự nhiên. Sau khi nhào nặn đều tay, người ta cho nhân vào giữa, gói lại như một chiếc bánh bao nhân thịt thông thường rồi thực hiện quy trình trên hấp dưới chiên cùng lúc. 
Bánh được xếp ngay ngắn vào chảo phẳng, dày, bên dưới quét một lớp dầu rồi trực tiếp cho nước lã vào, đậy nắp kín. Đầu tiên, hơi nước bốc lên làm bột nở, đồng thời hấp chín cả vỏ bánh lẫn nhân bên trong. Thời gian hấp từ 7 đến 10 phút thì nước bay hơi hết, chừa lại lớp dầu thì chuyển sang giai đoạn chiên mặt dưới bánh cho đến khi vàng giòn. Vớt ra, người ta để úp bánh trên một khay kim loại đục lỗ, bên dưới là nồi nước luôn sôi, bốc khói nghi ngút để giữ nóng mà không làm ỉu lớp bánh đã chiên. 
Bánh bao chiên nước - món điểm tâm lạ miệng ở Sài Gòn - 1
So với bánh bao truyền thống thì cách làm nhân của bánh bao chiên nước đơn giản hơn. Có 3 loại nhân cho bạn lựa chọn: rau, thịt và hẹ. Nhân thịt gồm thịt xay nhuyễn, ướp với tiêu, hành lá và củ sắn tạo vị ngọt. Nhân hẹ thì chủ yếu là hẹ lá thái nhỏ, thêm gia vị và ít thịt băm. Nhân rau củ được làm từ bắp cải xào với ruốc, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món này ăn ngon hơn khi còn nóng hổi, bẻ làm đôi dậy mùi thơm nức, chấm với tương ớt cay the là đúng điệu. Bánh nhỏ bằng nắm tay, giá 8.000 đồng/cái, tuy ăn đỡ ngán hơn so với bánh bao chiên nhưng chỉ 2 chiếc là vừa đủ cho một người ăn, uống kèm ly sữa đậu nành nóng là no nê. 
Vi Yế
n

Đủ món bún chay bình dân ngay trung tâm Sài Gòn

Thỉnh thoảng, bạn có thể đổi món bằng bún riêu, bún tàu hay bún măng... nấu chay thanh đạm
Video Player is loading.
Hiện tại 0:06
/
Thời lượng 0:42
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Âm lượng 50%
Dù là rằm hay ngày thường thì tiệm chay trên đường Nguyễn Thái Bình, quận 1 luôn đông khách vào giờ cơm trưa và tối. Thực đơn của quán phong phú nhiều món như cơm tấm, gỏi cuốn, bì cuốn, sữa chua... trong đó, các món bún nấu đủ kiểu được thực khách ưa chuộng nhất. 
 
Đủ món bún chay bình dân ngay trung tâm Sài Gòn  
Bún riêu là một trong những món đắt hàng nhất ở đây. Nếu đến quán sau 6h chiều, hên lắm mới còn tô cuối cùng dành cho bạn. Nước lèo đậm đà, vừa ngọt vừa chua chính là điểm nổi trội, chiếm trọn cảm tình của thực khách. Món này ăn kèm rau muống bào, giá và búp chuối trụng.
 
Đủ món bún chay bình dân ngay trung tâm Sài Gòn  
Bún măng có nước dùng trong, vị chua nhẹ của măng khô, thêm tép hành béo béo ăn đã miệng. Đồ ăn kèm gồm chả, bánh chiên... chấm với chén nước mắm gừng pha thêm chút ớt băm là chuẩn vị. Nước mắm chay nên không đậm mùi như mắm mặn, vừa ăn. 
 
Đủ món bún chay bình dân ngay trung tâm Sài Gòn  
Hầu hết các món ăn đều có chả chay, đậu hũ, bánh chiên giòn, bò viên  chay nhai sực sực chấm tương ớt pha tương đen. Bún gạo hay bún tươi thì nước dùng cũng trong như bún măng, nhưng vị ngọt thanh, không chua, có nhiều loại rau củ như su su, cà rốt, củ cải trắng... ăn kèm rau xà lách. Thêm một chút sa tế cay, dấm tàu nữa là đủ khiến bạn muốn húp cạn nước lèo.
 
Đủ món bún chay bình dân ngay trung tâm Sài Gòn  
Thực khách có thể chọn sợi bún tàu, miếng, hủ tíu tùy ý. Ngày rằm thì quán phục vụ thêm bún Huế, bún chả giò và cà ri nhưng bạn phải đến sớm mới có. Điểm cộng là món nước ở đây ít sử dụng mỳ chính, chủ yếu nấu từ các loại nấm và củ cải cho ngọt nước nên không làm dị ứng. Bên cạnh đó, mỗi loại bún đi kèm một loại nước dùng khác nhau, không gây cảm giác lặp lại. Các món nước đồng giá 40.000 đồng/tô. Muốn gọi bánh chiên ăn thêm thì giá 1.500 đồng/cái.
 
Đủ món bún chay bình dân ngay trung tâm Sài Gòn  
Trong khi chờ đợi, gợi ý dành cho bạn là món bì cuốn chấm mắm ngọt ăn khá ổn. Vì thành phần chủ yếu là đồ chay như nấm mèo, bún gạo, đậu xanh... cuốn với rau thơm nên ăn không bị ngán. Giá 6.000 đồng/cái, mỗi người lót dạ tầm 2 cái trước khi ăn bún là vừa bụng. 
 
Đủ món bún chay bình dân ngay trung tâm Sài Gòn  
Với thời tiết oi bức của Sài Gòn thì sữa chua nhà làm dằm đá mát lạnh là món giải khát được nhiều người lựa chọn. Quán ăn gia đình, phần lớn nhân viên phục vụ đã lớn tuổi nên đôi khi bạn phải chờ hơi lâu mới có đồ ăn, đặc biệt vào tầm giờ cao điểm. 
 
Vi Yến

Ngôi đình đẹp nhất xứ Bắc

Kết quả hình ảnh cho đình diềm bắc ninh

Nhắc đến làng Diềm (hay còn gọi là làng Viêm Xá, xã Hòa Long, (Yên Phong) người ta không chỉ nhớ về những làn điệu Quan họ nổi tiếng xưa nay mà nơi đây còn được biết tới với một ngôi đình cổ rất bề thế như câu ca xưa:
Đến thăm đình Diềm, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách là tòa đại đình 4 mái, đao cong nằm chỉnh tề ngay đầu làng. Đi vào bên trong, ai cũng ấn tượng với một không gian thoáng rộng (do lòng đình rộng tạo nên) và bốn cây cột cái chu vi tới 2,14m. Cụ từ Nguyễn Bá ý cho biết: Đây là những cây trụ chính chịu lực nâng đỡ cả tòa đình. Theo thần phả của làng và một số câu đối trong đình còn ghi lại, đình Diềm được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 để thờ Đức thánh Tam Giang (như mọi làng quê ven sông Cầu), dân làng vẫn lấy năm Nhâm Thân 1692 (năm dựng mái) làm năm xây đình. Kiến trúc đình Diềm xưa tuân thủ theo kiến trúc truyền thống của Việt Nam, có nhà tiền tế, có đại đình, ngoài gian giữa có chạm những hình rồng và mây nét mác, tất cả mọi thành phần của khung nhà đều bào trơn đóng bén, soi gờ chỉ chạy thẳng. Đình Diềm xưa khá bề thế, gồm 3 gian hai chái khép kín thành một chỉnh thể thống nhất và hài hòa. Sau này do chiến tranh, nhiều kiến trúc độc đáo đã bị phá huỷ, hiện đình chỉ còn 1 gian 2 chái. Ngay từ năm 1964, đình Diềm đã được Nhà nước ta công nhận danh hiệu di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Nét độc đáo của đình Diềm chủ yếu ở chiếc cửa võng và chiếc nhang án thờ nơi gian giữa. Chiếc nhang án nằm phía trong cửa cấm, theo các nhà nghiên cứu thuộc Cục bảo vệ di sản (Bộ Văn hóa-Thông tin), giá trị của nó về một số mặt “có thể đưa vào danh sách các bảo vật Quốc gia”. Nhìn tổng thể nhang án được sơn son thiếp vàng rực rỡ, chân quỳ chạm hình rồng, các tầng diềm được trang trí bằng nhiều hình rồng, vân mây, hoa bốn cánh với kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm thủng. Hai bên là ván chạm thủng hình “Song nghê triều dương” (hai con nghê chầu mặt trời), và 4 con rồng chầu vào vòng sáng nhọn đầu của chữ “Phúc”. Bên cạnh các hình chạm khắc này, nhang án còn có những hình chạm rất đặc sắc, trong đó có cả hình tượng các cô thôn nữ xinh đẹp, yểu điệu. Điều đó chứng tỏ người dân làng Diềm xưa không hề bó buộc, câu nệ mà đưa cả những cảnh sinh hoạt đời thường vào trang trí tại một nơi thâm nghiêm như đình, chùa. Theo cụ Nguyễn Văn Thư, trưởng ban quản lý đình, khác với đình rất nhiều nơi khác, từ gần 300 năm trước, “đặc sản” quan trọng nhất của đình Diềm chính là bức cửa võng “độc nhất vô nhị”. Bức cửa võng này chạy dài suốt từ thượng lương ở trên độ cao 7m xuống tận nền đình, gồm bốn tầng lớn xếp theo bậc thấp dần cho đến giáp hao cột cái bên trong. Tầng nào cũng được chạm khắc tinh tế với nhiều hình khối nghệ thuật, biểu tượng tứ linh (long, li, quy, phượng) và những đề tài đậm chất nghệ thuật. Toàn bộ cửa võng thếp vàng rực rỡ, không một mảng trơn bóng, từng nét nhỏ đều được trang trí kỹ lưỡng khiến cho nổi bật lên, thu hút sự chú ý của mọi người ngay từ phút đầu mới đến. Theo đánh giá, hầu hết các đình làng xứ Bắc đều có cửa võng, nhưng không thấy cửa võng nào đẹp và độc đáo như ở đình Diềm. Nghệ thuật chạm khắc gỗ của cửa võng đình Diềm đã thể hiện được tinh hoa nghệ thuật điêu khắc gỗ của người nghệ nhân dân gian Kinh Bắc thủa xưa. Cùng với đôi phỗng trên ban thờ, đình Diềm còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý như lư hương, lộc bình và đặc biệt là 36 đạo sắc phong.Theo cụ Thư, mỗi năm đình Diềm đón một lượng khách khá lớn về tham quan, nghiên cứu. Điều đáng mừng là nhân dân địa phương luôn có ý thức gìn giữ, tu bổ tôn tạo đẹp hơn nên qua nhiều lần trùng tu vẫn giữ được dáng vẻ nguyên sơ và chưa hề xảy ra vụ mất mát cổ vật nào. Mong rằng các ban ngành chức năng của tỉnh Bắc Ninh quan tâm hơn nữa để đình Diềm phát huy được hết giá trị của một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Bắc.






Lễ hội đình Từ Phong

Thôn Từ Phong thuộc xã Cách Bi, huyện Quế Võ có ngôi đình làng cổ kính và lễ hội truyền thống hàng năm.
Hội đình Từ Phong được mở vào mồng 9 tháng 3 (âm lịch). Trước kia, để lo việc đình đám từ trong năm làng đã cử 4 giáp (Đông, Nam, Đoài, Bắc) được nhận ruộng công để cấy lúa trồng màu, nuôi lợn tế, xôi gà, hoa quả. Lễ vật chính để tế Thành hoàng làng là một “lợn tạ” tế sống. Để lo phần tế lễ hương khói Thần tại đình làng 4 giáp lại cử ra 4 ông Quan đám.Vào ngày đình đám, ngay từ ngày mồng 8, làng đã mở cửa đình làng làm lễ “mộc dục” lau ngai bài vị của Thánh. Sáng mồng 9, làng tổ chức rước kiệu Thánh từ nghè “Ba chạ” về đình làng để tế lễ và mở hội. Theo Thần tích sắc phong, Thánh được 3 làng (Đông Du, Từ Phong, Mai Cương) thờ là một vị khoa bảng có công với nước với dân. Đám rước Thánh có đầy đủ cờ, kiệu, tàn lọng, bát bửu, siêu đao, trống chiêng, bát âm. Sau khi kiệu Thánh được rước vào trong đình yên vị, làng tổ chức tế lễ Thánh bằng lợn của các giáp. Ngày 13, diễn ra tục rước Thánh sang thôn Hiền Lương (xã Phù Lương) để giao lưu “chạ” anh em. Hai thôn Từ Phong và Hiền Lương sát nhau đồng điền và để sinh tồn cũng giống như nhiều làng cổ khác hai thôn đã “kết chạ” anh em với nhau. Khi đã kết chạ thì hai làng coi nhau như anh em ruột thịt, cùng nhau bảo vệ đồng điền mùa màng, nguồn nước, giặc dã và mỗi khi đình đám hội hè thường rước kiệu Thánh sang nhau giao lưu văn hóa. Đây là một nét đẹp trong văn hóa làng xã. Đám rước được tổ chức quy mô, long trọng. Khi đám rước làng Từ Phong đến, quan viên thôn Hiền Lương đầu làng đón và đưa kiệu Thánh vào đình làng mình. Tại đình sẽ diễn ra phần tế lễ Thánh của quan viên tế 2 làng và phần hội giao lưu ca hát, ẩm thực. Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò vui dân gian như: tuồng, chèo, đu cây, bắt vịt..., đặc biệt có múa rối nước ở đình Từ Phong vốn có nghề làm rối truyền thống và những ngày hội là dịp để các nghệ nhân trình diễn tài năng của mình trước cộng đồng làng xã và quý khách thập phương. Những tục trò dân gian trên đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân địa phương vào các hoạt động văn hóa văn nghệ vui tươi lành mạnh.Từ Phong với ngôi đình cổ kính và lễ hội truyền thống hàng năm mang tính thuần phong mỹ tục, không những đã tạo nên những nét văn hóa độc đáo của địa phương, mà còn góp phần làm nên văn hiến của quê hương Bắc Ninh.

Chùa Hương Thủy

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Đại Trạch xã thời cổ có các thôn Tứ Kì, Ư Trì, tên nôm (Chằm Chỉ) là một làng có bề dày truyền thống lịch sử văn hiến và cách mạng, xưa thuộc tổng Đình Tổ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc, nay là một trong 4 thôn thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Nằm trong khu vực vùng Dâu, Luy Lâu, nên từ xa xưa nơi đây nổi tiếng với hệ thống các công trình tôn giáo tín ngưỡng như đền, đình, chùa, miếu. Chùa Đại Trạch có tên chữ là Hương Thủy tự, vốn là danh lam thắng tích được nhân dân xây dựng từ lâu đời, tọa lạc trên một khu đất đẹp ở giữa làng, không gian thoáng đãng, u tịch thâm nghiêm. Trải qua thời gian thiên nhiên, chiến tranh tàn phá, chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được dáng vẻ bề thế trang nghiêm. Hiện chùa có kiến trúc hình chữ công, được tạo dựng vào thời Nguyễn (thế kỷ 19), gồm một tòa Tiền đường 5 gian 2 chái, Thiêu hương 3 gian, Thượng điện 3 gian, bộ khung gỗ lim chắc khỏe, kết cấu kiểu chồng rường kẻ chuyền, lợp ngói mũi hài, tường gạch xung quanh.
Trên các bộ vì, bức cốn, con rường, bẩy hiên được chạm khắc tinh xảo nghệ thuật đề tài “Tứ linh, Tứ quý” hoa lá vân mây cách điệu. Cùng với giá trị kiến trúc, chùa Hương Thủy còn bảo lưu được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị của hai triều Lê - Nguyễn, như: Hệ thống tượng phật, chuông đồng, hoành phi, câu đối, bia đá và các đồ thờ tự… Điều đặc biệt là ở đây còn bảo lưu được một bản thần tích bằng chữ Hán, viết trên nền giấy dó, phụng sao năm Khải Định 9 (1924). Nội dung bản ngọc phả tóm lược như sau:
Xưa ở thôn Xuân Lan, xã Phương Lan, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, đạo Kinh Bắc có ông Nguyễn Thành, lấy bà Nguyễn Thị Nga, người xã Đại Trạch cùng huyện. Vợ chồng chung sống hòa hợp, nhưng trải qua hơn 20 năm mà vẫn chưa có con. Một hôm vào tiết mùa thu hai vợ chồng ngồi bàn chuyện cổ kim, nói rằng: Nhờ ơn trời phật nên gia đình được giàu có. Nhưng vợ chồng nay tuổi đã cao mà vẫn chưa có con. Nếu tán tài làm phúc thì sẽ sớm được toại nguyện. Từ đó ban phát tiền của, tìm những nơi danh lam cổ tự cầu đảo mong trời đất chứng cho. Một hôm mộng thấy một vị đại quan đầu đội mũ có hàng trăm ngôi sao, mình mặc hồng bào nghiêm trang phán rằng: Vợ chồng nhà ngươi có phúc, tấm lòng đã thấu đến tận thiên đình. Nay trên trời có vị tiên nữ tên Giáng Kiều, nên Ngọc Hoàng cho giáng thế vào làm con nhà ngươi, ngươi nên cẩn thận chớ có để lộ.
Mười hai tháng sau, đến ngày 12 tháng 4 sinh được một người con gái, môi son má phấn, mắt phượng mày ngài, người thường không thể sánh được, cha mẹ vui mừng, nhớ điềm báo mộng ngày trước, không dám đặt tên, thường gọi là Đệ Nhất Nương Tử. Năm 12 tuổi cha mẹ đều mất, nàng nương nhờ người dì ở xã Đại Trạch. Năm 14 tuổi dì muốn gả chồng cho nàng nhưng nàng không thuận. Từ đó cắt tóc xuất gia quy y đạo phật. Một hôm nghe nói ở chùa Phật Tích có một vị thiền sư đức hạnh hơn người, nàng bèn xin vào học đạo. Trải qua vài tháng đã tinh thông phật pháp, thiền sư rất quý mến, từ đó lấy hiệu là Pháp Thông.
Từ khi nàng học được đạo bèn trở về thôn Xuân Lan dựng một ngôi chùa ở tại thôn để ở, ngày đêm trai giới tụng niệm chân kinh. Thường hai quê Xuân Lan và Đại Trạch, nàng đều ban phát tiền của giúp đỡ nhân dân, nên được dân chúng quý như phụ mẫu. Vào ngày 15 tháng 8 năm đó nàng tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục đến trước án thắp hương tụng niệm chân kinh. Bấy giờ đang là mùa thu, bỗng có đám mây đen che trên đầu nàng. Trong khoảnh khắc trời đất gió mưa kinh hoàng rồi thấy nàng biến mất (năm ấy nàng 18 tuổi). Sáng ra dân thôn Xuân Lan đến chùa thấy nàng đã hóa, chỉ còn bộ y phục cũ, nhân dân và tăng ni cảm động công đức của bà, thu dọn khăn áo mai táng, đắp tượng và viết thần hiệu là: Pháp Thông Phật, phụng sự tại chùa. Lúc đó xã Đại Trạch nghe thấy việc này, nhớ đến công đức của bà cũng lập một ngôi chùa ở bên cạnh. Từ đó hai xã cùng thờ cúng, rất linh ứng, cầu gió được gió, cầu mưa được mưa, giúp nước giúp dân.
Đến thời Trần, Ô Mà Nhi đem quân đến xâm phạm nước ta. Vua Trần Thánh Tông cử Trần Hưng Đạo làm đại nguyên soái dấy binh dẹp giặc. Bấy giờ Hưng Đạo Vương lệnh cho con là Trần Hưng Hồng tiến theo hướng đạo Kinh Bắc. Khi qua chùa Xuân Lan, Hưng Hồng bèn hành lễ cúng tế cầu âm phù giúp nước đánh giặc, khi bình được giặc Nguyên, sẽ tâu triều đình ban tặng để biểu thị anh linh. Tế xong, bấy giờ trời đã tối, Hưng Hồng trú binh tại đó. Nửa đêm bỗng trong chùa sáng rực, hương thơm bát ngát, thấy một vị tiên nữ từ trên trời giáng xuống, mình mặc áo vàng đi thẳng vào ngồi trên điện nói rằng: Thiếp là Đại Thánh Pháp Thông Phật, được Ngọc Hoàng sai xuống cùng với Tứ Pháp làm thần cai quản nơi này. Nay quốc gia có giặc Nguyên xâm phạm, lệnh cho quan tiến đánh, thiếp xin hiển ứng để âm phù, nói xong, liền biến mất. Hưng Hồng liền bái tạ rồi cất binh đến thẳng đồn giặc, chém được danh tướng Ô Mã Nhi, khải hoàn về kinh. Vua Trần liền gia phong mỹ tự là: Đại Thánh Pháp Thông Phật. Lệnh cho các quan đón sắc về thôn, ban cho nhân dân 100 xâu tiền, đúc tượng vàng. Chuẩn cho xã Phương Lan và xã Đại Trạch cùng phụng sự.
Ngày 12 tháng 4 là ngày sinh, theo lệ nhân dân xã Đại Trạch trước 1 ngày phải làm 1 mâm cỗ chay đến chùa thôn Xuân Lan đón tượng phật về chùa của bản xã làm lễ cúng tế. Đến ngày 14 lại đón tượng phật về chùa thôn Xuân Lan tạ lễ.
Chùa Hương Thủy được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật. (Quyết định số 295/QĐ-BT, ngày 12 tháng 2 năm 1994).
Nguồn: Phạm Văn Thưởng

Hào khí người anh hùng làng chài

Lớn lên giữa vận nước lâm nguy

  •  
Cách đây 150 năm, ngày 27/10/1868 (nhằm ngày 12/9 năm Mậu Thìn), có một người dù “thất thế nhưng vẫn hiên ngang” bước lên đoạn đầu đài, đón nhận cái chết đầy dũng khí, để lại cho hậu thế 2 chiến công oanh liệt “Hỏa hồng Nhựt Tảo” và “Kiếm bạt Kiên Giang” đi vào lịch sử cùng câu nói bất hủ thể hiện ý chí chống ngoại xâm đến cùng của dân tộc Việt Nam: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Ngày 17/02/1859, giặc Pháp tiến đánh thành Gia Định, mở màn việc xâm chiếm Nam kỳ. Phòng tuyến Đại đồn Kỳ Hòa được dựng lên để bao vây địch đánh lan ra phía Tây. Nguyễn Trung Trực năm ấy vừa 21 tuổi, gia nhập đạo quân đồn điền do Phó Lãnh binh Gia Định Trương Định lãnh đạo cùng các đội quân ứng nghĩa về tham gia vào mặt trận phòng tuyến Đại đồn chống giặc.
Người con làng chài
Nguyễn Trung Trực có tên là Nguyễn Văn Lịch, còn gọi là Chơn, sinh năm 1838 (cũng có ý kiến cho rằng là năm 1839, vì theo lời khai của ông với thực dân Pháp lúc bị bắt (năm 1868) là ông 30 tuổi mà thế hệ ông bà ta luôn dùng âm lịch), trong gia đình sống nhiều đời bằng nghề chài lưới ở Xóm Nghề, thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức). Sách Địa bạ Nam kỳ (Nguyễn Đình Đầu, 1994) ghi: “Thôn Bình Nhựt ở xứ Bả Tân”, nghĩa là bến, xóm mới, nơi ở mới của những người làm nghề bả trạo (tức nghề cầm dầm, chèo, đánh bắt cá vùng sông nước...). Xóm Nghề là nơi sinh của Nguyễn Trung Trực cũng là nơi họ tộc của ông sinh sống nhiều đời, là hậu duệ của lưu dân từ miền Trung vượt biển vào Nam xây dựng cuộc sống mới trong cuộc Nam tiến của cha ông ta hơn 3 thế kỷ trước.
Nội tổ của Nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Đạo, vốn là ngư dân ở xóm Lưới (ven biển), Phù Cát, phủ Quy Nhơn (nay thuộc thôn Vĩnh Hội, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), vào lập nghiệp, định cư trong thời khởi nghĩa Tây Sơn, là một trong những người đầu tiên có công khai phá, lập nên Xóm Nghề. Đến đời thân sinh của ông - ông Nguyễn Văn Phụng (Thăng), gia đình đã khá giả, có uy tín trong vùng. Hiện nay, tại Xóm Nghề còn con rạch tên rạch Ông Thắng mà nhiều người cho rằng đó là biến âm của “ông Thăng”, tức cha của Nguyễn Trung Trực.
Ngày 10/12/1861, Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân làm nên chiến công vang dội đốt cháy tiểu hạm L’Espérance
Ngày 10/12/1861, Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân làm nên chiến công vang dội đốt cháy tiểu hạm L’Espérance
Gia đình Nguyễn Trung Trực làm nghề lái rỗi, xuôi ngược trên sông nước Nam bộ vốn thường bị “bối” (trộm cướp đường sông), gốc gác ở Bình Định vốn có truyền thống võ nghệ. Nguyễn Trung Trực lại sớm bộc lộ tính cách hiếu động, sự thông minh, ham thích võ nghệ nên ông được gia đình cho học cả văn lẫn võ tại một lò võ ở vùng kênh Bảo Định (nay thuộc TP.Tân An), xứ sở của quân Đông Sơn với căn cứ Ba Giồng nổi tiếng giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, chung với Huỳnh Văn Tấn (sau này là tay sai đắc lực cho Pháp) và nhanh chóng nổi tiếng, 16 tuổi đã thượng đài. Do tính tình chân chất, cương trực, khẳng khái, giàu lòng nghĩa hiệp, hay cưu mang, giúp đỡ người khác nên thầy đặt tên là “Trực”.
Bấy giờ, phủ lị Tân An đóng tại chợ Cai Tài (nay thuộc xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ), thường tổ chức các cuộc thi nên có câu ca dao:
Bảng treo trước chợ Cai Tài,
Bên văn bên võ, ai có tài ra thi.
Năm 18 tuổi, ông thượng võ đài tại đây và giữ võ đài suốt 3 ngày liền nên tiếng tăm càng thêm vang dội. Ông lại thường giao du rộng rãi với hào kiệt trong vùng nên sớm có uy tín. Thế nhưng, ông không hề kiêu căng mà rất mực điềm đạm..., như Nguyễn Thông (1827-1884) đánh giá trong Hồ Huân Nghiệp truyện là “Nguyễn Lịch tính thâm trầm nghiêm nghị và can đảm”.
Xóm Nghề nằm trên doi đất phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, ở giao điểm giữa 2 tuyến đường thủy và đường bộ quan trọng số 1 từ Sài Gòn - miền Tây, đối diện (bên kia bờ sông Vàm Cỏ Đông) với một “tiểu kinh kỳ” Phước Tú (chợ Bến Lức), “Quán xá trù mật, thuyền bè qua lại tạm dừng để đợi nước lên để đi tiếp”, là nơi đặt huyện đường Tân Long, có trạm thu thuế đường sông Lật Giang (sông Bến Lức) có số thu lớn nhất Nam kỳ... nên người dân ở đây bộc lộ đầy đủ tính cách phóng khoáng và trượng nghĩa Nam bộ: Bến Lức này khác thể kinh kì/ Một con nước thì ra tới vịnh/ Bây giờ định tính/ Mặc sức lái bạn ăn chơi (Vè lái rỗi).
Phải chăng, vùng đất đầy chất phóng khoáng Nam bộ của những con người mang trong mình một hành trang tinh thần bất khuất vượt chông gai đi tìm đất mới; truyền thống võ nghệ của quê hương, gia đình, tinh thần yêu nước và tố chất thủ lĩnh của Nguyễn Trung Trực đã làm nên huyền thoại Anh hùng dân chài về sau này.
Trở thành anh hùng nông dân áo vải
Sau khi Đại đồn thất thủ (25/02/1861), quân triều đình rút về Biên Hòa, từ đây, nhiệm vụ đánh giặc, cứu nước đặt lên vai những người “dân ấp, dân lân mến nghĩa làm dân chiêu mộ”. Trương Định đưa quân về Gò Thượng ở Tân Hòa, Gò Công để củng cố. Cánh quân của Nguyễn Trung Trực thì hoạt động ở khu vực Tân An. Sớm bộc lộ tài năng, đức độ của một thủ lĩnh xuất sắc trong hàng ngũ nghĩa quân nên ông được giữ chức Quyền sung Quản binh đạo, gọi tắt là Quản binh (cai quản khoảng 50 binh) nên gọi là Quản Lịch hay Quản Chơn.
Chiếm được đầu não Sài Gòn, quân Pháp theo đường kênh Bảo Định tiến đánh và dù chiếm được thành Định Tường (12/4/1861) nhưng đã bị Nguyễn Trung Trực chỉ huy mặt trận này gây thiệt hại to lớn khi Trung tá chỉ huy là Bourdais và 30 lính Pháp bị giết, làm cho người Pháp phải than thở: “Chưa có cuộc hành quân nào ở Nam kỳ mà mệt nhọc và bị nhiều người chết chóc bằng cuộc hành quân này... Đó là cuộc chiến đấu liên miên cả ngày lẫn đêm...” (Sách Tân An ngày xưa [Đào Văn Hội, 1972]).
Ngày 10/12/1861, Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân làm nên chiến công vang dội đốt cháy tiểu hạm L’Espérance (Hy Vọng) trên Vàm Nhựt Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ) mà người Pháp gọi là “Ấn tượng của biến cố bi đát” (Paulin Vial, tác giả sách Les premières années de la Cochinchine [Những năm đầu tiên ở Nam kỳ]), “Một biến cố bi thảm đã gây nên một niềm xúc động sâu sắc nơi người Pháp và kích thích một cách lạ lùng trí tưởng tượng của người An Nam” (Alfred Schreiner, một tác giả Pháp nghiên cứu lịch sử giai đoạn này). Với ta, chiến công lần đầu tiên bằng vũ khí thô sơ và mưu trí đã tiêu diệt được chiến hạm của Pháp được trang bị vũ khí hiện đại tác động mạnh mẽ đến tinh thần chiến đấu của nghĩa quân, từ nay, nghĩa quân không xem tàu chiến Pháp là bất khả xâm phạm. Sau trận này, tên Nguyễn Văn Lịch được đổi thành Nguyễn Trung Trực.
Một năm sau (12/1862), một tiểu hạm khác của Pháp đậu tại đầu vàm sông Bến Lức bị tấn công, dù địch kịp thời dùng súng bắn đá, bắn đạn sắt khiến nghĩa quân phải rút quân nhưng hết sức hoang mang, như Paulin Vial nhận định: “Những cảnh ghê gớm ấy đều là kết quả của những âm mưu của quân địch”. Sau đó, ngày 16/12/1862 (có tài liệu ghi là 17), “Ba chiếc tiểu hạm đậu trên sông Vàm Cỏ Đông để kiểm soát sự lưu thông trên sông ấy, bị tấn công thật tình dữ dội bởi những lũ người đông đảo vì họ bị nung đốt do kỷ niệm tàu L’Espérance phát hỏa. Một trong ba chiếc ấy, chiếc số 3, đậu trên mé nguồn sông, dưới Tây Ninh một đỗi, bị công hãm bởi nhiều ghe có bố trí súng thần công. Viên hậu tuyển sĩ quan chỉ huy chiếc này bị thương, nhưng bắt đặng 3 ghe địch”. Paulin Vial đã nhấn mạnh chính Nguyễn Trung Trực - “Người đã điều khiển cuộc tấn công tàu L’Espérance” đã chỉ huy các cuộc tấn công này.
Sau khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay giặc, Nguyễn Trung Trực chuyển địa bàn về hoạt động ở các tỉnh miền Tây. Giữa năm 1867, ông được triều đình phong chức Thành thủ úy Hà Tiên nhưng chưa kịp đến nơi thì Hà Tiên rơi vào tay giặc. Ông lui về Hòn Chông lập căn cứ chống Pháp và lập nên chiến công hiển hách đánh chiếm đồn Kiên Giang (16/6/1868), lần đầu tiên chiếm và làm chủ một tỉnh lỵ trong một tuần lễ, trước khi bước ra pháp trường Rạch Giá, ngày 20/7/1868 để rồi cái chết hóa thành bất tử với biết bao huyền thoại.
Nếu như người Pháp thực sự bắt đầu nhắc đến Quản Lịch - Nguyễn Trung Trực bằng sự nể nang kể từ sau những chiến công trên đất Long An thì sau trận lấy đồn Kiên Giang, đó là sự khâm phục: “Là một người chỉ huy trẻ tuổi, rất can đảm, chống nhau với ta ngót tám năm trời” (Paulin Vial) - điều mà có lẽ trước đó chưa thấy họ dành cho vị thủ lĩnh nghĩa quân nào trong phong trào võ trang chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Sự khâm phục của người Pháp còn ghi nhận trong suốt thời gian Nguyễn Trung Trực bị giam cầm. Paulin Vial viết: “Vào lúc bị bắt và bị giam ở ngục thất Sài Gòn, Nguyễn Trung Trực đã tỏ ra rất tự trọng và có nhiều nghị lực...”. Alfred Schreiner cũng nhận định: “Trong suốt thời kỳ bị giam cầm, ông Trực không có lúc nào tỏ ra yếu đuối cả, một cách thẳng thắn và đàng hoàng, ông công nhận các chiến công của ông và cũng nhận là đã khinh thường sức mạnh của Pháp. Ngoài ra, ông chỉ yêu cầu ban cho ông một ân huệ, ấy là được xử tử ông ngay tức khắc”. Nhận thấy ở Nguyễn Trung Trực một người trung hiếu, nghĩa khí và có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào chống Pháp ở Nam kỳ nên giặc đưa ra nhiều lời chiêu dụ, hứa hẹn chức tước, bổng lộc nhưng chúng chỉ nhận được sự dứt khoát của ông: “Nếu có chức vụ nào giết hết Tây dương cướp nước thì ta nhận chức đó”.
Vốn sinh ra không phải để làm anh hùng nhưng vận nước đã làm cho người thanh niên dân chài Nguyễn Trung Trực vượt lên thường tình, mạnh hơn cái chết, trở thành hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam anh hùng./.

“Chi nài sắm dao tu nón gõ” (*)


Cách đây 150 năm, ngày 27/10/1868 (nhằm ngày 12/9 năm Mậu Thìn), có một người dù “thất thế nhưng vẫn hiên ngang” bước lên đoạn đầu đài, đón nhận cái chết đầy dũng khí, để lại cho hậu thế 2 chiến công oanh liệt “Hỏa hồng Nhựt Tảo” và “Kiếm bạt Kiên Giang” đi vào lịch sử cùng câu nói bất hủ thể hiện ý chí chống ngoại xâm đến cùng của dân tộc Việt Nam: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Nguyễn Trung Trực theo tiếng gọi non sông tham gia vào đội quân đồn điền về ứng nghĩa chống giặc ở phòng tuyến Đại đồn Kỳ Hòa như một lẽ tự nhiên của người trai lớn lên giữa thời loạn. Thế nhưng, không như quan binh triều đình, dù “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”, “chi nài sắm dao tu nón gõ”, ông chưa hề thất bại trước kẻ thù cho đến trước khi chấp nhận ra mặt để giặc bắt vì thế cùng lực kiệt bởi vận nước trong cơn nguy kịch lúc bấy giờ.
Chuyên gia tập kích
Sau khi quân Pháp chiếm Định Tường (12/4/1861), nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ nổi lên chống giặc khắp nơi nên quân Pháp bố trí nhiều tàu tuần tiễu ngày đêm trên các sông, rạch bắn phá, khủng bố, tra xét gắt gao nhằm kiểm soát tình hình nổi dậy, trong đó có tiểu hạm L’Espérance tại vàm sông Nhựt Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ). Đó là chiếc tàu kiểu Lorcha: “Là loại tàu hay ghe chài bản xứ người ta cho đậu ở nhiều sông, rạch để canh phòng thay thế cho pháo hạm. Thủy thủ đoàn là Pháp quân, do một sinh viên hải quân hay một trung úy chỉ huy. Người ta cho lính Tagal phụ theo lính thủy Pháp. Lính Tagal trở nên thủy binh ưu tú và lính bổn xứ được bố trí xung quanh tàu để canh phòng... Đây là những đồn nổi, không hơn không kém. Lâu nay, chiếc l’Amphytrite đậu ở Gò Công và Gia Thạnh và tiểu hạm L’Espérance ở Vàm Nhựt Tảo. Các tàu này giúp ích nhiều lắm và nhất là đỡ cho các pháo hạm của ta... Tàu được các ghe nhỏ túa ra canh chừng và do thám người An Nam hoạt động xung quanh chỗ tàu đậu” (Paulin Vial). Trên tàu có khoảng 45 người, bao gồm người Pháp, người Tagal và người Việt, có trang bị một khẩu đại bác cùng nhiều vũ khí đa năng. Trên bờ, quân Pháp lập một đồn ở chợ Nhựt Tảo (nay chợ này không còn) với 20 lính tập người Việt đóng giữ, sẵn sàng yểm trợ cho tàu. Tất cả được đặt dưới sự chỉ huy của viên Trung úy trẻ Parfait được đánh giá là tích cực, can đảm, từng được gắn nhiều huy chương vì thành tích quân sự. Tiểu hạm L’Espérance là một tàu gỗ có chỗ được bọc đồng, chạy bằng hơi nước, có thể ra vào những luồng lạch cạn, là một trong những tàu thuộc hàng bậc nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ, xét về trang bị, bố phòng và tương quan lực lượng, đây thực sự là một pháo đài nổi gần như bất khả xâm phạm, đầy thách thức đối với nghĩa quân.
Khách tham quan nhà trưng bày, tìm hiểu về cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Thùy Hương
Khách tham quan nhà trưng bày, tìm hiểu về cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Thùy Hương
Trước tình hình đó, Nguyễn Trung Trực sau khi điều nghiên, xây dựng một kế hoạch tập kích táo bạo nhưng hoàn hảo, do ông chỉ huy cùng với 2 phó quản cơ là Huỳnh Khắc Nhượng, Nguyễn Văn Quang và 59 dân binh. Ngoài ra, còn có sự phối hợp của những người trong bộ máy hành chính địa phương như 2 anh em cai tổng Hồ Quang Minh và hương thân Hồ Quang Chiêu của làng Nhựt Tảo. Sáng ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực nghi binh, cho một toán nghĩa quân kéo về kinh Ông Hóng (xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ), gióng trống khua chiêng để phân tán lực lượng địch. Parfait là sĩ quan trẻ, háo thắng nên mắc mưu, liền chỉ huy một toán lính rời tàu xuống xuồng nhỏ kéo đi càn quét, để lại một số ít lính Pháp trên tàu. Huỳnh Khắc Nhượng và Nguyễn Văn Quang dẫn hai đội quân men theo bờ sông tiến sát chỗ tàu đậu, chờ lệnh. Đến trưa, Nguyễn Trung Trực cùng 59 nghĩa quân giả làm thuyền buôn (theo Đại Nam thực lục chính biên [Đệ tứ kỉ, Q.26]) tiến thẳng đến tàu Pháp, rồi bất ngờ tấn công vào giữa lúc lính tráng trên tàu đang nghỉ ngơi. Tên hạ sĩ quan Pháp phó chỉ huy tàu bị một ngọn giáo đâm thẳng vào ngực và rơi xuống nước khi cúi xuống định xét giấy tờ. Nguyễn Trung Trực là người đầu tiên lên tàu và 4 tên lính Pháp bị hạ gục ngay tức khắc. Nghĩa quân nhảy lên tàu hò hét vang trời để thị uy. Quân Pháp bị tấn công bất ngờ không kịp trở tay, một số nhảy xuống sông, một số chết ngay trong đợt tấn công đầu. Các đội quân của Huỳnh Khắc Nhượng và Nguyễn Văn Quang chỉ huy được lệnh xáp chiến, một phần tấn công vào đám lính mã tà trên bờ, một phần nhảy lên tàu dùng búa phá tàu nhưng không được bèn nổi lửa đốt tàu. Sau trận đánh, ta diệt 17 lính Pháp và Tagal, 20 tên lính tập trên đồn Nhựt Tảo cũng bị toán quân do hương thân Hồ Quang Chiêu chỉ huy phối hợp nghĩa quân hai phó quản cơ của Nguyễn Trung Trực diệt gọn. Khi Parfait quay trở lại, chỉ tìm được 3 tên lính Tagal trốn thoát nấp trong bụi rậm, không tìm được nghĩa quân nào.
Trận đốt tàu L’Espérance làm cho danh tiếng của Nguyễn Trung Trực vang lừng khắp nơi. Ông được đánh giá là vị chỉ huy chẳng những có võ nghệ cao cường mà trí lược hơn người, chỉ bằng vũ khí thô sơ và mưu trí đã tiêu diệt chiến hạm của Pháp được trang bị vũ khí hiện đại. Chính vì vậy mà quân Pháp cay cú đốt hàng loạt nhà, chặt phá cây cối của làng Nhựt Tảo để trả thù và dựng bia kỷ niệm thất bại ngay tại vàm Nhựt Tảo (bia này đã bị phá bỏ sau năm 1975). Triều đình (Tự Đức) đánh giá rất cao nên mới trợ cấp các gia đình bị thiệt hại và ban thưởng những người tham gia trận đánh. Sách Đại Nam thực lục chính biên (Đệ tứ kỉ, Q.26) ghi rằng: “Vua thưởng cho bọn Lịch, Quản cơ Nhượng, Quang cộng 20 người làm Cai đội, đều cho ngân tiền và thưởng chung cho binh đinh 1.000 quan tiền, 4 người bị chết cấp cho tiền tuất gấp 2 và ấm nhiêu cho con hay cháu gọi bằng chú bác ruột. Lại chẩn cấp cho những nhà thôn ấy bị Tây dương đốt cháy. Thự Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, lĩnh Tuần phủ Định Tường là Đỗ Thúc Tĩnh đều nói trận này là trận xuất sắc nhất, cho nên mới thưởng cho hậu”. Chiến thắng Nhựt Tảo trở thành nỗi ám ảnh của thực dân Pháp và niềm cổ vũ lớn lao cho nghĩa quân, Alfred Schreiner gọi “Đấy là khúc nhạc mở đầu cho một cuộc tổng công kích hầu như toàn bộ các đồn lũy của người Pháp”.
Trước và sau trận đốt tàu ở Nhựt Tảo, cũng bằng chiến thuật tập kích, Nguyễn Trung Trực đã làm cho người Pháp khiếp sợ, mất ăn mất ngủ khi diệt Trung tá chỉ huy Bourdais và 30 lính Pháp ở Bảo Định (4/1961) và hàng loạt các cuộc tấn công tàu địch ở Rạch Tra (Đức Hòa), sông Tra (Gò Công), sông Vàm Cỏ Đông (Bến Lức). Paulin Vial kể: “Ba chiếc tiểu hạm (Iorcha) đậu trên sông Vaico Đông (tức Vàm Cỏ Đông) nhằm kiểm soát sự lưu thông đường thủy, bị tấn công hết sức dữ dội bởi những nhóm người đông đảo, do họ được cổ vũ bởi trận đốt tàu Espérance... Một trong ba chiếc đó, chiếc tiểu hạm số 3. Viên sĩ quan chỉ huy tàu này đã bị thương.” Và Georfes Taboulet thú nhận: “Cuộc nổi dậy bất ngờ bùng nổ vào ngày 16/12/1862 (trận Sông Tra), và chẳng mấy chốc lan rộng ra. Ba chiếc tuần tra và nhiều đồn bót bị đánh chiếm, như đồn Rạch Tra, gần Sài Gòn; trong trận đó, viên Đại úy Thouroude đã tử trận...”.
Đến trận lấy đồn Kiên Giang (16/6/1868) là một đồn lớn ngay trung tâm tỉnh, diệt Chủ tỉnh Chánh Phèn, 5 sĩ quan, 67 lính cả Pháp và quan chức người Việt làm việc cho Pháp, bắt sống 6 tên, thu trên 100 súng và một kho đạn, làm chủ tỉnh lỵ suốt một tuần cho thấy trình độ tập kích của Nguyễn Trung Trực phát triển đến mức cao, từ huấn luyện nghĩa quân, tổ chức lực lượng, chiến thuật táo bạo, thời điểm tấn công khiến địch hoàn toàn bị động,... đã làm cho người Pháp dù biện bạch chống chế cho thất bại này cũng phải thừa nhận: “Thảm họa Rạch Giá là một trong những biến cố đau thương...” (Paulin Vial), “một sự kiện bi thảm” (George Diirrwell).
Tài năng quân sự
Hai trận “Hỏa hồng Nhựt Tảo” và “Kiếm bạt Kiên Giang” cho thấy tài năng quân sự của Nguyễn Trung Trực. Ở trận Nhựt Tảo, Nguyễn Trung Trực nắm bắt tình hình địch rất kỹ với 2 điểm mấu chốt là sự lơ là phòng bị vào buổi trưa và đồn địch trên bờ hỗ trợ tàu L’Espérance để tìm cách khắc chế bằng cách tấn công 2 mục tiêu tàu địch và đồn địch cùng lúc để ngăn chặn sự ứng cứu lẫn nhau, kết hợp với nghi binh, thu hút nhằm phân tán lực lượng chủ yếu trên tàu. Trong cách đánh, Nguyễn Trung Trực chọn nghĩa quân can đảm, giỏi võ, lặn lội giỏi, rành địa thế, nắm biết quy luật con nước lớn ròng, sử dụng vũ khí và chiến đấu trên sông nước thành thạo, bảo đảm tự chiến đấu khi được tung vào trận... để bảo đảm thắng lợi. Những trận phục kích quân Pháp ở mặt trận Bảo Định, sông Tra, sông Bến Lức có thể được xem là rất tiêu biểu của chiến thuật du kích, quấy rối. Trận lấy đồn Kiên Giang là kết quả của việc quy tụ lực lượng (gồm tất cả các tầng lớp, thành phần xã hội, dân tộc, bộ máy chính quyền địch,...), điều nghiên tình hình, kết hợp binh - địch, vận chọn thời điểm tấn công (gần sáng), yếu tố bất ngờ... được kết hợp một cách hoàn hảo để tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nên chiến thắng vang dội.
Tất cả các yếu tố đó cộng với tài năng chỉ huy thông minh và táo bạo của Nguyễn Trung Trực đã làm cho trận đốt tàu L’Espérance trở thành một trong những trận thủy chiến kết hợp với hỏa công tiêu biểu mà không phải ai cũng làm được trong lịch sử. Trận đốt tàu L’Espérance trên Vàm Nhựt Tảo dù là trận đánh có quy mô nhỏ nhưng xét trên nhiều phương diện tương quan lực lượng, hoàn cảnh lịch sử, sự khác biệt và ưu thế về phương tiện chiến tranh, vũ khí..., đó là biểu hiện của tư duy quân sự, thông minh, sáng tạo và tinh thần quả cảm chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam có thể vượt lên tất cả, vì vậy mang tầm vóc vĩ đại, cùng với Bạch Đằng, Rạch Gầm Xoài Mút,... đi vào lịch sử chống ngoại xâm. Việc người Pháp xây “Đài chiến sĩ” trong khuôn viên Dinh tỉnh trưởng (nay là Nhà Thiếu nhi tỉnh Kiên Giang) có nội dung “Tưởng niệm tử sĩ trận đại chiến 1914-1918 và trận đột kích 1868” cho thấy trận tập kích đồn Kiên Giang của Nguyễn Trung Trực là trận đánh lớn, không thua kém gì một trận đánh trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đó là một đánh giá khách quan về tầm vóc của Nguyễn Trung Trực.
Từ “Hỏa hồng Nhựt Tảo” đến “Kiếm bạt Kiên Giang”, Nguyễn Trung Trực bằng tài năng quân sự thiên bẩm đã thể hiện và minh chứng sinh động tinh hoa và tư tưởng quân sự Việt Nam “lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”. Điều đó chỉ có ở một dân tộc có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Tinh thần đó sẽ bùng lên mạnh mẽ một khi vận nước lâm nguy để “giữ gìn ngọn rau tấc đất” dù “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung” mà Nguyễn Trung Trực là một hình ảnh tiêu biểu và sống động về người anh hùng nông dân áo vải./.
(*) Lời trong bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Trở thành huyền thoại


Trước lúc hy sinh, Nguyễn Trung Trực đã thể hiện khí tiết của mình bằng câu nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Ảnh: Internet
Trước lúc hy sinh, Nguyễn Trung Trực đã thể hiện khí tiết của mình bằng câu nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Ảnh: Internet
Xuất phát từ tình cảm đối với một con người lịch sử, đã tạo nên lịch sử, khẳng định được tinh thần yêu nước, thể hiện khí phách anh hùng, tài năng quân sự hơn người cùng cái chết bất tử của một người anh hùng, nhân dân Nam bộ dành cho Nguyễn Trung Trực sự kính ngưỡng sâu sắc như một vị thần có công vì dân, vì nước - một vị thần do chính nhân dân phong tặng, tôn vinh và thờ phụng.
Cái chết bất tử của người anh hùng
Thất bại trước sự kiên gan của Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông về Rạch Giá xử chém vào ngày 27-10-1868 (nhằm ngày 12-9 năm Mậu Thìn). Tương truyền, ngày ông bị xử chém, dân chúng thương tiếc người anh hùng đã làm lễ tế tiễn ông dọc 2 bên đường. Trước khi hành quyết, Pháp hỏi ông có cần gì không, ông chỉ xin uống một trái dừa tươi và ngâm bài thơ tuyệt mệnh:
Theo việc binh nhung thuở trẻ trai/ Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất/ Thù hận chang chang chẳng đội trời.
(Thi sĩ Đông Hồ dịch)
Một hình ảnh thật bi tráng, đầy sức nặng của một thời “nước mắt anh hùng lau chẳng ráo”, thật sự là “anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang”.
Hay tin Nguyễn Trung Trực hy sinh, Đức Cố Quản Trần Văn Thành - người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Bảy Thưa (An Giang), tổ chức cho nghĩa quân tưởng niệm 3 ngày và lập hương án thờ phụng ở quân doanh.
Nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt trong bài Điếu Nguyễn Trung Trực đã ca ngợi hai chiến công bất hủ và khí phách của người anh hùng:
Thua được ở chiến trường không cần bàn đến/ Chỉ nhớ người dân chài đã làm cột đá trong lúc sóng lở;
Lửa đỏ Vàm Nhựt Tảo vang động trời đất/ Gươm vung lên ở Kiên Giang làm quỷ thần phải khóc;
Một buổi sáng phi thường nêu cao gương tiết nghĩa/ Không sợ báo đền Vua và cha mẹ không vẹn toàn;
Anh hùng cứng cổ tiếng thơm dài lâu/ Làm cho bọn chưa chết chịu sống cúi đầu thẹn chết được.
(Triệu Dương dịch)
Cụ Nghè Trương Gia Mô hết lời khen ngợi, tạm dịch:
Sợ thay người chài/ Hùng thay quốc sĩ/ Nhựt Tảo đốt thuyền/ Kiên Giang san lũy/Căm thù giết giặc/ Thề chết cũng cam/ Khói hương nghi ngút/Trung nghĩa rõ ràng.
Truyền thuyết rằng, lúc ra pháp trường đã xảy ra điều chưa từng có là tên đao phủ quỳ lạy xin lỗi ông, vì nghèo khó nên phải đi làm nghề chém mướn. Câu chuyện dù xuất phát từ lòng ngưỡng vọng, tôn kính ông như thần thánh của nhân dân nhưng toát lên thần thái, khí phách hiên ngang của Nguyễn Trung Trực nơi pháp trường. Trước khi đao phủ hành quyết, ông còn yêu cầu đừng bịt mắt...
Sanh vi tướng, tử vi thần
Những chiến công oanh liệt, hành động anh hùng của Nguyễn Trung Trực nơi pháp trường đã tạo nên ấn tượng sâu sắc với lòng cảm phục khôn cùng, sự kính ngưỡng sâu sắc trong lòng người dân Nam bộ, vốn quan niệm “sanh vi tướng, tử vi thần” ăn sâu trong tiềm thức, thần hóa và phụng thờ người có công vì dân, vì nước. Nhân dân tôn kính, tôn thờ ông như một vị thần để gửi gắm hy vọng trong cuộc sống tinh thần, hàng trăm năm nay kiêng gọi tên húy mà gọi bằng “Ông Nguyễn”, “Cụ Nguyễn”. Vì vậy mà cuộc đời và sự nghiệp của ông được nhân dân thêu dệt, sáng tạo ra truyền thuyết pha lẫn giữa đời thật và sự huyền hoặc nhuốm màu thần thánh, làm cho ông trở thành huyền thoại, có sức sống mãnh liệt trong lòng người dân.
Xuất phát từ lòng biết ơn và công lao, việc phong thần cho vị anh hùng dân tộc (AHDT) là chuyện thường có ở thời phong kiến, nhưng những nghiên cứu gần đây còn cho thấy một Nguyễn Trung Trực biểu tượng của “trung hiếu vẹn toàn” rất phù hợp với tôn chỉ Tứ Ân Hiếu Nghĩa nên trở thành vị thần được phụng thờ trang trọng của Bửu Sơn Kỳ Hương. Phật giáo Hòa Hảo tôn phong ông là “Quan Thượng đẳng đại thần”.
Ngoài đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá là đình thần chính để hàng năm, cứ đến ngày lễ hội, người dân hành hương về đây dự lễ, chiêm bái với tâm niệm đóng góp tiền của, công sức vun bồi nơi thờ tự ông như là một bổn phận, trở thành lễ hội có tính chất tự nguyện cộng đồng cao nhất cả nước, đến nay chưa thể thống kê cơ sở thờ tự có phối thờ Nguyễn Trung Trực với thần Thành Hoàng Bổn Cảnh hoặc vị thần khác cũng như trong nhân dân. Riêng việc thờ tự Nguyễn Trung Trực là chính thần, bước đầu cho thấy có ở 6 tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Long An với 24 nơi, trong đó Kiên Giang là 13 nơi và Long An là 2 nơi: Di tích Vàm Nhựt Tảo (Tân Trụ) và di tích Xóm Nghề (Bến Lức). Tuy nhiên, người viết được biết qua nghiên cứu điền dã, hiện còn một nơi phối thờ Nguyễn Trung Trực với thần Thành Hoàng Bổn Cảnh là tại đình thần ấp 1, xã Long Định, huyện Cần Đước, cúng cùng ngày Lễ Kỳ yên (15, 16 tháng Giêng). Đây là quê hương của Phó Quản cơ Huỳnh Khắc Nhượng - người cùng với Nguyễn Trung Trực chỉ huy đánh chìm tàu L’Espérance trên Vàm Nhựt Tảo (10/12/1861). Tình cảm của người dân dành cho AHDT Nguyễn Trung Trực thật vô cùng sâu đậm.
Sống mãi trong lòng nhân gian
Sự kính ngưỡng sâu sắc của người dân dành cho AHDT Nguyễn Trung Trực ngoài việc thờ cúng ở rất nhiều nơi là những truyền thuyết dân gian giàu chất huyền thoại gắn liền với những chiến công và tấm gương yêu nước, hy sinh oanh liệt của người anh hùng dân chài.
Dòng họ Nguyễn ở Xóm Nghề còn tương truyền câu chuyện về lời nguyền của Nguyễn Trung Trực lúc ra đi theo đuổi sự nghiệp chống giặc. Số là dòng họ làm nghề chài lưới ở Quy Nhơn nên có lệ cúng cầu ngư vào ngày mùng 10-3 âm lịch hàng năm. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (25/02/1861), Nguyễn Trung Trực đưa nghĩa quân trở về Tân An tiếp tục chống giặc, đã tổ chức khao binh, xuất quân tại nhà vào dịp cúng cầu ngư năm Tân Dậu. Hôm ấy, trước mọi người, ông khẳng khái bảo với gia đình rằng khi nào thắng Pháp mới về, gia đình có nhớ đến ông thì đến ngày mùng 10/3 hãy rót rượu cúng. Lệ này được dòng họ duy trì cho đến ngày nay.
Dù hiện nay vẫn nghiêng về việc nghĩa quân tiếp cận tàu L’Espérance là bằng cách ngụy trang làm ghe buôn xin giấy thông hành nhưng trong dân gian vẫn luôn tin rằng là một đám cưới giả mà Quản Lịch trong vai chú rể. Cùng lúc ấy, trên bờ, một trận đánh khác cũng được tổ chức tại chùa Ông (xã An Nhựt Tân), mời lính Tây đến dự đám hát bội và tiệc tùng để tiêu diệt khi có hiệu lệnh của người cầm chầu (Hương thân Hồ Quang Chiêu - con ông Hồ Văn Chương) theo quy ước phối hợp với cánh dưới sông. Phải chăng vì lòng yêu mến mà người đời luôn có xu hướng thi vị hóa chiến công của AHDT Nguyễn Trung Trực dù giữa chốn binh đao.
Giặc Pháp trả thù bằng cách đốt nhà, đốt chợ. Dân làng vùng lân cận như làng Đái Nhựt (nay thuộc xã Nhựt Ninh) cũng bị đốt, phải chạy vào phía trong, lập nên chợ Xóm Mới ngày nay. Người dân chài ở Xóm Nghề và làng Nhựt Tảo dọc theo sông Vàm Cỏ Đông đã sát cánh cùng Nguyễn Trung Trực trong nhiều trận chiến, cả trận chiến cuối cùng ở Kiên Giang mà tên làng Nhựt Tảo ở Rạch Giá là bằng chứng. Dù cần được kiểm chứng đầy đủ hơn nhưng tác giả trong lần gặp gỡ trao đổi với Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là ông Lê Hữu Phước (ngày 06/10/2018) được biết rằng, tại ấp 4 (người dân ở đây gọi là ấp Tư), còn xóm Nhựt Tảo và con kênh Nhựt Tảo (nay thuộc xã Thuận Hòa, xưa là Thuận Hưng, huyện Long Mỹ) là dấu vết của người dân Nhựt Tảo (Long An) bỏ chạy về đây.
Về Kiên Giang, chúng ta sẽ được nghe câu chuyện về đồng bào Tà Niên (xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành) đẫm lệ dệt chiếu bông nâng bước chân người anh hùng. Hay tin Nguyễn Trung Trực sẽ bị hành quyết, đồng bào Tà Niên - nơi có nhiều người tham gia nghĩa quân Nguyễn Trung Trực và nổi tiếng với nghề dệt chiếu, ngày đêm dệt những chiếc chiếu hoa để trải trên đường đi đưa cụ Nguyễn vào cõi thiên thu và cũng để đầu cụ không rơi xuống đất. Xưa, trên đường vua đi mới trải chiếu. Ở đây, lòng kính trọng của người dân đã vượt khỏi thường tình của tục lệ. Tương truyền, khi lưỡi đao của kẻ thù bổ xuống, máu từ cổ người anh hùng phun xuống mặt chiếu Tà Niên, đọng thành hình chữ Thọ. Thương nhớ cụ Nguyễn, người Tà Niên đã mang chiếc chiếu thấm máu người anh hùng về lưu thờ và cũng từ đây, nghề dệt chiếu hoa với chữ Thọ không thể thiếu ở làng chiếu Tà Niên được hình thành (dù nghề dệt chiếu ở đây có từ trước năm 1880). Đằng sau yếu tố huyền hoặc, thậm chí hoang đường của truyền thuyết, câu chuyện dân gian chiếu Tà Niên thấm máu người anh hùng vị quốc vong thân đầy chất bi tráng trong giờ khắc ra pháp trường hiển hiện sự yêu thương, lòng ngưỡng mộ, tôn kính sâu sắc của đồng bào với anh hùng Nguyễn Trung Trực: Chữ Thọ ở đây có ý nghĩa dù mất đi nhưng cụ sống mãi trong lòng nhân dân. Và phải chăng, có sự liên hệ nào hay không khi mà hai câu kết trong bài Điếu Nguyễn Trung Trực của thà thơ Huỳnh Mẫn Đạt lại đầy xúc cảm về điều đó:
Anh hùng cương cảnh phương danh thọ
Tu sát đê đầu vị tử nhân.
Hiện nay, tại đình Vĩnh Hòa Hiệp, Châu Thành, Kiên Giang, có treo tấm chiếu mà người ta luôn cho là do dân làng Tà Niên dệt tiễn cụ Nguyễn tại pháp trường.
Đơn cử vài câu chuyện trong biết bao nhiêu truyền thuyết về ông để thấy rằng AHDT Nguyễn Trung Trực bất tử trong nhân gian. Cuộc đời, sự nghiệp với những chiến công oanh liệt và cái chết đầy dũng khí của AHDT Nguyễn Trung Trực trở nên chói lòa trong lịch sử, là biểu hiện cụ thể và sinh động nhất hình tượng người nông dân Việt Nam anh hùng mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khắc họa hết sức đẹp đẽ và bi tráng trong áng văn bất hủ Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc... Đó là đại biểu ưu tú cho giai cấp nhận lấy sứ mạng lịch sử giải phóng dân tộc về sau này./.
ThS. Nguyễn Tấn Quốc