Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Chùa Vạn Niên



Chùa Vạn Niên từng được gọi là Vạn Tuế, tên chữ Vạn Niên Tự, tương truyền có từ thời Lý. Xếp hạng: Di tích lịch sử văn hóa quốc gia (năm 1996). Địa chỉ: số 364 phố Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Toạ độ: 21°03’59"N 105°48’39"E; cách Hồ Gươm chừng 7,6km về hướng tây-bắc. Điểm dừng xe bus gần nhất: ngã ba Lạc Long Quân—Nguyễn Hoàng Tôn (bus 25, 33, 55, 90).

Lược sử

Chùa Vạn Niên từng được gọi là Vạn Tuế, tên chữ Vạn Niên Tự, tương truyền có từ thời Lý, thuộc địa phận ấp Quán La cũ. Sách “Thăng Long cổ tích khảo” viết “Chùa ở bờ Tây hồ Tây... Đời Lý năm Thuận Thiên thứ 5 (1014), Hữu Nhai tăng thống xin tâu lập giới đàn tại đây, thụ giới cho các Tăng đồ. Vua xuống chiếu ban cho. Bấy giờ, danh tăng Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường thời Lý kế thừa trụ trì ở đây”.
Theo “Địa chí Thăng Long - Hà Nội trong thư tịch Hán Nôm” thì thời sau một vị danh tăng tên là Biện Tài đã từ Quảng Châu đến tu trì, có sách đối lục lưu hành ở đời.

Cổng chùa Vạn Niên phía Vệ Hồ. Panorama (c) NCCong 2016
Trên quả chuông đồng "Vạn Niên Tự Chung” được đúc vào đời vua Gia Long có khắc một bài minh, theo đó ta biết chùa Vạn Niên vốn là một danh lam cổ ở phía tây kinh thành Thăng Long với kiến trúc bề thế. Câu đối ở hàng cột nhà bái đường cũng ghi rõ “Cổ tự trùng tu tân cảnh sắc / Vạn Niên kiến tạo cựu quy mô” (Chùa cổ trùng tu cảnh sắc mới / Vạn Niên sửa chữa quy mô xưa).
Đến cuối thế kỷ 20 tuy khuôn viên không còn nguyên vẹn như xưa nhưng quang cảnh đẹp đẽ của ngôi chùa ven bờ Hồ Tây vẫn thu hút được rất nhiều Phật tử và du khách đến thăm. Năm 1996, chùa Vạn Niên đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Kiến trúc và di vật

Trải qua bao thế kỷ đầy biến động thăng trầm, chùa Vạn Niên đã nhiều lần được sửa chữa và tôn tạo, đặc biệt sau đợt đại trùng tu năm 2012. Dáng vẻ ngôi chùa bây giờ vẫn mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Cổng cũ mở ra đường Vệ Hồ được làm lại theo kiểu tam quan chùa Kim Liên và bức tường phía Đông cũng ốp gỗ như bức tường phía Tây.

Tam quan lớn phía Tây mở ra phố Lạc Long Quân, chủ yếu sử dụng vật liệu gỗ. Du khách qua cổng bước xuống vài bậc thì rẽ trái vào sân chùa. Tiền đường 5 gian nhìn về hướng Đông-Nam và kết nối với thượng điện thành hình chuôi vồ. Bên tả tiền đường là nhà Tổ và nhà thờ Mẫu Liễu Hạnh. Vườn phía Đông thì có một bảo tháp nhỏ xây kiểu Tây Tạng và lầu Quan Âm làm bằng gỗ, mái chồng diêm lợp ngói ta.
Các cổ vật có giá trị cao về nghệ thuật và lịch sử còn giữ được tại đây bao gồm hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong của các triều đại như Hậu Lê, Tây Sơn... Nhà chùa cũng mới an vị một pho tượng Phật Thích Ca cao hơn 1,3m, nặng 600kg, làm bằng đá quý tự nhiên ở Myanmar. Lại đặt thêm một viên ngọc cầu may và một bức tượng đúc bằng đồng đen nguyên khối, tạc hình đức Phật ngồi dưới gốc bồ đề cổ thụ, mặt hướng ra Hồ Tây.

Bản đồ trực tuyến


Di tích lân cận


Bài và ảnh: Đông Tỉnh NCCong

Chùa Vạn Niên - ngôi chùa cổ linh thiêng giữa lòng Hà Nội

VOV.VN - Vào năm 1014 thời Lý Thuận Thiên, thiền sư Hữu Nhai Tăng xin vua cho lập đàn tại địa chỉ của chùa Vạn Niên, chùa bắt đầu được xây dựng cho đến ngày nay

chua van nien - ngoi chua co linh thieng giua long ha noi hinh 1

Tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, Chùa Vạn Niên được xây dựng vào năm thứ 2 Thuận Thiên, tính đến nay đã trải qua hàng ngàn năm kể từ ngày Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra kinh thành Thăng Long.

chua van nien - ngoi chua co linh thieng giua long ha noi hinh 2

Toàn bộ kiến trúc chùa Vạn Niên được làm từ gỗ. Những công trình được làm bằng gỗ đều được trang trí, trạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo đậm nét văn hóa phương Đông.

chua van nien - ngoi chua co linh thieng giua long ha noi hinh 3

Để vào chùa Vạn Niên có 2 cổng để vào, một cổng nằm ngay trên mặt đường Lạc Long Quân (đây được gọi là cổng phụ của chùa), cổng nằm ở hướng ven hồ Tây là cổng chính.

chua van nien - ngoi chua co linh thieng giua long ha noi hinh 4

Tổng thể thiết kế kiến trúc của chùa bao gồm cổng tam quan, chùa chính (đền Mẫu thờ bà chúa Liễu Hạnh), nhà Tăng và nhà phụ. Xung quanh không gian của chùa được trồng nhiều cây cảnh tạo sự trong lành cho ngôi chùa.

chua van nien - ngoi chua co linh thieng giua long ha noi hinh 5

Chùa chính được xây theo kiểu kiến trúc nhà 5 gian, phần cửa hay các cột chính của đền Mẫu đều được làm bằng gỗ. Nơi đây là nơi thờ tụng bà chúa Liễu Hạnh.

chua van nien - ngoi chua co linh thieng giua long ha noi hinh 6

Khu vực nội điện chùa Vạn Niên, nơi bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt mùi thơm từ gỗ và hương, cùng không khí mát lạnh, trong lành.

chua van nien - ngoi chua co linh thieng giua long ha noi hinh 7

Chùa còn lưu giữ bộ di vật gồm hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn có giá trị tâm linh,  lịch sử và văn hoá nghệ thuật cao, còn có Bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” đúc vào đời Gia Long.

chua van nien - ngoi chua co linh thieng giua long ha noi hinh 8

Tượng Phật ngọc: toàn bộ lên ý tưởng, phương thức, chất liệu đều do trụ trì Thích Minh Tuệ đề xướng. Pho tượng nặng gần 600 cân được tạc hoàn toàn từ một phiến đá quý nặng gần một tấn. Sau 2 năm, Pho tượng phật Thích Ca được khánh thành vào đúng ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7)

chua van nien - ngoi chua co linh thieng giua long ha noi hinh 9

Vào năm 1014 thời Lý Thuận Thiên, thiền sư Hữu Nhai Tăng xin vua cho lập đàn tại địa chỉ của chùa Vạn Niên. Sau khi được vua phê chuẩn, chùa bắt đầu được xây dựng cho đến ngày nay. Dưới thời nhà Lý, vị sư trụ trì của chùa là Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường.

chua van nien - ngoi chua co linh thieng giua long ha noi hinh 10

Chùa Vạn Niên đang ngày một khang trang và được nhiều Phật tử gần xa biết đến. Tuy có nhiều đổi mới nhưng chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và độc đáo về văn hóa kiến trúc xen giữa lòng thủ đô hiện đại và phát triển.

Toàn Dũng Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét