Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Lên đỉnh Mẫu Sơn tìm hiểu về phong tục Tết cúng thần núi

Đình Đình Chủ Nhật, ngày 04/02/2018 14:15 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Hàng năm, đồng bào dân tộc Dao cúng thần núi 2 lần, các thầy đi hành lễ phải cúng ở núi Mẫu Sơn, ngoài thắp hương trên đỉnh núi như thế này, họ cũng phải làm lễ ở nhà, vào nhiều ngày trong năm từ ngày lễ tết, mùng 3.3 âm lịch, nhà nào cũng phải thỉnh mời.

Người Dao ở Mẫu Sơn sống rải rác trên các ngọn núi với nghề trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Phong tục, tập quán ở đây vẫn lưu giữ nguyên vẹn từ trước tới ngày nay. Họ sống trong những ngôi nhà làm bằng đất, rất thân thiện, không ngại ngần mời khách tới chơi và nếm thử những đồ ngon. Vào mùa xuân, cảnh sắc ở Mẫu Sơn đẹp đến mê hoặc cùng với những phong tục tập quán đón xuân độc đáo khiến du khách nếu một lần được đến đây đều không thể quên. Ngọn núi Mẫu Sơn là nơi được họ thờ cúng các bậc siêu nhiên, phù hộ cho cuộc sống, cho công việc của mình, giúp cho cộng đồng họ càng phát triển. Phặt Chỉ cũng từ đó trở thành ngọn núi thần để hàng năm người Dao tới đây cúng bái làm lễ, bảo trợ cho sức khỏe, cho việc buôn bán.
 len dinh mau son tim hieu ve phong tuc tet cung than nui hinh anh 1
Mâm lễ được chuẩn bị theo phong tục của người Dao.  Ảnh: I.T
Người Dao tin rằng, chỉ cần với lòng thành kính và nỗ lực hết mình, thần núi nơi đây sẽ phù hộ cho họ. Để làm lễ cúng thần núi, người Dao chuẩn bị những mâm cỗ đầy, với những lễ vật không thể thiếu, là những vuông giấy xanh đỏ, có lợn, có gà.
Thần núi là phụ nữ, điều này cho thấy nét tương đồng với tục thờ mẫu của người Kinh. Người Dao vùng Mẫu Sơn có tập quán rất lạ, họ trọn đời trọn kiếp sống cùng với núi rừng bởi vậy, những giá trị vô hình xưa đã trở thành thiêng liêng, những giá trị ấy khiến họ có thêm niềm tin để tiếp tục gắn bó với nơi cha ông mình đã hàng trăm năm sinh sống. Lễ cúng thần núi trên đỉnh Phặt Chỉ giản dị, người làm lễ thắp hương tại nơi được cho là nơi thần núi Mẫu Sơn đã nằm lại yên nghỉ, rồi làm lễ cách đó không xa. Lễ cúng dần trở thành nơi giao lưu giữa bà con thôn bản, kết tình anh em qua chén rượu cay nồng người Dao tự cất. Đỉnh Phặt Chỉ xưa tới nay vẫn giữ được vẻ hoang sơ, tự nhiên như nó vốn có, chưa chịu tác động nhiều của con người, nơi thờ tự trên đỉnh núi vẫn mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Dao.
Trước khi đón giao thừa, bàn thờ của người Dao được dọn sạch, xung quanh bàn thờ tổ tiên cắm từ 5 đến 10 cây mía được chặt nguyên cây để cả lá, trên ngọn những cây mía và những chiếc bánh trưng, bánh dày được đặt lên bàn thờ tổ tiên đều cắm hoa, gắn quả, tiền giấy lên trên đó tạo sự mới mẻ chào đón năm mới và mong tổ tiên phù hộ trong năm tới gia đình luôn được bình an, ăn nên làm ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét