Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa

Nghệ sĩ Thanh Nga mắt bồ câu đượm buồn, ca sĩ Diễm Thúy gợi cảm, Thẩm Thúy Hằng rạng rỡ... qua ống kính của Đinh Tiến Mậu

Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
17 bức chân dung của các nghệ sĩ như cố Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Nga, danh ca Thái Thanh, người đẹp Thẩm Thúy Hằng, Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu, Bạch Tuyết... sẽ được triển lãm ở Đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1 (TP HCM) từ 10h ngày 29/10. Loạt tác phẩm này được nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu chụp tại hiệu ảnh riêng của ông ở Sài Gòn trước năm 1975. Trong ảnh: NSƯT Thanh Nga.
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
Thanh Nga là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng ở sân khấu miền Nam thập niên 1960 - 1970. Bà sinh ngày 31/7/1942 tại Tây Ninh, là con gái đầu của bà bầu gánh hát Thanh Minh - Thanh Nga với người chồng trước. Năm 1966, Thanh Nga đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc - giải thưởng danh giá về cải lương - với vai Giáng Hương trong vở "Sân khấu về khuya".
Tài năng và nhan sắc giúp bà tỏa sáng, trở thành "nữ hoàng" sân khấu cải lương miền Nam một thời. Sau hôn nhân tan vỡ với người chồng đầu, bà kết hôn với luật sư Phạm Duy Lân và sống hạnh phúc với ông đến khi qua đời vào năm 1978.
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng là "nữ hoàng điện ảnh" với nhiều phim đóng trong nước và ở khu vực Đông Nam Á. Bà nổi lên từ vai diễn Tam Nương trong phim "Người đẹp Bình Dương", trở thành biểu tượng nhan sắc phụ nữ một thời ở Sài Gòn. Lúc bấy giờ, bà được các hãng phim mời vào vai chính liên tục. Bà đóng khoảng 60 phim và trở thành minh tinh với tiền cát-xê rất cao. Không chỉ thành công với phim ảnh, bà còn nổi tiếng ở lĩnh vực kịch nói, cải lương, tân nhạc.
Sau vai diễn Phồn Y trong vở "Lôi vũ" trên sân khấu kịch của đoàn Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng từ giã nghệ thuật để lui về cuộc sống khép kín với gia đình. Ở tuổi xế chiều, bà tu tại gia, nghiên cứu Thiền học, làm từ thiện.
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
Ca sĩ Diễm Thúy là một trong số các sao nữ có vẻ đẹp gợi cảm, nóng bỏng ở Sài Gòn thập niên 60 của thế kỷ trước. Trên sân khấu, Diễm Thúy thường mặc đầm ngắn, áo khoét sâu ngực khoe nét thanh xuân. Nhiều đạo diễn thời đó săn đón cô để mời đóng phim.
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
Chân dung danh ca Thái Thanh với vẻ đẹp tròn đầy, phúc hậu. Thái Thanh tên khai sinh Phạm Thị Băng Thanh, sinh năm 1934 tại Hà Nội. Bà được mệnh danh là "Tiếng hát vượt thời gian" và là một trong những giọng ca tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam. Giọng hát của bà ảnh hưởng tới nhiều nữ ca sĩ thế hệ sau như Mai Hương, Quỳnh Giao, Ánh Tuyết... Hiện bà sống ở Mỹ cùng người thân.
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết được mệnh danh là "Cải lương chi bảo" ("Bảo vật của sân khấu cải lương"). Bà sinh năm 1945, có năng khiếu văn nghệ từ nhỏ. Trong một lần gặp Thanh Nga, bà được cố nghệ sĩ khuyên nên đi theo cải lương. Kể từ đó, bà bước chân vào nghề hát xướng và hai lần đoạt giải thưởng Thanh Tâm. Hiện tại, ở tuổi ngoài 70, bà vẫn ngồi ghế giám khảo nhiều cuộc thi, chương trình truyền hình...
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
Ca sĩ Hà Thanh (1937 - 2014). Bà là ca sĩ Việt Nam thành danh ở Sài Gòn trước năm 1965. Thi sĩ Bùi Giáng từng làm thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà.
Năm 1953, ở tuổi 16, bà nổi tiếng khi đoạt giải nhất trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do đài phát thanh Huế tổ chức. Trong sáu ca khúc do bà thể hiện có ca khúc Dòng sông xanh. Sau này, tên bài hát trở thành nghệ danh Hà Thanh.
Năm 2014, bà qua đời ở tuổi 77 tại Mỹ sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư.
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
Danh ca Thanh Lan nổi tiếng với các ca khúc nhạc Pháp. Bà là một trong những ca sĩ tiêu biểu của nhạc trẻ Sài Gòn thời kỳ đầu. Giọng ca sinh năm 1948 từng góp mặt trong nhiều bộ phim nổi tiếng như "Tiếng hát học trò", "Ván bài lật ngửa", "Tình không biên giới"... Năm 1993, Thanh Lan định cư tại Mỹ, tiếp tục hoạt động ca hát.
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
Nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa là mẹ của nghệ sĩ cải lương Thanh Thanh Tâm. Bà là một trong những cô đào sáng giá của sân khấu cải lương Sài Gòn. Năm 1961, mới chỉ vài năm theo nghề, bà đã đoạt được huy chương vàng giải Thanh Tâm danh giá.

Năm 2009, bà qua đời ở nhà riêng tại TP HCM vì bệnh nan y.
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
Nghệ sĩ Phượng Liên sinh năm 1947. Bà theo nghề hát từ năm 12 tuổi và được công chúng, giới chuyên môn thập niên 1960 - 1970 đánh giá cao với làn hơi tinh tế, giọng ca truyền cảm. Năm 1966, bà đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm. Đầu thập niên 1990, bà cùng chồng sang Mỹ định cư. Nữ nghệ sĩ luôn giữ đam mê với nghề hát và được khán giả xem là "người giữ lửa cải lương trên đất Mỹ".
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
Ca sĩ Xuân Thu nổi tiếng trước năm 1975 với các tình khúc "Biển nhớ" (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), "Ai lên xứ hoa đào" (nhạc sĩ Hoàng Nguyên)... Khi ra nước ngoài, bà ngưng biểu diễn, lui về chăm lo cho gia đình. Tuy thời gian đi hát không dài, tên tuổi Xuân Thu được nhiều khán giả yêu quý vì giọng hát ngọt ngào, đằm thắm.
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
NSND Ngọc Giàu sinh năm 1945. Bà nổi tiếng từ nhỏ với chất giọng trời phú. Chủ một hãng đĩa lớn ở Sài Gòn sau khi nghe bà - khi ấy 14 tuổi - ngâm thơ và hát thử đã ký hợp đồng dài hạn. Năm 1960, bà đoạt giải Thanh Tâm với vai đào chính Điêu Thuyền. Ngọc Giàu có khả năng diễn các vai đào mùi, đào mụ, đào lẳng, đào võ, đến những vai giả trai, con nít... Hiện, ở tuổi ngoài 70, bà sở hữu hàng trăm vai diễn trên sân khấu, phim ảnh và vẫn miệt mài hoạt động nghệ thuật.
Nét xuân sắc của giai nhân Sài Gòn xưa
Trang Bích Liễu từng là cô đào có tiếng ở các gánh hát Hoa Sen, Thúy Nga, Dạ Lý Hương... Bà còn được biết đến với chuyện tình thủy chung cùng nghệ sĩ cải lương Thanh Tú.
Mai Nhật
ẢnhĐinh Tiến Mậu

Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa

Thẩm Thúy Hằng môi cánh hồng, mắt bồ câu, Thanh Nga thắt đáy lưng ong, Túy Hồng thanh tao, duyên dáng... là những giai nhân tuyệt sắc của Sài Gòn một thời.

Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa
Trong bộ sách "Sài Gòn - Chuyện đời của phố" tập ba vừa phát hành, tác giả - nhà báo Phạm Công Luận dành phần phụ lục đăng các bức chân dung nghệ sĩ một thời của Sài Gòn. Các bức ảnh này một phần do ông Đinh Tiến Mậu chụp, một phần là ảnh tư liệu của tác giả sưu tầm.
Trong ảnh là diễn viên điện ảnh Thẩm Thúy Hằng. Bà sinh năm 1940 và là biểu tượng sắc đẹp một thời của làng sân khấu - điện ảnh Việt Nam. Ảnh tư liệu.
Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa
Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh. Bà sinh năm 1937. Kiều Chinh từng tham gia hàng loạt phim nổi tiếng trong và ngoài nước, có cả tác phẩm của Hollywood. Ảnh tư liệu.
Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa
Khi thực hiện bộ sách kể chuyện về Sài Gòn, Phạm Công Luận có cơ duyên gặp gỡ ông Đinh Tiến Mậu - chủ tiệm ảnh Viễn Kính nổi tiếng một thời của thành phố. Ông Mậu thường rửa và phóng lớn các bức ảnh chân dung đẹp để trưng bày trước cửa hiệu của mình. Nhiếp ảnh gia đã đồng ý để tác giả Phạm Công Luận đưa nhiều hình ảnh này vào sách.
Trong ảnh: chân dung nghệ sĩ Thanh Nga được ông Đinh Tiến Mậu sử dụng kỹ thuật chụp ghép ảnh của thời đó.
Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa
Ca sĩ Bạch Yến. Ảnh: Đinh Tiến Mậu.
Bạch Yến sinh năm 1942. Lúc chín tuổi, Bạch Yến đã làm quen với âm nhạc. 14 tuổi, bà bắt đầu con đường ca hát. Năm 1965, Bạch Yến sang Mỹ hát cho "Ed Sullivan Show". Năm 1978, bà kết hôn với con trai Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê là ông Trần Quang Hải. Hiện bà và chồng định cư ở Pháp nhưng thường về nước để hoạt động âm nhạc.
Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa
Các bức ảnh chân dung mỹ nhân Sài Gòn một thời trong sách của Phạm Công Luận được chụp trải dài từ thập niên 1950 đến 1960, 1970.

Chân dung ca sĩ Giao Linh thời trẻ qua ống kính Đinh Tiến Mậu. Giao Linh sinh năm 1949. Trước năm 1975, bà được báo giới Sài Gòn đặt biệt danh "nữ hoàng sầu muộn" do giọng hát và phong cách trầm buồn. Hiện tại, bà vẫn thường về nước hoạt động âm nhạc.
Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa
Nghệ sĩ Kim CươngẢnh tư liệu.
Kim Cương sinh năm 1937. Bà là con gái của ông Nguyễn Phước Cương - bầu gánh hát Đại Phước Cương và Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam. Bà được mệnh danh là "kỳ nữ" của giới sân khấu Việt NamNăm 2011, Kim Cương được trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa
Nghệ sĩ sân khấu Túy Hồng. Ảnh: Đinh Tiến Mậu.
Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa
Nghệ sĩ sân khấu Bạch Lê. Bà sinh năm 1951, là con gái của Nghệ sĩ Nhân dân Thành Tôn và là chị gái của Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc. Ảnh: Đinh Tiến Mậu.
Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa
Ca sĩ Trúc Mai. Ảnh: Đinh Tiến Mậu.

Bà từng là ca sĩ nổi tiếng một thời của phòng trà xưa ở Sài Gòn. Bà không chỉ có một giọng hát ngọt ngào, ấm áp mà còn là chinh phục khán giả với vẻ đẹp yêu kiều, quý phái. Nhiều khán giả gắn giọng hát của bà với nhạc phẩm "Hàn Mặc Tử" (Trần Thiện Thanh).
Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa
Ca sĩ Hà Thanh (1937 - 2014). Ảnh: Đinh Tiến Mậu.

Bà là ca sĩ Việt Nam thành danh ở Sài Gòn trước năm 1965. Thi sĩ Bùi Giáng từng làm thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà.
Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa
Ca sĩ Lệ Thu. Ảnh: Đinh Tiến Mậu.

Bà sinh năm 1943 và là một trong những giọng ca nổi bật của nền tân nhạc Việt Nam. Hiện nay Lệ Thu ở Mỹ. Bà thường về nước ca hát.
Thất Sơn

Những giai nhân một thuở của Sài Gòn

Thẩm Thúy Hằng khoe dáng thon thả, Kiều Chinh đằm thắm, ca sĩ Minh Hiếu có nét kiều diễm của Liz Taylor... Họ là những nhan sắc nổi tiếng một thời.

2.jpg
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Tiến Mậu, chủ tiệm ảnh Viễn Kính nổi tiếng Sài Gòn một thời từng chụp rất nhiều bức chân dung tài tử, minh tinh nổi tiếng trong nước. Trong ảnh là bức chân dung ông chụp diễn viên Thẩm Thúy Hằng mặc áo tắm. Bức ảnh này đăng trên bìa bộ ảnh lịch xuân 1967 báo Phụ Nữ Ngày Mai. Vào thời đó, đang giai đoạn chiến tranh, việc tìm một địa điểm đẹp mà an toàn để chụp ảnh là khá khó khăn nhưng êkíp của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu vẫn cố gắng đến con suối Lồ ô ở Dĩ An gần Biên Hòa để thực hiện. Bức ảnh ghi lại vẻ đẹp đầy sức sống của nữ diễn viên với hình con suối làm hậu cảnh. Việc thể hiện hình ảnh nữ nghệ sĩ khoe dáng nuột nà trong bộ áo tắm cũng được đánh giá là táo bạo thời bấy giờ.
14.jpg
Nhan sắc của minh tinh Thẩm Thúy Hằng qua ống kính Đinh Tiến Mậu.
10.jpg
Nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh với vẻ đẹp trong trẻo và quyến rũ. Bà nằm trong số diễn viên Việt Nam ít ỏi tham gia phim truyền hình và điện ảnh Mỹ. Trong đó, nổi bật là vai diễn trong phim "The Joy Club" (Phúc Lạc Hội) của Wayne Wang. 
11.jpg
Ca sĩ Minh Hiếu phảng phất nét đẹp của diễn viên điện ảnh Mỹ Liz Taylor. Theo ông Đinh Tiến Mậu, cô Minh Hiếu đẹp nổi trội nhất trong số nữ nghệ sĩ ông đã chụp chân dung.
12.jpg
Nghệ sĩ Thanh Nga.
5_1391763629.jpg
Ca sĩ Diễm Thúy qua góc máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu.
Ca sĩ Diễm Thúy với vẻ đẹp bốc lửa qua góc máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu.
1.jpg
Năm 1960 báo Phụ Nữ Ngày Mai ở Sài Gòn tổ chức cuộc thi hoa hậu bằng hình ảnh. Tối 1/9/1960, kết quả được trao tại Câu lạc bộ báo chí Sài Gòn. Người nhận vương miện với danh hiệu cao nhất là người đẹp Nguyễn Thị Kim Sang (trong ảnh). Cô lúc đó 17 tuổi, là nữ sinh lớp đệ tam (lớp 10 ngày nay) trường Huỳnh Khương Ninh, Đa Kao, Sài Gòn. Với danh hiệu đoạt được, cô được tặng một huy chương vàng trị giá 12.000 đồng.
13.jpg
Ca sĩ - diễn viên điện ảnh Thanh Lan.
Ban hợp ca Thăng Long và bức ảnh được chụp ở studio Viễn Kính
Ban hợp ca Thăng Long với ba anh em ruột là Hoài Trung, Hoài Bắc và Thái Thanh (đứng). Bức ảnh này được chụp ở studio Viễn Kính.
Thái Thanh bận áo vạt dài chứ chưa cao lên gối như kiểu của thập niên 1970
Trong bức ảnh, Thái Thanh bận áo dài vạt dài chứ chưa cao lên gối như kiểu áo dài của thập niên 1970 trở về sau.
8.jpg
Ảnh thiếu nữ Sài Gòn trên bìa 4 tạp chí Sáng Dội Miền Nam số Tết Nhâm Dần 1962.
Thất Sơn
(Trích sách Sài Gòn - Chuyện đời của phố, tác giả Phạm Công Luận)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét