Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Nét đẹp phong tục “Chọc sàn” của dân tộc Thái

“Chọc sàn” là phong tục đẹp trong hôn nhân của trai gái dân tộc Thái. Từ quen nhau, yêu nhau qua ánh mắt, người con trai mới đến chọc sàn.

Nên duyên vợ chồng
Chọc sàn” thường bắt đầu khi mùa vụ xong xuôi, thóc ngô về nhà. Các chàng trai thường chọn thời điểm khoảng 11 h đêm, khi mọi người đã ngủ hết để đến nhà bạn gái. Họ mang theo một số nhạc cụ như sáo, nhị, tính tẩu, đàn môi và một đoạn gỗ nhỏ dài chừng nửa mét để gõ lên sàn, nơi cô gái đang nằm. 
Nhà của người Thái gian đầu thờ tổ tiên, gian tiếp bố mẹ ngủ, rồi đến gian con trai, con gái. Tuy nhiên, do hồi hộp trong đêm tối nên cũng có khi chàng trai chọc nhầm vào chỗ ngủ của… bố mẹ cô gái, và lúc đó chàng sẽ được nhắc: “Nhầm chỗ rồi cháu ơi!”
Đêm sau, nghe tiếng pí là nàng biết liền. Sau ba bốn đêm chuyện trò như thế thì chàng trai hỏi cô gái có nhất trí làm vợ mình không. Cô gái đồng ý, chàng trai về thưa chuyện với bố mẹ đến hỏi.

Ảnh minh họa.

Sau đó là giai đoạn ở rể, chàng trai ăn ngủ, làm lụng tại nhà Ải mắt (bố vợ). Khi đó đôi lứa đã gần nhau nhưng vẫn ngủ riêng. Nhanh thì ba ngày, lâu thì một tháng sau bố mẹ chàng trai đi hỏi cưới. Sau đám cưới, đôi lứa mới chính thức là vợ chồng, được chung chăn đệm với nhau, sinh con để cái.
Chọc sàn là một nét văn hóa đẹp 
Tưởng chừng như chọc sàn chỉ là một cách để trai gái có thể gặp gỡ, nhưng ẩn sâu trong đó là một nét văn hóa trong giao tiếp. Khi chọc sàn, người con trai không làm ầm ĩ ảnh hưởng đến người khác, khi không được người con gái đáp lại, họ cũng không bao giờ oán trách.
 Chọc sàn thể hiện được sự tôn trọng giữa hai bên khi cuộc trò chuyện của họ không đi đâu xa mà nói chuyện ngay dưới nhà vì người con trai tôn trọng giữ gìn cho người con gái. Và người con gái cũng thể hiện được sự trân trọng, cái duyên khi nói chuyện.
Từ lâu, chọc sàn vẫn luôn là sợi chỉ đỏ chắp nối cho bao nhiêu cuộc hôn nhân hạnh phúc. Vì thông qua chọc sàn họ có cơ hội tìm hiểu về nhau thật kĩ.
Theo Phuongnamplus

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét