Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Tò mặc lẹ - trò chơi hấp dẫn ngày Tết của người Thái Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày Xuân về, bên cạnh ném còn, nhảy sạp, khắc luống… người Thái Nghệ An còn lưu giữ được nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn khác. Một trong những trò chơi được ưa thích và lưu truyền cho đến tận bây giờ là trò "tò mặc lẹ".
Ngày Xuân là thời điểm ở vùng cao Nghệ An nhiều hoạt động vui chơi diễn ra sôi nổi với các trò chơi dân gian như ném còn, nhảy sạp, khắc luống, tò mặc lẹ... Ảnh: Đào Thọ
Trò chơi tò mặc lẹ nghe có vẻ xa lạ nhưng với người Thái Nghệ An lại rất quen thuộc. Dụng cụ chơi là 2 quả cây mặc lẹ. Ảnh: Đào Thọ
Tò mặc lẹ có 4 phần chơi chính. Trước mỗi phần chơi, các đội xác định lượt chơi, được chơi trước hay chơi sau tuỳ thuộc vào việc tung mặc lẹ cái phía trước. Đội nào ném mặc lẹ qua cái mà gần vạch hơn thì được quyền chơi trước. Ảnh: Đào Thọ
Phần thứ nhất, người chơi đứng từ vạch xuất phát, quỳ gối, đặt mặc lẹ trên đầu gối, dùng tay nhằm quả mặc lẹ cái mà bắn. Ảnh: Đào Thọ
Phần thứ hai, người chơi cũng lần lượt chơi như lần một, nhưng lần này đầu gối hạ thấp hơn. Ảnh: Hồ Phương
Tò mặc lẹ không chỉ yêu cầu độ chính xác của tay mà còn đòi hỏi sự khéo léo của đôi chân. Ảnh: Hồ Phương
Ở phần chơi thứ 3, người chơi đứng ở vị trí xuất phát, đặt mặc lẹ lên 5 ngón chân rồi nhảy qua mặc lẹ cái mà không được rơi mặc lẹ. Sau đó dừng lại và dậm chân đẩy sao cho quả mặc lẹ trên chân trúng vào đích là mắc lẹ của đối phương. Ảnh: Hồ Phương
Lượt chơi cuối cùng là bắn trên đất. Mặc lẹ được đặt sát đất, rồi bật về phía trước đích. Trọng tài sẽ tuỳ vào số điểm của mỗi vòng để xác định đội thắng. Ảnh: Hữu Vi
Một cú bắn mặc lẹ. Ảnh: Hữu Vi
Dù không còn được phổ biến như trước nhưng trong tâm thức của nhiều người, tò mặc lẹ vẫn là 1 trò chơi dân gian hấp dẫn và lôi cuốn. Ảnh: Hữu Vi
 Thọ - Vi - Phương

Náo nức trò chơi dân gian ở bản người Thái


(Baonghean.vn) – Vào dịp vui Tết, đón Xuân, sau khi hoàn thành các nghi thức cúng tế và thăm hỏi họ hàng và những người thân quen, bà con dân tộc Thái ở bản Cằng, xã Môn Sơn (Con Cuông) lại náo nức với các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc.
Khi các nghi lễ và việc thăm hỏi, chúc sức khỏe bà con, họ hàng cơ bản hoàn thành, bà con bản Cằng, xã Môn Sơn (Con Cuông) tập trung ra Nhà văn hóa cộng đồng để trò chuyện và tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ.
Ném còn - trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái luôn thu hút đông đảo bà con nhân dân ở mọi lứa tuổi.
Ném khăng - trò chơi thể hiện độ chính xác và khéo léo.
Đi cầu khỉ - trò chơi đòi hỏi khả năng thăng bằng cơ thể.
Trò chơi bịt mắt đánh trống.
Chọi gụ - trò chơi của trẻ nhỏ nhưng vẫn thu hút cả những người lớn tuổi.
Khắc luống.
Nhảy sạp.
Thi đấu bóng chuyền.
Ai giành phần thắng trong các trò chơi đều được nhận phần thưởng là 1 nắm kẹo.
Kết thúc các phần thi trò chơi dân gian, mọi người cùng nắm tay nhau trong điệu xòe, thể hiện tình đoàn kết và thân ái.
 Công Kiên

Trẩy hội Xuân với trò chơi dân gian xứ Nghệ


(Baonghean.vn) - Mỗi độ Tết đến Xuân về, bà con trên khắp vùng miền lại nô nức tổ chức lễ hội, trò chơi dân gian đặc sắc. Đây thực sự là món ăn tinh thần, là nét văn hóa truyền thống được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. 
Hình ảnh những nam thanh nữ tú trong những bộ trang phục truyền thống tung bay vun vút với trò chơi đánh đu trong tiếng hò reo cổ vũ của người xem thực sự trở thành một nét đặc trưng của các lễ hội vùng cao. Có nhiều loại hình thức và cách thức đánh đu, nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi hay còn gọi là đu tiên. Theo đó, từng cặp hai người sẽ lên so tài đánh đu sao cho đẹp mắt và nhún bay lên một tầm nhất định để được tán thưởng.
Trò chơi này ngoài tính thể thao, rèn luyện và giải trí, còn là dịp để trai gái giao lưu, gần gũi, giao duyên trong ngày hội Xuân.
Đấu vật rất phổ biến trong các lễ hội Xuân, nhất là vào tháng Giêng hằng năm.
Đây là hoạt động thể hiện tinh thần thượng võ của các đô vật. Trong hình là một màn đấu võ được tổ chức tại Lễ hội đền Đức Hoàng (Yên Thành).
Cờ điếm hay cờ người cũng là một môn thể thao được tổ chức phổ biến trong các lễ hội đầu Xuân. Trong ảnh: Du khách xem đánh cờ người tại Lễ hội đền Cờn (thị xã Hoàng Mai)
Trò chơi này thực sự là hoạt động đấu trí của những kỳ thủ trong cộng đồng
Đẩy gậy cũng là một trong những môn thể thao truyền thống, thường được tổ chức vào dịp lễ hội đón năm mới. Không chỉ thu hút cánh mày râu, phụ nữ cũng tham gia với tinh thần thượng võ không thua kém.
Để tổ chức thi đấu, môn đẩy gậy chỉ cần có gậy thi đấu làm bằng tre già thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính từ 4 - 5cm, được sơn 2 màu đỏ và trắng; đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau. Vẽ một vòng tròn có đường kính 5m trên một khoảng đất rộng. Sau khi các vận động viên đã chuẩn bị xong, một người được giao nhiệm vụ làm trọng tài phát lệnh cho trận đấu bắt đầu. Theo quy định, bên nào chân chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc.
Trò vật cù thường được tổ chức trên một khoảng sân rộng, thường có khoảng trên dưới 10 thanh niên trai tráng tham gia. Quả cù làm bằng củ cây chuối. Người chơi 2 bên tìm mọi cách để đưa được quả cù bỏ vào chuồng (lỗ nhỏ được đào theo hình vuông hoặc tròn, vừa khít với quả cù) của đối phương thì là thắng cuộc. Đây là một trò chơi được tổ chức hằng năm tại lễ hội đền Bạch Mã (Thanh Chương).
Đi cầu tre là một trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú vị. Người ta lựa chọn một bờ đất cao trên một khoảng ao hoặc đoạn kênh rồi bắc tre làm cầu. Trò chơi thường được diễn ra tại lễ hội đền Đức Hoàng (Yên Thành).
Hội thi bắn nỏ, một nét đặc sắc của bà con người Thái được tổ chức tại lễ hội đền Chín Gian. (Quế Phong). Hội thi còn là nơi để phụ nữ Thái thể hiện tài năng bắn nỏ của mình.
Trước đây, sử dụng nỏ là hoạt động phổ biến của đồng bào dân tộc trong việc săn bắt thú khi cuộc sống của họ phụ thuộc vào rừng núi. Hiện nay, hoạt động này không còn phù hợp, vì thế bắn nỏ chỉ xuất hiện trong các dịp lễ hội nhằm tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc, nét bản sắc trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.
Đi buộc chân là một trò chơi đòi hỏi sự phối hợp ăn khớp giữa các thành viên, đây là một bộ môn thể thao được tổ chức thường niên tại các lễ hội đầu Xuân để đề cao tinh thần đoàn kết giữa mọi người.
Lễ hội đua thuyền thường được diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hàng năm với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hòa. Hội thường được tổ chức tại các xã ven biển.
Thành viên tham gia đua thuyền thường được chia thành các đội đại diện cho mỗi làng, đó là 18 - 20 thanh niên trai tráng được phân công bẻ lái, cầm phách, cầm tổng...
Hội thi kéo co cũng là bộ môn thể thao thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết, thượng võ của người Việt. Chính nhờ tinh thần đoàn kết gắn bó người Việt đã vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Hồ Đình Chiến - Thanh Quỳnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét