Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Người Chăm Bà La Môn mừng nhà mới

Theo phong tục của đồng bào Chăm ngôi nhà rất quan trọng trong cuộc đời của đồng bào. Nó là linh hồn, là trái tim của mỗi đồng bào dân tộc Chăm. Ngôi nhà là không gian sống động linh thiêng, là nơi thờ cúng tổ tiên.


Xây dựng ngôi nhà xong, để thể hiện lòng thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên, gia chủ chuẩn bị lễ vật tổ chức lễ về nhà mới mời thầy cúng và người thân về nhà mình để chúc phúc qua đó người thân công nhận ngôi nhà đó là của mình.
Đồng bào Chăm chuẩn bị các lễ vật để làm lễ báo với thần linh tại tháp Chăm.


Người dân tộc Chăm mang các lễ vật vào tháp để dâng lên thần linh. Đồng bào Chăm mang theo lễ vật bao gồm trầu, cau, rượu,.. mang lên Tháp Chăm làm nghi thức tấu trình với thần Po Ginuer Matri (thần Si va).

Thầy cúng đang làm nghi lễ mở cửa đền tháp. Tiếp đó, thầy cúng thực hiện nghi thức tẩy tượng Mukhalinga và tiến hành nghi thức mặc trang phục cho tượng vua Pô Klaong Girai. Tiếp đó, người dân tộc Chăm mang các lễ vật vào tháp để dâng lên thần linh. Thầy cúng tiến hành nghi thức thắp sáng cây đèn thần, tạo lửa và đốt trầm hương, ông kadhar hát thánh ca thực hiện nghi thức cúng.

Nghi thức mở cửa tháp.
Người Chăm mang lễ vật vào tháp cúng thần linh.

Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng thần linh.

Sau khi tiến hành làm lễ báo cáo với thần linh tại tháp xong đồng bào chuẩn bị đồ cúng để làm lễ tại ngôi nhà mới của mình. Thầy cúng tiến hành cúng 2 chum gạo đầy trên đó có để mấy đồng tiền tượng trưng cho sự cầu mong no đủ bởi gạo nuôi bản thân con người. Sau đó, thầy cúng quay đến 2 mâm cao đã chuẩn bị cho thần linh, hướng đầu tiên là cúng Mẹ quay về hướng Đông để cúng vì Mẹ là dương, là hướng Đông - hướng của mặt trời mọc. Tiếp theo thầy sẽ hướng về hướng Tây tượng trưng cho Cha, mời Cha về nhà mừng vui nhà mới.

Đồng bào chuẩn bị lễ cúng tại nhà.
 
Thầy cúng cúng 2 chum gạo.
 
Thấy cúng hướng về hướng Đông và Tây mời Mẹ và Cha về mừng nhà mới.

Theo Langvietonline.vn
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét