Lễ Vu Lan là một ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt trong tháng 7 âm lịch. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách cúng lễ này sao cho đúng.
Ngày lễ Vu Lan là ngày con cháu tưởng nhớ đến công lao của bậc sinh thành. Vào dịp lễ này, ngay từ đầu tháng 7 âm lịch, người người nhà nhà sắm sửa lễ vật dâng lên Đức Phật, Thần linh và gia tiên nội ngoại để bày tỏ lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà và cha mẹ.
Vào ngày này, mỗi gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu, tỏ lòng báo hiếu với ông bà tổ tiên. Sau đó, nên làm một mâm cơm thắp hương lên ban thờ phật (nếu có) và ban thờ gia tiên.
Dưới đây là hướng dẫn cách cúng lễ Vu Lan theo truyền thống Việt bạn có thể tham khảo:
Cúng tại chùa
Theo các sư thầy ở nhà chùa thì việc cúng lễ Vu Lan trước tiên nên được thực hiện tại chùa rồi mới làm ở nhà. Theo báo Gia đình & Xã hội, trước tiên, bạn cần đến đăng ký làm lễ ở một ngôi chùa gần nơi bạn đang sinh sống. Nếu đăng ký ở một ngôi chùa có tiếng cũng tốt nhưng không vì thế mà phải chen chúc ở một nơi quá đông người, quan trọng là bạn thành tâm với việc mình đang làm.
Cúng Vu Lan tại nhà
Theo các chuyên gia tâm linh thì việc cúng lễ Vu Lan tại nhà nếu được làm đúng ngày Rằm tháng 7 là tốt nhất. Việc cúng lễ Vu Lan tại nhà thường được tiến hành từ ngày 10/7 đến trước ngày 15/7 âm lịch.
Cúng Phật
Theo Vietq, trước tiên, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản là mâm ngũ quả để cúng phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh Vu Lan để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài nhưng thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc khá nhanh.
Cúng thần linh và gia tiên
Người Việt vẫn thường dạy con cháu, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa. Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.
Trên mâm cúng gia tiên bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức..., mũ kepi, người giúp việc... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
Văn khấn cúng thần linh
Mâm cúng tổ tiên, thần linh tại gia thường là cỗ mặn và hương hoa, vàng mã, trầu cau, đèn, nến...
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm...
Tín chủ chúng con tên là:… ngụ tại nhà số…, đường…, phường (xã)…, quận (huyện)…, tỉnh (thành phố)…. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.
Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Văn tế khấn tổ tiên
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ… và chư vị hương linh.
Hôm nay là rằm tháng Bảy năm....
Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.
Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ… (Nguyễn, Lê, Trần …)
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.
Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
* Thông tin mang tính tham khảo
Hùng Lâm (Tổng hợp)
5 NÊN ai cũng PHẢI BIẾT khi làm lễ cúng cô hồn rằm tháng 7
Bên cạnh lễ Vu Lan báo hiếu thì lễ cúng cô hồn trong tháng 7 cũng được khá nhiều gia đình quan tâm. Nhưng nên cúng cô hồn thế nào để chuẩn nhất?
Nên phân biệt rõ lễ cúng cô hồn và lễ Vu Lan báo hiếu
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tháng 7 là tháng cô hồn hay tháng “ma quỷ”. Còn trong đạo Phật thì tháng 7 được coi là tháng lễ Vu Lan báo hiếu.
Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương. Đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Chính vì thế, vào đêm 14/7, người ta thường đốt nến, hóa vàng bạc hoặc giết gà vịt cúng quỷ đói để cầu được bình an và những điều tốt đẹp, không bị ma quỷ hại phá.
Đây được coi là nguồn gốc của tên gọi Tết Quỷ. Tết này gắn gắn liền với văn hoá Đạo giáo của Trung Quốc.
Trong khi đó, ngày 15/7 âm lịch hàng năm cũng chính là ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo. Vì thế có thể nói, Lễ Vu Lan của Phật giáo và Tết Quỷ trong dân gian Trung Quốc hoàn toàn khác nhau.
Khi cúng cô hồn không không nên cầu xin gì cô hồn, mà chỉ cúng thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn. Ảnh minh họa.
|
Nên chỉ cúng hương hoa trà quả, không cúng đồ mặn
Nhiều gia đình thường chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn bằng xôi, gà và đồ mặn khác. Nhưng chuyên gia phong thủy Linh Quang trả lời trên Giadinhnet lại nhấn mạnh cách làm đó hoàn toàn sai và không nên.
Theo ông Linh Quang, đã gọi là “cô hồn” thì bản thân những vong hồn này lo cho mình còn chưa xong thì không thể phù trợ cho người khác được. Do vậy đây cũng là lý do tại sao chúng ta thường cúng ở ngoài đường (trước cửa nhà) chứ không làm trong nhà.
Việc cúng là chúng ta đang ban phát lộc cho những cô hồn này chứ không phải đi lạy lục để những cô hồn phù trợ cho mình.
Do đó, khi cúng cô hồn không không nên cầu xin gì cô hồn, mà chỉ cúng thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn mà thôi. Luật nhân quả tuần hoàn báo ứng, cho nên chỉ cần thành tâm ban phát lộc cho các cô hồn là được, và hoàn toàn yên tâm khi các cô hồn đã thụ hưởng lộc của gia chủ thì sẽ không quấy phá hay làm hại xui xẻo gì khác.
Nên thực hiện lế cúng bố thí cô hồn vào chiều tối hoặc tối hẳn
Theo các chuyên gia tâm linh, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày. Còn lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… nên cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Hay để chắc chắn, nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.
Bên cạnh đó, thời gian cúng cô hồn có thể chọn trong ngày 14/7 và trước 23h đêm.
Nên chỉ cúng hương hoa trà quả, không cúng đồ mặn. Ảnh minh họa.
|
Nên thực hiện cúng cô hồn sau lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên
Nhiều gia đình thường cúng Rằm tháng 7 khá tùm lum mà không để ý đến tuần tự cúng. Thực tế, việc cúng Rằm tháng 7 tại nhà nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.
Nên nhất định phải mời vong đi sau khi cúng cô hồn
Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh, nhưng khi xong nghi lễ không biết mời đi, nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ. Vì vậy, sau khi nghi lễ cúng xong, các gia đình nhất định phải làm những việc như sau:
+ Vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã.
+ Không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà, nếu không ai giành giật thì cho những người khác dùng, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Vân Anh (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét