(Tin mới) - Những cung đường biển đẹp như mơ, ngọn Hải
đăng cổ nổi tiếng, tượng Chúa Giê - su giang tay độc đáo... cùng những
món ăn ngon miệng, hấp dẫn... là những gì du khách không thể bỏ qua khi
đến với Vũng Tàu.
1. Đến Vũng Tàu bằng gì?
Từ Hà Nội, có thể đi xe ô tô vào Vũng Tàu hoặc đi máy bay vào TP.HCM rồi tiếp tục di chuyển ra Vũng Tàu.
Từ
TPHCM, bạn có thể đi ô tô, xe máy hoặc tàu cánh ngầm đều được cả. Một
số hãng xe tốt như: Mai Linh, Hoa Mai, Thiên Phú, Rạng Đông…Giá các loại
xe này khoảng 85.000 đồng/người/lượt (120.000 đồng/người/lượt nếu xuất
phát từ sân bay Tân Sơn Nhất). Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể tự đi
xe ô tô riêng.
Giá vé tàu cánh ngầm hiện nay là 250.000 đồng/người/lượt.
Ở
Vũng Tàu, để thưởng ngoạn hết vẻ đẹp của thiên nhiên, phương tiện di
chuyển được đánh giá cao là xe máy và xe đạp. Giá thuê xe máy trung bình
là 150.000 đồng/ngày/xe.
Bình minh trên bãi Thủy Tiên
Hoàng hôn trên biển Vũng Tàu
Từ cao đài nhìn xuống biển Vũng Tàu
2. Nghỉ ngơi
Để
tiện cho việc ngắm và tắm biển, các khách sạn trên đường Trần Phú (bãi
Trước), Hạ Long (bãi Dứa), Thùy Vân (bãi Sau)… là sự lựa chọn tối ưu.
Giá cả dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/phòng/ngày đêm.
Bạn cũng có thể lựa chọn các nhà nghỉ nằm sâu bên trong thành phố để có được mức giá mềm hơn và chất lượng phục vụ cũng tốt hơn.
3. Tham quan
Vũng
Tàu không quá rộng lớn nhưng rất xinh đẹp và hiền hòa. Những con đường
trải nhựa phẳng lỳ ven theo bờ biển xanh trong sẽ dẫn bạn tới những điểm
tham quan nổi tiếng như: Tượng Chúa Kito (núi Tao Phùng), Bạch Dinh
(đường Trần Phú), hồ Mây (núi Lớn), Linh Sơn Cổ Tự, Thích Ca Phật Đài…
Tượng chúa Kito
Lên đỉnh tượng Chúa, nghe gió thổi mát lạnh, phóng tầm mắt ra xa, ngắm toàn cảnh biển và thành phố Vũng Tàu thật sự là một trải nghiệm khó quên.
Bạn
cũng không nên bỏ qua ngọn hải đăng cổ Vũng Tàu – một trong những ngon
hải đăng nổi tiếng nhất Việt Nam. Theo con đường nhỏ dọc triền núi dẫn
du khách lên đỉnh, càng lên cao, cảnh vật thiên nhiên Vũng Tàu càng hiện
ra rõ nét. Cùng với Tượng Chúa Kitô thì đây cũng là nơi mà bạn có thể
phóng tầm mắt ra xa nhất, để chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Vũng Tàu.
Sẽ càng ấn tượng hơn nữa nếu lên thăm ngọn Hải đăng vào buổi tối, cả một
dọc bờ biển lấp lánh ánh đèn sẽ trải ra dưới tầm mắt bạn.
Ngọn hải đăng và thành phố Vũng Tàu nhìn từ ngọn hải đăng trong đêm tối
Những tượng Phật lớn tại Thích Ca Phật Đài
Đến
Vũng Tàu mà không tắm biển thì quả là một thiếu sót lớn. Với 3 mặt giáp
biển, Vũng Tàu có đến 4 bãi tắm lớn và đẹp dành cho du khách: bãi
Trước, bãi Sau, bãi Dâu và bãi Thủy Tiên.
Ngắm bình minh và hoàng hôn trên biển hoặc tại cầu Long Sơn cũng đều là những trải nghiệm hết sức đáng nhớ.
Đến Long Sơn, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến cảnh người dân nuôi trồng hải sản, làm muối và khai thác hải sản.
Hàu Long Sơn là một đặc sản nổi tiếng Bắc Nam.
4. Ăn uống và mua sắm
Vũng
Tàu là vùng đất nổi tiếng với nhiều loại đặc sản độc đáo, hấp dẫn, đầy
thú vị. Đến Vũng Tàu, những món hải sản tươi ngon, giá rẻ như mực, ghẹ,
hàu, sò huyết… bạn đều có thể dễ dàng mua được từ những ngư dân đánh bắt
cá bên bờ biển vào mỗi buổi sáng sớm hay sang chợ hải sản ở bán đảo
Long Sơn. Một số quán hải sản nổi tiếng là Gành Hào, ốc Năm, ốc Nốc…
Hàu Long Sơn to, béo, chắc và rất ngọt thịt
Ngoài ra, bánh khọt cũng là một đặc sản làm nên tên tuổi của Vũng Tàu.
Một số quán bánh khọt ngon là bánh khọt Vú Sữa, bánh khọt cô Xuân…
Có
hai thú vui bạn không nên bỏ qua khi đến Vũng Tàu là dạo biển đêm và
uống cà phê bãi biển. Các quán cà phê tại Vũng Tàu đều có giá thành phải
chăng và view thì tuyệt đẹp. Một số quán cà phê nổi tiếng với tầm view
đẹp là cà phê Lan Rừng, cà phê Ô Cấp (đường Hạ Long), cà phê Sea Breeze
(đường Trần Phú), cà phê Mũi Đá (bến tàu cánh ngầm).
Quán kem Thổ Nhĩ Kỳ Alibaba cũng là một địa chỉ nên đến khi bạn ghé thăm Vũng Tàu
5. Nên mang gì khi đến Vũng Tàu?
Bất
kỳ trang phục gì bạn thích song những món không thể thiếu trong ba lô
là quần short, bikini, mũ rộng vành, đầm maxi, dép đi biển, kem chống
nắng.
Cư dân Vũng Tàu bày kinh nghiệm chống “chặt chém”
Là cư dân của TP biển Vũng Tàu, tôi rất xấu hổ trước việc du khách đến Vũng
Tàu bị “chặt chém” vô tội vạ trong các ngày lễ lớn.
Từ trải nghiệm của bản thân, người thân và bạn bè, tôi chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm góp phần giảm bớt những phiền toái mà du khách có thể gặp phải trong chuyến tham quan Vũng Tàu vào những ngày lễ lớn sắp tới.
Khi đến TP Vũng Tàu, trên đường ra bãi Sau du khách sẽ gặp rất nhiều tài xế xe ôm chạy theo xe đưa những tờ rơi hoặc mời miệng giới thiệu những quán ăn ngon rẻ. Xin đừng tin và đừng bao giờ vào các địa chỉ đó, vì có thể họ là cò mồi cho các quán “chặt chém”. Những quán làm ăn đàng hoàng thường không sử dụng dịch vụ này.
Ở bãi tắm, trước khi muốn thuê hay mua vật gì phải hỏi giá cả cho thật kỹ, nếu không sẽ bị “chém” thẳng tay. Ngày thường một chiếc dù và ghế bố giá thuê chỉ khoảng 50.000 đồng, ngày lễ có thể bị “hét” lên đến 200.000 đồng. Tương tự, một ly trà đá có thể được “hét” tới 20.000 đồng... Du khách nên trả giá và chỉ chấp nhận mức giá ngày lễ cao hơn ngày thường ở một mức hợp lý. Du khách cũng cần hạn chế dùng cua, ghẹ của những người gánh hàng rong dọc theo bãi tắm, vì hàng của họ thường không đảm bảo vệ sinh, có khi là hàng ế còn lại từ hôm trước. Người quen của tôi cũng vì ăn ghẹ bán dạo mà bị “Tào Tháo rượt” phải nằm viện hai ngày.
Buổi trưa, muốn dùng cơm ngon và giá cả hợp lý, du khách nên chịu khó tốn một cuốc taxi vào khu chợ cũ (cách bãi Trước khoảng 500m). Tại đây có những quán ăn nổi tiếng với giá luôn ổn định. Tại các quán ăn đó, một tô canh chua cá 80.000-90.000 đồng, các món mặn và xào hải sản giá cũng chừng đó. Gia đình bốn người kêu cơm và ba món ăn, mỗi người uống vài lon bia chỉ trả khoảng 500.000 đồng (trong khi các quán “chặt chém” thường tính 1-2 triệu đồng). Tại chợ cũ có nhiều quán cơm bình dân giá tương đương TP.HCM như cơm sườn 20.000 đồng/phần, cơm đùi gà 30.000 đồng/phần... Buổi sáng, muốn dùng điểm tâm ngon, quý khách nên ra khu chợ cũ, đến phố Lê Lai - Đồ Chiểu. Tại đây có đủ các món ngon như cơm tấm, phở, hủ tiếu, bún bò Huế, bún mắm, bánh khọt... giá chỉ dao động 25.000-35.000 đồng/phần.
Du khách lưu ý là khi ăn ngoài bãi Sau, sau khi thuận giá nên yêu cầu nhân viên phục vụ ghi giá vào tờ giấy giao cho khách giữ để tránh bị họ lật lọng. Tôi có người quen khi hỏi giá tôm sú thì họ nói 600.000 đồng/kg, lúc tính tiền họ tính 900.000 đồng/kg (đắt gấp ba lần giá ngoài chợ). Bạn tôi cự cãi thì họ bảo hồi nãy anh nghe lộn, tôi nói 900.000 đồng/kg chứ không phải 600.000 đồng/kg. Đã lỡ ăn rồi, lại không có chứng cứ gì để phản bác nên bạn tôi đành phải nuốt cục tức mà trả tiền.
Ban đêm, nếu phòng trọ và khách sạn đã hết chỗ, du khách có thể đến Tịnh xá Ngọc Bích ở bãi Trước (gần bến tàu cánh ngầm) xin ngủ nhờ, nhà chùa chỉ lấy tiền điện nước 10.000 đồng/người. Tịnh xá khá rộng, song muốn đảm bảo còn chỗ nên liên hệ đăng ký trước. Ngủ ở chùa thì không được tiện nghi lắm nhưng còn hơn nằm vật vạ ngoài công viên.
Cuối cùng, khi muốn mua đồ lưu niệm, du khách trả giá càng thấp càng đỡ bị hớ. Nếu chỉ trả giá bằng phân nửa hoặc một phần ba giá đưa ra là kể như “dính chấu”. Cháu tôi hỏi mua một xâu chuỗi kết bằng các vỏ ốc, họ nói 70.000 đồng, cháu tôi trả 20.000 đồng thì họ bán. Tưởng mua được giá hời, ngờ đâu một lát gặp người khác cầm xâu chuỗi giống hệt, cháu tôi hỏi mua bao nhiêu thì họ bảo giá chỉ 10.000 đồng.
Duy Minh(Vũng Tàu)
(Theo Tuổi trẻ)
Từ trải nghiệm của bản thân, người thân và bạn bè, tôi chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm góp phần giảm bớt những phiền toái mà du khách có thể gặp phải trong chuyến tham quan Vũng Tàu vào những ngày lễ lớn sắp tới.
Khi đến TP Vũng Tàu, trên đường ra bãi Sau du khách sẽ gặp rất nhiều tài xế xe ôm chạy theo xe đưa những tờ rơi hoặc mời miệng giới thiệu những quán ăn ngon rẻ. Xin đừng tin và đừng bao giờ vào các địa chỉ đó, vì có thể họ là cò mồi cho các quán “chặt chém”. Những quán làm ăn đàng hoàng thường không sử dụng dịch vụ này.
Ở bãi tắm, trước khi muốn thuê hay mua vật gì phải hỏi giá cả cho thật kỹ, nếu không sẽ bị “chém” thẳng tay. Ngày thường một chiếc dù và ghế bố giá thuê chỉ khoảng 50.000 đồng, ngày lễ có thể bị “hét” lên đến 200.000 đồng. Tương tự, một ly trà đá có thể được “hét” tới 20.000 đồng... Du khách nên trả giá và chỉ chấp nhận mức giá ngày lễ cao hơn ngày thường ở một mức hợp lý. Du khách cũng cần hạn chế dùng cua, ghẹ của những người gánh hàng rong dọc theo bãi tắm, vì hàng của họ thường không đảm bảo vệ sinh, có khi là hàng ế còn lại từ hôm trước. Người quen của tôi cũng vì ăn ghẹ bán dạo mà bị “Tào Tháo rượt” phải nằm viện hai ngày.
Một gia đình ở TP.HCM chuẩn bị bữa ăn mang theo vừa tiết kiệm vừa tránh bị “chặt chém” khi đi du lịch Vũng Tàu - Ảnh: N.C.T. (Nguồn: TT) |
Buổi trưa, muốn dùng cơm ngon và giá cả hợp lý, du khách nên chịu khó tốn một cuốc taxi vào khu chợ cũ (cách bãi Trước khoảng 500m). Tại đây có những quán ăn nổi tiếng với giá luôn ổn định. Tại các quán ăn đó, một tô canh chua cá 80.000-90.000 đồng, các món mặn và xào hải sản giá cũng chừng đó. Gia đình bốn người kêu cơm và ba món ăn, mỗi người uống vài lon bia chỉ trả khoảng 500.000 đồng (trong khi các quán “chặt chém” thường tính 1-2 triệu đồng). Tại chợ cũ có nhiều quán cơm bình dân giá tương đương TP.HCM như cơm sườn 20.000 đồng/phần, cơm đùi gà 30.000 đồng/phần... Buổi sáng, muốn dùng điểm tâm ngon, quý khách nên ra khu chợ cũ, đến phố Lê Lai - Đồ Chiểu. Tại đây có đủ các món ngon như cơm tấm, phở, hủ tiếu, bún bò Huế, bún mắm, bánh khọt... giá chỉ dao động 25.000-35.000 đồng/phần.
Du khách lưu ý là khi ăn ngoài bãi Sau, sau khi thuận giá nên yêu cầu nhân viên phục vụ ghi giá vào tờ giấy giao cho khách giữ để tránh bị họ lật lọng. Tôi có người quen khi hỏi giá tôm sú thì họ nói 600.000 đồng/kg, lúc tính tiền họ tính 900.000 đồng/kg (đắt gấp ba lần giá ngoài chợ). Bạn tôi cự cãi thì họ bảo hồi nãy anh nghe lộn, tôi nói 900.000 đồng/kg chứ không phải 600.000 đồng/kg. Đã lỡ ăn rồi, lại không có chứng cứ gì để phản bác nên bạn tôi đành phải nuốt cục tức mà trả tiền.
Ban đêm, nếu phòng trọ và khách sạn đã hết chỗ, du khách có thể đến Tịnh xá Ngọc Bích ở bãi Trước (gần bến tàu cánh ngầm) xin ngủ nhờ, nhà chùa chỉ lấy tiền điện nước 10.000 đồng/người. Tịnh xá khá rộng, song muốn đảm bảo còn chỗ nên liên hệ đăng ký trước. Ngủ ở chùa thì không được tiện nghi lắm nhưng còn hơn nằm vật vạ ngoài công viên.
Cuối cùng, khi muốn mua đồ lưu niệm, du khách trả giá càng thấp càng đỡ bị hớ. Nếu chỉ trả giá bằng phân nửa hoặc một phần ba giá đưa ra là kể như “dính chấu”. Cháu tôi hỏi mua một xâu chuỗi kết bằng các vỏ ốc, họ nói 70.000 đồng, cháu tôi trả 20.000 đồng thì họ bán. Tưởng mua được giá hời, ngờ đâu một lát gặp người khác cầm xâu chuỗi giống hệt, cháu tôi hỏi mua bao nhiêu thì họ bảo giá chỉ 10.000 đồng.
Duy Minh(Vũng Tàu)
(Theo Tuổi trẻ)
Lên lịch cho kỳ nghỉ dài ở Vũng Tàu
Bên cạnh những bãi biển đẹp thơ mộng còn có cả rừng nguyên sinh nên Vũng Tàu là nơi lý tưởng cho bạn cùng gia đình khám phá dịp nghỉ lễ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét