Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Bí ẩn mộ cổ Hàng Gòn

Di tích Mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn (xã Hàng Gòn, TX.Long Khánh, Đồng Nai) được phát hiện và khai quật từ những năm 1927. Xoay quanh về ngôi mộ cổ này vẫn đang thu hút sự quan tâm của giới khảo cổ học.

Mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn do Jean Bouehot (Kỹ sư người Pháp) phát hiện vào năm 1927 khi đang chủ trì công trình mở đường số 2 từ tỉnh Long Khánh (cũ) đi Bà Rịa-Vũng Tàu (nay là quốc lộ 56). Ngay sau đó, nhiều nhà nghiên cứu của trường Viễn Thông Bác Cổ đã khai quật, thu được nhiều hiện vật đưa về lưu trữ tại Bảo tàng Mossee Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam – TP.HCM).
Mộ của nhân vật quyền uy?
Nhìn từ bên ngoài, mộ cổ có chiều dài 4,2m, ngang 2,7m, cao 1,6m, hình hộp chữ nhật được ghép bởi 6 tấm đá hoa cương nguyên khối (giống như quan tài bằng đá). Các nhà khoa học đánh giá đây là một di tích độc đáo về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.
 Mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn
Mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn - Ảnh: Đức Khánh
Vào năm 2006, các chuyên gia của Viện Khoa học xã hội vùng Đông Nam bộ và Ban quản lý di tích - danh thắng Đồng Nai phối hợp mở đợt điều tra nghiên cứu. Qua đó, các nhà khoa học phát hiện nhiều dấu vết của những vệt đất cháy kéo dài thành hình vòng cung, phía trên có rất nhiều than tro và xỉ kim loại, các mảnh đồ gốm trên thân có hoa văn làm từ chất liệu đất sét pha cát và vỏ nhuyễn thể nghiền nhỏ; phát hiện 2 chiếc tù và bằng đồng; 2 chiếc bàn mài bằng đá có lỗ đeo… Tiếp đến năm 2007, đoàn khảo sát khai quật, tiếp tục tìm thấy nhiều hiện vật bằng gốm, bằng đá, các dụng cụ bàn mài, các cột đá và những vết đất cháy, than tro. Đặc biệt, trong xưởng chế tác đá (đã tìm thấy trước đó-PV) đoàn khảo sát phát hiện những tấm đá, cột đá, nhiều phế vật mảnh tước đá và nhiều công cụ lao động. Qua đó, các nhà khoa học cho rằng, người xưa đã vận chuyển những khối đá lớn về Hàng Gòn để gia công tạo ra những tấm đan, cột đá sử dụng cho kiến trúc mộ. Các nhà nghiên cứu đưa ra dự đoán cho rằng, chủ nhân của Mộ Cự thạch là một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của một bộ lạc hay liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự; niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên.
Vẫn còn nhiều bí ẩn
Theo các nhà địa chất, 6 tấm đá hoa cương được sử dụng làm mộ chỉ có ở Đà Lạt hoặc Phan Rang (ngày nay). Để di chuyển những khối đá lớn hàng chục tấn đi quãng đường xa trên 100km trong điều kiện không có đường thủy lẫn đường bộ là một kỳ tích của những người xây mộ. Sau khi mộ cổ được phát hiện, ông H.Parmentier (Chủ sự Sở Khảo cổ) đã 3 lần khảo sát hiện trường và nhận định rằng đã có một hệ thống ròng rọc để nâng và hạ nắp mộ... Tấm nắp đậy dày khoảng 30 cm, hơi cong, phủ ra khỏi mép các tấm vách (dày và to hơn các tấm đá khác), người ta ước lượng chỉ riêng tấm nắp đậy đã nặng hơn 10 tấn!. "Chiếc hộp bằng 6 tấm đá" này được ghép chặt với nhau bằng hệ thống rãnh đục dưới nắp mộ và tấm đáy. Chỉ bằng những mộng ghép đơn giản như thế nhưng ngôi mộ đã bền vững qua hàng thiên niên kỷ. Hai bên mộ còn có 2 hàng trụ bằng đá hoa cương và sa thạch (2 trụ đá hoa cương có tiết diện hình chữ nhật cao 7,5m và 10 cột sa thạch có tiết diện hình chóp cao từ 3m đến 10m), trên đầu các trụ đá đều được khoét lõm hình yên ngựa.
Một giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra là: Người Việt cổ đã biết tập hợp nhau lại tạo thành sức mạnh phi thường mới có thể vận chuyển được những cấu kiện bằng đá lớn như vậy, ngay cả đền Angkor (Campuchia) cũng không thấy những tảng đá nặng như thế. Đây là một công trình giống như "thạch tự tháp" của miền văn hóa sông Đồng Nai. Tuy nhiên, điều thú vị là loại đá hoa cương của ngôi mộ này không hề có ở Đồng Nai.
Ngoài sổ sách ghi chép của ông Trần Tử Oai (người 20 năm bảo vệ mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn) và ghi nhận của ngành bảo tàng, khảo cổ học Việt Nam cho thấy: “Từ sau  1975 đến nay, có hàng trăm đoàn khảo cổ học từ các nước đến Hàng Gòn để tìm hiểu, nghiên cứu về quần thể di tích Mộ cổ Cự Thạch độc đáo này. Cũng như có hàng trăm triệu lượt du khách tham quan là học sinh, nhân dân, trong và ngoài nước đến tìm hiểu di tích còn ẩn chứa nhiều điều chưa biết này…”

Vào năm 1928, di tích đã được xếp hạng và ghi vào danh mục các di tích lịch sử ''mộ Đông Dương - mộ Dolmen Hàng Gòn''. Năm 1984, Bộ VH-TT (Nay là Bộ VH-TT-DL) xếp hạng Mộ Cự Thạch Hàng Gòn vào di tích Quốc gia.
Đức Khánh

Ngôi mộ cổ 2.000 năm tuổi và những bí ẩn khó tin

Ngôi mộ cổ 2.000 năm tuổi được phát hiện có những đặc điểm như một "thạch tự tháp" với nhiều điều kỳ bí chưa thể giải đáp.

Kỳ bí ngôi hầm mộ được xây từ trước Công nguyên
Liên quan đến mộ cổ 2.000 năm tuổi, ông Lê Kim Bằng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai cho biết, di chỉ khảo cổ Mộ cự thạch Hàng Gòn (tại xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh) thuộc loại hình Dolmen có kiến trúc độc đáo, quý hiếm không những ở Việt Nam mà ở khu vực và thế giới. Di chỉ được kỹ sư cầu đường người Pháp J.Bouchot phát hiện vào năm 1927 trong khi thi công đường từ địa bàn huyện Long Khánh (Đồng Nai) đi Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ khi được phát hiện đến nay, di chỉ Mộ cự thạch Hàng Gòn luôn được giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khảo cổ trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao bởi tính độc đáo, quy mô và giá trị khoa học.
Ngoi mo co 2.000 nam tuoi va nhung bi an kho tin
Năm 1928, di tích đã được xếp hạng và ghi vào danh mục các di tích lịch sử “Mộ Đông Dương - mộ Dolmen Hàng Gòn” và đến năm 1984, Bộ Văn hóa đã xếp hạng Mộ cự thạch Hàng Gòn là di tích quốc gia, một trong 10 di tích quan trọng ở Nam bộ. Các nhà khoa học đánh giá đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.
Mộ cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi những tấm đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30-40 tấn. Ngôi mộ có hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7m, cao 1,6m được ghép bởi sáu tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài; bốn tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, hai tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy. Liên kết giữa tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5m, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài 1,1x0,3m, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa.
Theo đánh giá của các chuyên gia, để xây dựng công trình trên, người Việt cổ phải huy động sức lao động của cả cộng đồng, tổ chức lao động một cách rất chặt chẽ. Đây là một công trình giống như “thạch tự tháp” của miền văn hóa sông Đồng Nai. Người Việt cổ đã biết tập hợp nhau lại tạo thành sức mạnh phi thường mới có thể vận chuyển được những cấu kiện bằng đá lớn như vậy, ngay cả đền Angkor (Campuchia) cũng không thấy những tảng đá nặng như thế.
Từ các mẫu hiện vật khai quật được, các nhà khoa học đã xác định niên đại của Mộ cự thạch Hàng Gòn khoảng 150 năm trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên. “Đây là tài sản văn hóa vô giá, niềm tự hào của quê hương Đồng Nai - ông Lê Kim Bằng nhấn mạnh.
Những bí ẩn chưa có lời giải
Theo quan sát bên ngoài, mộ cổ có chiều dài 4,2m, ngang 2,7m, cao 1,6m, hình hộp chữ nhật được ghép bởi 6 tấm đá hoa cương nguyên khối (giống như quan tài bằng đá). Các nhà khoa học đánh giá đây là một di tích độc đáo về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.
Vào năm 2006, các chuyên gia của Viện Khoa học xã hội vùng Đông Nam bộ và Ban Quản lý di tích - danh thắng Đồng Nai phối hợp mở đợt điều tra nghiên cứu. Qua đó, các nhà khoa học phát hiện nhiều dấu vết của những vệt đất cháy kéo dài thành hình vòng cung, phía trên có rất nhiều than tro và xỉ kim loại, các mảnh đồ gốm trên thân có hoa văn làm từ chất liệu đất sét pha cát và vỏ nhuyễn thể nghiền nhỏ; phát hiện 2 chiếc tù và bằng đồng; 2 chiếc bàn mài bằng đá có lỗ đeo…
Các nhà địa chất phán đoán rằng 6 tấm đá hoa cương được sử dụng làm mộ chỉ có ở Đà Lạt hoặc Phan Rang (ngày nay). Để di chuyển những khối đá lớn hàng chục tấn đi quãng đường xa trên 100km trong điều kiện không có đường thủy lẫn đường bộ là một kỳ tích của những người xây mộ. Sau khi mộ cổ được phát hiện, ông H.Parmentier (Chủ sự Sở Khảo cổ) đã 3 lần khảo sát hiện trường và nhận định rằng đã có một hệ thống ròng rọc để nâng và hạ nắp mộ...
Tấm nắp đậy dày khoảng 30 cm, hơi cong, phủ ra khỏi mép các tấm vách (dày và to hơn các tấm đá khác), người ta ước lượng chỉ riêng tấm nắp đậy đã nặng hơn 10 tấn! “Chiếc hộp bằng 6 tấm đá” này được ghép chặt với nhau bằng hệ thống rãnh đục dưới nắp mộ và tấm đáy.
Chỉ bằng những mộng ghép đơn giản như thế nhưng ngôi mộ đã bền vững qua hàng thiên niên kỷ. Hai bên mộ còn có 2 hàng trụ bằng đá hoa cương và sa thạch (2 trụ đá hoa cương có tiết diện hình chữ nhật cao 7,5m và 10 cột sa thạch có tiết diện hình chóp cao từ 3m đến 10m), trên đầu các trụ đá đều được khoét lõm hình yên ngựa.
Một giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra là: Người Việt cổ đã biết tập hợp nhau lại tạo thành sức mạnh phi thường mới có thể vận chuyển được những cấu kiện bằng đá lớn như vậy, ngay cả đền Angkor (Campuchia) cũng không thấy những tảng đá nặng như thế. Đây là một công trình giống như “thạch tự tháp” của miền văn hóa sông Đồng Nai.
Tuy nhiên, điều thú vị là loại đá hoa cương của ngôi mộ này không hề có ở Đồng Nai. Theo sổ ghi chép của ông Trần Tử Oai (người 20 năm bảo vệ Mộ cổ cự thạch Hàng Gòn) và ghi nhận của ngành bảo tàng, khảo cổ học Việt Nam cho thấy:
“Từ sau 1975 đến nay, có hàng trăm đoàn khảo cổ học từ các nước đến Hàng Gòn để tìm hiểu, nghiên cứu về quần thể di tích Mộ cổ cự thạch độc đáo này. Cũng như có hàng trăm triệu lượt du khách tham quan là học sinh, nhân dân, trong và ngoài nước đến tìm hiểu di tích còn ẩn chứa nhiều điều chưa biết này…”
UBND tỉnh Đồng Nai đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận bằng xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt di chỉ khảo cổ Mộ cự thạch Hàng Gòn và bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia Văn Miếu Trấn Biên vào ngày 22/11 vừa qua.
Cùng ngày 22/11, UBND tỉnh Đồng Nai cũng công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Văn miếu Trấn Biên do chúa Nguyễn Phúc Chu xây dựng năm 1715. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở Đàng Trong. Năm 1861, Văn miếu Trấn Biên bị thực dân Pháp đốt phá. Đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại trên nền đất cũ và hoàn thành vào năm 2002.
Theo Hòa Thành/Pháp luật Việt Nam

Những bí ẩn chưa có lời giải của ngôi mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn

Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết đây là hầm mộ của một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ảnh: H.A.C
Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết đây là hầm mộ của một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ảnh: H.A.C

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét