Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

"Điểm mặt" những quán ăn vặt ngon nức tiếng ở Hà Nội

Chè xoài với hương vị là lạ, xôi rán giòn rụm hay bánh đúc nóng thơm mùi nhân thịt là những món ăn vặt dân dã, ngon nổi tiếng ở Hà Nội.


Chè xoài
Quán chè xoài nằm ở số 2 Nguyễn Trường Tộ, đoạn giao với phố Hàng Than lúc nào cũng tấp nập khách. Ở đây có hàng chục món chè, thạch rau câu nhưng món ăn đốn tim nhiều thực khách chính là món chè xoài lạ miệng mà không nhiều hàng chè ở Hà Nội có.
"Điểm mặt" những quán ăn vặt ngon nức tiếng ở Hà Nội - 1
Chè xoài Nguyễn Trường Tộ là món ăn được nhiều bạn trẻ ưa thích ở Hà Nội. 
Theo nhiều thực khách, món chè xoài có vị thanh ngọt của xoài, hương vị là lạ và phủ lên bề mặt là lớp kem trộn sữa béo ngậy. Để chế biến món chè xoài này, chủ quán chọn những quả xoài chín vừa phải, xắt miếng rồi đem nấu đông cùng rau câu. Khi ăn thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, đậm hương vị xoài kết hợp với chút ngậy của sữa.
Mỗi bát chè xoài có giá 8.000 đồng, nhiều người có thể ăn được 2, 3 bát mà không chán. Đây là món ăn rất được lòng giới trẻ, nhất là vào những ngày nắng nóng ở Hà Nội. 
Bánh đúc nóng
Nói đến món ăn vặt, dân dã ở Hà Nội phải kể đến món bánh đúc nóng ở phố Lê Ngọc Hân. Nếu bánh đúc nguội có vị dẻo thơm của bột, chút giòn, bùi của lạc và cái vị thanh mát, ngọt đậm khi chấm cùng nước tương bần thì bánh đúc nóng lại hấp dẫn thực khách từ màu sắc, thẩm mĩ cho đến mùi vị. Hàng bánh đúc ở phố ê Ngọc Hân nổi tiếng từ cách đây khoảng chục năm, là điểm ăn quà yêu thích của giới trẻ.
Bột làm bánh đúc vừa mềm lại vừa dai có vị ngậy và ấm nóng. Ngoài ra, bánh có vị ngọt của thịt xay và nước dùng, một vài miếng đậu rán dai dai và chút rau thơm, rau mùi cũng là những thành phần không thể thiếu. Bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của bánh, thịt và nước cùng với các gia vị đi kèm như ớt chưng, cùng dấm tỏi ớt. Mỗi bát bánh đúc nóng có giá khoảng 15.000 đồng.
Xôi rán 
Quán nằm ở vỉa hè đầu Hàng Điếu đoạn giao Bát Đàn. Cạnh hàng xôi bán quạt đèn cổ, thực khách vừa ăn xôi, vừa thưởng thức đồ cổ. Ở quán có bán xôi trắng nóng và xôi rán rất ngon. 
Khi khách tới, chủ hàng mới đem xôi ra rán cho nóng giòn. Xôi trắng được bọc nilong, nắm chặt cho các hạt xôi dính quyện vào nhau, dàn mỏng ra cho vào chiếc chảo nhỏ rán vàng hai mặt. Bên ngoài, xôi chín vàng, bên trong vẫn còn nguyên những hạt xôi trắng dẻo thơm ngon. Xôi rán có thể ăn kèm với trứng kho, lạp sườn, thịt kho, giò chả, pate...
"Điểm mặt" những quán ăn vặt ngon nức tiếng ở Hà Nội - 2
Xôi rán ăn giòn rụm rất hấp dẫn. 
Nếu khách mua mang về, cũng được chủ cửa hàng khéo léo gói xôi vào lá chuối để giữ nóng. Giá một gói xôi có đồ ăn kèm từ 20.000 đồng trở lên.
Phở rán 206 Khâm Thiên
Quán nằm trên đường Khâm Thiên lúc nào cũng tấp nập khách qua lại. Từ miếng bánh phở lớn và trắng mềm ban đầu, đầu bếp sẽ cắt thành những miếng vuông chừng khoảng nửa bàn tay. Sau đó, bánh được rán sơ qua cho vàng đều, và khi có khách gọi, bánh sẽ được rán giòn và hơi cháy cạnh thơm phức. Khi cho ra đĩa, phở rán sẽ như những chiếc bánh pizza nhỏ, có vị thơm của bánh, ăn vào cảm thấy giòn tan ở lớp ngoài, và mềm dai ở lớp bánh bên trong.
Phở sẽ ăn kèm với nước sốt thịt bò nóng hổi. Nước sốt đặc sánh, gồm thịt bò, hành tây, cà rốt và tim cật, bầu dục (nếu bạn gọi suất đầy đủ). Bạn có thể thêm một chút dấm, dưa góp, su hào ngâm và rau sống vào bát nước sốt để thêm khẩu vị ưa thích.
Theo Hoài Thanh (Dân Việt)

Giải nhiệt ngày hè với trà lá Lao

Vừa đặt bước chân đầu tiên lên đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), sự mát lành nhẹ nhõm đã đến từ một điều thật đơn giản: một bát nước trà lá Lao.
Lá Lao phơi dưới nắng giòn
Lá Lao phơi dưới nắng giòn
Cù Lao Chàm có thảm thực vật với độ che phủ lớn và khá nguyên sơ. Sinh trưởng ở một vùng đảo đá sỏi, hằng ngày hấp thụ ánh nắng và gió biển nên nhiều loại cây ở đây có dược tính cao như ngũ gia bì, sâm đất, hà thủ ô, bồ đề, từ li, cỏ xước, bồ quân, dẻ, gối, hà thủ ô, bời lời, ổi sẻ, cam thảo, nhãn núi...

Ban đầu, người dân trên đảo thường vào rừng hái các loại lá trên về phơi khô, để dành uống vào dịp Tết Đoan ngọ, như một cách thanh lọc cơ thể và gọi món nước này là trà lá Lao (hay nước lá Cù Lao Chàm).
Với công dụng giải nhiệt, tiêu độc, tăng thể lực, xoa dịu mệt mỏi, nóng nực mùa hè, chống cảm gió mùa đông, thậm chí có loại được lưu truyền hỗ trợ phòng chống ung thư, nên người dân xứ đảo bắt đầu có thói quen hái về dùng hằng ngày. Tiếng lành đồn xa, du khách đến đảo cũng tìm mua một ít về làm quà.
Theo kinh nghiệm của cư dân trên đảo, thời điểm thích hợp nhất để đi hái lá là lúc sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc. Có loại phải lấy cả thân, rễ, lá; có loại chỉ lấy mỗi lá. Lá hái về băm nhỏ, tầm trưa thì rải dưới bóng râm sân nhà, đem phơi khoảng hai nắng là vừa. Lá phơi xong trộn đều các thứ vào, bảo quản trong bao để dành dùng dần hoặc bán cho du khách. Nếu không thích có thể dùng riêng từng loại với những công dụng khác nhau.
Giải nhiệt ngày hè với trà lá Lao
Lá rừng Cù Lao Chàm được đóng gói làm quà
Thanh Ly

Đến đảo Cù Lao Chàm, khách dễ dàng bắt gặp rất nhiều gian hàng bày bán đặc sản lá Lao hoặc những chai nước trà lá ướp lạnh giải khát thay cho các loại nước suối, nước ngọt. Thú vị nhất là được nhâm nhi ly nước lá xua tan cơn khát, làm dịu cái nắng ngày hạ và được nghe những vị cao lão kể chuyện nấu nước trà lá Lao cũng như chia sẻ những bí quyết để có nước trà ngon.
Theo đó, để có một bát nước trà ngon, đòi hỏi sự khéo léo trong cách ủ trà. Trước tiên đun sôi nước, sau đó cho lá đã rửa sạch vào ấm hay nồi, nhận cho ngập dưới mặt nước rồi tiếp tục đun sôi. Khi nồi nước lá đã sôi, lấy gáo nhận lá cho chìm xuống, sau đó đổ thêm vài ba gáo nước vào rồi hạ lửa, ít phút sẽ có được ấm nước trà để thưởng thức. Lửa nấu nước lá phải đỏ đều, không to quá mà cũng không nhỏ quá, canh lửa sao cho lá ra vừa độ, nếu già lửa trà sẽ mất vị ngọt, không thơm; còn nếu non lửa, quá nước sẽ nhạt, không đượm. Củi nấu tốt nhất là thứ củi không làm phai mất vị nước như: củi bạch đàn, củi tre...

Một lần đến với đảo Cù Lao Chàm, chắc chắn du khách sẽ mang nhiều thương nhớ. Riêng tôi, chân bước lên tàu mà vẫn còn vấn vương nụ cười đôn hậu của người đàn bà xứ biển kèm với lời mời chân chất “Mang một ít lá Lao về làm quà đi cô!”.Ở đảo Cù Lào Chàm, người ta thường đun nước lá Lao trong những chiếc ấm nhôm hay ấm đất. Nếu có đám đình, cưới hỏi thì dùng một nồi đồng to để đun cho tiện. Nước trà lá Lao ngon là khi múc ra bát, đặc sóng sánh, có màu vàng trông thật bắt mắt. Từ nước cốt đầu tiên, người ta châm thêm nước cho loãng dần. Uống từng ngụm nước trà nóng hổi, vị chan chát, ngòn ngọt đượm nồng trên đầu lưỡi rồi dần dần ngấm sâu vào lòng người khi thưởng thức.

Biển mình đã vào mùa ốc nón, tươi ngon lắm!


Sáng sớm ra chợ biển, bỗng bắt gặp sọt ốc nón tươi nguyên cạnh thau mực, tôm, cá. Định bước đi nhưng tôi lại không thể làm ngơ trước lời mời “biển mình đã vào mùa ốc nón, tươi ngon lắm, mua vài ký về ăn đi anh”.
Hấp dẫn món ốc nón nướng  /// Văn Hoàng
Hấp dẫn món ốc nón nướng
Văn Hoàng
Dọc bờ biển miền Trung, ốc nón được đánh bắt quanh năm (trừ thời gian biển động) nhưng rộ nhất là dịp đầu hè. Môi trường sống của ốc nón là bám vào các gành đá. Theo bà con ngư dân miệt biển, để bắt được loại sinh vật biển này không hề đơn giản, phải tính con nước, khi thủy triều rút xuống thấp, chỉ cần dong thuyền dạo mé biển nơi có những bãi đá nhấp nhô là đã có thể bắt được ốc nón. Tuy nhiên, muốn có ốc to phải lặn xuống biển ở mực nước sâu, đeo kính lặn, bình dưỡng khí, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá.

Ốc nón có vỏ cứng xoắn tròn, hình chóp, gần giống chiếc nón, trông bắt mắt hơn một số loại ốc khác vì vỏ ốc được bọc một lớp vôi có hoa văn đẹp. Chế biến ốc nón không cần quá cầu kỳ. Luộc là cách phổ biến nhất mà ngư dân hay làm vì giữ nguyên được hương vị của ốc. Ốc nón rửa sơ qua nước cho sạch rồi để nguyên con cho vào nồi luộc. Thỉnh thoảng, dùng đũa trở bề ốc để thịt chín đều vì thân ốc dày và lớn. Điều lưu ý nhất khi luộc là canh thời gian vừa đủ, trong vòng dăm bảy phút cho tới khi ốc vừa chín thì phải dừng lửa ngay. Không nên luộc kỹ bởi sẽ làm thịt ốc bị săn lại, dai, ăn mất ngon.
Món trộn và gỏi ốc cũng được ưa thích ở vị tươi ngon. Ốc được luộc qua nước sôi, sau đó lể thịt ốc và thái nhỏ vừa miệng ăn. Nguyên liệu trộn gỏi chung với thịt ốc nón là thịt ba chỉ, dưa leo cắt mỏng, rau răm và đậu phộng giã nhuyễn, hành phi. Chất xúc tác tạo nên vị riêng trong món gỏi ốc nón là nước cốt chanh pha đường và một ít nước mắm cá cơm.

Vị ngon ngọt, sừn sựt của ốc nướng càng thú hơn khi có bạn hữu quay quanh, nhâm nhi vài ba con, nhấp chút cay cay hơi men để bắt đầu tranh nhau nói, tranh nhau hát, tranh nhau đọc thơ và kể những câu chuyện về những lần đi bắt ốc nón, những món ngon khó cưỡng nơi biển khơi bao la..Ốc nón nướng là món không thể không nhắc đến vì hương thơm thoang thoảng khích thích “tâm hồn ăn uống” của thực khách. Ốc mới bắt về, để nguyên con đem chà rửa cho sạch rồi sắp lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Ốc nón cần nướng kỹ trên lửa than liu riu, không để lửa quá già. Lửa nướng vừa phải, hơi nóng làm thịt ốc chín cả trong lẫn ngoài, tỏa mùi thơm ngòn ngọt tự nhiên. Nếu để lửa già quá, thịt săn quắt, bám lại rất khó gỡ ra. Khi nước ốc nhỏ từng giọt xèo xèo, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi là lúc ốc vừa chín tới. Ốc nướng xong, người ăn không cần đập từng con mà chỉ cần dùng tăm nhỏ khều nhẹ thân ốc ra ngoài.

Bánh canh Sài Gòn 'rẻ nhưng không dởm', lạ miệng với cá nục bán 300 tô/ngày

“Đồ - dởm sẽ rẻ, nhưng đồ - rẻ chưa chắc dởm! Ăn thử 1 lần, rồi ăn 1 tuần 3 lần! Nghe lời Cu Trọc đi” là câu rao bánh canh của anh chủ quán 9X khiến nhiều người phải bật cười.
Mặc dù mới mở chưa được 1 tháng, quán khá đông khách tới ăn /// Thanh Thanh
Mặc dù mới mở chưa được 1 tháng, quán khá đông khách tới ăn
Thanh Thanh

Bánh canh giá rẻ mỗi ngày bán gần 300 tô

Trong một chuyến du lịch Đà Nẵng, anh Trần Nam Anh (sinh năm 1997, biệt danh Cu Trọc) đã có cơ hội thưởng thức những món ăn đậm chất miền Trung. Anh mê mẩn món bánh canh được làm từ cá tươi rất ngon mà giá chỉ từ 7.000 – 10.000 đồng.

Bánh canh Cu Trọc ra đời từ suy nghĩ làm một món ăn giá rẻ cho người Sài Gòn của anh và bạn bè. Ban đầu, anh Anh muốn bán với giá 10.000 đồng/tô, nhưng khi tính toán chi phí thuê mặt bằng cao quá nên anh để giá 13.000 đồng/tô. “Giá này so với mặt bằng chung ở Sài Gòn không quá cao, nó phù hợp với tất cả mọi người. Chiều chiều các bạn học sinh tới đây ăn rồi đi học, tôi thấy cũng vui vì có thể cho các bạn một nơi để ăn lót dạ”, chủ quán chia sẻ.
Quán Cu Trọc hoạt động được 3 tuần nhưng lượng khách đến quán đông chóng mặt. Mỗi ngày quán bán được từ 250 - 300 tô, khoảng 10 kg cá nục. Thời gian anh Anh dự tính mở bán từ 16 giờ đến 19 giờ nhưng hôm nào cũng hết hàng sớm. Hôm kỷ lục nhất là 18 giờ đã hết, tính ra là quán chỉ bán trong vòng 2 tiếng. Vào giờ cao điểm, khách tới mua phải chờ từ 15 - 20 phút mới có đồ ăn. 
Bánh canh Sài Gòn 'rẻ nhưng không dởm', lạ miệng với cá nục bán 300 tô/ngày - ảnh 2
Một tô bánh canh đầy đủ có giá 13.000 đồng
Bánh canh Sài Gòn 'rẻ nhưng không dởm', lạ miệng với cá nục bán 300 tô/ngày - ảnh 3
Các nguyên liệu được sơ chế trước, khi bánh chin chỉ cần bỏ vào là ăn được ngay.
Bánh canh Sài Gòn 'rẻ nhưng không dởm', lạ miệng với cá nục bán 300 tô/ngày - ảnh 4
Món ăn phù hợp để lót dạ buổi chiều
Bánh canh Sài Gòn 'rẻ nhưng không dởm', lạ miệng với cá nục bán 300 tô/ngày - ảnh 5
Nước sốt tắc gây ấn tượng với nhiều thực khách khi ghé quán
Thành phần mỗi tô bánh canh của quán bao gồm: cá nục chiên, chả cá Đà Nẵng, trứng cút, rau thơm và hành phi. Cá nục sau khi mua về được chia làm 2 phần, một phần đem hấp để nấu nước lèo, phần còn lại đem chiên giòn, gỡ xương để ăn kèm với bánh. Chủ quán cho biết, nước dùng được hầm hoàn toàn bằng cá. Độ tươi của cá nục đã giúp cho nước dùng không béo ngấy như hầm bằng xương heo hay bò. Anh Anh lấy chả cá tận Đà Nẵng.

Nước bánh canh sền sệt, thơm và đậm đà. Sợi bánh canh dai vừa phải. Cá nục chiên giòn nhưng ngọt. Chả cá dai ngon và chắc thịt. Theo cá nhân tôi, không nên cho quá nhiều hành phi vì mùi và vị hành khá nặng sẽ át mùi thơm, độ ngọt của nước dùng.
Điều đặc biệt ở quán bánh canh Cu Trọc là món nước sốt nhà làm. Chị Lê Thị Thanh Thúy (bếp chính) chia sẻ: “Khi mà cả nhóm ngồi ăn chung với nhau thì nghĩ là món này ăn với nước chấm nào cho hợp. Rồi chúng tôi thử nghiệm các loại nước chấm khác nhau mới cho ra được món nước sốt tắc này”. Nước chấm sền sệt có màu đỏ cam của ớt, vị chua ngọt hòa quyện của tắc và đường, tạo cảm giác cay cay đầu lưỡi khi ăn. Quán còn đặc biệt bỏ thêm vài lát vỏ tắc trong nước sốt để khi ăn vừa khử được mùi tanh của cá.
Chị Lê Châu Kỳ (ngụ Q.4, TP.HCM) chia sẻ: “Quá xuất sắc! Cá ở đây thơm và tươi, nước bánh canh sền sệt. Nêm nếm vừa miệng, nước chấm tuyệt vời. Chất lượng với giá 13.000 đồng”. Đồng ý với chị Châu Kỳ, chị Minh Thư cho biết thêm: “Bánh canh với cá rất là ngon, đặc biệt là phần nước chấm”.

Rẻ nhưng không dởm

Anh Nam Anh là một người theo chế độ ăn thực dưỡng, không ăn thịt. Cách đây 1 năm, anh được chuẩn đoán bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, men gan cao. Anh quyết định phải thay đổi lối sống của mình thông qua việc thực hiện chế độ ăn thực dưỡng và đạp xe mỗi ngày. Sau 6 tháng bác sĩ của anh bất ngờ trước những gì anh làm được, anh không còn những rối loạn này nữa. “Lối sống này đã giúp mình khỏe và hạnh phúc nên mình muốn bán thứ gì đó mình ăn được và ăn tốt”, anh Anh tâm sự.
Bánh canh Sài Gòn 'rẻ nhưng không dởm', lạ miệng với cá nục bán 300 tô/ngày - ảnh 7
Sợi bánh canh bột gạo được anh đặt mua ở chỗ quen
Bánh canh Sài Gòn 'rẻ nhưng không dởm', lạ miệng với cá nục bán 300 tô/ngày - ảnh 8
Cá nục được chiên giòn và gỡ xương để ăn kèm với bánh
Bánh canh Sài Gòn 'rẻ nhưng không dởm', lạ miệng với cá nục bán 300 tô/ngày - ảnh 9
Anh Anh cho rằng chỉ chả cá mua tận nơi mới thực sự đem lại hương vị chuẩn của món ăn
Bánh canh Sài Gòn 'rẻ nhưng không dởm', lạ miệng với cá nục bán 300 tô/ngày - ảnh 10
Anh Trần Nam Anh, chủ quán banh canh Cu Trọc
Bánh canh Sài Gòn 'rẻ nhưng không dởm', lạ miệng với cá nục bán 300 tô/ngày - ảnh 11
Slogan của quán khiến nhiều người bật cười  
Bánh canh cá nục là món anh ăn được và trong quá trình chế biến anh luôn đặt giá trị dinh dưỡng lên hàng đầu. Anh cũng chia sẻ khi chế biến món ăn anh luôn cố gắng tiết chế việc sử dụng những loại gia vị không tốt cho sức khỏe và sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, lành tính như củ nén, hành.

Trà đậu muồng cũng là loại thức uống tốt cho sức khỏe có trong thực đơn của quán. Được biết loại trà này chỉ mọc ở Quảng Nam, mỗi năm có 2 mùa và chỉ kéo dài trong vòng vài tháng. Đậu muồng có tính mát và tốt cho giấc ngủ.
Đến quán, tôi thắc mắc tại sao anh không đầu tư không gian quán mát mẻ, rộng rãi hơn anh nói: “Tôi không nghĩ sẽ đầu tư quá nhiều vào không gian quán. Tôi muốn mọi người có mong đợi về dịch vụ hơn mà mong đợi về vật chất. Nghĩa là tôi bán giá 13.000 đồng rẻ nhưng không dởm, thân thiện dễ thương”, anh Anh nói.
Quán nhỏ nhưng có tới 6 - 7 người phục vụ, đa phần là những bạn trẻ, được anh chủ tuyển chọn khá kỹ dựa trên thái độ của các bạn với khách hàng.
Trong tương lai, anh và bạn bè mong muốn tạo nên chuỗi quán ăn Cu Trọc, chuyên về các món ăn Đà Nẵng - Quảng Nam. Bên cạnh đó, anh muốn lan tỏa lối sống lành mạnh đến với cộng đồng thông qua những món ăn.

Gỏi cuốn bà Phương có gì mà người Sài Gòn ăn hơn 1.000 cuốn/ngày

Nhắc tới gỏi cuốn, một thứ quà ăn chơi hay ăn chính đều hợp của dân Sài Gòn thì ai cũng có cho mình một quán “ruột”. Gỏi cuốn của bà Phương trở thành quán quen của nhiều thế hệ trong 15 năm qua.
Gỏi được cuốn sẵn và bảo quản trong từng khay. Để gỏi cuốn không bị khô bà Phương lấy miếng xốp thấm nước xoa lên bề mặt /// Trịnh Thanh
Gỏi được cuốn sẵn và bảo quản trong từng khay. Để gỏi cuốn không bị khô bà Phương lấy miếng xốp thấm nước xoa lên bề mặt
Trịnh Thanh

'Khách ăn 100 - 200 cuốn là chuyện bình thường'


Quán nằm tại số 40, đường Lê Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM). Không gian quán khá hẹp, chỉ đặt 3 chiếc bàn nhỏ và vài cái ghế cho khách tới quán ăn. Còn phần lớn không gian dành để xếp nguyên liệu và dây chuyền cuốn gỏi. Hầu hết khách hàng tới mua mang về hoặc đặt giao hàng.
Chủ quán tên Phan Ngọc Phương (49 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, tên gọi ở nhà là Oanh). Quán mở cửa vào 11 giờ mỗi ngày nhưng bà Phương và chồng đã tất bật từ 4 giờ sáng. “Gỏi cuốn nhìn đơn giản vậy chứ nó nhiều thứ lặt vặt lắm, chuẩn bị rất là lâu”, bà Phương cho biết.
Bà đi chợ, đến các mối quen lựa nguyên liệu chứ không chịu cho họ giao tới nhà. Vì các nguyên liệu tươi, mới thì gỏi mới ngon, mới giữ được chân khách hàng.
Gỏi cuốn bà Phương có gì mà người Sài Gòn ăn hơn 1.000 cuốn/ngày - ảnh 2
Gỏi cuốn bà Phương có gì mà người Sài Gòn ăn hơn 1.000 cuốn/ngày - ảnh 3
Gỏi cuốn bà Phương có gì mà người Sài Gòn ăn hơn 1.000 cuốn/ngày - ảnh 4
Cuốn nào cuốn nấy chắc nịch, tròn đều
Ảnh: Trịnh Thanh
Tôm, thịt mua về được làm sạch rồi đem luộc chín. Các loại rau được hai vợ chồng lựa, nhặt rất kỹ. “Rau rửa từng lá từng lá một. Mua rau thì phải lựa rau ngon, rau trồng nhà lồng không bị sâu, dập, còn nguyên lá. Dù rau lên 40 - 50 ngàn cũng phải mua”, ông Võ Hưng Cường (52 tuổi, chồng bà Phương) chia sẻ.

Chuẩn bị nguyên liệu tươm tất là hai vợ chồng bà Phương bắt đầu cuốn gỏi, thường là 9 giờ sáng mỗi ngày. Ông Cường cho biết nếu không cuốn sẵn ở nhà thì khi mở quán sẽ không kịp bán.
Bà Phương và hai đứa cháu gái tay cứ thoăn thoắt cuốn gỏi. Đầy khay này bà lại chuyển sang khay khác. Tôi thầm nghĩ cuốn nhiều thế này bán sao hết. Ấy thế mà trong tích tắc, mấy khay gỏi cuốn trống trơn, áng chừng cũng gần 500 cuốn.
Xà lách, rau thơm và bún được cuốn trước, sau đó chỉ cần đặt cuốn rau bún lên bánh tráng, xếp thêm tôm, thịt là xong. Đặc biệt, trước khi đặt tôm thịt, bà Phương đặt thêm một miếng bánh tráng nhỏ rồi mới cuốn lại. Làm như vậy gỏi cuốn vừa đẹp mà khi lấy cuốn không bị bể.
“Người ta gọi là phải có liền, ví như đặt 100 cuốn là phải có 100 cuốn đem đi liền chứ người ta không có đợi mình đâu”, ông Cường hào hứng kể. Ông Cường vừa phụ vợ cuốn gỏi vừa là chân giao hàng cho quán.
Gỏi cuốn bà Phương có gì mà người Sài Gòn ăn hơn 1.000 cuốn/ngày - ảnh 6
Bà Phan Ngọc Phương chủ quán gỏi cuốn Cô Oanh
Ảnh: Trịnh Thanh
Gỏi cuốn bà Phương có gì mà người Sài Gòn ăn hơn 1.000 cuốn/ngày - ảnh 7
Chủ yếu khách đến mua đem đi hoặc đặt giao hàng
Ảnh: Trịnh Thanh
Kinh doanh được 15 năm nên quán đã có lượng khách quen đông đảo. Ông Cường cho biết: “Khách người ta ăn quen rồi, 100 - 200 cuốn là chuyện bình thường”. Chủ quán còn cho biết thêm, nhiều khi ông phải từ chối đơn hàng vì khách ở xa hoặc trùng thời gian với các đơn hàng khác.
Quán có hai loại gỏi cuốn là tôm thịt và bì. Phần lớn khách hàng ưa chuộng món gỏi cuốn tôm thịt hơn. Trung bình quán bán hơn 1000 cuốn/ngày.

Công thức nước chấm không thể 'bật mí'

Trong thời gian bà Phương đi chợ, ông Cường ở nhà tranh thủ bật nồi nước chấm. Quán gỏi cuốn Cô Oanh có tới 3 loại nước chấm: mắm nêm, nước mắm và tương. Mỗi loại nước chấm lại mang đến một hương vị riêng nhưng phải công nhận chấm loại nào cũng ngon và đậm đà.
Gỏi cuốn bà Phương có gì mà người Sài Gòn ăn hơn 1.000 cuốn/ngày - ảnh 8
Ba loại nước chấm đặc biệt của quán
 Trịnh Thanh
Gặng hỏi hai vợ chồng chủ quán về công thức nấu nước chấm, cả hai đều cười khuẩy và từ chối trả lời. Bà Phương nói: “3 loại nước chấm là tự tay vợ chồng chuẩn bị theo công thức riêng, cho riêng mình thôi”. Ông Cường cũng chỉ tiết lộ món nước tương được xay từ tương bắc rồi kết hợp với các nguyên liệu khác theo công thức của ông bà.

Ăn gỏi cuốn ở đây đã hơn chục năm, bà Trần Thị Minh Tú (ngụ Q.Tân Bình) tấm tắc khen: “Đồ chấm rất là ngon, ở đây cô này rất là sạch sẽ, giá cả lại vừa phải. Có lúc tôi ngồi đây ăn, có lúc tôi mua đem về cho gia đình”.
Ngoài nước chấm, bánh tráng cũng là thành phần đặc biệt khiến nhiều thực khách lựa chọn địa chỉ này. Bà Phương cho biết bánh tráng được đặt mua tại Củ Chi. Là loại bánh lớn, dẻo vừa phải, đem về cắt đôi rồi cuốn. Nếu chọn bánh nhỏ khi cuốn sẽ không đẹp.
Bà Phạm Thị Diễm Xuân (ngụ Q.Tân Bình) chia sẻ: “Tôi ăn ở đây rất lâu rồi, lâu không nhớ nổi. Cái gì cũng ngon mà đặc biệt là bánh tráng. Tôi ăn nhiều chỗ lắm rồi mà chỉ có chị này ngon”.
Gỏi cuốn bà Phương có gì mà người Sài Gòn ăn hơn 1.000 cuốn/ngày - ảnh 10
Không gian quán khá nhỏ và đơn giản
 Trịnh Thanh
Gỏi cuốn bà Phương có gì mà người Sài Gòn ăn hơn 1.000 cuốn/ngày - ảnh 11
Gỏi cuốn bà Phương có gì mà người Sài Gòn ăn hơn 1.000 cuốn/ngày - ảnh 12
Rau và bún được gói sẵn giúp tiết kiệm thời gian cuốn
 Trịnh Thanh

Là người gốc Sài Gòn, bà Phương đã ăn qua không biết bao nhiêu quán gỏi cuốn từ thời con gái. Thích ăn gỏi cuốn cộng thêm sự thích thú khi nhìn người ta cuốn gỏi nên bà Phương đã quyết định làm nghề này. Qua 15 năm buôn bán, bà Phương cho rằng nghề này nó chọn mình, thích là một chuyện mà theo đuổi nó tới giờ cũng không phải dễ dàng gì.Một số trang mạng xã hội đưa thông tin món gỏi cuốn của bà Phương được bán sang nước ngoài. Theo vợ chồng bà Phương thì thông tin này là không chính xác. Một số khách quen khi đi nước ngoài về nhớ tới quán nên ghé ăn hoặc gia đình ở Việt Nam sang thăm người thân ở nước ngoài mua mang theo làm quà nhưng chỉ có thể đến các quốc gia trong khu vực, thời gian đi lại trong ngày.

Lên đỉnh Quế ngắm cảnh sắc tuyệt vời như chốn tiên cảnh



Huy Đạt


Ở miền Trung, để tận hưởng cái cảm giác lành lạnh gữa biển mây trắng xóa, ngắm núi rừng hùng vĩ, ruộng bậc thang tuyệt đẹp…ngay lập tức cái tên đỉnh Quế sẽ được nhắc đến. Nơi đây được ví như Đà Lạt của miền Trung.

Đỉnh Quế được ví như Đà Lạt, Bà Nà hay Tây Bắc ở miền Trung /// TẤN TÀI

Đỉnh Quế được ví như Đà Lạt, Bà Nà hay Tây Bắc ở miền Trung
TẤN TÀI
Nằm ở độ cao hơn 1.300 m so với mặt nước biển, cách trung tâm TP.Đà Nẵng khoảng 120km về phía Tây, đỉnh Quế (thôn Voòng, xã Tr’hy, H.Tây Giang, Quảng Nam), vùng cao giáp Lào này được mệnh danh là chốn “bồng lai tiên cảnh”. Đây cũng là nơi du khách khắp nơi kéo đến check in những ngày cuối tuần. 


Current Time0:00
/
Duration2:31
Auto



[VIDEO] Ngắm cảnh sắc của Đà Lạt của xứ Quảng Nam

Lên đỉnh Quế ngắm cảnh sắc tuyệt vời như chốn tiên cảnh - ảnh 1

Với diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn và vị trí đặc thù, quanh năm được sương mù bao phủ trắng xóa khí hậu quanh năm mát mẻ. Đỉnh Quế được ví như Đà Lạt, Bà Nà hay Tây Bắc ở miền Trung. Được mệnh danh là chốn “bồng lai tiên cảnh” bởi nơi đây có sương mù, mây núi, khói bếp hòa quyện vào nhau tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo. Một khung cảnh bình dị, yên ả, êm đềm nơi vùng núi cao đẹp đến mê hoặc lòng người
ANH TÀI

Lên đỉnh Quế ngắm cảnh sắc tuyệt vời như chốn tiên cảnh - ảnh 2

Từ tháng 10 đến tháng 2 được xem là thời điểm lý tưởng nhất cho một hành trình chinh phục mây trời Tây Giang tại Đỉnh Quế
ẢNH: ANH TÀI

Lên đỉnh Quế ngắm cảnh sắc tuyệt vời như chốn tiên cảnh - ảnh 3

Đặt chân đến đỉnh Quế, Tây Giang vào thời điểm này, bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn tiết trời se lạnh cùng với biển mây trắng xóa tuyệt đẹp cộng thêm không khí trong lành, bao quanh là núi chẳng khác gì Sa Pa hay Đà Lạt
ẢNH: ANH TÀI

Lên đỉnh Quế ngắm cảnh sắc tuyệt vời như chốn tiên cảnh - ảnh 4

Lên đỉnh Quế ngắm cảnh sắc tuyệt vời như chốn tiên cảnh - ảnh 5

Tại đây, vào mùa này nhiệt độ xuống thấp hơn so với miền xuôi từ 8 – 10 độ C, mỗi sáng sớm hoặc chiều muộn núi rừng luôn được bao phủ bởi một lớp sương mù nhẹ 
ANH TÀI

Lên đỉnh Quế ngắm cảnh sắc tuyệt vời như chốn tiên cảnh - ảnh 6


Lên đỉnh Quế ngắm cảnh sắc tuyệt vời như chốn tiên cảnh - ảnh 7

Đã đến với nơi này, hầu hết các bạn trẻ đều qua đêm tại đây để sáng sớm thức giấc sẽ được ngồi giữa mây trời đón bình minh và ngắm hoàng hôn để cảm nhận được hết vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng, ưu ái cho vùng đất này. Thức giấc và ngồi nhâm nhi ly cà phê tại một nơi đẹp như tiên cảnh, để được chiêm ngưỡng biển mây bồng bềnh xung quanh
ANH TÀI
Anh Nguyễn Viết Phú (du khách), cho biết đã nhiều lần anh đến với đỉnh Quế, thế nhưng mỗi lần là một cảm giác khó tả khác nhau, chỉ biết nói cảnh mây trời ở đây tuyệt đẹp. “Giá phòng homestay ở đây 150.000 đồng/đêm, du khách khi đến đây có thể  cho 1 cắm lều ở tự do ngoài khu đất trống, đốt lửa và trải nghiệm. Dịch vụ chuyên phục vụ củi lửa, thức ăn, nước uống tai nơi này cũng rất tốt”, anh Phú chia sẻ. 

Lên đỉnh Quế ngắm cảnh sắc tuyệt vời như chốn tiên cảnh - ảnh 8

Trên đường lên đỉnh Quế, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của đồi chè Tây Giang
 ANH TÀI
Đến với đỉnh Quế, Tây Giang du khách còn được ngắm ruộng bậc thang Chuôr nằm gọn trong một thung lũng thuộc 3 thôn Arầng 1, Arầng 2 và Arầng 3, xã AXan, đối diện với đồn Biên phòng Hiên 2 nằm trên tuyến đường từ xã AXan đi xã Ch’Om. Du khách sẽ ngỡ ngàng nhận ra rằng ruộng bậc thang đẹp mộng mơ không chỉ vùng Tây Bắc mới có. 

Lên đỉnh Quế ngắm cảnh sắc tuyệt vời như chốn tiên cảnh - ảnh 9

Những thửa ruộng bậc thang này có từ hàng trăm năm nay giống như những bức tranh phong cảnh khổng lồ với những đường nét uốn lượn mềm mại và đều do những đôi bàn tay cần mẫn của người Cơtu vùng biên này kiến tạo nên
HOÀNG SƠN
 Đến với đỉnh Quế, Tây Giang để trốn những thứ tạp âm ồn ào của phố thị, nơi chẳng tiếng còi xe. Mọi áp lực dần dần khuất sau những màn sương giăng trắng xóa. Một cơn gió nhẹ thoáng qua hoà với tiếng chim rừng cũng đủ cuốn trôi mọi lo toan của cuộc sống.