Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Ngỡ ngàng vẻ đẹp mùa lúa chín vùng Tam Cốc nhìn từ Hang Múa

Nếu bạn từng ngất ngây với vẻ đẹp của vùng Tam Cốc mùa lúa xanh thì ắt hẳn sẽ còn sửng sốt với vẻ đẹp vùng đất này mùa lúa chín.

Thích thú ngắm cánh đồng lúa chín Tam Cốc từ Hang Múa




Đây được cho là thời điểm đẹp nhất để tham qua khu du lịch nổi tiếng Ninh Bình này. Nhìn từ đỉnh núi Múa, Tam Cốc trải vàng một màu lúa chín giữa nắng hè. Những ruộng lúa như khoác lên một bộ cánh rực rỡ giữa vùng núi đá cố đô đem tới một vẻ đẹp thực sự ấn tượng.
Khác với lúa ở những nơi khác, những ruộng lúa của Tam Cốc được trồng hai bên dòng sông dưới chân núi đá tạo nên một khung cảnh vừa lên thơ, vừa hùng vĩ mang đặc trưng của vùng đất cố đô.
Để ngắm trọn vẹn khung cảnh tuyệt đẹp của vùng Tam Cốc mùa lúa chín cũng như có những khung hình ấn tượng nhất thì địa điểm chính là đỉnh núi Múa của khu hang Múa.
Empty

Toàn cảnh cánh đồng lúa chín Tam Cốc nhìn từ Hang Múa

Hang Múa được mệnh danh là Vạn lý trường thành của Việt Nam với kiến trúc mô phỏng kiến trúc Vạn Lý Trường Thành gồm 500 bậc thang đá từ chân lên đỉnh núi Múa.
Theo truyền thuyết, vua Trần khi về vùng Hoa Lư lập Am Thái Vi thường tới đây để nghe các mỹ nữ, cung tần múa hát. Vì vậy, nơi đây được đặt tên là Hang Múa.
Hang Múa nằm dưới chân núi Múa trong quần thể khu du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình còn được mệnh danh "nàng thơ của Tam Cốc".
Mùa lúa chín Tam Cốc diễn ra khá nhanh chóng nên không thăm thú thì sẽ là điều hối tiếc với không ít người.

Hình ảnh Tam Cốc mùa lúa chín từ góc nhìn xa trên Hang Múa

Empty

  Toàn cnahr vùng Tam Cốc với núi đá vôi đan xen giữa cánh đồng lúa chín

Empty

 Mùa lúa chín cũng là mùa du khách, đặc biệt là giới trẻ thích thú đến với Hang Múa để ngắm cánh đồng lúa

Empty

 Từ Hang Múa du khách có thể quan sát toàn cảnh cánh đồng lúa vàng

Empty

 Thêm hình ảnh trên cao cho thấy phong cảnh hữu tình của miền đất cố đô Hoa Lư

Empty

 Được một lần đến Hang Múa mùa lúa chín...

Empty

 ... ngắm không gian bát ngát xanh hòa lẫn màu vàng của lúa cũng coi như là một kỷ niệm trong dời

Khánh Tuân  -

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Địa điểm vui chơi ở Huế 'siêu chất', nhất định phải ghé mùa hè này

Hè này nếu đến Huế đừng quên ghé đến những địa điểm ăn uống vui chơi ở Huế "siêu chất" này. Vừa ngắm cảnh đẹp, vừa thưởng thức đồ ăn ngon lại còn có bộ ảnh sống ảo đẹp mê đắm thì còn gì bằng đúng không nào.

Địa điểm vui chơi ở Huế nhất định phải ghé

Du lịch Huế, nhớ ghé Đại Nội và 3 lăng chính

Nếu cần tìm địa điểm đi chơi đẹp ở Huế thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua combo: Đại Nội và 3 lăng chính là Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định. 
hue-35
Đến đây bạn  chỉ biết  "ô" "a" vì quá đẹp, nếu ko quay lại thì ko biết bao giờ mới có dịp đi Huế lần nữa. Nếu cần tìm địa điểm vui chơi ở Huế ban đêm thì Đại Nội cũng là gợi ý tuyệt vời đấy. Bạn có thể loanh quanh chỗ Ngọ Môn ở Đại Nội để ngắm cảnh, đi dạo hoặc ngồi ở các quán nước, Highland gần đó.

Địa điểm vui chơi ở Huế - Phố đi bộ 

dia-chi-di-choi-dep-o-hue
Nếu thắc mắc chơi gì ở Huế buổi tối thì hãy ghé phố đi bộ trên đường Võ Thị Sáu, Chu Văn An nhé. Ở đây bạn có thể dạo bộ trên con đường Nguyễn Đình Chiểu nằm bên cầu Trường Tiền.
Nhà vườn An Hiên - địa điểm vui chơi ở Huế nhất định phải ghé
dia-chi-di-choi-dep-o-hue-1
Một trong những địa chỉ đi chơi ở Huế mà ai cũng nên khám phá chính là nhà vườn An Hiên. Tại đây bạn không chỉ được thưởng thức không khí trong lành, an yên đậm chất Huế mà còn có cơ hội thưởng thức đủ loại cây trái của  miền. Đừng quên lắng nghe câu chuyện lịch sử về ngôi nhà cổ vô cùng thú vị nơi đây nhé.
Tại nhà vườn này, mọi thứ đều được làm hết sức công phu, từ cổng chào nhỏ cho tới các hàng cây uốn vòm tất cả đều thật thơ mộng.
Khám phá sông Hương thơ mộng
dia-chi-di-choi-dep-o-hue-2
Đã đến Huế thi chắc chắn phải ghé sông Hương, dòng sông thơ mộng xứ Huế đã đi vào biết bao áng văn, thơ của các thi sĩ từ xa xưa. 
Ghé thăm chùa cổ
dia-chi-di-choi-dep-o-hue-3
Đến thăm các chùa cổ ở Huế hãy ghé chùa Từ Đàm nằm trên đường Điện Biên Phủ và chùa Thiên Mụ - ngôi chùa biểu tượng của xứ Huế mông mơ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta nói đến Huế mà không đến Thiên Mụ thì coi như chưa từng ghé nơi đây.
Ngoài ra, bạn cũng có thế ghé cung An Định, điện Hòn Chén và đàn Nam Giao...
Chợ Đông Ba
Để mua quà về thì nhớ ghé chợ Đông Ba. Ở đây có đủ các món đồ mà bạn có thể mua về làm quà từ vải áo dài, mứt củ sen, mè sửng, sen kho, mắm tôm, nón lá....
Địa điểm ăn uống ở Huế ngon không thể bỏ lỡ
Một số địa điểm ăn uống ở Huế ngon nhất định phải ghé đến:
- Quán chị Hạnh ở Phó Đức Chính
dia-chi-di-choi-dep-o-hue-4
Đến quán này, bạn có thể thưởng thức đầy đủ các món ngon xứ Huế như: Bánh bèo, bánh khoái tôm thịt, gỏi cuốn tôm thịt, bún thịt nướng, nem rán,...
- Bún bò
dia-chi-di-choi-dep-o-hue-5
Bún bò Huế là món ăn chắc chắn không thể bỏ lỡ. Bạn có thể thấy quán bún bò ở khắp mọi nơi. Một số địa chỉ ăn bún bò ngon bạn có thể ghé: Bún bò O Tuyết, bún bò ở Lý Thường Kiệt...
- Cơm hến, bún hến
dia-chi-di-choi-dep-o-hue-6
Nếu ăn cơm Hến thì nhớ ghé đến Vỹ Dạ, cực rẻ, chỉ 10k/bát cơm hến, sẽ còn được tặng thêm combo nước uống
- Chè Huế
dia-chi-di-choi-dep-o-hue-8
Cũng giống như bún bò, chè là món ăn nổi tiếng ở Huế.  Để thưởng thức chè ngon hãy ghé đến chè hẻm ở Hùng Vương, giá chỉ khoảng 10k/cốc. Chè Bà Tôn Đích ở chỗ Trần Hưng Đạo, chỉ bán từ chiều tối, chè chuối ngon và cũng chỉ 10k/cốc. 
- Bún thịt nướng + Bánh ướt
dia-chi-di-choi-dep-o-hue-9
Nếu muốn thưởng thức bún thịt nướng và bánh ướt thì hãy đến dọc phố Kim Long bên bờ sông Hương đoạn đi chùa Thiên Mụ, ở đây có các quán bún thịt nướng và bánh ướt, nổi tiếng nhất là Huyền Anh giá chỉ khoảng 20k/bát còn bánh ướt là 15k/đĩa.
- Bánh Bà Đỏ ở Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đây là nơi có nhiều loại bánh ngon, bánh ram ít là ngon nhất, bánh nậm nhiều nhân, nem lụi nước chấm ngon,...

Phương Anh/GIADINHMOI.VN

5 địa điểm đi chơi đẹp ở Hưng Yên nhất định không thể bỏ qua


Không sở hữu nhiều thắng cảnh nổi tiếng thế nhưng Hưng Yên lại là một trong những điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách yêu thích. Dưới đây là một số địa chỉ đi chơi đẹp ở Hưng Yên.

1. Đền Chử Đồng Tử - Địa chỉ đi chơi đẹp ở Hưng Yên

Nhắc đến các địa điểm đi chơi đẹp ở Hưng Yên chắc chắn không thể bỏ qua đền Chử Đồng Tử. Hiện ở Hưng Yên có 2 đền Chử Đồng Tử thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân.
+ Đền Đa Hòa thuộc địa phận thôn Đa Hòa, Bình Minh lưu giữ được nhiều di vật quý hiếm như đôi lọ Bách thọ.
+ Đền Dạ Trạch thuộc địa phận thôn Yên vĩnh, Dạ Trạch, Khoái Châu. Đền nằm trong một không gian thoáng đãng ngay đầm Dạ Trạch. Toàn bộ nội, ngoại thất và kiến trúc của ngôi đền đều toát lên nét cổ kính, thiêng liêng.
Hằng năm, đền Chử Đồng Tử thu hút lượng lớn du khách đến nhất là dịp lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra vào ngày 10 - 12 tháng hai âm lịch hằng năm.
Đền Chử Đồng Tử ngụ tại xã Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên

2. Cụm di tích Đa Hòa - Dạ Trạch, Hàm Tử - Bãi Sậy: Địa chỉ đi chơi đẹp ở Hưng Yên

Các địa danh du lịch trong khu vực này đều nằm bên cạnh con sông Hồng. Đây là nơi gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử Tiên Dung. Đến thăm cụm di tích này, du khách còn có cơ hội trải nghiệm, khám phá cảnh quan sinh thái làng quê Việt và làng nghề gốm sứ Xuân Quan nổi tiếng bao đời.
dia-chi-di-choi-dep-o-hung-yen

Địa chỉ đi chơi đẹp ở Hưng Yên 

3. Phố Hiến - Địa điểm đi chơi đẹp ở Hưng Yên
Người xưa có câu "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến", sở dĩ có câu nói này bởi vào khoảng thế kỷ 13 - 17 phố Hiến là một trong những thương cảng nhộn nhịp, sầm uất bậc nhất thời bấy giờ. Ngày nay, tuy phố Hiến không còn phát triển như xưa thế nhưng nơi đây vẫn giữ được nét cổ kính, bình yên thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
4. Đền Mẫu - Địa chỉ đi chơi đẹp ở Hưng Yên
Nếu ghé thăm phố Hiến chắc hẳn bạn nên ghé đến Đền Mẫu - một trong những danh thắng đẹp nhất của Phố Hiến. Phía trước đền có hồ Bán nguyệt, một bên là phố Nguyệt Hồ, một bên là đê Đại Hà với không gian thoáng đãng. Đặc biệt, đến với đền Mẫu bạn còn có cơ hội thăm quan và chiêm ngưỡng cây sanh, si có tuổi đời ngót 800 năm.
5. Làng Nôm - Địa chỉ đi chơi đẹp ở Hưng Yên
Nằm không xa Hà Nội là bao, làng Nôm là ngôi làng cổ nổi tiếng thuộc địa phận huyện Văn Lâm. Đây được biết đến là điểm du lịch hấp dẫn thích hợp với những ai yêu thích nét đẹp cổ kính của thời xưa. Thăm quan ngôi làng này, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng không gian xanh, yên bình và thả mình vào hồn quê Việt Nam mà còn được vãn cảnh chùa với cây đa cổ kính, kiến trúc từ bao đời.

Phương Anh/GIADINHMOI.VN

Hoang sơ Cửa Việt

Bãi biển Cửa Việt thuộc địa phận thôn Tân Lợi, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà khoảng 15km, là bãi tắm sạch, cát trắng mịn và còn khá hoang sơ ở Quảng Trị.
Với dài bờ biển dài gần 1km, khu du lịch Cửa Việt là một trong những điểm nhấn của du lịch Quảng Trị, nằm trên tuyến du lịch ven biển đẹp nhất Quảng Trị là Cửa Tùng - Cửa Việt và cũng nằm trong tam giác du lịch biển, đảo nổi bật của Quảng Trị gồm Cửa Tùng - Cửa Việt - Cồn Cỏ.
Biển Cửa Việt không chỉ là điểm đến quen thuộc của người dân Quảng Trị mà còn hấp dẫn du khách thập phương với những bãi cát trải dài, phẳng mịn. Với không gian rộng rãi, du khách đến đây không chỉ để tắm biển, thưởng thức các món hải sản tươi sống mà còn có thể chơi các trò chơi trên cát như bóng chuyền bãi biển, bóng đá bãi biển... Cửa Việt thật sự là điểm đến lí thú cho du khách sau những ngày làm việc mệt nhọc, căng thẳng.
Ngay ở cổng chào dẫn ra biển là vài chục quán hải sản mọc lên san sát sẵn sàng phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực biển của du khách gần xa. Nước biển ở đây khá sạch ngay cả khi bạn tắm ở gần bờ. Bãi cát trải dài, trắng mịn và hầu như không có rác. Cửa Việt vẫn còn rất hoang sơ.
Do thiếu quảng bá và chưa được đầu tư nhiều nên du lịch biển Cửa Việt còn chưa phát triển cho tới thời điểm này. Trong khi có tới mấy chục quán hải sản ven biển thì hạ tầng cơ sở du lịch ở Cửa Việt vẫn còn thiếu về số lượng và cũng chưa đạt chất lượng cao.
Cho tới thời điểm này, bãi tắm vẫn chưa có biển cảnh báo các khu vực nguy hiểm, những khu tắm an toàn, cũng như dịch vụ cứu hộ biển nói chung. Ở gần bãi tắm mới có một số ít nhà nghỉ, khách sạn được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu lưu trú của khách khi đến đây.
Nhưng chắc chắn, với tiềm năng du lịch sẵn có, với vị trí chiến lược nằm trên tuyến đường ven biển đẹp nhất tỉnh Quảng Trị, với những hàng dương xanh ngắt ở hai bên, Cửa Việt sẽ trở thành bãi tắm hàng đầu của Quảng Trị và là một trong những bãi biển thu hút đông đảo du khách mỗi khi có dịp đến miền Trung trong tương lai không xa.
Theo Thethaovanhoa.vn

Sự tích "Vách đá trắng" trên đỉnh núi Cô tiên

Thuộc xã Pải Lủng và xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Vách đá trắng nằm ở độ cao khoảng 1.700 m so với mực nước biển. Vách đá trắng không chỉ chứa đựng nhiều cảnh quan kỳ vỹ của thiên nhiên ban tặng mà còn gắn liền với truyền thuyết tình yêu vợ chồng chung thủy, son sắt.
Vách đá Trắng trên đỉnh núi Cô Tiên.    Ảnh: Tuyến Hoàng 
Truyện kể rằng, từ rất xưa ở vùng đất Mèo Vạc có một ngọn núi rất cao và hùng vĩ, nơi đây mây phủ quanh năm. Nhìn chỉ thấy vách đá vút lên tận trời cao, không thể leo lên được. 
Đỉnh núi chính là nơi ở của một nàng tiên vô cùng xinh đẹp và tốt bụng, nàng có làn da trắng như mây, có đôi môi hồng như những bông hoa đào mới nở. Hàng ngày, nàng thường ngồi trên đỉnh núi ngắm dòng sông Nho Quế và cất tiếng hát làm say đắm lòng người. 
Nhờ sự che chở của nàng mà người dân nơi đây có cuộc sống bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Nhớ ơn nàng, người Mông nơi đây đã đặt tên cho ngọn núi là Chua Lành Gấu (nghĩa là núi Cô tiên). 
Ở chính giữa vách đá cao nhất của ngọn núi có một cây thuốc vô cùng quý hiếm, không chỉ chữa được bách bệnh mà còn giúp người sống thọ cả trăm tuổi. Tuy nhiên, do ở trên vách núi đá cao nên không một ai có thể leo lên lấy được, người nào mà cố tình leo lên thì sẽ bị rơi xuống vực sâu trôi theo dòng sông Nho Quế.
Rồi cho đến một ngày, trong vùng có đôi vợ chồng sống rất hạnh phúc nhưng không may người vợ lại mắc bệnh nan y đã chữa chạy khắp nơi mà không khỏi. 
Người chồng rất thương vợ, khóc than gần như mù cả đôi mắt. Không chấp nhận mất đi người vợ thân yêu, dù được người vợ can ngăn nhưng người chồng vẫn bất chấp nguy hiểm leo lên vách núi đá cao trên núi Cô Tiên để hái cây thuốc quý về chữa cho vợ. 
Người chồng dũng cảm mang theo hàng trăm, hàng nghìn cọc gỗ đóng vào vách đá để leo lên. Leo mãi, leo mãi cuối cùng người chồng cũng lên được chỗ cây thuốc quý. Nhưng kỳ lạ thay, khi hái được cây thuốc quý và trèo xuống thì những cọc gỗ cũng biến mất một cách thần bí. Người chồng có được cây thuốc quý và cứu sống được vợ mình. 
Cũng từ đó đến nay, chưa một ai khác có thể nhìn thấy cây thuốc quý và leo lên trên vách đá được nữa. Cảm động trước tấm lòng chân tình của người chồng dành cho vợ, từ chỗ cây thuốc quý xuất hiện những giọt nước rơi xuống, người dân gọi là “nước mắt Cô tiên” hay “nước mắt của đá”. 
Tuy không còn cây thuốc quý, nhưng ai đi qua mà hứng được những giọt nước này để uống thì sẽ luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Và cũng từ đó, trên đỉnh núi Chua Lành Gấu xuất hiện đôi Vách đá trắng (Vách đá trắng) với một bên lớn, một bên nhỏ tựa giống như đôi vợ chồng.
Người dân, nơi đây nói, Vách đá trắng này rất linh thiêng, vào những dịp Tết Nguyên đán người dân thường đến đặt lễ để tỏ lòng biết ơn Vách đá trắng cũng như Cô tiên, cầu cho cuộc sống gặp nhiều may mắn, gia đình hạnh phúc, người dân gọi Vách đá trắng là Gầu Cá Dính.
Lâu dần người dân đi lại nên hình thành con đường mòn dẫn lên chân Vách đá trắng dẫn sang xã Pải Lủng (Mèo Vạc) và huyện Đồng Văn. Con đường này cũng chính là con đường mà ngày xưa Vua Mèo thường xuyên qua lại và dừng chân để nghỉ ngơi. Bởi lẽ đứng dưới chân Vách đá trắng có thể quan sát được phía bên kia của dòng sông Nho Quế. Mặt khác, vách đá như che chở, truyền thêm sức mạnh cho người đi đường. Ở đây nếu gặp trời mưa thì không lo bị ướt, nếu khát nước thì có thể hứng những giọt “nước mắt Cô tiên” rơi xuống để uống. Do vậy, bất kể ai khi đi qua đến chân Vách đá trắng đều khấn vái để cầu may mắn. Những ai đi qua mà không thành tâm, làm những chuyện xấu sẽ bị Cô tiên trách phạt. Cho đến ngày nay, người Mông sống quanh vùng vẫn coi Vách đá trắng là nơi linh thiêng, là nơi ở của thần linh. Hàng năm, vào dịp lễ, Tết, người Mông vẫn đến chân Vách đá trắng trên đỉnh núi Mã Pì Lèng thờ cúng.
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Chợ tình Khâu Vai năm 2018 sẽ diễn ra hoạt động đi bộ trải nghiệm trên tuyến đường này, với chiều dài gần 5 km từ thôn Mã Pì Lèng, xã Pả Vi đến Tượng đài Thanh niên xung phong thuộc thôn Séo Xà Lủng, xã Pải Lủng. Đến nơi đây, du khách sẽ được trải nghiệm vẻ đẹp kỳ vỹ mà thiên nhiên ban tặng; ngắm nhìn bên kia dòng sông Nho Quế; trải nghiệm phong tục tập quán của người dân địa phương; nghe kể truyền thuyết về “Vách đá trắng” trên đỉnh núi Cô tiên…
Hoàng Tuyến (baohagiang.vn)

Lẩu Then Bjoóc Mạ - nét đẹp trong đời sống văn hóa dân tộc Tày

Then là loại hình diễn xướng dân gian gắn bó sâu sắc với đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh ta.
         Các thầy Then chuẩn bị làm Lễ. 
Trong đó, Hội Lẩu Then Bjoóc Mạ tại xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) có quy mô lớn, đỉnh cao và tập trung đầy đủ các nghệ thuật của Then. Với ý nghĩa cầu xin vua cha ban phước lành cho trần gian, một năm an lành, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Từ sự hình thành lâu đời, Lẩu Then Bjoóc Mạ đã thấm sâu vào tâm linh của người Tày, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, hình thành một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng.
                       
Sự phong phú của Then tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương, từng vùng. Hệ thống Then chia thành các hình thức như: Then cầu mong, Then chữa bệnh, Then bói toán, Then đưa người khuất, Then cầu mùa, Then chúc tụng và Lẩu Then. Theo thầy Then - Nguyễn Văn Chự, sống tại thôn Bản Chang, xã Phương Độ cho biết: Những ông Then, bà Then lúc hành nghề được ông ma Then nhập vào, trở thành con trời để tỏ lòng biết ơn Ngọc Hoàng hay Chúa Then. Vào dịp đầu năm mới, khi muôn hoa đua nở là lúc làm lễ dâng rượu, hoa cúng tiến Chúa Then ở Mường trời. Là Lễ dâng rượu, dâng hoa lên cho Ngọc Hoàng và Chúa Then, vì vậy Lẩu Then Bjoóc Mạ phải được tổ chức vào mùa Xuân. Thời gian thích hợp nhất là vào khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch. Lúc này hoa Bjoóc Mạ - hay còn gọi là hoa Bờm ngựa đã nở nhiều. Từ đó, Lẩu Then Bjoóc Mạ được hình thành và trở thành một nét riêng có tại địa phương.
Nghi thức rước Kiệu, rước Lễ từ nhà thầy Then cả đến nơi tổ chức Lẩu Then.
Qua tìm hiểu, trước đây, Hội Lẩu Then Bjoóc Mạ chỉ diễn ra ở nhà Then chủ, mọi hoạt động trong phạm vi gia đình. Thì nay, Lẩu Then Bjoóc Mạ được tổ chức rộng rãi, mang tính quần chúng hơn. Từ năm 2016 đến nay, Hội Lẩu Then Bjoóc Mạ được cấp ủy, chính quyền xã Phương Độ tổ chức, trình diễn tại chợ. Mới đây nhất, Hội Lẩu Then Bjoóc Mạ được tổ chức trong 2 ngày 7-8.4. Việc làm này không chỉ quảng bá những nét đẹp, giá trị về mặt tâm linh trong Hội Lẩu Then được nhân dân, du khách thập phương biết đến mà còn góp phần bảo tồn những giá trị trong văn hóa truyền thống của cha ông để lại.
Để tiến hành một Hội Lẩu Then Bjoóc Mạ cần được chuẩn bị rất chu đáo. Gần đến ngày tổ chức Hội Lẩu Then, nhân dân trong xã cùng họp mặt tại nhà thầy Then cả là ông Nguyễn Văn Chự, cùng bàn bạc, giúp nhau làm các vật dụng, chuẩn bị lễ vật. Nam giới vào rừng đào măng vầu, loại 2 củ mọc cùng 1 rễ, hái các loại hoa như Bjoóc Mạ, hoa Chuối rừng, hoa Trứng cá đan vào nhau thành hình nón. Các chị, các mẹ cắt, dán các hình vật trang trí, chuẩn bị các lễ vật như: hình con én, con ương, bánh sừng bò, bánh dày hình nón, rượu nếp cái làm bằng thứ gạo cẩm ngon nhất. Đến ngày tổ chức Hội Lẩu Then Bjoóc Ma, người ta thịt thêm lợn, gà, vịt để làm lễ.
 Một Hội Lẩu Then Bjoóc Mạ thường được thực hiện bởi 1 thầy Then cả và 5 thầy phụ; mỗi thầy lại có 2 nàng Hương phục vụ, giúp việc. Hội Lẩu Then diễn ra trong 2 ngày, 1 đêm với các bước chính đó là: Mời Chúa Then và đoàn Then lên đường vượt qua các chặng. Theo thầy Then cả Nguyễn Văn Chự, Hội Lẩu Then phải đi qua rất nhiều cung, chặng như: Cung trình tổ Then, tổ tiên; trình Thổ công, trình thần; Cung ve sầu; Thanh lâm, lên cửa trời; Chờ đò; Khảm hải; Lên phủ Ngọc Hoàng; Lồng Mường, Đón Chúa Then, Ngọc Hoàng giáng trần… Cả chặng đường, các ông, bà Then diễn xướng, hát bằng các làn điệu Then, kết hợp với đàn Tính và chùm xóc nhạc. Tiếng hát Then lúc trầm, bổng, khi trang nghiêm, lúc rộn ràng, khi lâm ly, thống thiết; âm hưởng còn vang mãi và gây ấn tượng sâu sắc cho người nghe. Những lời Then, hoà trong nhịp đàn Tính dìu dặt đưa các ông, bà Then đến với Mường Trời để cầu xin các vị thần linh cứu giúp con người, xin vua cha ban phước lành cho trần gian, cầu xin một năm an lành, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
 Với phần lớn là người Tày sinh sống, xã Phương Độ được biết đến như một “địa chỉ đỏ” về Lẩu Then, hát Then, đàn Tính. Đây đã trở thành nét văn hóa tâm linh gắn bó với đời sống, in sâu trong từng nếp nhà của người dân nơi đây. Từ nhiều năm nay, Hội Nghệ nhân dân gian xã Phương Độ và các Câu lạc bộ hát Then được thành lập như một cầu nối đưa Then đến gần hơn với cộng đồng. Ông Nguyễn Văn Chự, là thầy Then cả trong Hội Lẩu Then Bjoóc Ma, cũng là người đã dày công sưu tầm, lưu giữ những điệu Then cổ. Trăn trở khi Then đang dần mai một, ông và các nghệ nhân dân gian “truyền lửa” cho lớp trẻ, cho bà con trong thôn khôi phục, gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Việc tổ chức Hội Lẩu Then Bjoóc Mạ hàng năm góp phần gìn giữ, phục hồi giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện sự đoàn kết cộng đồng. Mặt khác, cân bằng giữa bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Gắn bó mật thiết trong đời sống cộng đồng người Tày tại xã Phương Độ (thành phố Hà Giang), Hội Lẩu Then Bjoóc Mạ ngoài những nét đẹp về mặt văn hóa tâm linh còn mang giá trị về mặt nghệ thuật văn học, âm nhạc, múa, trang trí… Với những giá trị to lớn, Hội Lẩu Then Bjoóc Mạ sẽ được trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái toàn quốc lần thứ VI, năm 2018 sẽ được tổ chức vào tháng 5 tại tỉnh nhà.
Phạm Hoan (Baohagiang.vn)

Làng Đăk Răng

Không hiện đại, cũng chẳng cổ kính, rêu phong nhưng làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi vẫn thu hút du khách bởi giữ trong mình những nét tinh túy văn hóa truyền thống của người Giẻ Triêng.
Khung cửi, thổ cẩm là niềm vui của đàn bà Giẻ - Triêng nơi này. Ảnh: B.A 
Trong ngôi làng nhỏ bé với 120 hộ dân này, du khách tìm thấy sự yên bình từ những con người thật thà, chất phác; được đắm mình trong tiếng cồng chiêng của các đội nghệ nhân; được chiêm ngưỡng những nhạc cụ, trang phục truyền thống dưới mái nhà rông lợp tranh mát rượi; được thưởng thức những món ẩm thực truyền thống và được hòa mình trong tiếng dân ca Giẻ Triêng réo rắt…
Đâu chỉ có du khách mới ấn tượng khi đến với Đăk Răng, ngay cả bản thân chúng tôi, dù đã quá quen với mảnh đất này, nhưng sao, lần nào đến, cảm xúc vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu.
Bước chân vào cổng chào, trên con đường bê tông với những mái nhà san sát mọc hai bên, nhìn ra phía trước, mái nhà rông truyền thống sừng sững tạo cảm giác yên bình đến lạ. Không “tiếng suối reo như tiếng hát xa” cũng chẳng “trăng lồng cổ thụ” nhưng cảnh vật, không gian nhẹ nhàng như xua tan mọi suy nghĩ, lo toan trong cuộc sống bộn bề.
Trưa, đội trưởng đội nghệ nhân nữ  - Y Loan đang say giấc trong ngôi nhà nhỏ bên đường. Tiếng gọi cửa khiến chị giật mình, bật dậy. Đôi mắt vẫn đỏ hoe, cay xè nhưng nụ cười đôn hậu đã nở trên môi. Uống vội ngụm nước, chị đon đả: Ban ngày các nghệ nhân đi làm hết rồi. Các em vô bất ngờ quá, chị không có gì tiếp đón.
Để mưu sinh hàng ngày, cũng như bao hộ dân trong làng, chị Y Loan phải toan tính, lo làm cao su, bời lời, trồng mì. Nhưng, chỉ là những lúc nhọc nhằn ngoài đồng, khi màn đêm buông xuống, bỏ qua mọi lo toan, suy nghĩ, chị lại vui với khung cửi, với những tấm thổ cẩm đủ sắc màu.
Chỉ vào tấm thổ cẩm chưa hoàn thiện trên khung, chị Loan vui vẻ: Mình làm cho quen cái tay, không quên cái nghề từ ngày xa xưa cha mẹ truyền lại thôi chứ không phải làm để kinh doanh. Bây giờ nhà mình ai cũng có 4-5 bộ đồ truyền thống.
Ở Đăk Răng, đi từ đầu đến cuối làng, hầu như nhà nào cũng có khung cửi, cũng có những tấm thổ cẩm màu sắc. Bởi, dệt thổ cẩm là niềm vui của nhiều phụ nữ Giẻ Triêng nơi này. Như bà Y Ngói, Y Giỏ, Y Pleor, Y Ngân… dù lớn tuổi, mắt đã lờ mờ nhưng ngày ngày vẫn miệt mài bên khung cửi, cọc cạch dệt từng tấm thổ cẩm để may trang phục truyền thống cho các thành viên trong gia đình.
Cũng nhờ vậy mà nơi đây, hầu như người nào cũng có ít nhất 1-2 bộ đồ truyền thống. Đến ngày hội, từ già, trẻ, gái trai đều khoe mình trong những bộ thổ cẩm. Chỉ như vậy thôi, đã thấy được sự gìn giữ tinh túy trong văn hóa; du khách đến cũng cảm nhận được nét riêng biệt, sự lôi cuốn và ấn tượng.
Nằm sát bên tuyến đường Hồ Chí Minh, xe cộ tấp nập, nhạc sống, nhạc trên các phương tiện nghe nhìn phủ sóng khắp từng nóc nhà, nhưng bà con nơi đây vẫn giữ nếp cũ, không âm thanh, loa thùng xập xình mà thành lập 2 đội nghệ nhân để giữ lại tiếng cồng, tiếng chiêng với những điệu múa xoang mềm mại, uyển chuyển.
“Ngày trước, già làng Brôl Vẻ và Bloong Lê vận động bà con mình tập, thành lập đội nghệ nhân. Bao nhiêu năm rồi, đến bây giờ, 2 đội nghệ nhân vẫn duy trì, phát triển mạnh lắm” – chị Y Loan nói.
Không có tiền, cả làng chắt chiu góp tiền, góp thóc mua bộ cồng chiêng để tiếng chiêng cồng vang xa. Trong ngôi làng nhỏ bé, cứ 1 tháng 2 lần, đội nghệ nhân nam, nữ với khoảng 50 người trong sắc phục truyền thống cùng ôn lại những bài múa xoang, cồng chiêng và sáng tác thêm những điệu múa mới, dựa trên âm thanh vang vọng núi rừng.
Hướng đến trẻ hóa đội nghệ nhân, hằng tháng, chị Y Loan – đội trưởng đội nghệ nhân nữ và già A Bê – đội trưởng đội nghệ nhân nam vẫn tập luyện, hướng dẫn các em nhỏ tập cồng chiêng, múa xoang. “Giờ trong đội nữ của mình có đến 10 em từ 21-30 tuổi. Được mình truyền niềm đam mê, các em rất yêu thích và luôn sẵn sàng tập luyện” – chị Y Loan nói.
Với sự truyền dạy đầy nhiệt huyết của các nghệ nhân lớn tuổi, nhiều năm nay, các em nhỏ, thanh niên trong làng miệt mài theo tập đánh cồng chiêng. Bởi vậy, không khó để hiểu khi hai anh em A Trần (21 tuổi), A Trực (15 tuổi) đều đánh thành thạo cồng chiêng. Riêng A Trần còn được nằm trong đội nghệ nhân nam chính, sẵn sàng trình diễn trong các ngày hội của làng, của huyện; giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh hoặc ra các tỉnh bạn.
Người dân làng Đăk Răng vẫn giữ được các phong tục truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng. Ảnh B.A.
Tết đã qua 3 tháng nhưng dư âm của những ngày xuân như vẫn còn vang vọng với mỗi người dân ở Đăk Răng. Bởi năm nay, khác với những năm khác, trong suốt đêm Giao thừa đến ngày mồng 2 Tết, nhà nhà tưng bừng. Trên đường làng, trong trang phục truyền thống, trai đánh cồng chiêng, gái múa xoang, cả làng vào chúc Tết từng nhà. Tiếng cười nói râm ran trong tiếng cồng chiêng vang dội; uống men rượu cần đậm đà, nhắm miếng thịt chuột, cá muối chua, ai nấy như say trong tình đoàn kết.
Chỉ được nghe kể lại mà lòng cũng hân hoan, phấn khởi như được có mặt trong ngày hội. Trân quý làm sao khi giữa Tết nay bà con vẫn giữ được những điều xưa cũ; tự hào làm sao khi giữa nhịp sống hiện đại, ở ngôi làng ấy vẫn mặc trang phục truyền thống, vẫn nấu cơm lam, uống rượu ghè, vẫn tay trong tay múa xoang trong tiếng cồng chiêng… dưới mái nhà rông bập bùng ánh lửa. 
Bước từng bậc thang xuống khỏi nhà rông – nơi lưu giữ hồn làng của Đăk Răng, đôi chân vẫn cảm thấy bịn rịn. Ra khỏi làng, trong tai vẫn văng vẳng tiếng đàn ting ning, tiếng sáo trong veo, tiếng đàn t’roan do chính tay già làng Brôl Vẻ làm; vẫn cọc cạch tiếng khung cửi của các chị, các mẹ; đâu đó vọng lại tiếng cồng chiêng dội vào rừng cao su với lời mời gọi: nhớ ghé thăm làng nhé!...
Bình An (baokontum.com.vn)

Ở ngôi chùa không có hòm công đức và đốt vàng mã

(HQ Online)- Khác với nhiều đền, chùa, nơi thờ tự ban tổ chức hay người quản lý lập nhiều hòm công đức, thậm chí là các “BOT” tâm linh để thu tiền của khách đến lễ, thì tại chùa Tiêu (xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từ nhiều năm nay không hề có một hòm công đức và cũng không nhận tiền công đức của người dân, trừ khi nhà chùa có kế hoạch xây dựng các công trình lớn.
Tại các ban thờ ở chùa Tiêu đều không đặt hòm công đức. Ảnh: Đ.H.
Chưa từng đặt hòm công đức
Chùa Thiên Tâm (hay còn gọi là chùa Tiêu) nằm trên lưng chừng núi Tiêu. Ðây là nơi thiền sư Lý Vạn Hạnh- người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn (vị vua đầu tiên của triều Lý) trụ trì và viên tịch. Chùa Tiêu cũng được biết đến là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.
Khi đặt chân đến chùa, du khách thập phương sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh, không đông đúc, xô bồ như những ngôi chùa nổi tiếng khác ở nước ta. Đặc biệt, tại tất cả ban thờ trong chùa đều không đặt hòm công đức, trên các ban thờ chỉ có hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang. Nhiều du khách khi đến chùa muốn công đức một chút tiền để nhà chùa có thêm kinh phí kiến thiết chùa nên đã dành thời gian để tìm kiếm hòm công đức. Do không tìm thấy nơi đặt tiền, nhiều du khách đến hỏi người nhà chùa nơi đặt hòm công đức. Tuy nhiên, tất cả các du khách khi đến hỏi câu này đều được sư cụ chùa Tiêu Thích Đàm Chính trả lời rằng: “Ở chùa không có hòm công đức và nhà chùa cũng không nhận tiền công đức của bất kỳ du khách nào nếu không phải lúc nhà chùa có xây dựng các công trình lớn. Mỗi người dân đến chùa chỉ cần thành tâm lễ thì các ngài sẽ chứng giám cho”.
Cũng do nhà chùa không có hòm công đức, nên nhiều du khách đi lễ và vãn cảnh chùa đã xuống nhà Tổ gặp sư trụ trì để mừng tuổi, công đức nhưng sư trụ trì nhất định không nhận. Trò chuyện với phóng viên sư cụ Thích Đàm Chính khẳng khái: "Tôi nhận làm gì, mừng tuổi tôi cũng không lấy, tôi năm nay 90 tuổi rồi. Công đức tôi cũng không nhận, nhà chùa chưa có việc gì thì tôi chưa nhận tiền công đức".
Theo tìm hiểu của phóng viên, từ nhiều năm nay chùa Tiêu đã không có hòm công đức. Lý giải cho việc này, sư cụ Thích Đàm Chính cho biết: “Tôi về trông coi chùa Tiêu đến nay đã được 51 năm. Từ lúc tôi về đây, chùa đã không thấy có hòm công đức. Cũng kể từ đó, tôi đã phát nguyện trước nhà thờ Tổ không đặt hòm công đức và đã được duy trì cho đến nay. Người dân đến chùa chỉ thực hiện văn hóa “giọt dầu”, tức là chỉ mang hoa quả hoặc bánh kẹo cùng với tấm lòng thiện tâm”.
Cũng theo sư cụ Thích Đàm Chính, nhà chùa không đặt hòm công đức là bởi vì không có người trông nom hòm công đức và giữ gìn số tiền phật tử, người dân tiến cúng. Thêm nữa, sư cụ Đàm Chính lo ngại số tiền người dân công đức vào chùa có thể bị đánh cắp hoặc người nào đó mang đi sử dụng không đúng mục đích. Sư cụ Thích Đàm Chính chia sẻ thêm, nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho chùa. Còn khi xây dựng xong hoặc không xây dựng gì thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức của ai. “Năm 2017, chúng tôi cũng xây dựng nhà thờ Tổ thiền sư Lý Vạn Hạnh hết hơn 3 tỷ đồng. Số tiền này đều do các Phật tử, người dân tiến cúng cho nhà chùa. Sau khi xây dựng xong nhà thờ Tổ, cũng có một số người dân muốn cung tiến tiền tiếp cho nhà chùa nhưng chúng tôi không nhận. Bởi vì, nhà chùa xây xong rồi thì không nhận thêm tiền của người dân, chư Phật tử”, sư cụ Thích Đàm Chính nói thêm.
Tuy nhiên, đã có nhiều câu hỏi của du khách đặt ra “nếu nhà chùa không nhận tiền công đức của du khách lấy tiền đâu đê duy trì chùa”. Đem thắc mắc này tới sư cụ Thích Đàm Chính, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Hàng ngày nhiều người dân đi lễ chùa vẫn tự đặt lễ một ít tiền “giọt dầu”, nhà chùa sẽ sử dụng số tiền đó để duy trì hàng ngày. Tuy nhiên, việc chi tiêu của nhà chùa cũng không nhiều, bởi hương hoa, nến… người dân đi lễ hàng ngày đều đặt lên ban thờ. Thậm chí, nhà chùa còn phải san sẻ bớt hương, nến, dầu đèn cho những chùa khác do du khách đến lễ nhiều không sử dụng hết”.
Không những thế, sau khi du khách đến gặp sư trụ trì đều được cụ hỏi đi bằng phương tiền gì tới đây. Nếu đi ô tô, bao giờ sư cụ cũng đưa cho một sấp tiền lẻ, bảo du khách đếm đủ 20.000 đồng và dặn: "Đây là tiền tí nữa xuống dưới để trả tiền bến bãi gửi xe". Đối với du khách lần đầu tiên đến chùa sẽ ngỡ ngàng trước cách mà nhà chùa đối đãi với mọi người. Bởi rất hiếm ngôi chùa không nhận tiền công đức mà lại còn gửi lại tiền gửi xe cho khách khi đến chùa.
Người của nhà chùa đã thu lại vàng mã của du khách
Tại nơi thu tiền người dân mua sách, nhà chùa ghi chú rõ ràng "đây không phải là hòm công đức"
Ảnh: Đ.H.
Tôn nghiêm nơi cửa Phật
Hiện mỗi chùa đều thực hiện một quy định riêng đối với du khách khi đi lễ, đối với chùa Tiêu người dân và du khách phải thực hiện quy định không cúng vàng mã. Đối với du khách đã “trót” mua vàng mã, người nhà chùa sẽ thu lại, không cho đặt lên ban thờ. Một người dân có nhiều năm tham gia giúp việc tại chùa cho biết: “Mặc dù, chùa có không gian rộng như vậy, nhưng không quy định vị trí để người dân đốt vàng mã. Số vàng mã nhà chùa thu được của người dân và du khách đều phải mang lên núi đốt và phải thực hiện đốt vào ban đêm”.
Đang bày lễ lên đĩa, anh Nguyễn Văn Tuấn (Bắc Ninh) đã bị người nhà chùa phát hiện trong đồ lễ có vàng mã lập tức nhà chùa đã thu lại và giải thích những quy định tại chùa mà tất cả người dân và du khách phải thực hiện. Anh Tuấn chia sẻ: “Theo như thói quen, mỗi lần đi lễ tôi đều mua thêm một ít vàng mã nhưng không ngờ lại bị người của nhà chùa thu  lại. Tuy nhiên, đã là quy định của nhà chùa chúng tôi phải tuân theo. Tôi thấy việc đốt vàng mã gây lãng phí và ô nhiễm môi trường và các chùa khác cũng cần phải thực hiện quy định không cúng vàng mã như chùa Tiêu”.
Để người dân không lãng phí tiền mua vàng mã, nhà chùa cũng yêu cầu những điểm bán hàng ở gần cổng chùa không được bày bán vàng mã. Tất cả chủ hàng ở gần cổng chùa đều thực hiện quy định. Theo quan sát của phóng viên, các cửa hàng chỉ bày bán hương, nến, bánh kẹo… để phục vụ người dân đi lễ. Một người bán hàng ở cổng chùa cho biết: “Nếu ở đây chúng tôi mà bán vàng mã sẽ bị nhà chùa nhắc nhở”. Sự trang nghiêm của ngôi chùa còn thể hiện rất rõ ở tất cả những người phụ tá cùng sư trụ trì khi thấy bất kỳ du khách nào ăn mặc thiếu chỉnh tề, lịch sự, mặc váy ngắn đi vào chùa đều được nhắc nhở chỉnh sửa hoặc mời ra.
Khi mà nhiều ngôi đền, chùa, nơi thờ tự đang bị ảnh hưởng của thương mại hóa, thì chùa Tiêu vẫn giữ được sự thanh tịnh, tôn nghiêm nơi cửa Phật. Từ những hành động, cử chỉ, quy định tại chùa Tiêu đã làm ấm lòng người dân và du khách mỗi khi đi lễ.
Mỹ Đức

Thăm ngôi chùa lâu đời nhất Bình Định

Chùa Thập Tháp, nguyên tên Thập Tháp Di Đà tự, là một trong năm danh tự của tỉnh Bình Định được ghi vào sách “Đại Nam nhất thống chí” với lời nhận định: “Chùa này cùng với chùa Linh Phong đều nổi tiếng là danh thắng”.
Chánh điện chùa Thập Tháp. 
Thập Tháp là ngôi chùa cổ nhất ở Bình Định hiện nay. Chùa nằm về phía bắc thành Đồ Bàn (còn gọi là thành Hoàng Đế), gần tháp Cánh Tiên, tọa lạc tại thôn Vạn Thuận (xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn), cách TP. Quy Nhơn gần 30 km về phía bắc, cách Quốc lộ 1A khoảng 100 m về phía tây. Ca dao Bình Định có câu: “An Nhơn có núi Mò O/Có chùa Thập Tháp, có đò Trường Thi”. Chùa Thập Tháp là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của xứ Nẫu.
Chùa được xây dựng trên một gò đất khá rộng hình mai rùa có chu vi gần 1 km được gọi là gò Thập Tháp (mười ngôi tháp). Theo truyền thuyết, sau khi xây dựng xong kinh thành Đồ Bàn, tức thành Vijaya, người Chăm cho xây ở gò này mười ngôi tháp để yểm trấn. Sách “Đại Nam nhất thống chí chép”: “Sau chùa có mười tòa tháp Chàm, nhân đó thành tên, nay mười tháp đã đổ nát”. Tên gọi chùa Thập Tháp bắt nguồn từ đó.
Về sự ra đời của chùa, theo sử liệu, vào năm 1665 đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, có một nhà sư Trung Hoa là Nguyên Thiều (tổ thứ 32 dòng thiền Lâm Tế) đến đất Quy Ninh (Bình Định ngày nay) truyền đạo. Năm 1683, ông lấy gạch cũ từ mười ngôi tháp đã đổ để xây nên chùa. Năm Chính Hòa thứ 12 (1691), Chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch đề “Thập Tháp Di Đà tự” và lệnh cho nhà sư Nguyên Thiều vào Đàng Trong tiếp tục truyền đạo, lập chùa. Như vậy, tính đến nay, ngôi chùa này đã có tuổi đời gần 350 năm.
Chùa có kiến trúc cổ kính, hài hòa. Trước chùa là một hồ sen lớn. Gần cổng chùa là cây bồ đề trăm tuổi. Bên trong chùa được chia thành các khu như chánh điện, nhà phương trượng, tây đường, tòa tháp an vị của các trụ trì… Chùa Thập Tháp nổi tiếng với nhiều hiện vật, nhất là di sản Hán Nôm còn để lại. Trong chùa hiện còn hàng trăm câu đối, hoành phi, văn bia và các bộ kinh tạng, sử sách bằng chữ Hán rất giá trị. Chùa được công nhận là Di tích cấp quốc gia năm 1990.
Về thăm chùa Thập Tháp, du khách sẽ được vãn cảnh hồ sen, vườn cây, tháp cổ, được đắm mình trong không gian thanh tịnh giữa chốn thiền môn. Đặc biệt, chùa còn gắn với nhiều giai thoại nổi tiếng. Câu chuyện về hạt lúa khổng lồ, về con bạch hổ ngồi dưới gốc bồ đề trước cổng chùa nghe kinh, chuyện về ngôi tháp Trắng, hòn đá chém (còn gọi là hòn đá oán hờn, gắn với việc nhà Nguyễn trả thù nhà Tây Sơn, hiện vẫn còn được giữ trong chùa)… là những giai thoại hấp dẫn mà du khách sẽ được nghe kể khi đến thăm chùa.
Phạm Tuấn (baodaklak.vn)

Những bãi biển hoang vắng tha hồ “sống ảo” ở Quảng Ninh

VOV.VN -Nếu ngại ngần vì sự đông đúc của Bãi Cháy hay Cô Tô, bạn hãy thử ghé những bãi biển “ít nổi tiếng” hơn nhưng lại đẹp đến bất ngờ sau đây của Quảng Ninh.

nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 1
Đảo Quan Lạn là điểm đến hàng đầu nếu bạn muốn được ngắm nhìn những bãi biển dài hàng kilomet, sóng vỗ miên man. Cát ở đây là loại cát thạch anh có màu trắng tinh, mịn đều, đẹp mắt.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 2
3 bãi tắm lớn trên đảo là Quan Lạn, Sơn Hào và Minh Châu còn khá nguyên sơ, được ngăn cách với nhau bằng các ghềnh đá như Eo Gió, Bãi Rùa.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 3
Hãy thức dậy sớm ngắm bình minh trên bãi biển vắng, tận hưởng một ngày tuyệt vời với thiên nhiên Quan Lạn, đi câu mực hoặc thưởng thức món sá sùng đặc sản nơi đây.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 4
“Hàng xóm” của Quan Lạn là đảo Ngọc Vừng, ít nổi tiếng hơn trên bản đồ du lịch nhưng cũng sở hữu bãi tắm đẹp không ké
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 5
Bãi tắm Trường Chinh trên đảo Ngọc Vừng dài tới 3km và ngăn cách với khu dân cư phía trong bằng một rừng phi lao xanh mướt, cao vút và dài thẳng tắp.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 6
Bạn có thể nằm dài trên bãi ngắm biển, nghe rừng phi lao rì rào như kể những câu chuyện huyền thoại về vùng biển ngọc trai trước kia.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 7
Gần bờ hơn là các bãi tắm trên đảo lớn Cái Bầu của huyện Vân Đồn, có thể dễ dàng tới được bằng xe cá nhân. Các bãi nổi bật là Bãi Dài, Việt Mỹ, Mai Quyền,…
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 8
Các bãi này đều hướng ra vịnh Bái Tử Long, có nhiều dịch vụ nghỉ dưỡng, ăn uống ngay trên bờ dành cho du khách.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 9
Một điểm đến mới nổi của Quảng Ninh là đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà). Từ một hòn đảo hoang sơ hiếm người biết, vài năm gần đây Cái Chiên vụt sáng trở thành điểm check-in ưa thích của những người yêu du lịch biển.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 10
Bãi tắm Đầu Rồng trên đảo hấp dẫn bởi vẻ đẹp thuần khiết, tinh khôi bậc nhất, nơi du khách có thể hòa vào thiên nhiên một cách thoải mái nhất. 
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 11
Không thể bỏ qua địa đầu Tổ quốc – bãi biển Trà Cổ (TP Móng Cái). Biển Trà Cổ có nhiều nét độc đáo, một trong những bãi biển dài nhất Việt Nam với 15 km, có mũi Sa Vĩ nơi đặt nét bút đầu tiên “vẽ lên hình chữ S”.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 12
Trà Cổ mang vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình gắn liền với đời sống của người dân làng chài cổ bên rừng dương, con sóng.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 13
Nếu có thể đi hết bãi biển Trà Cổ, bạn sẽ khám phá ra nhiều cảnh tượng mới mẻ, những điểm chụp ảnh đẹp tuyệt vời, thỏa sức vùng vẫy và chơi đùa trên bãi cát. 
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 14
Dịp hè là thời điểm Trà Cổ đông đúc nhất, không chỉ bởi du khách khắp nơi đổ về mà còn bởi lễ hội Đình Trà Cổ - một trong những lễ hội làng biển lớn nhất miền Bắc.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 15
Nhưng tĩnh lặng bậc nhất phải kể đến đảo Vĩnh Thực (TP Móng Cái). Bãi tắm Bến Hèn, Đầu Đông trên đảo gây ấn tượng bởi cảnh quan nguyên sơ, ít dấu chân người.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 16
Dưới chân bãi là các bãi đá đủ màu sắc, kề bên vực biển có ngọn hải đăng cổ kính uy nghi.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 17
Nét hấp dẫn của Vĩnh Thực còn nằm ở những bức bích họa sặc sỡ trên những ngôi nhà trong làng, bạn có thể kết hợp tham quan, trải nghiệm.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 18
“Đặc sản” nữa của Quảng Ninh chính là các bãi tắm trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Ti tốp là bãi tắm có hình vầng trăng ôm quanh chân đảo đá, nhỏ nhưng rất yên tĩnh và có tầm nhìn độc đáo.
nhung bai bien hoang vang tha ho "song ao" o quang ninh hinh 19
Các bãi tắm “Robinson” này thường có rất ít khách du lịch tiếp cận nên những nét đẹp của nó dường như luôn còn nguyên vẹn.
CTV Viễn Du/VOV.VN