Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Dương Đình Nghệ vây thành Tống Bình, đánh tan cả quân đô hộ lẫn viện binh từ Nam Hán

B.T sưu tầm, SGK Sử lớp 6 
Dương Đình Nghệ vây thành Tống Bình, đánh tan cả quân đô hộ lẫn viện binh từ Nam Hán

Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang đánh nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, thất bại. Nghe tin, Dương Đình Nghệ kéo quân ra bao vây Tống Bình.

Bấy giờ ở Quảng Châu, có viên Tiết độ sứ là Lưu Ân, nhân khi nhà Đường sụp đổ, đã chiếm thêm được một số châu ở Hoa Nam, liên kết với nước Nam Chiếu (Vân Nam, Trung Quốc), dần dần trở nên cường thịnh. Năm 910, Lưu Ân chết, em là Lưu Nham lên thay. Năm 917, được sự ủng hộ của bọn quan lại nhà Đường cũ ở đây, Lưu Nham tự xưng hoàng đế, thành lập nước Nam Hán.
Nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo gửi con trai mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin.
Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay, tiếp tục sự nghiệp của cha, Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ giả sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong cho chức Tiết độ sứ.
Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.
Dương Đình Nghệ vây thành Tống Bình, đánh tan cả quân đô hộ lẫn viện binh từ Nam Hán - Ảnh 1.
Lược đồ kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930 - 911)
Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu. Nhà Nam Hán nhân cớ đó cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình ( Hà Nội).
Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ nghe được tin, đã đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.
Dương Đình Nghệ quê ở làng Giàng (Thiệu Dương, Thiệu Hoá, Thanh Hoá), là một hào trưởng ở Ái Châu (Thanh Hoá). Là người thuộc dòng họ lớn, ông nuôi 3.000 "con nuôi", đều lấy họ Dương.
Quân Nam Hán lo sợ, vội cho người về nước cầu cứu. Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện. Quân tiếp viện của giặc vừa đến đã bị đánh tan tác. Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình, tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ

B.T sưu tầm, SGK Sử lớp 6 
Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình, tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ
Hình minh họa

Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiếm Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.  

Từ cuối thế kỉ XIX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). Nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy.
Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang - Hải Dương), thuộc một dòng họ lớn lâu đời. Ông sống khoan hoà, hay thương người, được dân chúng mến phục.
Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.
Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hai năm thì mất (907), con trai là Khúc Hạo lên thay.
Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Ông đã làm được nhiều việc lớn: Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã ; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc; lập lại sổ hộ khẩu.
theo Helino

Phùng Hưng đem quân bao vây Tống Bình, viên độ hộ cố thủ trong thành rồi sinh bệnh chết


B.T Sưu tầm, SGK Sử lớp 6 |

Phùng Hưng đem quân bao vây Tống Bình, viên độ hộ cố thủ trong thành rồi sinh bệnh chết

Năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm quyết tâm giành quyền làm chủ vùng đất của mình. 


Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776 - 791)
Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội) là quê của Phùng Hưng. Họ Phùng nối đời làm thủ lĩnh gọi là quan lang (người đứng đầu một vùng gồm nhiều bản, làng ở miền núi). Năm Phùng Hưng 18 tuổi, cha mẹ qua đời.
Ông đã nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm. Là người rất khoẻ, có sức vật nổi trâu, đánh được hổ, Phùng Hưng lại giàu lòng thương người, hay giúp đỡ người nghèo khổ. Nhân dân trong vùng ai cũng mến phục.
Phùng Hưng đem quân bao vây Tống Bình, viên độ hộ cố thủ trong thành rồi sinh bệnh chết - Ảnh 1.
Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô hộ (chức quan đứng đầu phủ đô hộ) là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.
Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nói nghiệp cha. Năm 791, nhà Đường đem đại quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
theo Helino

Nhà Đường phải cử 10 vạn quân sang đánh mới khuất phục nổi 'Vua Đen' nước Việt

B.T sưu tầm, SGK Sử lớp 6 | 
Nhà Đường phải cử 10 vạn quân sang đánh mới khuất phục nổi 'Vua Đen' nước Việt

Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân nhiều vùng, đánh tan quân Đường ở thành Tống Bình. Năm 722, nhà Đường lại cử 10 vạn quân sang đánh.

Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?
Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc. Nước ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương và xã vẫn do người Việt tự cai quản.
Nhà Đường phải cử 10 vạn quân sang đánh mới khuất phục nổi Vua Đen nước Việt - Ảnh 1.
Hình minh họa
Ở miền núi, các châu vẫn do các tù trưởng địa phương cai quản. Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (Hà Nội).
Nhà Đường cho sửa sang các đường giao thông thủy, bộ từ Trung Quốc sang Tổng Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện. Ở Tống Binh và một số quận, huyện quan trọng, nhà Đường cho xây thành, đắp lũy và tăng thêm số quân đồn trú...
Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, thuế đay, gai, tơ lụa... Hằng năm, nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngà voi, sừng tê, đồi mồi, trầm hương, vàng, bạc...
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII)
Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ (còn có tên là Kẻ Mỏm), một làng chuyên làm muối ở cửa biển Thạch Hà (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Dân cư ở đây phần lớn mang họ Mai. Sau, mẹ ông đưa con sang sống ở Ngọc Trừng (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ngay từ nhỏ, Mai Thúc Loan đã phải kiếm củi, chăn trâu, cày ruộng cho nhà giàu. Ông rất khôi ngô, tuấn tú.
Nhà Đường phải cử 10 vạn quân sang đánh mới khuất phục nổi Vua Đen nước Việt - Ảnh 2.
Hình minh họa
Khoảng cuối những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn dân phu gánh sản vật cống nộp, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.
Ở Nghệ An, nay còn truyền lại một bài hát chầu văn kể tội bọn đô hộ nhà Đường :
"Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon...".
Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế (Vua Đen).
Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa, kéo quân tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
Năm 722, nhà Đường cử Dương Tự Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân. Hiện nay, ở trên núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn vẫn còn đền thờ Mai Hắc Đế.
theo Helino

Mai Hắc Đế - Vị vua hùng tài nhưng lại mang tiếng xấu từ thuở nhỏ

Mai Hắc Đế - Vị vua hùng tài nhưng lại mang tiếng xấu từ thuở nhỏ
Hình ảnh từ 1 vở cải lương về Mai Hắc Đế. Nguồn ảnh: Zing

Mặc dù lúc nhỏ phải chịu nhiều khổ cực và gánh chịu nhiều điều tiếng xấu nhưng Mai Thúc Loan vẫn sớm bộc lộ sự thông minh, sáng ý và sức khỏe tuyệt vời.

Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Không ai còn nhớ năm sinh ngày mất của ông. Chỉ biết rằng, thuở nhỏ nhà Mai Thúc Loan nghèo lắm, mẹ phải đi làm mướn cho nhà giàu và kiếm củi nuôi con.
Đã thế, cậu bé lại chịu tiếng xấu là con không cha và nước da đen sạm xấu xí. Nhưng Mai Thúc Loan cũng sớm bộc lộ thiên tư thông minh, sáng ý kỳ lạ và có sức khỏe tuyệt vời.
Lớn lên, Mai Thúc Loan phải làm lụng, lo toan giúp mẹ đủ việc. Chú bé hết đi làm mướn cho bọn hào phú lại theo mẹ vào rừng kiếm củi.
Rồi một tai nạn khủng khiếp diễn ra giữa buổi hai mẹ con đi kiếm củi trong rừng sâu. Khi nghe tiếng kêu thét của mẹ, Mai Thúc Loan kịp đến thì mẹ đã chết gục bên vũng máu cạnh một con hổ lớn đang gầm gừ, quần đảo cắn xé man rợ.
Hờn căm ngút trời, Mai Thúc Loan xông vào đánh nhau với mãnh thú, buộc con vật đang say mồi, hung tợn phải bỏ chạy. Từ đó, Mai Thúc Loan sống cuộc đời mồ côi, cày thuê ở mướn cho các hộ trong làng.
Nhà nghèo, Mai Thúc Loan không được học hành mà chỉ học lỏm để biết chữ, hiểu nghĩa sách.
Mai Hắc Đế - Vị vua hùng tài nhưng lại mang tiếng xấu từ thuở nhỏ - Ảnh 1.
Lớn lên, Mai Thúc Loan là một chàng trai có sức khỏe phi thường. Thúc Loan là đô vật lừng danh, từng ăn giải cạn ở nhiều nơi.
Theo phường săn học hỏi rồi trở thành thợ săn lành nghề, nhiều lần Thúc Loan giết được chúa sơn lâm khiến dân trong vùng khâm phục. Vì vậy, mọi người suy tôn Mai Thúc Loan làm chức "Đầu phu", thủ lĩnh quân sự địa phương của làng.
Châu Hoan ngày ấy luôn bị giặc Chà Và (Gia-va), Côn Lôn (Mã Lai) cướp phá, nhất là ách đô hộ tàn bạo của nhà Đường, làm cho nhân dân vô cùng cực khổ.
Mai Thúc Loan có chí lớn, đã tập hợp được thanh niên và nhân dân trong vùng mưu khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ nhà Đường, giành độc lập.
Vị thủ lĩnh trẻ được tôn thành vị anh hùng, đã hiệu triệu trăm họ hưởng ứng nghĩa lớn và chọn Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn làm căn cứ.
Không để cho giặc rảnh tay, tháng 4 năm Quý Sửu (713), Mai Thúc Loan quyết định ra quân trước, đánh thẳng vào Châu Trị mở rộng địa bàn Hoan Châu cho cuộc khởi nghĩa.
Mai Thúc Loan phát hịch kể tội giặc Đường và kêu gọi người Việt đứng lên gìn giữ non sông. Từ căn cứ Hùng Sơn, Mai Thúc Loan mở rộng địa bàn, xây thành Vạn An quy mô của một kinh thành.
Từ đây Mai Thúc Loan tìm cách liên kết với các thủ lĩnh và nhân dân các châu miền núi, với Champa để có thêm lực lượng chống quân Đường.
Trước khi tiến đánh thủ phủ đô hộ ngoài Giao Châu, Mai Thúc Loan được quân dân tôn phong lên ngôi Hoàng đế lấy vương hiệu là Mai Hắc Đế (Vua Đen họ Mai).
Và, chỉ trong một trận ác chiến, Mai Thúc Loan đã chiếm được phủ thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi tên trùm đô hộ Quang Sở Khách tháo chạy về nước, lấy lại giang sơn.
Đất nước ta được giải phóng nhân dân khắp nơi nô nức theo Mai Hắc Đế, lực lượng nghĩa quân tới hàng chục vạn người.
Nhưng lúc này nhà Đường còn mạnh. Mùa thu năm 722, vua Đường huy động 10 vạn quân ồ ạt theo đường hiểm đánh ập vào thành Vạn An.
Không đương nổi đội quân xâm lược hung hãn, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất. Nghĩa quân tan vỡ.
Quân Đường tàn sát nhân dân ta vô cùng dã man, xác người chết đắp thành gò cao. Tội ác tầy trời này của giặc chỉ làm tăng thêm lòng căm thù của nhân dân nước Việt. Nhân dân nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ, đề thơ ca tụng người anh hùng.
Nguồn sưu tầm: Cuốn "Các triều đại Việt Nam", trang 48-51, NXB Thanh niên

No bụng, ưng mắt với bánh cuốn gia truyền 30 năm tại Hải Phòng

Ghé con ngõ nhỏ trên đường Mê Linh, Hải Phòng, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức mùi thơm của bánh cuốn tráng, vị ngọt của miếng chả quấn rau thơm nhúng ngập trong nước mắm ninh xương đặc biệt.

Nhắc đến Hải Phòng người ta thường nhớ đến món bánh đa cua, bún cá… và cả món bánh cuốn tráng tay chấm nước mắm hầm xương trứ danh. iOne giới thiệu với bạn quán bánh cô Bích ở con ngõ nhỏ số 46 trên đường Mê Linh.
Bánh cuốn ở Hải Phòng hầu hết là bánh tráng tay, người ăn đến đâu thì tráng đến đó để bánh giữ được độ “tươi”, vị nóng hổi, dẻo thơm khi vừa lấy từ trên bếp xuống.
Chia sẻ với iOne về món bánh cuốn này, cô Bích nói: “Gia đình cô bán bánh cuốn từ cách đây 30 năm. Khi ấy là bố mẹ cô bán rồi truyền nghề lại cho các con, nên khách hàng đều là khách quen”.
“Ngoài bánh, thứ giữ chân khách còn là nước chấm. Để có nước chấm ngon, xương chọn phải là xương đuôi, ninh nhừ qua một đêm, sáng sớm hôm sau thì chắt lấy nước hầm rồi nêm nếm, như vậy mới đảm bảo từ mùi thơm cho đến hương vị” - cô Bích chia sẻ.
Bánh cuốn Hải Phòng hấp dẫn bởi thứ nước chấm độc đáo mà người ăn có thể "húp" sạch cả bát. Bạn nghe lạ phải không? Ở nhiều nơi, nước mắm được pha bằng mắm chắt kết hợp với chanh, tỏi, ớt, nhưng ở "phố Cảng" lại khác. Nước mắm ăn kèm là nước ninh xương ống hoặc xương đuôi, sau đó hầm nhừ để xương ra hết vị ngọt, rồi nêm thêm mắm, đường, hạt tiêu và một số gia vị gia truyền.
Nước mắm chấm bánh cuốn ở Hải Phòng được pha chế rất kỳ công.
Hầu hết bánh cuốn tại Hải Phòng bao gồm hai loại chính là bánh cuốn chay (không nhân) và bánh cuốn nhân. Nhân bánh cuốn được làm chủ yếu từ thịt, mộc nhĩ, nấm hương sau đó được xào lên và nêm nếm cho vừa ăn rồi cuốn bên ngoài lớp bánh tráng mỏng tanh, mềm mướt, lại có sự óng ả của mỡ.
Đặc biệt, bánh cuốn nước xương còn được ăn kèm với chả viên (chả thịt viên) và chả lụa, tùy từng hàng bán và nhu cầu ăn mà các bạn có thể yêu cầu nhé.
Video Player is loading.
Hiện tại 0:09
/
Thời lượng 1:32
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bà Đặng Thị Xuân (76 tuổi) – một trong những vị khách "ruột" lâu năm nhất tại quán – cho biết: “Tôi ăn bánh cuốn tại đây từ hồi còn trẻ mà cho đến tận bây giờ, dù nhà cũng ở xa nhưng sáng nào cũng ghé quán để ăn. Bánh ở đây mềm, mướt mà nước chấm xương lại ngọt thơm”.

Thúy Quỳnh