Quá trình xây dựng chùa gắn liền với sự hình thành Sở Trà Biển Hồ từ thời Pháp thuộc. Đầu thế kỷ XX, cư dân từ đồng bằng duyên hải đến vùng đất này và dựng ngôi làng mang tên “xóm Cỏ May”. Giữa chốn “rừng thiêng, nước độc”, người dân đã lập nên “Sơn Hải miếu” – tiền thân của chùa Bửu Minh làm chốn thờ cúng bên bờ Biển Hồ. Ảnh: Chu Thế Dũng
Quá trình xây dựng chùa gắn liền với sự hình thành Sở Trà Biển Hồ từ thời Pháp thuộc. Đầu thế kỷ XX, cư dân từ đồng bằng duyên hải đến vùng đất này và dựng ngôi làng mang tên “xóm Cỏ May”. Giữa chốn “rừng thiêng, nước độc”, người dân đã lập nên “Sơn Hải miếu” – tiền thân của chùa Bửu Minh làm chốn thờ cúng bên bờ Biển Hồ. Ảnh: Chu Thế Dũng
Đến năm 1936, chùa được xây dựng lần đầu với tên gọi là “Chùa Phật Học”, sau đó ngôi chùa tiếp tục được trùng tu và chính thức mang tên là Bửu Minh từ năm 1961. Đến nay, những ngôi nhà cổ của công nhân đồn điền chè năm xưa chỉ còn lại trên đầu ngón tay nhưng cốt của ngôi chùa cũ vẫn còn và trong khuôn viên chùa đang giữ lại nhiều gốc trà với tuổi đời gần trăm năm. Ảnh: Chu Thế Dũng
Đến năm 1936, chùa được xây dựng lần đầu với tên gọi là “Chùa Phật Học”, sau đó ngôi chùa tiếp tục được trùng tu và chính thức mang tên là Bửu Minh từ năm 1961. Đến nay, những ngôi nhà cổ của công nhân đồn điền chè năm xưa chỉ còn lại trên đầu ngón tay nhưng cốt của ngôi chùa cũ vẫn còn và trong khuôn viên chùa đang giữ lại nhiều gốc trà với tuổi đời gần trăm năm. Ảnh: Chu Thế Dũng
Đầu đao mái chùa, mái tháp mềm mại như con thuyền độc mộc, kiến trúc bằng bê tông cốt thép hiện đại, quy mô to lớn, diện tích ngôi chánh điện 520m2, cao 47.25m, mái chùa có dáng dấp mái nhà rông Tây Nguyên. Ảnh: Chu Thế Dũng  
Đầu đao mái chùa, mái tháp mềm mại như con thuyền độc mộc, kiến trúc bằng bê tông cốt thép hiện đại, quy mô to lớn, diện tích ngôi chánh điện 520m2, cao 47.25m, mái chùa có dáng dấp mái nhà rông Tây Nguyên. Ảnh: Chu Thế Dũng  
 Mặt tiền của chùa hướng Tây nhìn về hồ T'Nưng, “gối đầu” vào núi Tiên Sơn. Đây chính là vị trí địa lý và phong thủy tốt để cho mạch đạo của ngôi chùa được tuôn chảy, luân lưu. Ảnh: Chu Thế Dũng
 Mặt tiền của chùa hướng Tây nhìn về hồ T'Nưng, “gối đầu” vào núi Tiên Sơn. Đây chính là vị trí địa lý và phong thủy tốt để cho mạch đạo của ngôi chùa được tuôn chảy, luân lưu. Ảnh: Chu Thế Dũng
Dẫn lối vào chùa là hàng thông trăm tuổi quanh năm u tịch, nghiêng mình bên mái chùa thiêng. Ảnh: Quoc Nguyen
Dẫn lối vào chùa là hàng thông trăm tuổi quanh năm u tịch, nghiêng mình bên mái chùa thiêng. Ảnh: Quoc Nguyen
 Chùa cách Biển Hồ Tơ Nưng 1km và bằng mắt thường vẫn nhìn thấy được núi lửa Chư Đang Ya phía sau chùa, cách khoảng 6km. Ảnh: Chu Thế Dũng
 Chùa cách Biển Hồ Tơ Nưng 1km và bằng mắt thường vẫn nhìn thấy được núi lửa Chư Đang Ya phía sau chùa, cách khoảng 6km. Ảnh: Chu Thế Dũng
Tam quan của chùa được xây dựng theo mô hình “Hiển Lâm Các” của Đại nội Huế, có 5 mái (tượng trưng cho ngũ phước). Ảnh: Chu Thế Dũng 
Tam quan của chùa được xây dựng theo mô hình “Hiển Lâm Các” của Đại nội Huế, có 5 mái (tượng trưng cho ngũ phước). Ảnh: Chu Thế Dũng 
Bên phải sân chùa có tượng Thích Ca lộ thiên cao hơn 3 mét trong thế ngồi thiền, cùng pho tượng Thích Ca ở thế nằm (dài 11 mét) với gương mặt thanh thản, tự tại. Đây là 2 công trình nghệ thuật do chính tay thầy trụ trì và một số thợ cùng làm trong nhiều năm. Ảnh: Chu Thế Dũng 
Bên phải sân chùa có tượng Thích Ca lộ thiên cao hơn 3 mét trong thế ngồi thiền, cùng pho tượng Thích Ca ở thế nằm (dài 11 mét) với gương mặt thanh thản, tự tại. Đây là 2 công trình nghệ thuật do chính tay thầy trụ trì và một số thợ cùng làm trong nhiều năm. Ảnh: Chu Thế Dũng 
Không kể các dịp lễ tết, địa điểm du lịch tâm linh này vẫn được nhiều người ghé thăm vì nét đẹp thanh bình, hài hòa với đất trời và khung cảnh sông hồ nơi đây. Ảnh: Chu Thế Dũng
Không kể các dịp lễ tết, địa điểm du lịch tâm linh này vẫn được nhiều người ghé thăm vì nét đẹp thanh bình, hài hòa với đất trời và khung cảnh sông hồ nơi đây. Ảnh: Chu Thế Dũng