Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Quán bún chả, nem vuông mở cửa tới tối muộn ở Hà Nội

Dù suất bún chả đầy đặn, nhiều khách vẫn gọi thêm vì phải lòng món ăn thơm ngon trên đường Ngọc Khánh.

Khác với rất nhiều quán bún chả chỉ hoạt động vào buổi trưa, cửa hàng trên con phố Ngọc Khánh mở cửa từ 7h đến 22h, phục vụ đủ ba bữa chính trong ngày. Đây là một trong những hàng bún chả lâu đời nhất ở Hà Nội với tấm biển đề 25 năm kinh nghiệm. Nét đặc trưng của quán không chỉ nằm ở hương vị thịt nướng mà còn bởi món nem vuông.
Suất bún có giá cao hơn trung bình nhưng đầy đặn, nhiều bún nên khách no lâu.
Suất ăn có giá cao hơn trung bình nhưng đầy đặn, nhiều bún nên khách no lâu.
Nếu như đa phần các quán bún chả phục vụ nem thịt hình chữ nhật thì ở đây có nem hình vuông, được cắt đôi khi đem ra phục vụ. Bên trong là thịt cua, mộc nhĩ, miến, cà rốt thái sợi và được bọc bằng lớp bánh tráng giòn rụm. Thực khách khi ăn gắp nửa miếng nem vuông chấm với nước dùng rồi đưa lên miệng, cắn đến đâu, vị cua bể dậy mùi tới đó.
Chả băm được nặn miếng thon dài trong khi thịt miếng vừa miệng ăn. Cả hai loại thịt đều được nướng cháy cạnh và có độ dày vừa phải. Nước chấm có vị đậm đà hơn so với nhiều quán bún chả trên phố cổ.
Miếng chả nướng chín vừa đủ độ, hơi sém.
Miếng chả nướng chín vừa đủ độ, hơi sém.
Giá một suất lẫn hai loại chả là 40.000 đồng, thường một người ăn sẽ gọi thêm một chiếc nem vuông. Nhóm khách bốn người trở lên có thể gọi thêm một đĩa chả băm để ngoài. Rau sống ăn kèm gồm có xà lách, rau thơm, tía tô và giá.
Không gian quán rộng rãi với hai khu vực, cả mặt tiền bên ngoài lẫn bên trong ngõ, mùa hè có cả điều hòa. Quán phục vụ cả ngày nhưng với bún chả, thời điểm ăn ngon nhất vẫn là buổi trưa, đặc biệt là mùa hè và mùa thu.
Bán từ sáng đến tối nên quán có lò nướng ở ngay ngoài đường. Các vỉ thịt được tẩm ướp và khi có khách gọi mới bắt đầu nướng. Chính vì vậy, hương vị thịt ở đây luôn tươi ngon chứ không có cảm giác bị nướng lại.
Các khay chả được chuẩn bị sẵn sàng đủ phục vụ cho cả ngày.
Các khay chả được chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ cho cả ngày.
Nhiều người qua đường cảm thấy phiền vì mùi khói tỏa ra ám vào quần áo. Tuy nhiên, những người thích món ăn này lại cảm thấy bụng đói mềm khi hít hà mùi thịt nướng thơm phức từ chiếc lò nướng. Không ít người đỗ xe ghé vào gọi một suất bún chả, hai nem và cốc trà đá cho thỏa cơn thèm.
Nick M

Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh

Những cây rừng như trâm ổi, mặt trăng, quế vị, chùm mồi... được ông Dĩ trồng để hái lá bán làm món ăn đặc sản của Tây Ninh.

Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
Nắm bắt được nhu cầu sử dụng rau rừng cho món bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo - đặc sản Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh), ông Lê Văn Dĩ (54 tuổi, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng) đã đưa giống cây rừng về mảnh vườn nhà trồng.
Hiện, vườn rau của ông rộng hơn 1 ha, với hơn chục loại rau rừng như trâm ổi, quế vị, lộc vừng, bằng lăng nước, mặt trăng, cóc, chùm mồi...
Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
"Rau rừng cuốn với thịt heo, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng từ lâu là đặc sản Tây Ninh. Trước kia, người dân phải đi dọc sông, vào rừng kiếm rau vất vả mà ngày càng ít. Vì vậy, tôi mới đến nhiều nơi trong tỉnh, sang cả Campuchia kiếm rau về trồng", ông Dĩ cho biết.
Những cây giống ông mang về trồng thời gian đầu còi cọc do không hợp thổ nhưỡng. Sau một thời gian trồng, biết được đặc tính là những cây sống ven sông cần độ ẩm cao nên ông đào nhiều rãnh nước trong vườn.
Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
Ngắt những chiếc lá mặt trăng non màu đỏ sẫm, ông cho biết loại cây này đã trồng hơn 5 năm, được nhân giống bằng chiết cành. Khi ăn chỉ hái phần lá non, có vị chát nhẹ như lá mận.
Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
Hầu hết các loại lá khác cũng đều chỉ hái phần ngọn còn non. Trồng nhiều nhất trong vườn của ông là cây trâm ổi, lá non màu nâu sậm, ăn có vị chát.
Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
Những lá cóc non có vị chua cũng không thể thiếu trong các món ăn kèm với rau rừng. "Hàng trăm cây cóc mọc thành luống riêng, đều trên 5 năm tuổi. Trồng để lấy lá, cây cứ ra ngọn nào là hái nên không mọc cao quá đầu người", bà Lê Thị Rõ (52 tuổi, vợ ông Dĩ) nói.
Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
Một góc khác chủ vườn xới đất, rào lưới để trồng rau quế vị. Ông Dĩ cho biết, loại rau này có mùi giống xá xị, gần như không thể thiếu trong món ăn đặc sản rau rừng Trảng Bàng.
Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
"Cây quế vị khó trồng, chỉ hợp với đất đen và phải vun xới cả năm cho đến khi đất lắng phèn với gieo được. Đặc tính loài rau này là vẫn phát triển tốt sau nhiều lần cắt sát gốc", chủ vườn cho biết.
Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
Cây lộc vừng cũng được ông trồng rải rác để lấy lá non. Hầu hết các loại rau đều là cây lâu năm nên cho thu hoạch đều mà không phải trồng lại. Theo ông Dĩ, rau rừng vốn hoang dã, chịu được môi trường khắc nghiệt, ít gặp sâu bệnh nên sinh trưởng khá tốt.
Ngoài ra, trong vườn ông còn trồng xen kẽ nhiều cây khác như chùm mồi, lá bứa, bí bái, lá cách... và được thu hoạch cuốn chiếu để có rau mỗi ngày.
Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
Mỗi ngày, hai vợ chồng ông hái được trung bình 50 ký rau các loại. Những dịp lễ, cuối tuần sản lượng có thể tăng gấp đôi, phải thuê người làm phụ.
Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
Rau hái xong được phân loại thành từng bó lớn, nhúng nước cho tươi.
Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
Rau được chở đến đại lý thu mua với giá 15.000 đồng một ký. Ông Dĩ cho biết, sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng cũng kiếm được gần 20 triệu đồng.
Trồng rau rừng kiếm gần 20 triệu đồng mỗi tháng ở Tây Ninh
Nhiều hộ dân trong vùng cũng trồng rau rừng và làm bánh tráng phơi sương. Bánh tráng sau khi nướng sẽ đem phơi sương lúc tờ mờ sáng hoặc đêm trong khoảng thời gian ngắn để không bị mềm.
Phần rau sống ăn kèm món bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo phải đủ vị chát, ngọt, chua, béo... Ngoài các loại rau rừng, món cuốn còn có thêm rau thơm như húng, diếp cá, hẹ, tía tô... Món ăn này không chỉ phổ biến ở Tây Ninh mà còn ở TP HCM và các tỉnh lân cận.
Quỳnh Trần

Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:

Một gánh bánh mì dạo, thoắt ẩn thoắt hiện, không địa chỉ cố định nhưng lý gì nó lại bán ra 300 ổ mỗi ngày và được nhiều người "mê", trông ngóng để mua đến như vậy? Câu trả lời nằm trong hương vị của những ổ bánh mì được bán ra chỉ với giá 12 ngàn.
Du nhập vào Việt Nam ở đầu thế kỷ 19 với nguyên bản là bánh mì Baguette của người Pháp, bánh mì Việt Nam có thể xem như là một trong những cuộc cải biên ngoại bang thành công nhất, làm phong phú thêm cho bức họa đồ văn hóa ẩm thực nước nhà mà không một nơi nào khác trên thế giới có được.
Vượt qua biết bao nhiêu biến cố thăng trầm, từ việc được sinh ra trong những lò gạch ở thập niên 50 - 60, đến thập niên 70 lại được nướng lên trong lò điện, rồi sau 1975 vì thời cuộc khó khăn bánh mì vẫn được duy trì làm nên từ những lò thùng phuy kinh điển. Đến nay, bánh mì vẫn nghiễm nhiên là một trong những món ăn đường phố tiện lợi, ngon, rẻ được đủ mọi tầng lớp người Việt ưa chuộng.
Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:-1Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:-2
Đặc biệt nhất, tại Sài Gòn, bánh mì không chỉ được xem là một món ăn đơn thuần mà nó còn là một nét văn hóa, một minh chứng cho nhu cầu ẩm thực cầu kỳ của chính những thị dân nơi đây. Đáng tiếc, có lẽ vì thời cuộc đã khác, ngày nay đa phần các hàng quán bánh mì tại Sài Gòn đã chạy theo nhu cầu ăn uống "Tây hóa" của không ít người mà thay đổi ổ bánh mì nhận truyền thống: To hơn, nặng hơn với phần nhân bánh được "nhét" đầy các loại thịt nguội, chả lụa, bơ, pate, chà bông...
Cắn một miếng, mùi vị thơm giòn nức nở của lớp vỏ bánh mì lập tức bị át đi, khoang miệng chỉ tràn đầy thịt và thịt, ăn nửa ổ là thấy ngấy ở cổ. Cái giá phải trả cho mỗi ổ bánh mì như vậy cũng không hề rẻ, có khi lên đến 40 ngàn đồng.
Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:-3
Thế mới thấy, giữa những ổ bánh mì được cách tân tạo nên sự khác biệt đến chóng mặt ấy, một ổ bánh mì truyền thống với phần vỏ ngoài giòn giòn dai dai, phần nhân vừa phải, mọi thứ đều tự tay làm để đảm bảo hương vị, như ổ bánh mì của cái gánh bán rong, không tên tuổi, không một địa chỉ chính thức như dưới đây, quả thật quý vô cùng.
Quý không chỉ vì nó ngon, mà còn là vì nó vẫn tồn tại giữa bao thăng trầm thời cuộc suốt hơn 30 năm qua, để kể cho những thị dân sành ăn Sài Gòn về hương vị của một ổ bánh mì chuẩn truyền thống, mà ngày ai, không ít người đã quên đi mất...
Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:-4
Chủ của gánh bánh mì rong này có cái tên đẹp hơn so với cái nghề mà chị đã chọn - Tô Ánh Hồng, sinh năm 1967, người Sài Gòn gốc. Chị nói, thực chất, 30 năm chỉ là con số được tính từ khi chị bắt đầu gánh cái gánh bánh mì này đi bán. Tuổi đời thật sự của nó còn hơn thế nữa. Trước đó, gánh bánh mì là của mẹ chị, bà bán từ lúc trẻ cho tới khi già mới giao lại cho chị.
Chị kể, thời mà mẹ chị còn gánh bánh mì đi bán dạo, cả gia đình chị sống ở Bến Hàm Tử, Quận 5 (nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt). Lúc đó, hầu hết cả dòng họ nhà chị đều ở cùng khu và đều bán bánh mì rong, lên đến cả trăm gánh. Chính vì có truyền thống đó, nên khi chị 14 tuổi, chị đã bắt đầu được cha mẹ tập tành cho gánh bánh mì đi bán. Lớn hơn chút, chị chính thức "kế thừa" gánh bánh mì của mẹ và bắt đầu "sự nghiệp" rong ruổi đi bán bánh mì khắp các nẻo đường ở Sài Gòn.
Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:-5
Nói gánh bánh mì rong thì nghe "gọn", chứ thực chất, chị nói nó nặng đến hơn 20kg, bao gồm nguyên vật liệu để nhận bánh mì và đặc biệt nhất là một cái lò than nằm trong lồng gánh, luôn luôn ấm nóng, giữ cho bánh mì lúc nào cũng giòn. Nhưng nặng thì nặng, ngày nào cũng như ngày nào, nắng cũng như mưa, chị đều gánh nó đi bộ bán hết chỗ này đến chỗ kia, khi nào hết 300 ổ bánh mì mới về.
Đến bây giờ, do sức khỏe không còn cho phép nữa nên buổi sáng, từ 5 giờ 30 đến 9 giờ, chị gánh bánh mì đến ngồi bán cố định ở số 444 - 446 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3. Còn buổi chiều, 14 giờ, chị gánh từ chợ Phú Nhuận bán dạo dài cho tới chợ Tân Định.
Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:-6
Được cái may mắn là những ai ăn bánh mì của chị đều rất thích và hầu như sẽ quay lại mua ủng hộ. Có người còn vô tình ăn thôi mà cũng bị "nghiện", ngày nào cũng ngóng chờ chị gánh đi ngang để mua ăn. Thế nên, nhiều khi đi bán giờ chiều, dạo qua vài cái hẻm dọc đường Phan Đình Phùng, Hai Bà Trưng, chưa kịp tới chợ Tân Định thì bánh mì đã hết sạch. Chị khỏi nhọc công gánh đi xa.
Đây chỉ là một gánh bánh mì dạo, thoắt ẩn thoắt hiện, không địa chỉ cố định nhưng lý gì nó lại bán ra 300 ổ mỗi ngày và được nhiều người mê, trông ngóng để mua đến như vậy? Câu trả lời cho câu hỏi này nằm trong hương vị của những ổ bánh mì được chị Hồng bán ra chỉ với giá 12 ngàn.
Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:-7
Bánh mì gánh của chị Hồng chỉ bán vài loại giản dị, không chả, không thịt. Chỉ có bì, trứng ốp-la, cá hộp và xíu mại. Trứng với cá hộp thì khỏi bàn đi, vì thẳng thắn mà nói, nó chỉ "phụ họa" để cho gánh bánh mì của chị Hồng thêm phong phú hoặc phục vụ cho những khách hàng lâu lâu đổi vị. Trong khi đó, bì với xíu mại nóng mới chính là "linh hồn" của gánh bánh mì rong này.
Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:-8
Bì nhận bánh mì của chị Hồng đặc biệt thơm mùi gạo rang, lại dai dai giòn giòn, được chính tay chị làm bằng công thức do mẹ truyền lại, chứ không mua sẵn như những nơi khác. Cắn ổ bánh mì bì giòn tan, mùi thơm của bì tỏa ra nức nở, kết hợp với ngò, dưa leo tươi, thêm chút the thé vị cay của ớt sừng và một chút ngòn ngọt, dịu dịu của nước mắm bí truyền nhà làm, đảm bảo không ngon không lấy tiền. Mà có lấy, cũng chỉ 12 ngàn, rẻ bèo.
Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:-9
Còn về xíu mại thì đúng sự thật là khó diễn tả bằng lời. Ngon theo một kiểu rất riêng, rất lạ với một chút béo của từng viên thịt tươi nóng ấm trên lò than, mà có ăn đến cỡ nào cũng không bị ngán bởi sự tác động của vị chua thanh nhẹ nhàng của từng lát cà chua luôn được chị Hồng cắt bỏ thêm vào, mỗi khi nó vơi đi do đã bị chín rệu rã cùng thịt.
Chị chia sẻ, chị nấu xíu mại cũng bằng công thức đặc biệt của mẹ, chăm chút từng viên, không nêm quá nhiều gia vị để đảm bảo khi ăn không cảm thấy nặng nề và luôn giữ được tính chất thanh tao của xíu mại truyền thống - món ăn vốn được người Trung Hoa xem là điểm tâm nhẹ nhàng dùng vào buổi sáng. Bánh mì vốn nhiều tinh bột nên chỉ cần xíu mại ngấy, nặng vị, hay đặc quạnh vì cho quá nhiều bột năng khi nấu, là ăn phát ngán liền tại chỗ, không rau dưa gì "cứu" nổi.

Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:-10
Thế mới nói, chính bằng sự tinh tế khi làm nghề kinh doanh ẩm thực này, dù hàng rong thôi, gánh bánh mì của chị Hồng vẫn được nhiều người ưa thích, ăn hoài, săn đón hoài, chưa một ai quay lưng bỏ đi. Hơn 30 năm qua vẫn bán đều đều, ngày 300 ổ, mỗi ổ 12 ngàn. Vui mà nói, "đệ nhất bánh mì gánh Sài Gòn" là đây chứ đâu!
Gánh bánh mì ngon nhất Sài Gòn, 30 năm tuổi vẫn làm bao người say đắm:-11

Theo Helino

Thật nể người Đồng Nai, có thể bắt cả con gà chui tọt vào quả bưởi để làm thành đặc sản lừng danh

Về Đồng Nai mà không ăn món gà hấp bưởi này thì xem như lãng phí cả chuyến đi đấy.
Thật nể người Đồng Nai, có thể bắt cả con gà chui tọt vào quả bưởi để làm thành đặc sản lừng danh-1
Người miền Nam rất hay trong việc tận dụng những thức ngon, quả ngọt để tạo nên nhiều đặc sản. Bạn sẽ phải thán phục với sự kết hợp tài tình các loại trái cây vào món mặn như chôm chôm xào, canh mít... Không dừng lại ở đó, về Đồng Nai bạn còn được người dân nơi đây đón tiếp bằng một món ăn vừa độc đáo về hình thức vừa mới lạ trong hương vị, đó chính là gà hấp bưởi.
Thật nể người Đồng Nai, có thể bắt cả con gà chui tọt vào quả bưởi để làm thành đặc sản lừng danh-2Thật nể người Đồng Nai, có thể bắt cả con gà chui tọt vào quả bưởi để làm thành đặc sản lừng danh-3
Gà hấp muối, gà hấp ống tre, gà hấp chanh... đã quá quen thuộc nên người dân Đồng Nai đã kết hợp những trái bưởi da xanh thơm ngon để biến tấu một phiên bản hấp dẫn chưa từng thấy. Không hiểu ai đã nghĩ ra món này nhưng chỉ cần nhìn quả bưởi to tròn, "e ấp" bên trong là từng miếng thịt nóng hổi, chắc chắn ai cũng lấy làm tò mò "Không biết sao mà người ta có thể để cả con gà chui vào quả bưởi được nhỉ?"
Thật nể người Đồng Nai, có thể bắt cả con gà chui tọt vào quả bưởi để làm thành đặc sản lừng danh-4
Thật nể người Đồng Nai, có thể bắt cả con gà chui tọt vào quả bưởi để làm thành đặc sản lừng danh-5
Thành phần chính của món ăn này đương nhiên phải có gà và bưởi. Tuy nhiên, cách lựa chọn nguyên liệu cũng phải thật khéo léo và kì công. Gà mái to, nặng kí luôn được chọn bởi vì chúng có độ dai thơm, chắc thịt hơn hẳn. Sau khi làm sạch, chặt thành miếng, thịt gà được ướp cùng với gia vị như đường, muối, tỏi, hành... cho vừa ăn và thấm vị. Để tạo mùi thơm tự nhiên thì lá bưởi là phần phụ liệu được kết hợp cùng.
Khi chọn bưởi, người ta phải tìm những quả vừa chín tới, da còn độ xanh mướt và và kích thước tương đối to. Nhẹ nhàng cắt ngang phần đầu và khéo léo lấy hết thịt bên trong ra. Chiếc vỏ bưởi tròn, rỗng ruột sẽ được tận dụng để nhồi thịt gà vào gọn gàng và đậy phần nắp lại. Hấp cả trái bưởi trong độ 45 phút để tất cả nguyên liệu chín đều và hài hòa cùng nhau.
Thật nể người Đồng Nai, có thể bắt cả con gà chui tọt vào quả bưởi để làm thành đặc sản lừng danh-6
Chỉ cần mở nắp vỏ ra, làn khói nóng hổi dậy lên mùi thơm lừng xộc thẳng lên mũi làm ai cũng ngất ngây. Thịt gà vàng ươm, óng ánh và thấm tháp trong làn nước sốt trông vô cùng kích thích. Điều khiến thực khách ấn tượng mạnh nhất là xớ thịt chín mềm, vừa ngọt vừa lẫn chút đắng thơm nơi đầu lưỡi. Nhấm nháp từ từ, cổ họng như lan tỏa một hương vị của làng quê mộc mạc mà tinh tế đến lạ.
Thật nể người Đồng Nai, có thể bắt cả con gà chui tọt vào quả bưởi để làm thành đặc sản lừng danh-7
Gà hấp bưởi có thể chấm cùng nước mắm tỏi ớt hoặc muối tiêu chanh để tăng thêm độ đậm đà. Ai cầu kì hơn thì trộn thêm đĩa gỏi ăn cùng để phần ăn giòn tươi, kích thích vị giác. Nhiều người đến Đồng Nai và có cơ hội thưởng thức món ăn này đã tấm tắc khen lấy khen để vì sự thơm ngon, độc đáo của chúng. Khám phá gà hấp bưởi, bạn sẽ hiểu hơn về nền văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đất nàyBữa cơm ng
Theo Helino

Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông "bên hông" Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết

BIG CAT, THEO TRÍ THỨC TRẺ 

Cả bầu trời văn hóa ẩm thực Hồng Kông với những quán ăn có tiếng ở khu Chợ Lớn sẽ giúp bạn khám phá các hương vị lẩu hấp dẫn và mới lạ.

Khi xem những bộ phim Hồng Kông thì chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng xuýt xoa trước nồi lẩu Tả Pín Lù nghi ngút khói mà dân công sở thường rủ nhau xì xụp sau mỗi giờ tan ca. Đừng mãi ngồi nghĩ lại thèm, tọa lạc ở khu vực Chợ Lớn cũng có vô vàn những quán ăn lẩu Hồng Kông hấp dẫn đang đợi bạn khám phá đây này.

Lẩu cá Dân Ích

Món lẩu người Hoa với cách gọi từ ba âm "da – bin – lo" xuất phát từ vùng Mông Cổ, Trung Quốc. Ở khu vực quận 5 vẫn còn rất nhiều hàng quán người Hoa giữ nguyên phong vị truyền thống mà bất kì người Sài Gòn nào cũng nên nếm thử một lần. Nổi tiếng nhất phải kể đến quán Lẩu cá Dân Ích tồn tại hơn 50 năm này.
Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông bên hông Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 1.
FB Tuấn Cường
Điểm ấn tượng đầu tiên, quán sử dụng nồi lẩu cù lao độc đáo với ống đốt than giữa nồi nhôm, xung quanh là các nguyên liệu thập cẩm như tôm, gan, mực. cá bóp, cật heo, cá viên… Nồi lẩu đúng vị nhất định phải có rau tần ô, cải thảo và cải ngọt.

Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông "bên hông" Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 2.
Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông "bên hông" Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông "bên hông" Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 2.
FB Khôi Lê, FB Bảo Anh
Nhân viên sẽ cho than hồng vào ống khói ở giữa, sức nóng lan tỏa để nồi lẩu sôi sùng sục làm chín mềm món ăn. Nước lẩu từ thanh nhạt chuyển sang ngọt đậm, sắc nước dần theo từng đợt nhúng rau. Gắp một vắt mì tươi, thêm vài viên bánh quẩy chiên nhúng ngập nước lẩu, bảo đảm bạn không chỉ thích thú bởi hương vị mà còn ấn tượng bởi văn hóa ẩm thực người Hoa ở Sài Gòn.
Tuy nhiên, món ăn được nêm nếm theo kiểu thuần túy của người Hoa nên có một số thực khách không hợp vị. Nhiều thực khách phàn nàn rằng đôi lúc cật còn nồng mùi, thịt tôm mềm nhão. Quán ngồi vỉa hè mát mẻ nhưng sẽ bị ảnh hưởng bởi xe cộ và thời tiết, nhân viên phục vụ chậm khi quán đông khách.
Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông bên hông Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

Lẩu Đông Xuyên

Team xôi thịt chắc chắn không thể bỏ qua món lẩu xí quách ngồn ngộn hấp dẫn tuy lạ mà quen. Nếu như muốn thưởng thức vị chuẩn Hồng Kông thì hãy đến quán Lẩu Đông Xuyên ở quận 5 này.

Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông "bên hông" Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 4.

Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông "bên hông" Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 4.
Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông "bên hông" Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 4.
@ntt, FB Lê Việt
Ban đầu, các loại xương sẽ được hầm để tiết đủ vị ngọt cho nước dùng. Phần tủy, gân, da còn sót lại được cho vào nồi lẩu và thêm táo đỏ, lê, củ mài, nấm tuyết nhĩ nấu cùng. Món này nhúng cùng mì hoặc bún gạo và hít hà trong nước lẩu đậm đà vị ngọt xương và thảo mộc. Gỡ những miếng gân giòn xí quách chấm với xì tàu giấm đỏ thì còn gì hấp dẫn hơn. Đặc biệt, quán còn cho nhiều rau mùi, hành tỏi phi giòn tan để tăng hương vị hấp dẫn cho món ăn.
Mức giá của lẩu tương đối cao, tầm 270k - 330k nên bạn hãy lập team xôi thịt cùng ăn sẽ tiết kiệm hơn. Quán có không gian thoáng mát, ngồi bàn inox cao thoải mái, giữ xe có phí và nhân viên phục vụ nhanh nhẹn. Phần lớn các thực khách hài lòng hương vị của món ăn, tuy nhiên vẫn có khách không quen khẩu vị người Hoa và đánh giá nước lẩu nhạt, thiếu gia vị.
Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông bên hông Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 5.

Lẩu cá Thuận Kiều

Nếu như đã chán sự đông đúc, ồn ào của quán ăn đường phố thì bạn hãy thử đến nhà hàng lẩu đậm chất Hồng Kông ở quận 5 này. Nhà hàng lẩu cá Thuận Kiều nổi tiếng với các món lẩu hải sản đa dạng và không gian phù hợp cho các cuộc hội nhóm bạn bè, gia đình.

Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông "bên hông" Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 6.
FB Polly Duong
Ngoài lẩu cá, nhà hàng còn có những lựa chọn khác hấp dẫn từ hải sản tươi ngon như cua, ghẹ, cá bóp, tôm hùm, ba ba… Nổi tiếng ở đây phải nhắc đến nước lẩu cay Tứ Xuyên với nhiều loại ớt phơi khô, hoa hồi, hoa tiêu thơm đậm vị, ăn kèm hải sản tươi sống. Ngoài ra, lẩu hải sản nghêu, cua hầm chân gà hay lẩu uyên ương hai ngăn cũng được nhiều người ưa chuộng.
Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông bên hông Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 7.
FB Tam Trinh
Những nhận xét của thực khách sẽ giúp bạn an tâm phần nào khi ai cũng tấm tắc để lại bình luận khen ngợi quán giữ đúng hương vị truyền thống. Tuy nhiên, giá các món ở nhà hàng tương đối đắt và có phí phục vụ, nên bạn hãy đi nhóm đông để chia ra và thưởng thức được nhiều món hơn.
Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông bên hông Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 9.

Lẩu Bát Bửu Hồng Kông

Quán Lẩu Bát Bửu Hồng Kông nằm trên con đường đông đúc Lê Hồng Phong ở quận người Hoa. Đến đây, bạn sẽ choáng ngợp trong thiên đường nước lẩu bao gồm: lẩu bát bửu, lẩu bạch quả, lẩu thuốc bắc, lẩu Tứ Xuyên, lẩu tom yum, lẩu nấm tươi, lẩu sa tế, và lẩu cải rau củ. Nước lẩu được hầm từ xương để cho ra hương vị thanh ngọt và không sử dụng bột ngọt nên dù ăn no bạn vẫn cảm thấy nhẹ người mà không bị nặng bụng.

Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông "bên hông" Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 10.

Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông "bên hông" Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 10.
Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông "bên hông" Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 10.
Với thiết kế một bàn gồm 6 nồi lẩu đế âm dưới gầm bàn giúp bạn thử nhiều vị nước dùng, rất tiện nếu đi theo nhóm bạn bè và gia đình.  Mức giá cho phần lẩu một người ăn kèm các loại chả viên bát bửu, hải sản, rau cải, nấm tương đối hợp lí, khoảng 40k - 80k. Không gian sáng sủa, rộng rãi và có cả khu vực tự chọn hơn 10 loại nước chấm thì đây cũng là một địa điểm rất đáng để thưởng thức cùng gia đình, hội nhóm.
Nếm thử những quán lẩu Hồng Kông bên hông Chợ Lớn với vô vàn hương vị mới lạ không phải ai cũng biết - Ảnh 11.