Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Quan tài - Quà quý của người Cơ Tu

Theo tục lệ từ ngàn đời nay, đàn ông Cơ Tu khi đã có vợ, đến tuổi 30 là vào rừng tìm cây gỗ tốt để đẽo... quan tài cho mình, phòng lúc “ra đi” không phải phiền đến họ hàng, bà con lối xóm.
Quan tài còn được coi là vật quý, được người Cơ Tu dùng làm quà tặng cho nhau trong mỗi dịp lễ hội.
Già làng Y Kông chỉ chiếc “hòm” do ông tự chạm đục cầu kỳ hoàn thành cách đây không lâu, cho biết: “Tính hậu sự trước cho mình là điều nên làm, là nét văn hóa đẹp để tránh phiền hà đến người xung quanh. Cây được chọn để đẽo hòm phải là cây gỗ tốt, sống lâu năm trong rừng sâu. Khi một ai đó tìm được cái cây vừa ý rồi thì trở về buôn khiêng heo vào làm lễ cúng xin hạ cây, sau đó mới có thể đẽo thành hòm...”.

Chiếc quan tài tự đẽo của già Y Kông.

Hòm của người Cơ Tu được đẽo theo hình thuyền độc mộc, dày và chắc, một đầu khắc tượng đầu trâu, một đầu chạm trổ hình đầu voi. Người già trong buôn lý giải rằng, con trâu là con thú to nhất ở dưới nhà, con voi là con thú to nhất ở trên rừng, bởi vậy khắc hình của chúng là tượng trưng cho sức mạnh, cho sự bền vững.
Còn việc chiếc hòm mang hình chiếc thuyền, bởi theo quan niệm của đồng bào nơi đây thì đời người như một chuyến đi, như chiếc thuyền trôi mãi không bao giờ dừng lại, cho đến khi chết đi, con người sang một thế giới khác thì chính con thuyền sẽ đồng hành cùng họ trong hành trình ấy.
Ngày trước, thường khi làm hòm, người Cơ Tu làm đủ cả 2 chiếc cho vợ chồng. Xong, lấy tên người đặt tên cho hòm. Lâu năm, hòm hư thì làm lại. Nhà nào còn cả đôi hòm tức là còn sống cả vợ và chồng. Chiếc hòm trong mỗi gia đình được coi như một vật quý dùng để cúng tế, trừ tà ma, xua đuổi bệnh tật, cầu mong nương rẫy được mùa, cuộc sống no đủ và cũng là để cầu cho mình được sống lâu với buôn làng, rừng núi. Thế mới có chuyện, nhiều cặp vợ chồng trẻ trong buôn chưa tìm được cái cây ưng ý nên đã tìmann huyện Đông Giang (Quảng Nam), chúng tôi đã gặp những cụ già đẽo hòm cho chính mình đến 3 - 4 lần. Hòm đẽo xong, nếu chẳng may bị mối, mọt thì đẽo lại, nếu chẳng còn sức để đẽo thì sai con cháu đi đặt mua về.
Với người Cơ Tu, chiếc quan tài trong nhà không gợi nên sự chết chóc mà còn giúp người sống yên ổn hơn. Khi mùa màng thất bát hoặc trong nhà có chuyện không lành, người Cơ Tu lại làm lễ cúng hòm để “con ma” khỏi quậy phá, không bắt đau ốm.
Già Y Kông (85 tuổi), ở buôn Tống Cói giải thích rằng: “Cúng quan tài để con ma yếu đi, người sống khỏe mạnh hơn. Con ma không còn quậy phá thì người trong làng tốt với nhau hơn, vui vẻ hơn. Ngày trước, người nơi này đều coi chiếc hòm là quà quý để tặng nhau... ”.
Vĩnh Minh (Dân Việt)

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Di tích Gò Tháp


  Theo những khám phá khảo cổ học, thì trong khoảng thế kỷ VII-VIII sau công nguyên, trên đất cũ Tây Ninh, họ đã dựng lên hàng trăm ngôi tháp bằng gạch, mà ngày nay chỉ còn thấy dưới dạng những phế tích được dân địa phương gọi là "gò gạch" hoặc "gò tháp" hoặc mang tên Việt ngữ, Hán Việt hoặc Khơme, Chăm…
   Di tích những "gò tháp" này có diện phân bố khá rộng và thường quy tụ thành những quần thể có số lượng từ vài ba gò đến hơn chục gò. Về phía bắc, trong địa phận huyện Tân Biên có quần thể gò tháp ở Rùm, gồm ba nền kiến trúc; ở Chót Mạt có hai nền kiến trúc. Nơi đất huyện Châu Thành, trong địa phận xã Thanh Điền có quần thể hơn chục gò tháp nằm dọc theo bờ phải rạch Tây Ninh, trên chiều dài khoảng 3km theo hướng bắc-nam; ở xã Biên Giới có cụm gò tháp Đái Xoài…, tại ấp Phước Thanh xã Phước Vĩnh, có quần thể gò nằm thành dãy dài theo hướng bắc-nam, cách con sông Vịnh-một chi lưu của sông Vàm Cỏ Đông khoảng 400m. Trên địa bàn huyện Bến Cầu, trong xã Tiên Thuận có một quần thể gò nằm ở bờ nam sông Vàm Cỏ, ngày nay có cái tên gọi Gò Chốt Mỹ, gò Bến Đình. Gò Tràm Lơn, gò ấp A, ấp B… trong hai xã Long Khánh - Long Thuận cũng có những quần thể gồm từ 3 đến 8 gò tháp. Trong huyện Trảng Bàng, đặc biệt tại các xã Phước Chỉ, Phước Lưu có quần thể gò tháp khá lớn, với cái tên cụ thể như Prasat Ankun (nay gọi là Bình Thạnh), Prasat Don Kup, Prasat Don thơm, Prasat to, Prasat An số 1, Prasat An số 2, Prasat Ia Ey, Phước Hưng… Ngoài ra ở các huyện khác cũng có những gò tháp nằm rải rác ở nhiều nơi như Gò Cảo Trảo (xã Cẩm Giang), Bàu Vừng (xã Phước Trạch), gò Phước Thạnh (xã Phước Thạnh) thuộc huyện Gò Dầu, gò Hiệp Ninh (Hoà Thành)…
  Nhìn chung các quần thể gò tháp đều được dựng trên thềm đất xám phù sa cổ vững chắc, gần bờ sông Vàm Cỏ Đông hoặc cạnh những con rạch, con sông nhỏ, có dòng chảy đổ ra sông lớn Vàm Cỏ Đông… Những quần thể "gò tháp" ấy, vào thời bấy giờ, đều là những nơi thường xuyên có các sinh hoạt thờ cúng của cư dân trong vùng, trong từng địa phương… Ngày nay, phần lớn đều đã đổ nát, hoang phế, chỉ có hai địa điểm còn lưu tồn cấu trúc tháp thờ xưa ấy tuy không được vẹn toàn là địa điểm Chót Mạt phía bắc và địa điểm Binh Phú mạn nam tỉnh Tây Ninh.
  Tại địa điểm Chót Mạt, nay thuộc địa phận ấp Mới xã Tân Phong (Tân Biên) theo khảo sát của khảo cổ học, nguyên từ đầu, có hai ngôi tháp, một lớn, một nhỏ. Ngôi tháp lớn được xây dựng bằng gạch cỡ lớn, bình diện móng hình chữ nhật, dài 6m25, theo hướng đông tây, với nhiều đường bẻ góc lớn. Tháp cao khoảng 8-9 mét, thân cao khoảng 5m50. Bốn mặt xây tường bằng gạch; ba mặt tây, bắc, nam có cột giả, cửa giả; riêng mặt phía đông có cửa đi vào trong lòng tháp. Cửa tháp có khung bằng đá, gồm hai cột trụ, kè trên ngạch cửa ở phía dưới, đỡ tấm mi cửa ở phía trên. Hai bên cột trụ có hai trụ gạch. Phía trên mi cửa có trán cửa xây thành hình cung như móng ngựa. Trên mặt tường khoảng giữa các cột trụ giả có phù điêu chạm nổi hình thần giữ đền (Dva-rapala). Hình các vị thần đã bị hư hỏng nhiều, không còn nguyên vẹn. Trên mặt tường phía đông chỉ còn lại phần chân của một vị thần với chiếc lao chống xiên giữa hai chân; ở mặt tường phía tây có hình vị thần cầm vương trượng (sceptre) có các đài và một vị thần cầm chiếc rìu (?); ở mặt tường phía bắc có vị thầân cầm chiếc lao và vị thần khác cầm ngà voi, còn mặt tường phía nam chỉ thấy một vị thần cầm cây đinh ba ở tay phải. Ngoài ra, trên các cột trụ có chạm hình hoa lá; trên trán cửa, mi cửa cũng được chạm trổ cầu kỳ bằng đồ án hoa văn những giây chuỗi, hoa lá, chuỗi vòng, khung rèn… thuộc phong cách nghệ thuật thế kỷ thứ VIII của vùng đồng bằng Nam Bộ.
  Trong phế tích của tháp nhỏ, trước đây có thu thập được một tượng thần Visnu bằng đá, đội mũ trụ, đứng vẹo hông, có khung hình vành móng ngựa đỡ phía sau, có bốn tay, hai tay trên cầm đĩa tròn hoặc bánh xe và con ốc, tay dưới bên trái cầm chuỳ, trên thân có chạm nếp trang phục và vạt túi được vẽ trên đùi phải. Ở tháp lớn cũng tìm thấy một bệ tượng bằng đồng thau. Hai sản phẩm tôn giáo này đều mang đặc trưng nghệ thuật thế kỷ thứ VIII sau công nguyên. Chúng đã cho biết rõ ràng địa điểm Chót Mạt, vào thời ấy là nơi có ngôi tháp thờ thần Visnu-một trong ba vị thần chính của của đạo Bà la môn.
  Địa điểm thứ hai còn lưu tồn kiến trúc tháp có tên gọi là Prei Cetr hoặc Prasat Ankien, hoặc tháp Chàm, nay là Bình Thạnh. Tháp được khảo cổ học biết đến vào năm 1906. Nơi đây, từ ban đầu có dựng hai ngôi tháp trên một nền đất bằng phẳng hình chữ nhật, dài 70m, rộng 60m, theo hướng đông-tây, cao hơn mặt ruộng khoảng 1m lại có thêm một đền thờ phụ (gopura), cách tháp chính 40 mét trên đường trục chính đông tây, 2 bờ tường ở 2 bên đều thờ phụ và đường hào bao quanh có hình chữ nhật, nằm đúng hướng đông tây, có chiều dài 80m, chiều rộng 50m.
  Tháp chính đã đổ nát từ lâu, đến năm 1938 chỉ còn bộ phận móng, cao khoảng 3 mét, nằm trong "gò nổi". Ngôi tháp thứ 2 nhỏ hơn, nằm về phía nam của tháp chính khoảng 15m (?). Sau khi phát hiện ra vào năm 1906, tháp này đã được tu sửa, gia cố vào năm 1938. Ngày nay, tháp còn bảo tồn tại chổ. Tháp xây dựng gạch cỡ khá lớn; móng có bình diện hình chữ nhật theo hướng đông tây, chiều dài khoảng 6m, chiều rộng khoảng 5m60 với nhiều đường bẻ góc. Tháp còn cao khoảng 7m, thân tháp thẳng đứng, tường có xây nhiều cột giả và ba cửa giả ở các mặt tây, nam và bắc. Riêng mặt tường phía đông có trổ cửa đi vào tháp. Cửa có bề ngang rộng 0m60, cao khoảng 1m76. Khung cửa làm bằng đá, gồm hai trụ dựng hai bên, một đà ngang đặt trên hai đầu trụ, có lổ ở hai đầu để tra cánh cửa. Trên đà có mi cửa, dưới đà có ngạch nằm ngang. Trên tường gian chính có ba khám thờ ăn sâu vào khoảng giữa ba vách tây, nam, bắc, có hình vòm cuốn, cách mặt nền khoảng 1 mét.
  Trên mặt tường phía ngoài, ở hai bên cửa chính có xây phù điêu nổi hình hai bệ thờ chồng cao và trên mặt bệ thờ cao nhất có phù điêu hình người ngồi bên trong khám có hình vòm cuốn. Phía ngoài khám có hình phù điêu chạm hình ngọn lửa hoặc hình tia mặt trời cách điệu. Ngoài ra, trên móng nổi và trên các góc bề mặt vòm tháp có trang trí những khám hình vòm có hình người bán thân ở bên trong.
  Tháp Bình Thạnh, hiện còn nguyên vẹn nhất, về bố cục, cấu trúc cũng như hình dáng khá giống với tháp Chót Mạt. Chúng là loại hình kiến trúc tôn giáo phổ biến vào thời ấy. Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, di tích nền móng của loại kiến trúc này đã được phát hiện ở nhiều nơi. Đó là di tích "gò tháp" ở Vườn Dầu, ở Đái Xoài (Châu Thành), ở Rùm (Tân Biên), ở Tiên Thuận (Bến Cầu), ở Bùng Binh-Đôn Thuận, ở Gò Miễu (Trảng Bàng)… Di tích của những "gò tháp" này có phần đơn giản hơn, ít có đường bẻ góc. Đặc biệt, ở gò Cổ Lâm Tự (Châu Thành), kích thướt nền móng còn nhỏ hơn nữa và được xây thành hàng năm kế tiếp nhau như là những miếu nhỏ hoặc am kín.
  Trong các tháp, đền miếu, sau khi xây cất xong, cư dân hồi bấy giờ còn dựng các tượng thần, vật thiêng, thậm chí có khi còn đem chôn cất dưới móng kiến trúc. Các vị thần và vật thiêng được thờ hầu như không có định chế chặt chẽ và thống nhất. Nếu lần theo những phát hiện của khảo cổ học thì thấy trong quần thể "gò tháp" Thanh Điền có số lượng tượng thờ vật thiêng nhiều nhất. Nơi đây, ngoài tượng thần Visnu với số lượng khá nhiều, còn có tượng Uma, Mahisvara, tượng nam thần, nữ thần, tượng linga, và các vật thiêng như bệ có dấu thiêng, bệ thờ, máng nước thiêng, bàn nghiền, tượng chim cùng bệ có minh văn cổ. Trong cụm "gò tháp" ở miền Tiên Thuận (Bến Cầu) có tượng thần Surya, thần Laksmi, bệ yoni… Ở các xã Phước Chỉ, Bình Thạnh (Trảng Bàng) trong các tháp số lượng tượng cũng khá nhiều dạng. Có tượng thần Laksmi ở Rừng Dầu hoặc Truông Dầu, có tượng thần Visnu trong gò tháp Prasat Don Thom, tượng nam thần và tượng linga ở Phước Hưng; tượng rắn thần Naga bằng đồng ở PreiCek (Bình Thạnh); có linga…, yoni ở Gò Miễu… Trong một vài "gò tháp" nằm riêng lẻ cũng đều thấy có tượng. Nhìn chung cư dân ở Tây Ninh thời ấy tôn thờ cả nam thần và nữ thần. Nam thần có Visnu, Siva, Surya; nữ thần có Laksmi và Uma Mahisvara. Trong đó, Visnu và Siva được thờ cúng nhiều nhất.
  Thần Visnu có mặt ở các gò tháp Cổ Lâm Tự, Prasat Don Thom Prei Cek, Thái Hiệp Thành, gò Cao Sơn Tự Quốc Hưng. Những pho tượng thần Visnu thời bấy giờ ở Tây Ninh đều được tạc khá đẹp. Pho tượng ở gò Tháp Chót Mạt làm bằng sa thạch cao khoảng 55cm là tượng Visnu đội mũ trụ, đứng thẳng hơi vẹo hông, phía sau có vòng cung đỡ, mặt phương phi, mắt mở tự nhiên, mũi thẳng, mồm ngậm tự nhiên, ngực nở nang, thân vạm vỡ, đùi to khoẻ, đoạn cổ chân và bệ thờ bị mất, có 4 tay với hai tay trên cầm con ốc và bánh xe ( hoặc cái đĩa ), tay trái dưới cầm chày, tay phải dưới đã mất. Pho tượng này được coi là tác phẩm nghệ thuật thuộc nửa sau thế kỷ VIII.
  Tượng thần Visnu ở gò tháp Prasat Don Thuân gồm có 3 chiều cao 0m30-0m49 làm bằng phiên thạch hoặc phiến sa thạch. Chúng đều là loại tượng Visnu đội mũ trụ, có giá đỡ bằng thanh ngang sau đầu, thanh đứng ở hai tay, mặt đầy đặn, thậm chí bầu bĩnh, mắt tự nhiên, mũi sống cao, mồm ngậm bình thường, ngực nở, chân đứng thẳng, hai bàn chân đều thẳng về phía trước, dáng nghiêm trang. Những pho tượng thần này đều là sản phẩm được tạc vào thế kỷ VII hoặc VIII sau công nguyên.
  Thần Siva cũng là vị thần được thờ khá phổ biến, thường được thể hiện bởi linh vật linga, mukhalinga hoặc linga-yoni. Những linh vật có mặt ở nhiều nơi trong quần thể "gò tháp" Thanh Điền, Tiên Thuận, Phước Hưng, Bùng binh... Vị thần này được tôn thờ nhiều hình tượng khác nhau. Nếu ở dạng nhân thần thường có vẽ chạm con mắt thứ ba ở giữa trán, biểu trưng cho sự thông tuệ của thần và lối phục sức đầu thành búi tó dựng đứng mà từ ngữ khoa học gọi là mukuta. Song dạng phổ biến nhiều hơn là hình linh vật như linga hoặc mukhalinga hoặc linga-yoni.
  Thần Surya là vị thần thứ 3 được cư dân nơi đây thờ phụng. Cho đến nay, tượng vị thần này chỉ mới thấy ở gò tháp Bến Đình, thuộc xã Tiên Thuận ( Bến Cầu); và ở Thái Hiệp Thành ( Hoà Thành ). Đây là vị thần được Thần Mặt Trời, vốn gốc gác có thể từ tín ngưỡng của các dân tộc vùng Iran- Batư. Hình ảnh vị thần này thường có màu tóc sáng, nước da màu đồng, trang phục như một chiến binh Iran, với đôi mắt đỏ, có hai hoặc bốn tay; hai tay trên cầm bông hoa, có vầng hào quang toả sáng sau lưng, thần đi đến mặt trời trên chiếc xe chỉ có một bánh được kéo bởi bảy con ngựa (hoặc một con ngựa bảy đầu), điều khiển bởi Aruma là con trai của thần chim Garuda.
  Tượng thần Surya ở Tây Ninh và châu thổ sông Cửu Long (tại núi Ba Thê và tại gò Tháp Mười) có phong cách riêng, thể hiện ở đầu đội mũ trụ hình tròn hoặc đa giác) tai đeo bông, cổ đeo hạt chuỗi, mang áo thụng đến đầu gối, chân đi ủng.
  Pho tượng thần Surya ở Tiên Thuận (Bến Cầu) đã mất phần cẳng và chân đế, hiện còn cao khoảng 0m39, ở tư thế đứng vẹo hông, đầu đội mũ trụ có gờ ở mép, tóc cuộn thành nhiều cụm đều nhau; sau đầu có vầng hào quang hình bầu dục có vạch thành tia tỏa ra xung quanh; mặt đầy đặn, bầu bĩnh, cân đối, dái tai dài có đeo vòng khuyên kiểu vòng hở, buông thõng trên vai, thân khoác áo thụng, có dây lưng được thể hiện bởi hai đường vạch song song. Hai cánh tay ở tư thế khép vào ngực; bàn tay đều gãy chỉ còn lại dấu sẹo tròn ở vị trí hai bên vai, tựa như trong tư thế cầm hai bông sen của tượng thần Surya ở Ba Thê (An Giang)
  Pho tượng thần Surya ở Thái Hiệp Thành (Hòa Thành-Tây Ninh) cũng bị gãy mất phần cẳng chân và một cánh tay, hiện còn cao khoảng 0m515. Thần có dáng hình vạm vỡ, đầu đội mũ trụ, hơi rộng ở phía trên, bên dưới có vành vương miệng hẹp, gắn 10 viên ngọc nằm ở khoảng cách giữa 3 đóa hoa vàng . Mặt của thần vuông vắn, kiên nghị, mũi thẳng, mắt mở, gò má nhô cao, môi khép tự nhiên, sát trên môi có đường ria mép nhỏ đầy vẻ quý phái. Thân khoác áo thụng dài đến đầu gối, có thắt đai lưng bằng hai giải nổi tròn, cột ở khoảng trên rốn và buôn thả tự do tạo thành hình tựa như vạt áo xòe hình quạt với đường xếp tự nhiên. Trên cổ có đeo vòng kiềng khá rộng bản, ria ngoài có đường dăng tên hình tam giác nối tiếp nhau, tựa như tia mặt trời ở giữa có tấm lắc "hình thang".
  Những pho tượng thần Surya ở Tây Ninh cũng như ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long được coi là sản phẩm nghệ thuật tôn giáo thời thế kỷ thứ VII-VIII, thậm chí có thể vào thế kỷ thứ VI.
  Cùng với việc thờ Nam thần, bấy giờ, cư dân còn thờ Nữ thần. Trong đó, có thần Laksmi là vợ của thần Visnu và Uma-mahisvara là vợ của thần Siva
  Nữ thần Laksmi có mặt ở Tiên Thuận, Rừng Dâu, được quan niệm là thần của sự thịnh vượng, của sắc đẹp. Thần được thể hiện một tay cầm một bông sen và một tay cầm trái cây ... Tượng thần Laksmi ở Tiên Thuận được tạc trong tư thế đứng vẹo hông khá rõ, cao khoảng 0m95. Đầu đội mũ trụ; mặt tươi cười, thân hình đẩy đà, bầu vú, những nếp da hằng trên thân và nếp áo trên hông được thể hiện bởi những đường vạch đơn giản, riêng phần trên của xà rông có hình núm thắt lưng được chạm hơi nổi, trên thân không mang đồ trang sức .
  Nữ thần Uma makisvara (cũng có tên là Uma mahisasuri hoặc Uma mahissasuradami) có nghĩa là thần Uma chiến thắng quỷ trâu. Vị thần này tượng trưng cho tri thức vĩnh hằng, cho sức mạnh sáng tạo, và sự yên bình trong đêm tối . ở tượng này thường có chạm hình đầu sừng của quỷ trâu ở mặt trước bệ tượng, phía dưới chân thần Uma, vật tuỳ thân của vị thần này là thanh kiếm và tấm mộc.
  Pho tượng ở Tiên Thuận (Bến Cầu) làm bằng sa thạch đen, đã mất phần chân dưới, hiên còn cao khoảng 25cm. Thần có dáng thấp lùn, mập mạp, có giá đỡ hình vành móng ngựa ở sau lưng.
  Pho tượng thứ hai ở An Thành (Gò Dầu) cao khoảng 58cm , đầu đội mũ trụ có đường gờ nổi ở biên mũ; mặt đầy đặn, hiền từ, mắt mở hình hạnh nhân, dái tai dài đến vai đính vào cổ, bộ ngực hơi nở; trên thân khoác áo dài với đường nếp thẳng như phục sức của thần Visnu, song viền cổ lại giống áo samghati cua nhà sư. Vật tùy thân của thần giống như thần Visnu, tay phải phía trên cầm vật hình dĩa; tay phải phía dưới nâng quả cau, tay trái phia dưới cầm cái chùy, mặt trước bệ tượng có chạm hình đầu-sừng con quỷ trâu.
  Những pho tượng Nam thần, Nữ thần ở đây đều bắt nguồn từ nghệ thuật tạc tượng tôn giáo cổ ấn Độ. Tuy nhiên, chúng đều là tượng tròn, mang nhiều dáng vẻ tự nhiên, gần gũi với hiện thực; phục sức giản dị, thân hình vạm vỡ, khoẻ mạnh, và thường tạc thêm khung hình vành móng ngựa làm giá đỡ phía sau tượng. Đấy là những sản phẩm, mà hầu như cho đến nay, thường chỉ phát hiện ở đất Tây Ninh và vùng ven châu thổ sông Cửu Long. Chắc chắc chúng la những tác phẩm điêu khắc do các nghệ nhân ở trung tâm tạc tượng ở vùng này làm ra .
  Những nghệ nhân thời đó hẳn đã có hiểu biết khá sâu sắc về thần điện, về nghệ thuật tôn giáo ấn Độ. Tuy vậy, các vị thần được họ tuyển định và tạo tác nên hầu như đều mang sắc thái riêng rõ nét. Chúng liên hợp thành một thần diện mới, chỉ gồm vài vị thần của ấn Độ giáo. Trong đó, Visnu-Siva là hai vị thần chính; ngoài ra có thêm thần Surya, Laksmi và Uma-Mahisvara. Những vị thần này, theo quan niệm chung thời ấy, là biểu tượng của sự sáng tạo lớn lao, sự thông tụê mọi trí thức, của sức mạnh vô song, của vẽ đẹp hòan mỹ và của hòa bình, thịnh vượng.Đấy là những giá trị tinh thần, tư tưởng cao nhất của ấn Độ Giáo mà cư dân đương thời ở đất Tây Ninh- châu thổ sông Cửu Long tiếp thu, với hoài vọng vươn tới trong cuộc sống tinh thần và vật chất.
  Họ tạc nhiều tượng thần, dựng tháp thờ khắp nơi, mà ngày nay còn lại di tích rõ ràng đã cho thấy những nổ lực lớn lao của họ trong quá trình phấn đấu vươn tới ước vọng cao đẹp đó; mặt khác, nó cũng thể hiện đời sống tinh thần, vật chất, trình độ khoa học kỹ thuật, các hoạt động kinh tế-xã hội đã phát triển hơn thời trước rất nhiều.
Vào thời bấy giờ "nơi nơi có đền tháp, chốn chốn có thần linh”, tôn giáo Balamôn địa phương phát triển “thịnh vượng”. Tầng lớp tăng lữ, tu sĩ Balamôn giữ vai trò rường cột trong xã hội. Những bi kí thời ấy tìm thấy ở châu thổ sông Cửu Long (Ba Thê-Tháp Mười-Phú Vinh) cho biết khá cụ thể, về con người và cuộc sống tại chỗ, mà trong đó hẳn có bộ phận cư dân trên đất Tây Ninh. Trên những bi kí này có thể rút ra những thông tin về năm tháng hoặc tên của vị vua trị vì, tước vị và tên của những người quyên cúng; tên của vị thần, những tên của dân chúng hiến đất để cung phụng cho đến những khoảng liệt kê giá cả chi cho người đã nhượng lại đất cho đền, vị trí, phạm vi, sản lượng ruộng lúa cúng hiến, tên của những nô lệ được hiến với chỉ dẫn nghĩa vụ của họ; liệt kê vật phẩm được cấp cho các thần; liệt kê các loại đất khác giao cho các đền như các loại vườn cây trái, vườn cây cảnh; cây rau;... danh mục các đồ vật quý giá cúng cho các đền...
  Từ nội dung các bi kí, có thể thấy rõ của cải cúng cho các đền, tài sản của các tăng lữ, tu sĩ Bàlamôn gần như chiếm phần lớn của toàn xã hội thời ấy. Trong đó, điền trang và nô lệ là tài vật quan trọng nhất. Điền trang lúc bấy giờ có quy mô rộng lớn, có nhiều dạng, nhiều phương thức kinh doanh khác nhau. Nếu theo phận sự của đông đảo nô lệ thì ngoài các ruộng trồng lúa, còn có vườn cây ăn trái, cây rau, cây cảnh, những ruộng mía, vườn cau, vườn dừa, vườn chuối, những đất chăn trâu thả bò, nuôi voi... Ngoài ra, người nô lệ còn làm nhiều công việc khác như đào hào, khai thác quặng mỏ, đúc tượng, tạc tượng, chạm trổ đồ trang sức, dệt vải, nấu nướng, và đảm đương cả việc hát múa, biểu diễn nhạc cụ... nghĩa là làm mọi việc theo yêu cầu của tầng lớp tăng lữ thống trị...
  Vào thế kỷ thứ IX về sau với sự hình thành vương quốc Angco-Campuchia trên vùng trung lưu và vùng biển hồ sông Mêkông, vùng đồng bằng Nam bộ bị biến thành vùng tranh giành ảnh hưởng của các thế lực chính trị, các vương quốc lớn bấy giờ (Angco – Chămpa – Java), cộng đồng cư dân, nơi vùng đất một thời phát triển phồn vinh về kinh tế, đặc sắc và rực rỡ về văn hóa, phải lưu tán đến vùng đất trong nội địa hoặc phải dời đến những hải đảo xa xôi. Địa bàn Tây Ninh cũng là "vùng đệm” giữa các quốc gia cổ đại, nên cũng không tránh khỏi những cảnh tranh chấp của các quốc gia hay các tiểu quốc gia diễn ra trên vùng đất này. Và có lẽ vì vậy, cư dân ở đây cũng phải lưu tán đến những vùng đất khác... Những di tích của những cư dân tại chỗ vào thời này trên đất Tây Ninh, cho đến nay rất hiếm thấy. Một đứt đoạn thứ hai của văn hóa lịch sử diễn ra ở đây và kéo dài nhiều thế kỷ cho đến khi xuất hiện các cộng đồng dân cư mới, tồn tại và phát triển liên tục trên đất Tây Ninh cho đến tận ngày nay.

Kiến trúc độc đáo của tháp cổ ở Tây Ninh

Giữa cái nắng gay gắt, khi đến tháp cổ Bình Thạnh, bạn sẽ cảm thấy một không gian yên bình với khung cảnh làng quê mộc mạc, trong lành.

Tháp cổ Bình Thạnh tọa lạc trên gò đất cao giữa một cánh đồng lúa tại xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tháp xây bằng gạch nung thuộc nền văn hóa Óc Eo nổi bật giữa những hàng cây, xung quanh đường dẫn vào là cánh đồng lúa, một không gian yên tĩnh thanh bình.
 
Biểu tượng Linga và Yoni trong tháp Bình Thạnh.
 
Kiến trúc bên trong tháp (ảnh chụp ngược từ dưới lên).
 
Hình ảnh chạm khắc trên tháp bằng đất nung.
 
Đây là kiến trúc tháp cổ quý hiếm, là một trong hai công trình còn lại ở Nam Bộ, tiêu biểu cho nền văn hóa Óc Eo niên đại xây dựng khoảng thế kỷ VIII - IX. Công trình được người xưa xây dựng để thờ những vị thần mà họ tôn kính.
 
Hệ thống đền tháp ở Tây Ninh chứng minh nơi đây là địa bàn phát triển và nối tiếp từ văn hóa Đồng Nai đến văn minh Óc Eo cho tới khi người Việt đặt chân đến vào thế kỷ 17.
 
Tháp được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 1993.
 
Hình ảnh chạm khắc trên đỉnh tháp.
 
Một hố xây bằng đất nung đã được khai quật.
Cách đến: Đi trên quốc lộ 22 theo đường đến cửa khẩu Mộc Bài, khi đến xã An Thạnh (Bến Cầu) thì rẽ trái hơn 10 km là đến. Hoặc có thể bạn hỏi người dân để đi theo đường vào trung tâm xã Bình Thạnh.
 
Nguyễn Sỹ Đức

THÁP CHÓT MẠT

   Khu đền tháp được xây dựng trên gò đất đắp cao giữa cánh đồng, ngày nay thuộc ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Ngôi tháp mang tên Chót Mạt được xây dựng khoảng thế kỷ 8 đã được Bộ VHTT công nhận di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993.   
   Tháp Chót Mạt, được xây dựng bằng hai loại vật liệu chính là gạch khổ lớn cao 7 x 18 x 25cm và đá phiếm. Hình dáng của tháp gần giống như tháp của người Chăm ở các tỉnh miền Trung. Chân tháp rộng, các bức tường thẳng và dày, đỉnh tháp chọn, các vỉa gạch được xếp chồng khít lên nhau hầu như không có khe hở.

    Bình diện tháp hình vuông, mỗi cạnh 5m, tháp cao trên 10m, các mặt vách, tháp quay ra đúng hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mặt chính hướng Đông, trước mặt là bàu nước "hình vuông" cửa tháp đã sụp đổ nguyên phần vách chỉ còn lại những tấm mi cửa, gạch vụn nằm ngổn ngang ở mặt Đông. Do bị sụp đổ nên đã mất phần chiều cao của tháp.

    Ba mặt (Tây, Nam, Bắc) của tháp đều có cửa “giả” được xây nhô ra phía ngoài tường, trên bề mặt đều chạm nổi hình người, hoa lá cách điệu và những họa tiết trang trí tinh xảo, do bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo nên.

    Tháp Chót Mạt là một trong ba đền tháp còn lại ở Nam Bộ (cùng với tháp Bình Thạnh – Trảng Bàng còn tương đối nguyên vẹn và tháp Vĩnh Hưng – Bạc Liêu). Ngoài ra các đền tháp cổ còn lại ở Tây Ninh đã trở thành phế tích trải dài dọc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, là đối tượng để nghiên cứu và giới thiệu của một nền văn minh từng phát triển trong qúa khứ . Đó là nền văn minh ÓC EO.

DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC GÒ CỔ LÂM

  Gò Cổ Lâm tọa lạc tại ấp Thanh Đông, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Đây là một khu di chỉ gồm nhiều phế tích, đền tháp đã được khai quật năm 1990 và được Bộ VHTT công nhận là di tích khảo cổ học tại Quyết định số 3211/QĐ -BT ngày 12/12/1994. 
  Trên đỉnh gò có một ngôi chùa được xây dựng cách nay trên 100 năm, còn gọi là gò Chùa Cổ Lâm. Mặt gò hình chữ nhật rộng trên 5.000m2, cao khoảng 3m so với mặt ruộng. Phía Đông là con đường cao hơn mặt ruộng 0.5m, rộng 3m, dài 150m từ gò chạy thẳng đến "Bàu Vuông" nơi lấy đất để đắp gò.

   Toàn bộ kiến trúc chùa xây trên nền tháp chính, bằng gạch nằm theo trục Bắc Nam trên chiều dài 50m. Trong đợt khai quật năm 1990, đã thực hiện sáu hố chân tháp ký hiệu từ H1 đến H5 và M1. Trên mặt gò rải rác khắp nơi còn nhiều viên gạch của tháp đổ xuống, cùng nhiều phiếm đá màu xanh xám. Ở phía Tây gò, chạy theo hướng Bắc Nam là những vỉa gạch lộ lên mặt đất với những viên gạch có số đo 37 x 12 x 7 cm. Đó là những phế tích chân móng 5 ngôi tháp đã bị sụp đổ từ xa xưa. Các chân tháp từ H1 đến H5 đều có cạnh hình vuông.

    - Kiến trúc H1 : mỗi mặt tường dài 3.30m, dày trung bình 0.53m, sâu đến dáy 1,30m (tương ứng với khoảng 18 lớp gạch).
    - Kiến trúc H2 : nằm song song cách H1 là 2.30m, tương đối giống H1, mỗi cạnh 3.25, dày trung bình 0.40cm.
    - Kiến trúc H3 : cách H2 là 1.40m, mỗi cạnh dài 3.50m, về dày tường trung bình 0.80cm.
    - Kiến trúc H4 : cách H3 là 1.40cm, mỗi cạnh dài 4.00m, tường dày trung bình 0.80cm.
    - Kiến trúc H5 : cách H4 là 5m về phía Nam, đây là kiến trúc lớn hơn, mỗi cạnh 5.70m, bề dày tường trung bình từ 0.70 – 0.80m.
    - Kiến trúc M1 cách H1 là 2.07m (nằm về hướng Bắc của 5 hố) có hình gần giống mai rùa, chiều Đông – Tây 5.70m, chiều Bắc   – Nam 3.80m, ở giữa có một hố vuông 1 x 1m sâu 0.75m.

   Rạch Tây Ninh chảy ra sông Vàm Cỏ Đông theo hướng Bắc Nam, chạy song song với lộ 7 Thanh Điền. Gò Cổ Lâm là di tích khảo cổ lớn nhất trong tổng số 11 di chỉ thuộc xã Thanh Điền, và là một trong những di tích có qui mô khá lớn đã phát hiện ở Tây Ninh. Các phế tích kiến trúc ở gò Cổ Lâm khá giống các kiến trúc gạch ở di tích Vườn Dầu , Miễu Bà và các di tích khác trong tỉnh. Căn cứ vào những di tích được khai quật và so sánh với một số công trình kiến trúc trên vùng đất Nam Bộ, về gạch, tượng đá, các tư liệu sản xuất … các nhà khảo cổ học đã khẳng định di tích khảo cổ học Gò Cổ Lâm có niên đại khoảng thế kỷ thứ VIII sau Công Nguyên.

ĐÌNH AN TỊNH

   Đình An Tịnh thuộc đất làng An Tịnh được khai phá từ thuở xa xưa, nằm phía tả ngạn rạch Trảng Bàng nay thuộc ấp An Thành, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Gia Long năm 1809, làng được phong hiệu là Bình Tịnh Thôn, đến Minh Mạng năm 1836, đổi tên là An Tịnh cho đến ngày nay.
   Đình được khởi công xây dựng vào khoảng những năm đầu của thế kỷ 19, đây là ngôi đình cổ đầu tiên ở vùng xứ Trảng. Tọa lạc trên một gò đất rộng 6.000m2. Đình với hai lớp nhà xây : Tiền đình rộng 105m2, ngôi chính đình và hậu đình nằm sau năm gian tiền đình rộng 102m2. Với nhiều hoành phi, câu đối, nói lên công đức của các vị được thờ, và tấm lòng tri ân, thành kính của dân làng đối với những người có công tạo dựng nên vùng đất trù phú này.

   Đình An Tịnh đã trải qua hai lần trùng tu, tôn tạo vào những năm 1957 và 1994, mới được khang trang như ngày nay. Vì làng An Tịnh xưa mang tên Bình Tịnh nên đình có được hai lần sắc phong.

    - Gia Long năm 1809, sắc phong “Thành Hoàng bổn ảnh".

    - Tự Đức năm thứ 5, ngày 20/11/1852, ngự tặng và sắc phong cho Thần Hoàng đình An Tịnh là "Quảng hậu chánh trực đơn chi hầu" lễ hội Kỳ yên vào  ngày 15-16 tháng 3 âm lịch hàng năm.

   Từ Bình Tịnh xưa đến An Tịnh của ngày hôm nay. Với một ngôi đình chung của làng gần hai thế kỷ trôi qua, trong quá trình khai hoang phục hóa, để An Tịnh trở thành một vùng đất trù phú, thịnh vượng và giàu truyền thống cách mạng. Với những truyền thống đó, cùng với sự cần cù lao động, dũng cảm không ngại hy sinh của những người mở đất – và đựơc Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 973/QĐ-BT ngày 23/7/1993.

ĐÌNH GIA LỘC

   Được bảo tồn tương đối nguyên vẹn, là niềm tự hào của Trảng Bàng, được xem như bộ mặt kiến trúc cổ ở Tây Ninh, tọa lạc tại thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Đình được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 3211/QĐ-BT ngày 12/12/1994.Hình ảnh có liên quan
Sau chín năm (1809), làng Bình Tịnh được phong hiệu, có ông trùm Đặng Văn Trước và một số nhân sĩ, đến làng Bình Tịnh xin nhượng lại một phần đất để khai hoang, lập làng với tên gọi là "Phước Lộc Thôn, con rạch và chợ cũ Trảng Bàng cũng ra đời từ ấy. Đến năm 1836, Phước Lộc Thôn đổi thành “Gia Lộc Thôn” cho đến ngày nay.

   Với những ý nghĩa trên là cho những thành quả đã đạt được, cho nên sau khi ông mất, nhân dân trong vùng lập nên ngôi đình có tên gọi là "Đình Gia Lộc", lễ hội Kỳ yên tổ chức vào ba ngày 14-15-16, tháng 3 âm lịch hàng năm. Và được Bảo Đại năm thứ 8, sắc phong “Dực Bảo Trung Hưng, linh phó chi Thần" ngày 29/8/1933.

   Đình nằm trên tổng diện tích 7.200m2, kiến trúc kiểu chữ Tam gồm ba lớp nhà xây, mỗi lớp ba gian hai chái. Mặt bằng cấu trúc hình chữ nhật rộng 545.60m2, với 36 cột gỗ, từ 30-40cm, tròn vo và bóng lộng cùng với 36 cột áp tường 30 x 30cm, chống đỡ toàn bộ vì kèo, xiên, trích… tạo thế vững chắc cho đình, cùng với các đồ tế tự là những công trình chạm khắc có tính nghệ thuật cao. Các hoành phi đại tự, liễu đối được trang trí cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài, do những nghệ nhân tài hoa có bàn tay khéo léo tạo nên.

   Đình Gia Lộc là nhân chứng của một thời gian lao khổ ải của ông cha ta, mà cụ thể điển hình là ông cả Đặng Văn Trước, cùng với các vị Tiền triều – Hậu hiền nối tiếp nhau xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp

ĐÌNH LONG THÀNH


    Đình Long Thành thuộc xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, đuợc xây dựng năm Tự Đức thứ 36 (1883). Ngôi đình thờ Thành Hoàng Trần Văn Thiện.
   Ông Trần Văn Thiện là người giúp dân khai khẩn, lập nghiệp và giữ đất. Suốt 40 năm, ông cùng với nhân dân lập thành vùng đất "Ngũ Long" (Long Giang, Long Chử, Long Thuận, Long Khánh, Long Thành) tao nên một dải đất chạy dọc theo lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, chạy từ Cẩm Giang qua thị xã Tây Ninh đến tận Vàm Trảng Trâu, Lò Gò. Để ngày nay ngược xuôi Vàm Cỏ Đông và những kênh rạch về chợ Cầu – Bến Cầu, Bến Kéo, với những cánh đồng lúa vàng tăng vụ, ánh lên màu tím hoa lục bình nhấp nhô sóng nước.

   Để tưởng nhớ đến những công lao đó, khi ông mất, nhân dân vô cùng thương tiếc đã chôn cất ông tại Bến Kéo – Và Triều đình Huế đã cho phép dân chúng trong vùng cất đình để thờ ngài và có sắc phong "Thành Hoàng bổn cảnh" Tự Đức tam thập lục niên.

   Đình Long Thành tọa lạc trên khuôn viên thoáng mát rộng 6.040m2, được xây cất theo kiến trúc đặc trưng của các ngôi đình Nam Bộ, trước sân bàn thờ Thần nông. Trên nóc đình là những hình ảnh quen thuộc được đắp nổi hai rồng theo kiểu “Lưỡng long chầu nguyệt", loại rồng thời Nguyễn thế kỷ 19 nổi bật trên nền sơn son là chữ "THẦN" thếp vàng. Các họa tiết trang trí được chạm khắc hoa dây xen kẽ tứ linh, cùng với các bày trí câu đối biểu lộ sự tôn vinh Thành Hoàng bổn cảnh và cầu mong phù hộ cho quốc thái dân an.

   Hàng năm vào ngày 18 tháng 3 âm lịch lễ hội Kỳ Yên, nhân dân quanh vùng đến viếng rất đông để nhớ về các vị Tiền hiền – Hậu hiền có công mở đất và giữ đất.

   Di tích đình Long Thành được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 1430/QĐ-BT ngày 12/10/1993

ĐÌNH HIỆP NINH

 nằm sát quốc lộ 22B, thuộc ấp Thái Phú, phường II, thị xã Tây Ninh. Tiền thân ngôi đình được nhân dân “Thái Bình thôn” xây cất trong thời kỳ thuộc huyện Tân Ninh, thờ những người có công khai phá vùng đất Tân Ninh xưa. Đây là vùng đất mà năm Minh Mạng thứ 5 đặt thêm phủ Tây Ninh, lãnh 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa. Đó là 2 trung tâm chính trị đặt lỵ sở tại thị xã Tây Ninh và Cẩm Giang ngày nay.
Đình Hiệp Ninh xưaĐình Hiệp Ninh xưa
Vùng đất này ghi nhận lịch sử thời kỳ mở đất thứ ba trên địa hạt Tây Ninh (An  Tịnh; khu vực Cẩm Giang, Long Thành và khu vực thị xã). Ngôi đình hiện nay được tu sửa vào năm 1901 (Giáp Tý niên). Vua Khải Định năm thứ 2 ra sắc phong Thành hoàng bổn cảnh cho đình vào ngày 18/3/1917. Liên tiếp trong các năm 1923, 1926, 1927 và 1928; đình được trùng tu sửa chữa nhỏ. Đến năm 1943 được xây thêm cổng chính.
Đ/c Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở VHTTDL cùng các đ/c trong ban lãnh đạo Sở tham dự lễ khởi công tu bổ, tôn tạo di tích đình Hiệp NinhĐ/c Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở VHTTDL cùng các đ/c trong
ban lãnh đạo Sở tham dự lễ khởi công tu bổ, tôn tạo di tích đình Hiệp Ninh
Kiến trúc đình vẫn theo hình chữ tam, gồm tiền đình, hậu đình và nhà khách. Phần chính diện có 5 gian, có gác chuông, gác trống. tường vách hai bên xây cao chạy dài suốt 50m. Kiến trúc nội thất gồm có 16 cây cột gỗ gõ tròn, đường kính 30cm và 8 cây cột gạch ốp sát tường, cùng với hệ thống vì kèo khung xuyên, đòn tay…đỡ mái ngói âm dương tạo nên một không gian nội thất rộng rãi vững chắc.
Ban giám đốc Sở VHTTDL cùng lãnh đạo địa phương tham dự lễ khởi công tu bổ, tôn tạo di tích đình Hiệp NinhẢnh: Ban giám đốc Sở VHTTDL cùng lãnh đạo địa phương
tham dự lễ khởi công tu bổ, tôn tạo di tích đình Hiệp Ninh
Kiến trúc nội thất kết hợp với trưng bày, bài trí đồ thờ tự như hoành phi, câu đối, bài vị, khám thờ…toát lên sự cung kính, biết ơn những vị thần được thờ.
Đình Hiệp Ninh là một trong những nơi còn lưu giữ được nhiều hiện vật, đồ thờ tự quý giá, có giá trị về nghệ thuật và tư tưởng cao như: hàng chục hoành phi đại tự, khảm thờ Thành hoàng bổn cảnh, nghi thờ Thành hoàng bổn xứ, trang thờ đương kim thiên tử, thiên vị, kiệu thỉnh sắc, các hàng tự khí, bát bửu, phủ việc; các ban thờ tả,hữu ban, các vị cận vệ thần, tiền hiền, hậu hiền và các bô lão có công xây dựng làng xã, cùng 12 bộ câu đối (liễn), chiêng, trống, bộ rùa, đôi hạc. Đặc biệt có sắc phong và mão thần của vua Khải Định ban ngày 18/3/1917.
Sau khi tu bổ, tôn tạo di tích, đình Hiệp Ninh tổ chức lễ rước sắc phongẢnh: Sau khi tu bổ, tôn tạo di tích, đình Hiệp Ninh tổ chức lễ rước sắc phong
Những đồ thờ tự này làm bằng loại gỗ quý hiếm, được chạm khắc tinh xảo như: cây cảnh, long, quy, phụng với nhiều họa tiết trang trí sơn son thếp vàng hết sức lộng lẫy.
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, đình Hiệp Ninh đã từng là nơi tập trung luyện tập chuẩn bị cướp chính quyền tỉnh Tây Ninh của lực lượng Thanh niên tiền phong và Thị xã ủy Tây Ninh.
Ngày 22/10/1993 tại quyết định số 1340/QĐ-BT của Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận xếp hạng đình Hiệp Ninh là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Theo Bảo tàng tỉnh Tây Ninh

ĐÌNH THÁI BÌNH

   Đình Thái Bình thờ Thành Hoàng Võ Văn Oai, tọa lạc tại khu phố 4, phường 1, thị xã Tây Ninh. Đình được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 3211/QĐ-BT ngày 12/12/1994.
  Đình Thái Bình còn lưu giữ sắc phong thần do vua Khải Định ban phong ngày 18/3/1917 (Khải Định, nhị niên, tam nguyệt, Thập bát nhật), nội dung sắc phong như sau:   “Địa hạt Tây Ninh, tổng Thái Bình thờ cúng Thành Hoàng, Vua ban, thần hộ nước, giúp dân, bốn phương đều có linh ứng. Bảo vệ tính mạng, dựng nước giúp dân ,thường xuyên để phụng sự theo lệ cung phụng, thần bảo hộ nhân dân địa phương".   Đình Thái Bình thờ Thành Hoàng là người có công đánh giặc bảo vệ quê hương. Ngôi đình kiến trúc kiểu chữ Tam theo phong cách truyền thống Nam bộ. Trước đình là bức bình phong có biểu tượng cuốn thư và thanh gươm; các nghệ nhân xưa đã có ý tưởng nhắc đến một thời binh đao gắn với công cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương.

   Kiến trúc đình toát lên vẻ uy nghiêm, vừa mang đậm tính truyền thống kết hợp với tính hiện đại, qua các yếu tố được thể hiện như cột đình tròn, các mảng chạm khắc chìm, nổi tinh tế, thể hiện các họa tiết trang trí như : hoa, lá, tứ linh, lưỡng long chầu nguyệt … cùng các hoành phi, câu đối kết hợp một cách hài hòa của ngôi chính đình.

   Hàng năm diễn ra lễ hội Kỳ Yên vào ngày 15-16/11 âm lịch. Một truyền thống lễ hội dân gian với đạo nghĩa "uống nước nhớ nguồn” đã thành tục lệ. Đó cũng là nét đẹp truyền thống của nhân dân ta, ở đó, người người đều thành kính dâng hương tưởng nhớ công lao lớp người đã hy sinh xương máu để bảo vệ quê hương

ĐỊA ĐẠO AN THỚI


   An Thới là một trong 8 ấp thuộc xã An Tịnh anh hùng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Nơi đây có địa đạo chiến đấu của một xã địa đầu của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ. Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993.
  Nằm trên địa đầu của tỉnh, ngay trên quốc lộ 1 (nay là đường Xuyên Á). Vì thế tất cả cuộc càn lớn nhỏ vào căn cứ Bắc Tây Ninh đều phải qua mảnh đất kiên cường này.

   Do vậy, An Thới đã trở thành điểm nóng, có vị trí chiến lược, là vành đai trắng, ở trong thế giằng co quyết liệt giữa ta và địch. Ta muốn bám trụ chiến đấu thì phải ở dưới lòng đất, phải đào địa đạo ngầm trong lòng đất, để ém quân, tích trữ lương thực, vũ khí và bám trụ chiến đấu. Địa đạo được đào từ 1961 đến đầu năm 1965 và từ 1966 – 1968, địa đạo được phát triển dài thêm; kết hợp với địa hình cây cối trong ấp, hầm bí mật, ụ chiến đấu, giao thông hào, hầm chông, bãi mìn để đánh địch bảo vệ địa đạo.

   Địa đạo An Thới là một địa đạo chiến đấu kiên cường, bởi chính địa đạo là nhân chứng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, tình đoàn kết quân dân, bởi chiến tranh nhân dân là sáng tạo của nghệ thuật chiến tranh. Từ hầm chông, tầm vông vạt nhọn, giàn phun phóng lựu đạn, ong vò vẽ … Đến địa đạo là hình thức phát triển nghệ thuật chiến tranh rất đặc biệt, rất Việt Nam. Địa đạo chiến đấu – pháo đài "Bót Việt cộng" ở ngay cửa ngõ căn cứ Bắc Tây Ninh ở vùng "Tam giác sắt", đã kiên cường chống giặc góp phần xây nên xã An Tịnh anh hùng, của một huyện Trảng Bàng hai lần anh hùng.

ĐỊA ĐẠO LỢI THUẬN

 Địa đạo Lợi Thuận thuộc ấp Thuận Hòa, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 1430/QĐ-BT ngày 12/10/1993. 
 Địa đạo Lợi Thuận được khởi công xây dựng vào tháng 7/1963, cứ ba người đào một hố sâu 3m (tròn như giếng). Khoảng cách giữa hai hố là 10m. Đào hang mái vòm cao 1.30m, rộng 0.80m. Trên tuyến địa đạo cứ 30m có một công sự chiến đấu cá nhân và xen kẽ có công sự chiến đấu cho một tổ được đắp đất cùng tre gỗ kiểu hình tam giác cao 0.60m, hai đầu địa đạo có giao thông hào chạy ra các hướng phòng thủ chủ yếu của địa đạo. Đến tháng 9/1964, tổng chiều dài địa đạo 4 km với nhiều ụ chiến đấu và hàng ngàn mét giao thông hào.

   Địa đạo Lợi Thuận là kết quả của sự sáng tạo, sự đúc kết của các loại hình công sự từ cổ chí kim. Thời phong kiến có tường cao hào sâu. Thời Pháp thuộc có lô cốt, Mỹ- ngụy có công sự bao cát và công sự đúc sẳn bê tông cốt thép … còn cuộc chiến tranh cách mạng của ta, trong đường lối chiến tranh nhân dân hàng loạt địa đạo được xây dựng, địa đạo Lợi Thuận là một điển hình, là chiến tích sống động về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân xã Lợi Thuận – Bến Cầu đến ngày cách mạng thành công. Xã Lợi Thuận được danh dự đón nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG TUA HAI

  Di tích thuộc ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nằm về hưóng Bắc cách thị xã Tây Ninh 7 km. Tại đây, đêm 25 rạng 26/01/1960, thực hiện Nghị quyết 15 TW theo sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, lực lượng vũ trang cách mạng cùng với nhân dân Tây Ninh đã tiến hành trận tập kích tiêu diệt căn cứ Trung đoàn 32, Sư đoàn 21 ngụy tại Tua Hai – Trận đánh mở màn phong trào đồng khởi vũ trang toàn miền Nam đã đi vào lịch sử và trở thành một di tích lịch sử cách mạng.
 Chiến thắng Tua Hai, mở màn phong trào đồng khởi vũ trang đi vào lịch sử và trở thành cái mốc đánh dấu sự chuyển giai đoạn cách mạng miền Nam, mở ra phương thức đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tạo nên thế chiến lược "hai chân, ba mũi, ba vùng".

   Sau chiến thắng Tua Hai, phong trào đồng khởi đã lan rộng các tỉnh miền Nam, chứng minh rằng nghị quyết 15 TW Đảng được phát ra đúng thời điểm và thời cơ.

   Trận đánh Tua Hai là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài, sự tích tụ căm thù của bao hy sinh mất mát bởi quốc sách "Tố cộng diệt cộng và luật phát xít 10/59 của Mỹ – Diệm đã gây cho đồng bao ta. Trận đánh Tua Hai đã làm rệu rã tinh thần của binh lính địch, chúng cho rằng những binh lính tiến công Tua Hai là "Bộ đội chủ lực Bắc Việt”, đánh được Tua Hai thì Việt cộng có khó khăn gì mà không lấy được Thị xã và toàn tỉnh.

   Sau trận đồng khởi Tua Hai, phong trào nổi dậy của quần chúng, các lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng ra đời với những trận đánh có hiệu xuất cao, tiêu diệt được nhiều địch. Trận đánh Tua Hai đêm 25 rạng 26/01/1960 ỏ Tây Ninh trận đánh lớn diệt trên 500 tên địch, thu 1.500 súng các loại, phát huy chiến thắng Tua Hai, nhân dân Tây Ninh đã nổi dậy đồng loạt giải phóng hai phần ba số xã trong tỉnh.

   Với giá trị lịch sử đó, địa điểm chiến thắng Tua Hai được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993.

CĂN CỨ TỈNH ỦY TÂY NINH TẠI BỜI LỜI

 là tên gọi dân gian để chỉ một loại cây gỗ mọc tự nhiên thành một khu rừng già rộng gần 200km2 thuộc ấp Trảng Sa, , huyện , tỉnh Tây Ninh. Bời Lời cách trung tâm thị trấn  16km, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh theo đường chim bay khoảng 40km.
Ảnh: Di tích căn cứ Tỉnh ủy Tây Ninh
Ảnh: Di tích căn cứ Tỉnh ủy Tây Ninh
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nơi đây là căn cứ của Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ Tây Ninh; của Phân Liên khu miền Đông, một bộ phận Xứ ủy Nam bộ thời chống Pháp và của một bộ phận Trung ương Cục thời chống Mỹ. Thành ủy Sài Gòn – Gia Định và một số cơ quan của Thành ủy Sài Gòn – Gia Định cũng đã từng đặt căn cứ tại đây. Bời Lời còn là căn cứ của Huyện ủy Trảng Bàng và Gò Dầu trong nhiều thời kỳ kháng chiến.
Ảnh: Công binh xưởng chế tạo vũ khí tại căn cứ Bời Lời
Ảnh: Công binh xưởng chế tạo vũ khí tại căn cứ Bời Lời
Tuy có di chuyển nhiều nơi, nhưng Bời Lời là nơi mà Tỉnh ủy Tây Ninh có thời gian trú đóng lâu nhất. Rừng Bời Lời đã có tên trên bản đồ, chính nơi đây từ năm 1946 đến năm 1975 đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng. Nhiều hội nghị Khu ủy, tỉnh ủy đã tổ chức tại đây và ra các nghị quyết quan trọng, lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng qua các giai đoạn.
Ảnh: Công binh xưởng chế tạo vũ khí tại căn cứ Bời Lời
Ảnh: Công binh xưởng chế tạo vũ khí tại căn cứ Bời Lời
Suốt 15 năm ( 1960-1975) Mỹ – ngụy đã tập trung hàng trăm cuộc càng quét, rải chất độc hóa học, dùng pháo đài bay B52 rải thảm trên rừng Bời Lời hòng bao vây tiêu diệt cách mạng tại đây. Do vị trí chiến lược cực kỳ đặc biệt, Bời Lời thuộc vùng tam giác sắt ở cửa ngõ Tây – Bắc Sài Gòn (Trảng Bàng – Củ Chi – Bến Cát) nên cường độ bom đạn của địch hết sức tàn khốc. Song, Tỉnh ủy và các cơ quan của Tỉnh ủy Tây Ninh vẫn bám trụ, kiên cường lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng ở Tây Ninh đi đến ngày toàn thắng.
Di tích căn cứ Bời Lời được khoanh vùng trên diện tích 40 ha nằm cạnh Trung tâm tái hiện di tích lịch sử cách mạng miền Nam 120 ha – nơi đây trong tương lai không xa sẽ trở thành một trung tâm di tích lịch sử văn hóa có quy mô lớn nằm trong quần thể di tích lịch sử cách mạng miền Nam nối liền với di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng Địa đạo Củ Chi, Đền thờ Bến Dược.
Di tích căn cứ Bời Lời đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTT, ngày 26/1/1999 của Bộ Văn hóa Thông tin.
Theo Bảo tàng tỉnh Tây Ninh

Căn cứ Dương Minh Châu

  Di tích căn cứ Dương Minh Châu ngày nay thuộc ấp Phước Tân, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Trước mặt khu di tích, theo hướng Đông Bắc là hồ Dầu Tiếng. Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số: 61/1999/QĐ-BVHTT ngày 13/9/1999.
  Dương Minh Châu là tên một đồng chí Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh, đã anh dũng hy sinh trong trận càn lớn của giặc Pháp vào căn cứ bến Cây Chò (Ninh Điền – Châu Thành) ngày 7/02/1947. Để khắc ghi công ơn và tưởng nhớ đồng chí, tỉnh đã lấy tên Dương Minh Châu đặt tên cho căn cứ.

   Căn cứ vừa thành lập nhanh chóng trở thành căn cứ lớn của Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm phá tan thành trì cách mạng ở đây. Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, căn cứ Dương Minh Châu vẫn đứng vững. Chà Dơ - Lộc Ninh ghi công quân dân ta đã đập tan cuộc càn lớn nhất của thực dân Pháp ở miền Nam với 20 Tiểu đoàn vào căn cứ. Sau đồng khởi vũ trang toàn miền Nam, tại căn cứ Dương Minh Châu. Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Tây Ninh được thành lập và làm lễ ra mắt trong bầu không khí thật long trọng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử quan trọng.

   Căn cứ Dương Minh Châu như một cái gai đâm vào mắt kẻ thù, địch quyết tâm "Bình định", "Tiêu diệt", còn ta quyết tâm bảo vệ vững chắc vùng “Đất thánh. Vì vậy, nơi đây là nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

   Mỗi mảnh đất, mỗi con đường trên vùng đất anh hùng này đều in dấu những chiến công hào hùng của hàng vạn đồng bào, cán bộ chiến sĩ đã xả thân vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ quên chiếc nôi đã đùm bọc, bảo vệ cách mạng, nó đã góp phần tạo nên những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng.

CĂN CỨ XỨ ỦY NAM BỘ

Khu di tích căn cứ Xứ ủy Nam Bộ còn có tên gọi là X 40 Đồng Rùm. Nay thuộc ấp Đồng Rùm, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 61/1999/QĐ-BVHTT ngày 13/9/1999.
   Cuối năm 1946, Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh triển khai chiến lược trường kỳ kháng chiến lấy rừng núi lập chiến khu kháng pháp. Chi đội 11 Tây Ninh rút ra rừng Đồng Rùm, lập căn cứ ở đây. Trong quá trình chiến đấu, chi đội đã phát triển thành Trung đoàn 311 và xây dựng công binh xưởng cung cấp vũ khí cho lực lượng kháng chiến Tây Ninh.

   Những năm 1950 – 1951, từ Đồng Tháp, Xứ ủy Nam Bộ chuyển về Tây Ninh lập căn cứ tại Đồng Rùm. Đặt tên phiên hiệu là X 40. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy và các đồng chí trong Xứ ủy đã đóng tại đây.

   Trong giai đoạn 1954 – 1960, Đồng Rùm vẫn là căn cứ Xứ ủy Nam bộ, mặc dù phải phân tán, di chuyển nhiều nơi kể cả Mã Đà, chiến khu Đ, nhưng đến năm 1961, sau khi thành lập TW Cục (thay thế Xứ ủy) thì nơi đây vẫn là một trong những căn cứ của Đảng để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến ngày toàn thắng.

   Chính vùng đất này là đại bản doanh – cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam, Mỹ – ngụy mở nhiều cuộc càn quy mô lớn, hòng tiêu diệt các cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam như : TW Cục miền Nam; MTDTGPMNVN; CPCMLTCHMNVN và các Sư đoàn chủ lực (Sư đoàn 5; Sư đoàn 7; Sư đoàn 9). Nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại.

   Ngày nay, những căn cứ ấy, những địa danh ấy đã được trân trọng giữ gìn, để các thế hệ mai sau hiểu được một thời vẻ vang – oanh liệt trong chống Mỹ cứu nước ở vùng căn cứ của cán bộ, chiến sĩ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng ở đại bản doanh của cách mạng miền Nam.

Đình Tân Trạch (Bạch Đằng - Tân Uyên)



Đình thần Phú Long: Một di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia


TRẦN THANH ĐẠM


Đình thần Phú Long cách chợ 500m về phía Tây Nam thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Đình do cư dân người Việt đến lập nghiệp xây dựng từ năm 1825. Đây là ngôi đình cổ kính được trùng tu nhiều lần còn lại đẹp nhất của tỉnh Bình Dương.
Vào ngày 8-1-1853 (nhằm ngày 28-11 âm lịch, năm Tự Đức thứ 5), triều đình có sắc chỉ cho đình Phú Long, huyện Bình An (nay là huyện Thuận An) thờ thần “Bảo an chính trực” là thần hoàng có công giúp dân khai hoang lập ấp, an cư lạc nghiệp.
Đình tọa lạc trên khuôn viên rộng khoảng 1 ha, nằm sát sông, có rạch thông ra sông Sài Gòn, rất thuận tiện giao thông đến các vùng miền trong xứ.
Đình kiến trúc theo mô típ phương đông cổ là “trùng thềm điệp ốc”, có nhiều bậc tam cấp bước lên chính điện và nhiều nhà trải dài mỗi bề 40x50m. Mặt tiền cẩn vào bê tông bằng mảnh gốm, sức màu sắc lóng lánh.
Chẳng những cảnh quan thâm nghiêm thanh tịnh đầy ấn tượng mà đây còn là nơi ẩn trú, hội họp bí mật của những chiến sĩ cách mạng vùng Lái Thiêu từ mùa xuân Giáp Thân (1944) trong không khí rạo rực chuẩn bị tổng khởi nghĩa, đến suốt hai thời kỳ kháng chiến vừa qua. Phải chăng là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà lý thú của người thiết kế làm tăng vẻ uy nghi của đình và với con mắt tinh tường của các chiến sĩ ta đã biến nóc nhà kín của tòa chính điện thành nơi trú ẩn hoạt động đánh địch. Đó là một tấm đan bằng bê tông rộng khoảng hơn 2m chạy theo suốt chiều dài của tòa chính điện, vừa là máng xối, vừa là bệ nâng khối lớn trang trí gồm nhiều khung lớn nhỏ khác nhau về “lưỡng long tranh châu biểu trưng cho sự hòa hợp âm dương trời đất và con người. Mái ngói âm dương của tòa chính điện trải dài sát đến bệ trang trí. Ở 2 đầu hồi có 2 lỗ tròn và có nắp đậy che mưa nắng tạo thành một nóc nhà kín, người cúi lom khom đi lại trên đó được.
Mãi đến khi tôn tạo lại đình, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ta đã tìm thấy trên nóc nào là cờ đỏ sao vàng cờ mặt trận, võng ni-lông, mũ cối, thuốc đỏ, bông băng. Theo cụ Tư Biết, 80 tuổi (còn sống) và các cụ Năm Hoặc, 89 tuổi; Năm Huệ, 85 tuổi (mới qua đời cách đây vài năm), nguyên là đoàn viên Thanh niên Tiền phong thời kỳ tiền khởi nghĩa và cơ sở mật trong kháng chiến đã từng ẩn náu ở đây, cho biết thêm. Hồi đó các chiến sĩ ta hàng ngày vẫn sống trong tình “quân dân cá nước”. Nhưng khi giặc vây ráp đã có đường thoát hiểm là lẩn vào vườn đình có cây cao bóng cả rậm rạp, rồi leo lên mái hậu đình, chui vào nóc nhà kín. Nhiễu lần ta phải ẩn náu trên đó một vài ngày, chờ cho chúng rút đi mới tụt xuống tiếp tục hoạt động. Còn nguồn thực phẩm đã có các cơ sở mật tiếp tế, được che giấu trong các vật hiến cúng, không bao giờ thiếu.
Thế là, nóc nhà kín đã che giấu cơ quan đầu não huyện Lái Thiêu từ thời tiền khởi nghĩa và trong kháng chiến để lãnh đạo đánh giặc. Nhưng quân thù thường, hùng hổ vây ráp đường thủy, đường bộ liên miên, vạch từng gốc cây ngọn cỏ trong vườn đình mà chúng vẫn như đui, như điếc.
Nhân dân làng Phú Long rất tự hào về truyền thống bảo mật, che giấu cán bộ của mình. Bà con còn rất khâm phục tinh thần gan dạ và cặp mắt tinh đời của chiến sĩ ta đã biết tìm nơi trú ẩn kín đáo, làm cho địch bị đánh bất ngờ. Bà con đã gọi các chiến sĩ ấy là những “Đại thánh” hiện về trên nóc đình Phú Long, như những “Tôn Ngộ Không” trong truyện Tây Du Ký bên Trung Quốc ngày xưa.
Đình thần Phú Long xứng đáng được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 22-12-2001.


Tham quan di tích lịch sử - Đình Phú Long ở Bình Dương
Nguồn: website sovhttdl.binhduong

Đình tọa lạc tại Khu 5 - ấp Hòa Long, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Công trình do cư dân người Việt (thuộc tổng Bình Chánh Thượng, huyện Bình An) xây dựng vào khoảng năm 1842, thờ Thành Hoàng Bổn Xứ được ban sắc thần đời vua Tự Đức (thứ 5), tổng diện tích sử dụng là 5.828m2. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị nghệ thuật độc đáo mang đậm nét Nam Bộ. Với phong cách trang trí mỹ thuật thể hiện qua loại hình tranh ghép gốm mang đậm nét truyền thống văn hoá dân gian.

Trong hai thời kỳ kháng chiến, đình là cơ sở hoạt động cách mạng của địa phương. Đình được trùng tu, sửa chữa nhiều lần vào các năm: 1865, 1935, 1997... Năm 1865, đánh dấu đợt trùng tu sửa chữa lớn, từ mái lá, vách tre tạm bợ thành lối kiến trúc có quy mô lớn như ngày nay. Phú Long là một ngôi đình cổ kính đẹp nhất Bình Dương, được Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ văn hóa, Thể thao và du lịch) công nhận là di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia, ngày 28/12/2001.

Cuộc sống cư dân Nam Bộ gắn liền với sông nước, đình nằm trên vùng đất với phong cảnh đẹp, có nhiều cây cổ thụ che bóng mát, mặt tiền của đình quay về hướng Nam, nằm cạnh sông Sài Gòn quanh năm đón gió mát lành.

Kiến trúc đình theo kiểu chữ Tam, mái lợp ngói âm dương, nền lót gạch hoa, diện tích xây dựng là 1.258m2. Ngôi chánh điện gồm: tiền điện, trung điện và hậu điện. Tiền điện hình chữ nhật kiểu nhà dân gian ba gian, hai chái phần mái được xây dựng hai lớp trên lợp ngói âm dương, trên trần nhà chánh điện có tấm đan bằng bêtông rộng 2m chạy suốt theo chiều dài của tòa chánh điện, hai bên đầu hồi chính có hai lỗ tròn có nắp đậy che mưa nắng tạo thành một nóc nhà kín. Nóc nhà kín là nơi bí mật trú ẩn hoạt động của chiến sĩ cách mạng vùng Lái Thiêu, từ những năm 1944.

Toàn bộ mái nhà tiền điện cẩn vào bêtông bằng mảnh gốm sứ màu sắc lóng lánh, trang trí bốn Lân đứng hàng ngang hướng về trước sân đình, hai đầu hồi là hai Rồng dao (dao lá); Phần mái của trung điện chính giữa có hình nhật nguyệt, hai bên đầu hồi được trang trí Long, Lân, Quy, Phụng; Phần mái của hậu điện cũng được trang trí hoa văn Cá Hóa Long, Lưỡng Long Tranh Châu...

Nhà Tây lang trang trí hai bên là hai con Rồng giữa là đầu Lân và cảnh Long Mã, Công, Nai, Khỉ, cây Tùng, cây Trúc, quả Đào. Hoa văn chạy dài là hình chữ Chuyện. Đông lang được trang trí hai bên là hai con Phụng giữa là hình mặt Nguyệt, Lân, Dơi, Khỉ…

Phần sân trước có ba cổng. Cổng bên phải là Tấn Điền, cổng bên trái là Tấn Lộc, cổng giữa là lạc Phú.

Tiền điện tiếp diện cùng sân khấu ngoài trời - nơi biểu diễn văn nghệ cho thần coi, vì vậy sân khấu được hướng vào phía bàn thờ thần. Đây còn là nơi tổ chức tế thần. Chính giữa đặt một bàn thờ Quan Công, bàn bằng gỗ, mặt trước được chạm nổi hình Phước, Lộc, Thọ xung quanh trang trí chạm thủng với chủ đề Lưỡng Long Triều Nguyệt. Toàn bộ tiền điện có chín bao lam bằng gỗ đều được chạm thủng các đề tài: Nho, Chuối, Hoa Mai, Hoa Cúc, Hoa Lan, Hoa Lựu tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở và Bát Tiên Hóa Hải, Long Hải Tướng Quân,.. Đặt biệt, hơn là khoảng cách giữa trung điện và chánh điện có một bao lam ghép gốm sứ, men màu xanh trang trí: Long, Lân, cảnh hội Bát tiên, Bát Tiên Hóa Hải, Long Hải Tướng Quân, Cá Hoá Rồng...

Bên trong chánh điện là hai bộ vì kèo chịu lực bằng gỗ, kết cấu theo kiểu kẻ chuyền, hai hàng cột gồm 6 cây loại gỗ gõ đường kính 40cm. Chánh điện, chính giữa là một án thờ sắc thần, thành hoàn bổn cảnh được vua tự đức ban tặng vào ngày 8/1/1953. Hai bên thờ tả ban, hữu ban. Ngoài ra chánh điện còn được thờ nhiều người có công theo thứ tự từng án thờ, mỗi án thờ có một bài vị. Riêng án thờ được đặt cao nhất là hình một chiếc ghế dựa bằng gỗ hình vuông, chạm thủng “Mai, Lan, Cúc, Trúc” với một long vị đắp nổi trong rất uy nghi (gọi là Ngự).

Gian đầu hồi bên trái đặt một bàn thờ Ngũ Hành Nương Nương, cạnh bàn thờ đặt một cái mõ dài 1,8m; Bên phải đặt một bàn thờ ông Hổ, bên cạnh đặt một cái trống để sử dụng vào các ngày cúng tế, lễ hội.

Các bàn thờ Tiền hiền – Hậu hiền cũng được thờ cúng tôn nghiêm từ ban công nhìn thẳng vào chánh điện, có hàng lỗ bộ với nhiều loại binh khí và bốn cặp Hạt đứng lưng Rùa.

Hai cửa trung môn nói liền với Đông lang, Tây lang là nơi chuẩn bị lễ vật cúng thần, ngày thường là nơi giải quyết việc làng, nơi tiếp khách và thờ những người có công đứng đầu trong làng, xã và những ông từ đã có công với đình. Ngoài ra, còn có nhà bếp đầy đủ tiện nghi để phục vụ lễ tiệc trong các ngày lễ hội.

Đình Phú Long được trang trí theo lối cổ lầu. Tất cả những tấm hoành phi, liễn, đối đều được sơn son thếp vàng rực rỡ, nội dung chúc tụng sơn hà xã tắc. Cách trang trí chạm trổ các đề tài nổi bật lên cung cách đầy quyền lực của Rồng, sự trang trọng của Phụng, mạnh mẽ của Lân và phúc thọ của những con Hạc đứng lưng Rùa cổ kính trang nghiêm.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ở Phú Long – Lái Thiêu lúc bấy giờ có “Đệ Tam Sư Đoàn” tổ chức này do ông Nguyễn Hòa Hiệp làm Tư lệnh, đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn, qui tụ một số lớn lính “Heiho” (người Việt trong lực lượng bổ túc của quân đội Nhật). Sau ngày Sài Gòn bị thất thủ, “Đệ tam sư đoàn” rút về Lái Thiêu đóng hành dinh tại Phú Long (quê ông Nguyễn Hòa Hiệp) ông thường xuyên tổ chức họp hội tại đình Phú Long. Sau đó, Lái Thiêu bị Pháp chiếm “Đệ tam sư đoàn” rút qua hữu ngạn sông Sài Gòn tiếp tục hoạt động.

Từ năm 1947 đến 1949, tại khu vực đình Phú Long có một tốp du kích trú ẩn để hoạt động, nơi đây dân quân tự vệ và du kích thường xuyên gặp nhau để trao đổi nắm bắt tin tức của địch.

Năm 1965 đến năm 1968, đình là đại điểm làm trạm cứu thương cấp cứu cho các chiến sĩ về đánh đồn bót, chốt chặn. Tại đây đồng chí Nguyễn Văn Huê (Sáu Huê), đồng chí Nguyễn Văn Biết (Tư Biết) đã trực tiếp chỉ huy điều động công tác của trạm, tổ chức được nhiều cuộc họp, chuẩn bị truyền đơn tuyên truyền, tiếp nhận lương thực thuốc men để chuyển vào căn cứ của ta. Tại sân đình thường xuyên có 30 thanh niên luyện tập võ nghệ và một số công nhân lò gốm cũng tụ tập lại bàn kế hoạch đình công đòi quyền lợi cho công nhân.

Cho đến nay, đình vẫn là nơi sinh hoạt cộng đồng, gắn với ý thức dân tộc mạnh mẽ qua các lễ hội. Hàng năm dân chúng tập trung về đây nhiều nhất vào ngày 17 – 18 tháng 8 âm lịch trong dịp lễ Kỳ Yên, cầu cho mưa thuận gió hòa./.