Đình Hiệp Ninh nằm sát quốc lộ 22B, thuộc ấp Thái Phú, phường II, thị xã Tây Ninh. Tiền thân ngôi đình được nhân dân “Thái Bình thôn” xây cất trong thời kỳ thuộc huyện Tân Ninh, thờ những người có công khai phá vùng đất Tân Ninh xưa. Đây là vùng đất mà năm Minh Mạng thứ 5 đặt thêm phủ Tây Ninh, lãnh 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa. Đó là 2 trung tâm chính trị đặt lỵ sở tại thị xã Tây Ninh và Cẩm Giang ngày nay.
Đình Hiệp Ninh xưa
Vùng đất này ghi nhận lịch sử thời kỳ mở đất thứ ba trên địa hạt Tây Ninh (An Tịnh; khu vực Cẩm Giang, Long Thành và khu vực thị xã). Ngôi đình hiện nay được tu sửa vào năm 1901 (Giáp Tý niên). Vua Khải Định năm thứ 2 ra sắc phong Thành hoàng bổn cảnh cho đình vào ngày 18/3/1917. Liên tiếp trong các năm 1923, 1926, 1927 và 1928; đình được trùng tu sửa chữa nhỏ. Đến năm 1943 được xây thêm cổng chính.
Đ/c Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở VHTTDL cùng các đ/c trong
ban lãnh đạo Sở tham dự lễ khởi công tu bổ, tôn tạo di tích đình Hiệp Ninh
ban lãnh đạo Sở tham dự lễ khởi công tu bổ, tôn tạo di tích đình Hiệp Ninh
Kiến trúc đình vẫn theo hình chữ tam, gồm tiền đình, hậu đình và nhà khách. Phần chính diện có 5 gian, có gác chuông, gác trống. tường vách hai bên xây cao chạy dài suốt 50m. Kiến trúc nội thất gồm có 16 cây cột gỗ gõ tròn, đường kính 30cm và 8 cây cột gạch ốp sát tường, cùng với hệ thống vì kèo khung xuyên, đòn tay…đỡ mái ngói âm dương tạo nên một không gian nội thất rộng rãi vững chắc.
Ảnh: Ban giám đốc Sở VHTTDL cùng lãnh đạo địa phương
tham dự lễ khởi công tu bổ, tôn tạo di tích đình Hiệp Ninh
tham dự lễ khởi công tu bổ, tôn tạo di tích đình Hiệp Ninh
Kiến trúc nội thất kết hợp với trưng bày, bài trí đồ thờ tự như hoành phi, câu đối, bài vị, khám thờ…toát lên sự cung kính, biết ơn những vị thần được thờ.
Đình Hiệp Ninh là một trong những nơi còn lưu giữ được nhiều hiện vật, đồ thờ tự quý giá, có giá trị về nghệ thuật và tư tưởng cao như: hàng chục hoành phi đại tự, khảm thờ Thành hoàng bổn cảnh, nghi thờ Thành hoàng bổn xứ, trang thờ đương kim thiên tử, thiên vị, kiệu thỉnh sắc, các hàng tự khí, bát bửu, phủ việc; các ban thờ tả,hữu ban, các vị cận vệ thần, tiền hiền, hậu hiền và các bô lão có công xây dựng làng xã, cùng 12 bộ câu đối (liễn), chiêng, trống, bộ rùa, đôi hạc. Đặc biệt có sắc phong và mão thần của vua Khải Định ban ngày 18/3/1917.
Ảnh: Sau khi tu bổ, tôn tạo di tích, đình Hiệp Ninh tổ chức lễ rước sắc phong
Những đồ thờ tự này làm bằng loại gỗ quý hiếm, được chạm khắc tinh xảo như: cây cảnh, long, quy, phụng với nhiều họa tiết trang trí sơn son thếp vàng hết sức lộng lẫy.
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, đình Hiệp Ninh đã từng là nơi tập trung luyện tập chuẩn bị cướp chính quyền tỉnh Tây Ninh của lực lượng Thanh niên tiền phong và Thị xã ủy Tây Ninh.
Ngày 22/10/1993 tại quyết định số 1340/QĐ-BT của Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận xếp hạng đình Hiệp Ninh là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Theo Bảo tàng tỉnh Tây Ninh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét