Theo một số tài liệu nghiên cứu thì giả thiết cho rằng niên đại kiến tạo đình Bà Lụa từ trước khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam là giả thiết thuyết phục hơn. Đình Bà Lụa đã trải qua nhiều lần tái thiết và tu bổ do ảnh hưởng của chiến tranh và của thời gian. Nguyên mẫu của đình đã được người Pháp làm mô hình thu nhỏ đưa đến triển lãm tại hội chợ Marseille năm 1921. Giới nghiên cứu Bảo tàng Nam kỳ người Pháp đánh giá cao giá trị văn hoá nghệ thuật và coi như là một trong những ngôi đình đẹp nhất ở Nam Kỳ.
Đình Bà Lụa toạ lạc ở nơi vắng vẻ với cảnh trí đẹp một cách cổ kính. Đây là nơi rất thích hợp cho những người đi văn cảnh và nghỉ ngơi thư giãn.
Trầm mặc ngôi đình cổ bên bờ sông Sài Gòn
Bài, ảnh: Đoàn Xá
(Dân Việt) Đình Thần Bà Lụa ở phường Phú Thọ (trước là Phú Cường) của thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) là một trong những công trình kiến trúc có tuổi đời lâu nhất vùng Đông Nam bộ. Nhưng thật bất ngờ khi ngôi đình phủ màu rêu phong bởi chỉ có ít người biết tới.
Với kiểu kiến trúc cổ mang nét đặc trưng của cư dân miền Trung xưa lần đầu đặt chân tới vùng thượng nguồn sông Sài Gòn, ngôi đình có tuổi đời gần 200 năm này hiện vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn những dấu tích mà tiền nhân để lại, dù mảnh đất này đã trải qua không biết bao lần hưng phế, thăng trầm.
Chỉ cách trung tâm TP.HCM chừng 30 km nên có rất nhiều đường để mọi người có thể tìm đến ngôi đình để có dịp chiêm bái, thưởng ngoạn không gian trầm mặc, yên bình này. Hơn nữa, do nằm sát mé nước của sông Sài Gòn nên Đình Thần Bà Lụa có một vẻ đẹp lãng mạn nên thơ, phù hợp cho những buổi thăm thú cuối tuần giữa xô bồ cuộc sống.
Lần từng bước từ những bậc thang còn ướt rượt màu rêu của trận mưa đêm trước, chúng tôi đi lên chính điện của ngôi đình, nghe rột roạt tiếng lá rụng dưới chân mà ngỡ như mình đang đi về quá khứ.
Theo quan sát của chúng tôi, Đình Thần Bà Lụa khá rộng, chiều ngang chừng 20 mét, cao tới 5 mét, có lối kiến trúc độc đáo, xen lẫn giữa nét cổ kính vùng Bắc bộ mà lại phảng phất nét u trầm của những tòa lâu đài ở kinh thành Huế.
Có thể nói, suốt dọc chiều dài gần 200 km, con sông Sài Gòn đã đi qua nhiều vùng đất, ghi dấu ấn đậm nét trong nhiều khu dân cư trong những làng xã, thôn ấp trù phú gắn liền với những kiến trúc còn tồn tại tới ngày nay. Tuy nhiên, trải qua thời gian, kể từ khi những cư dân đầu tiên đặt chân tới mảnh đất phương Nam này đến nay, hầu hết kiến trúc đó đã bị xuống cấp. Riêng ngôi đình Bà Lụa may mắn sao lại là một ngoại lệ hiếm hoi của tạo hóa khi nó vẫn còn vẹn nguyên với một vẻ đẹp giản đơn mà độc đáo sau bao nhiêu biến cố. Chính vì lẽ đó, ngôi đình đã được xếp vào hàng di tích lịch sử văn hóa của Tỉnh với những dấu ấn đậm nét của đất và người xứ Thủ Dầu Một này.
Nhiều bậc lão nông kể lại rằng, kiến trúc của ngôi đình Bà Lụa này độc đáo đến nỗi người Pháp phải làm một mô hình thu nhỏ của nó để đem triển lãm ở một hội chợ tại thành phố cảng Mác Xây (Pháp) vào năm 1921 về những loại hình kiến trúc độc đáo của thế giới. Ngoài ra, nó cũng được coi là hình mẫu kiến trúc tiêu biểu của vùng Nam kỳ rộng lớn. Theo đó, đình gồm một gian lớn chính giữa lợp ngói cổ bằng đất nung đã nhuốm màu xanh rêu của thời gian. Hai bên đình là hai gian nhà xây liền kề để dùng làm nhà kho cũng như nơi họp mặt nam nữ bá tánh trong những ngày lễ trọng của người dân địa phương.
Trong thời gian tìm hiểu về đình, chúng tôi được ông bà Năm, một đôi vợ chồng già đã có mấy chục năm sống trong ngôi đình cho biết: Đây là ngôi đình được dựng lên để thờ Thành hoàng thôn Phú Cường cũ. Mặc dù thờ Thành hoàng thôn nhưng trong đình không có bất cứ bức tượng cũng như vật dụng gì để thờ mà chỉ có một chữ Thần viết bằng chữ Hán rất to ở chính điện. Hơn nữa, chính điện đình cũng khá đơn giản bởi ngoài những cây cột sơn màu tiết gà đã nhuốm màu thời gian, còn lại chỉ là những vật dụng bằng gỗ trang trí thông thường. Tuy nhiên, khi có những công việc quan trọng của địa phương, người dân vùng Phú Cường (nay tách thành phường Phú Thọ) vẫn có thói quen tập hợp ở đình, nhất là các cụ già lớn tuổi.
Ông bà Năm cũng cho biết, vài năm trở lại đây, đình ít mở cửa vì người dân quanh vùng đa số là nhập cư, họ không biết hết ý nghĩa cũng như lịch sử của đình nên không mấy chú ý đến. Có thể nói, văn hóa đình nói chung hiện nay hầu như đã phần nào phai nhạt trong nếp sinh hoạt hối hả, xô bồ của cuộc sống người dân, nhất là giới trẻ.
Hiện nay, đình hầu như vắng người qua lại, mặc dù nó nằm sát bên cây cầu Bà Lụa bắc qua kênh Bà Lụa rộng lớn. Tuy nhiên, đó lại là một trong những ưu điểm của đình bởi chỉ những ai thực sự cảm thấy tâm hồn mình đủ thanh thản, muốn tìm về chút thanh tịnh, tìm về nét kiến trúc và văn hóa đình làng vốn có ở mọi miền trên đất Việt thì mới có thể ngồi xuống mảnh sân đá rêu phong, ngước mắt nhìn những cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm vẫn ngạo nghễ vững vàng cùng phong ba bão táp của thời gian.
Chỉ cách trung tâm TP.HCM chừng 30 km nên có rất nhiều đường để mọi người có thể tìm đến ngôi đình để có dịp chiêm bái, thưởng ngoạn không gian trầm mặc, yên bình này. Hơn nữa, do nằm sát mé nước của sông Sài Gòn nên Đình Thần Bà Lụa có một vẻ đẹp lãng mạn nên thơ, phù hợp cho những buổi thăm thú cuối tuần giữa xô bồ cuộc sống.
Lần từng bước từ những bậc thang còn ướt rượt màu rêu của trận mưa đêm trước, chúng tôi đi lên chính điện của ngôi đình, nghe rột roạt tiếng lá rụng dưới chân mà ngỡ như mình đang đi về quá khứ.
Theo quan sát của chúng tôi, Đình Thần Bà Lụa khá rộng, chiều ngang chừng 20 mét, cao tới 5 mét, có lối kiến trúc độc đáo, xen lẫn giữa nét cổ kính vùng Bắc bộ mà lại phảng phất nét u trầm của những tòa lâu đài ở kinh thành Huế.
Có thể nói, suốt dọc chiều dài gần 200 km, con sông Sài Gòn đã đi qua nhiều vùng đất, ghi dấu ấn đậm nét trong nhiều khu dân cư trong những làng xã, thôn ấp trù phú gắn liền với những kiến trúc còn tồn tại tới ngày nay. Tuy nhiên, trải qua thời gian, kể từ khi những cư dân đầu tiên đặt chân tới mảnh đất phương Nam này đến nay, hầu hết kiến trúc đó đã bị xuống cấp. Riêng ngôi đình Bà Lụa may mắn sao lại là một ngoại lệ hiếm hoi của tạo hóa khi nó vẫn còn vẹn nguyên với một vẻ đẹp giản đơn mà độc đáo sau bao nhiêu biến cố. Chính vì lẽ đó, ngôi đình đã được xếp vào hàng di tích lịch sử văn hóa của Tỉnh với những dấu ấn đậm nét của đất và người xứ Thủ Dầu Một này.
Nhiều bậc lão nông kể lại rằng, kiến trúc của ngôi đình Bà Lụa này độc đáo đến nỗi người Pháp phải làm một mô hình thu nhỏ của nó để đem triển lãm ở một hội chợ tại thành phố cảng Mác Xây (Pháp) vào năm 1921 về những loại hình kiến trúc độc đáo của thế giới. Ngoài ra, nó cũng được coi là hình mẫu kiến trúc tiêu biểu của vùng Nam kỳ rộng lớn. Theo đó, đình gồm một gian lớn chính giữa lợp ngói cổ bằng đất nung đã nhuốm màu xanh rêu của thời gian. Hai bên đình là hai gian nhà xây liền kề để dùng làm nhà kho cũng như nơi họp mặt nam nữ bá tánh trong những ngày lễ trọng của người dân địa phương.
Trong thời gian tìm hiểu về đình, chúng tôi được ông bà Năm, một đôi vợ chồng già đã có mấy chục năm sống trong ngôi đình cho biết: Đây là ngôi đình được dựng lên để thờ Thành hoàng thôn Phú Cường cũ. Mặc dù thờ Thành hoàng thôn nhưng trong đình không có bất cứ bức tượng cũng như vật dụng gì để thờ mà chỉ có một chữ Thần viết bằng chữ Hán rất to ở chính điện. Hơn nữa, chính điện đình cũng khá đơn giản bởi ngoài những cây cột sơn màu tiết gà đã nhuốm màu thời gian, còn lại chỉ là những vật dụng bằng gỗ trang trí thông thường. Tuy nhiên, khi có những công việc quan trọng của địa phương, người dân vùng Phú Cường (nay tách thành phường Phú Thọ) vẫn có thói quen tập hợp ở đình, nhất là các cụ già lớn tuổi.
Ông bà Năm cũng cho biết, vài năm trở lại đây, đình ít mở cửa vì người dân quanh vùng đa số là nhập cư, họ không biết hết ý nghĩa cũng như lịch sử của đình nên không mấy chú ý đến. Có thể nói, văn hóa đình nói chung hiện nay hầu như đã phần nào phai nhạt trong nếp sinh hoạt hối hả, xô bồ của cuộc sống người dân, nhất là giới trẻ.
Hiện nay, đình hầu như vắng người qua lại, mặc dù nó nằm sát bên cây cầu Bà Lụa bắc qua kênh Bà Lụa rộng lớn. Tuy nhiên, đó lại là một trong những ưu điểm của đình bởi chỉ những ai thực sự cảm thấy tâm hồn mình đủ thanh thản, muốn tìm về chút thanh tịnh, tìm về nét kiến trúc và văn hóa đình làng vốn có ở mọi miền trên đất Việt thì mới có thể ngồi xuống mảnh sân đá rêu phong, ngước mắt nhìn những cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm vẫn ngạo nghễ vững vàng cùng phong ba bão táp của thời gian.
Lối lên đình rêu phong theo thời gian.
Đình Bà Lụa nhìn từ bên ngoài.
Gian thờ Thành hoàng.
Nhà phụ của ngôi đình.
Mặt trước của ngôi đình, phía xa xa là nơi kênh Bà lụa đổ vào sông Sài Gòn.
Ngôi đình đẹp nhất nhì Nam Kỳ giờ ra sao?
Đi dọc theo bờ tường bê tông đã lên rêu mốc của nhà máy đường Bình Dương cũ, đến chiếc cầu nối cổng chào xã nông thôn mới An Sơn bạn sẽ thấy một công trình kiến trúc độc đáo. Đây là chứng tích lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Thủ Dầu Một - đình thần Phú Cường (còn gọi là đình Bà Lụa).
Theo các bậc cao niên ngày xưa, đình Phú Cường được xây dựng trước năm 1861. Khi người Pháp tiến đánh vùng đất này thì đình bị phá hủy. Về sau, người dân ra sức cất lại ngôi đình mới nằm cạnh con rạch Bà Lụa. Từ đó cái tên đình Bà Lụa mới được phổ biến rộng rãi.
Bảng lý lịch di tích của Bảo tàng Bình Dương ghi rõ ngôi đình có kiến trúc độc đáo với những mảng hoa văn ghép bằng sơn mài rồng, binh khí cổ kính hấp dẫn, những cột gỗ to đẹp và quý.
Đình Phú Cường (Bà Lụa) xưa (trên) và nay, mỗi ngày ông Quảng giữ đình vẫn lau bụi chiếc tráp đã bong trong lớp vỏ, dù chẳng có khách nào ghé thăm
Năm 1921, giới cầm quyền Pháp đã cho lập mô hình ngôi đình đem đi triển lãm ở Hội chợ Marseille (Pháp). Khi đến thăm ngôi đình năm 1930, Goergette Naudin - chuyên viên nghiên cứu bảo tàng Nam Kỳ đã khẳng định trong bộ sách Cochinchine: “Lúc đó đình Bà Lụa được xem là ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất, nhì Nam Kỳ… hấp dẫn đông đảo du khách”.
Nay thì đình vắng dấu chân khách đến thăm. Dấu thời gian bị tro bụi phủ mờ. Bên trong đình, những chén dĩa sành ở gian bếp lớp nọ chồng lớp kia được chất tạm bợ vào một tủ gỗ đã xiêu vẹo...
Ông Kim Đình Quảng (70 tuổi), là người quản lý đình suốt 16 năm qua, thở dài: “Việc đô thị hóa đã khiến văn hóa làng xã bị mai một. Người dân bây giờ ít ai còn quan tâm đến đình nữa”.
Dù đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh nhưng mọi kinh phí hoạt động của đình đều trên tinh thần tự nguyện đóng góp. Những ngày cúng lễ Kỳ yên, ông Quảng cùng các cao niên trong ban nghi lễ phải tự bỏ tiền túi ra làm trước, thậm chí đi vay mượn hàng xóm láng giềng. Nhiều năm liền tiền bá tánh cúng đình không đủ để trang trải chi phí nhang đèn trà nước.
Kể từ khi Phòng Văn hóa-Thông tin lập tổ quản lý đình Phú Cường vào năm 2008 đến nay chưa có những hình thức quảng bá cụ thể cho di tích này. Phòng phải lo dàn trải nhiều lĩnh vực nên việc quan tâm tu bổ các di tích đình còn nhiều hạn chế. Năm 2011, TP đã trích nguồn ngân sách hơn 1 tỉ đồng để sửa chữa lại đình nhưng cũng chỉ là một phần nhỏ, vì muốn trùng tu hoàn toàn cần kinh phí rất lớn.
Bà Trần Mỹ Lệ, Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP Thủ Dầu Một,
đơn vị trực tiếp quản lý di tích đình thần Phú Cường
|
Theo Hoàng Lê (Pháp luật TP.HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét