Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Di tich lịch sử văn hóa Huyện Thuận An (Bình dương)

1. Di tích lịch sử cách mạng đình An Sơn      
        Công nhận di tích cấp tỉnh ngày 04/07/2005, thuộc ấp An Quới, xã An Sơn -Thuận An. Đình được xây dựng từ trước năm 1914. Theo kiến trúc bằng gỗ, lợp lá, cột kê đá xanh. Đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, một tín ngưỡng phổ biến ở đình làng Nam Bộ. Trong những năm chiến tranh, đình là nơi hoạt động cách mạng, bị giặc phát hiện rồi bắn phá, cấm tụ họp cúng đình. Trong những năm cuối thế kỷ 19, thủ lĩnh phong trào nông dân Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân sau khi thất bại khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở miền Tây Nam bộ, đã về đây ẩn náu chiêu mộ nghĩa quân tiếp tục đánh giặc. Phong trào Thiên địa hội, đã lấy đình làm nơi hội họp “uống máu tế cờ” ra quân của những nghĩa binh. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình là căn cứ kháng chiến của tỉnh “Chiến khu An Sơn”. Trong giai đọan chống Mỹ – Ngụy, đình là nơi tập kết của lực lượng vũ trang tiến đánh Sài Gòn mặt trận cầu Bến Phân. Còn là trạm y tế tiền phương, là trường học bồi dưỡng chính trị, kiến thức quân sự cho các chiến sĩ quân giải phóng… Di tích đình An Sơn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử cách mạng của địa phương.

2. Di tích lịch sử văn hóa - miếu Mộc Tổ

        Công nhận di tích cấp tỉnh ngày 26/06/2004, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An. Miếu được xây dựng vào năm 1944, do các nghệ nhân của ngành mộc vùng đất Lái Thiêu lập nên để thờ ông Tổ nghề (Lỗ Ban Tiên Sư). Di tích miếu Mộc Tổ là một chứng tích có giá trị về mặt lịch sử - văn hoá. Ngôi miếu này đã để lại một dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển của nghề mộc và sơn mài đất Thủ thời bấy giờ. Miếu còn là cơ sở hoạt động cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến của địa phương.

3. Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật đình Phú Long
        Công nhận di tích cấp quốc gia ngày 28/12/2001. Tọa lạc khu 5, ấp Hòa Long, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An. Đình Phú Long được xây dựng vào khoảng năm 1842, thờ Thành Hoàng Bổn Xứ được ban sắc thần đời vua Tự Đức (thứ 5). Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị nghệ thuật độc đáo mang đậm nét Nam Bộ. Kiến trúc đình theo kiểu chữ Tam, mái lợp ngói âm dương, nền lót gạch hoa. Với phong cách trang trí mỹ thuật thể hiện qua loại hình tranh ghép gốm mang đậm nét truyền thống văn hoá dân gian. Trong hai thời kỳ kháng chiến, đình là cơ sở hoạt động cách mạng của địa phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét