Gò Cổ Lâm tọa lạc tại ấp Thanh Đông, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Đây là một khu di chỉ gồm nhiều phế tích, đền tháp đã được khai quật năm 1990 và được Bộ VHTT công nhận là di tích khảo cổ học tại Quyết định số 3211/QĐ -BT ngày 12/12/1994.
Trên đỉnh gò có một ngôi chùa được xây dựng cách nay trên 100 năm, còn gọi là gò Chùa Cổ Lâm. Mặt gò hình chữ nhật rộng trên 5.000m2, cao khoảng 3m so với mặt ruộng. Phía Đông là con đường cao hơn mặt ruộng 0.5m, rộng 3m, dài 150m từ gò chạy thẳng đến "Bàu Vuông" nơi lấy đất để đắp gò.
Toàn bộ kiến trúc chùa xây trên nền tháp chính, bằng gạch nằm theo trục Bắc Nam trên chiều dài 50m. Trong đợt khai quật năm 1990, đã thực hiện sáu hố chân tháp ký hiệu từ H1 đến H5 và M1. Trên mặt gò rải rác khắp nơi còn nhiều viên gạch của tháp đổ xuống, cùng nhiều phiếm đá màu xanh xám. Ở phía Tây gò, chạy theo hướng Bắc Nam là những vỉa gạch lộ lên mặt đất với những viên gạch có số đo 37 x 12 x 7 cm. Đó là những phế tích chân móng 5 ngôi tháp đã bị sụp đổ từ xa xưa. Các chân tháp từ H1 đến H5 đều có cạnh hình vuông.
- Kiến trúc H1 : mỗi mặt tường dài 3.30m, dày trung bình 0.53m, sâu đến dáy 1,30m (tương ứng với khoảng 18 lớp gạch).
- Kiến trúc H2 : nằm song song cách H1 là 2.30m, tương đối giống H1, mỗi cạnh 3.25, dày trung bình 0.40cm.
- Kiến trúc H3 : cách H2 là 1.40m, mỗi cạnh dài 3.50m, về dày tường trung bình 0.80cm.
- Kiến trúc H4 : cách H3 là 1.40cm, mỗi cạnh dài 4.00m, tường dày trung bình 0.80cm.
- Kiến trúc H5 : cách H4 là 5m về phía Nam, đây là kiến trúc lớn hơn, mỗi cạnh 5.70m, bề dày tường trung bình từ 0.70 – 0.80m.
- Kiến trúc M1 cách H1 là 2.07m (nằm về hướng Bắc của 5 hố) có hình gần giống mai rùa, chiều Đông – Tây 5.70m, chiều Bắc – Nam 3.80m, ở giữa có một hố vuông 1 x 1m sâu 0.75m.
Rạch Tây Ninh chảy ra sông Vàm Cỏ Đông theo hướng Bắc Nam, chạy song song với lộ 7 Thanh Điền. Gò Cổ Lâm là di tích khảo cổ lớn nhất trong tổng số 11 di chỉ thuộc xã Thanh Điền, và là một trong những di tích có qui mô khá lớn đã phát hiện ở Tây Ninh. Các phế tích kiến trúc ở gò Cổ Lâm khá giống các kiến trúc gạch ở di tích Vườn Dầu , Miễu Bà và các di tích khác trong tỉnh. Căn cứ vào những di tích được khai quật và so sánh với một số công trình kiến trúc trên vùng đất Nam Bộ, về gạch, tượng đá, các tư liệu sản xuất … các nhà khảo cổ học đã khẳng định di tích khảo cổ học Gò Cổ Lâm có niên đại khoảng thế kỷ thứ VIII sau Công Nguyên.
Trên đỉnh gò có một ngôi chùa được xây dựng cách nay trên 100 năm, còn gọi là gò Chùa Cổ Lâm. Mặt gò hình chữ nhật rộng trên 5.000m2, cao khoảng 3m so với mặt ruộng. Phía Đông là con đường cao hơn mặt ruộng 0.5m, rộng 3m, dài 150m từ gò chạy thẳng đến "Bàu Vuông" nơi lấy đất để đắp gò.
Toàn bộ kiến trúc chùa xây trên nền tháp chính, bằng gạch nằm theo trục Bắc Nam trên chiều dài 50m. Trong đợt khai quật năm 1990, đã thực hiện sáu hố chân tháp ký hiệu từ H1 đến H5 và M1. Trên mặt gò rải rác khắp nơi còn nhiều viên gạch của tháp đổ xuống, cùng nhiều phiếm đá màu xanh xám. Ở phía Tây gò, chạy theo hướng Bắc Nam là những vỉa gạch lộ lên mặt đất với những viên gạch có số đo 37 x 12 x 7 cm. Đó là những phế tích chân móng 5 ngôi tháp đã bị sụp đổ từ xa xưa. Các chân tháp từ H1 đến H5 đều có cạnh hình vuông.
- Kiến trúc H1 : mỗi mặt tường dài 3.30m, dày trung bình 0.53m, sâu đến dáy 1,30m (tương ứng với khoảng 18 lớp gạch).
- Kiến trúc H2 : nằm song song cách H1 là 2.30m, tương đối giống H1, mỗi cạnh 3.25, dày trung bình 0.40cm.
- Kiến trúc H3 : cách H2 là 1.40m, mỗi cạnh dài 3.50m, về dày tường trung bình 0.80cm.
- Kiến trúc H4 : cách H3 là 1.40cm, mỗi cạnh dài 4.00m, tường dày trung bình 0.80cm.
- Kiến trúc H5 : cách H4 là 5m về phía Nam, đây là kiến trúc lớn hơn, mỗi cạnh 5.70m, bề dày tường trung bình từ 0.70 – 0.80m.
- Kiến trúc M1 cách H1 là 2.07m (nằm về hướng Bắc của 5 hố) có hình gần giống mai rùa, chiều Đông – Tây 5.70m, chiều Bắc – Nam 3.80m, ở giữa có một hố vuông 1 x 1m sâu 0.75m.
Rạch Tây Ninh chảy ra sông Vàm Cỏ Đông theo hướng Bắc Nam, chạy song song với lộ 7 Thanh Điền. Gò Cổ Lâm là di tích khảo cổ lớn nhất trong tổng số 11 di chỉ thuộc xã Thanh Điền, và là một trong những di tích có qui mô khá lớn đã phát hiện ở Tây Ninh. Các phế tích kiến trúc ở gò Cổ Lâm khá giống các kiến trúc gạch ở di tích Vườn Dầu , Miễu Bà và các di tích khác trong tỉnh. Căn cứ vào những di tích được khai quật và so sánh với một số công trình kiến trúc trên vùng đất Nam Bộ, về gạch, tượng đá, các tư liệu sản xuất … các nhà khảo cổ học đã khẳng định di tích khảo cổ học Gò Cổ Lâm có niên đại khoảng thế kỷ thứ VIII sau Công Nguyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét