Tại rừng Tà Nốt – Tân Biên, ngày 06/6/1969, một sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn ra. Mặt trận Dân tộc giải phóng, liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam cùng các lực lượng yêu nước khác tiến hành Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam. Đại hội đã bầu ra CPCMLTCHMNVN do Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch. Sự ra đời của chính phủ là một thắng lợi to lớn về mặt chính trị và ngoại giao của cách mạng miền Nam. Ngay lập tức, chính phủ đã được hoan nghênh chào mừng của các quốc gia và các lực lượng tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Hai mươi ba nước đã tuyên bố công nhận chính phủ, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Có nước Cu Ba, đã cử đại sứ đến với chính phủ trong rừng Tây Ninh chia sẻ những gian lao và nguy hiểm với nhân dân miền Nam đang chiến đấu.
Chính phủ non trẻ vừa ra đời đã phải đối phó với chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Dù vậy chính phủ vẫn đứng vững, ngày một củng cố và trở thành một chính quyền thực sự dân tộc và dân chủ. Từ những cách rừng sâu căn cứ địa Tây Ninh, Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình đã bay sang thủ đô nước Pháp, đại diện cho Chính phủ cách mạng lâm thời trên bàn hội nghị Pari lịch sử.
Sau mùa xuân 1975, nguyện vọng thiết tha của nhân dân cả nước về việc thống nhất Tổ quốc. Và trong phiên họp đầu tiên từ ngày 24/6 đến 02/7/1976, Quốc hội đã quyết nghị quan trọng, lấy tên nước Việt Nam là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ CMLTCHMNVN làm tròn sứ mạng lịch sử được giao, đã hòa nhập vào chính phủ của một nước Việt Nam thống nhất.
Với những giá trị đó đã được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 3518/1998/QĐ-BVHTT ngày 04/12/1998.
Chính phủ non trẻ vừa ra đời đã phải đối phó với chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Dù vậy chính phủ vẫn đứng vững, ngày một củng cố và trở thành một chính quyền thực sự dân tộc và dân chủ. Từ những cách rừng sâu căn cứ địa Tây Ninh, Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình đã bay sang thủ đô nước Pháp, đại diện cho Chính phủ cách mạng lâm thời trên bàn hội nghị Pari lịch sử.
Sau mùa xuân 1975, nguyện vọng thiết tha của nhân dân cả nước về việc thống nhất Tổ quốc. Và trong phiên họp đầu tiên từ ngày 24/6 đến 02/7/1976, Quốc hội đã quyết nghị quan trọng, lấy tên nước Việt Nam là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ CMLTCHMNVN làm tròn sứ mạng lịch sử được giao, đã hòa nhập vào chính phủ của một nước Việt Nam thống nhất.
Với những giá trị đó đã được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 3518/1998/QĐ-BVHTT ngày 04/12/1998.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét