Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Di chúc của bác sĩ Pháp 50 năm nặng tình với đất Việt

Chúng tôi hết sức xúc động khi đọc lại di chúc của một người nước ngoài có nhiều năm sống và làm việc tại Việt Nam. Từ di chúc này, chúng tôi tìm đến ngôi mộ của ông...
Tìm về ngôi mộ
Theo quốc lộ 1 từ Nha Trang xuôi về hướng nam khoảng 20km bạn sẽ nhìn thấy một tấm biển chỉ dẫn đường vào ngôi mộ. Ngôi mộ hiện nằm tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa.
Ông là bác sĩ Alexandre Yersin, người Thụy Sĩ gốc Pháp. Ông sinh năm 1863 tại Thụy Sĩ và mất năm 1943 tại Nha Trang. Hưởng thọ đúng 80 tuổi, ông để lại tờ di chúc đã làm những ai đã biết về ông vô cùng cảm kích.
Di chúc của bác sĩ Pháp 50 năm nặng tình với đất Việt
Chân dung bác sĩ Alexandre Yersin. Ảnh: Wikipedia.
Yersin từ trần tại nhà riêng ở xóm Cồn, Nha Trang. Trong di chúc để lại, ông đã viết: "Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Hãy chôn tôi nằm úp xuống. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương (cộng sự lâu năm) giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang và những người cộng sự lâu năm".
Không kèn trống, không điếu văn, đám tang của ông diễn ra lặng lẽ, giản dị. Vậy mà rất đông người tìm đến đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Đoàn người đưa tang dài đến hơn ba cây số.
Ông được chôn theo đúng ý nguyện. Thi hài ông nằm sấp, đầu quay về biển như muốn ôm trọn mảnh đất Khánh Hòa vào lòng mình. Ông thương Việt Nam, yêu Nha Trang và đã có những công trình, sự nghiệp to lớn nhằm giúp Việt Nam phát triển hơn. 
Ngoài y học, ông còn góp công lớn vào phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thám hiểm, khí tượng. Tên ông được lấy đặt cho con đường ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang. Quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu cùng thư viện Yersin ở Viện Pasteur Nha Trang được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Chúng tôi đứng tần ngần trước tấm bảng chỉ dẫn vào ngôi mộ bởi phía trước cách đường chừng hơn 100m, một cổng rào chặn lại với ổ khóa khép chặt. Chúng tôi đang phân vân thì có tiếng nói từ xa: "Chú ra quán ngoài bìa đường, mượn chìa khóa mới vào được".
Chúng tôi làm theo. Cánh cửa được mở ra để vào trong rồi tiếp tục đóng lại. Đi trên con đường mòn đất đỏ, bên trái là cánh rừng hoang sơ với nhiều chòm hoa ngũ sắc, bên phải là cánh đồng mía của nông dân. Chúng tôi tiếp tục vào đến ngôi mộ đi dưới bóng râm của tán lá hai bên đường giao nhau...
cong vao khu mo bac si Alexandre Yersin
Khu mộ bác sĩ Yersin.
Mộ nằm trên ngọn đồi thoai thoải có tên là đồi Núi Một. Chúng tôi đến phía trước cổng. Ngôi nhà khách rộng rãi lợp ngói đã có dấu hiệu xuống cấp. Nhiều miếng ngói bị vỡ và xuyên qua đó, rui, mè cột kèo bị ảnh hưởng. Cách đó không xa, trong lùm cây rậm rạp 2 phòng vệ sinh mới được xây dựng đã bị đổ nát không còn sử dụng được.
Qua cánh cổng rộng lớn, chúng tôi lên dốc. Dốc được lót đá chẻ kè xi măng chạy dài đến tận mộ ông. Mộ ông hình chữ nhật, đơn giản như bao ngôi mộ bình thường. Không bia, tên ông được ghi ngay trên mộ: Alexandre Yersin (1863 - 1943). 
khuon vien mo Alexandre Yersin
Toàn cảnh khu mộ.
mo bac si Alexandre Yersin
Ngôi mộ bác sĩ Yersin.
Chúng tôi đứng thật lâu trước mộ ông. Một nén nhang được đốt lên là tấm lòng của kẻ hậu sinh kính ngưỡng công ơn của tiền bối - người đã đóng góp biết bao công sức cho Việt Nam và nhân loại...
Từ chối tôn tạo
Mộ của bác sĩ Yersin hiện nay bao gồm các hạng mục như cổng vào, ngôi mộ, ngôi thủ kỳ, bia đá ghi tóm tắt tiểu sử bằng 2 ngôn ngữ Việt - Pháp. Khuôn viên ngôi mộ được phát quang trống trải và trồng nhiều loại cây khác nhau trong đó có cây quinquina (Canhkina), tên khoa học là Cinchona. Đây là loại cây được ông tìm ra dược liệu điều trị bệnh sốt rét.
Khuôn viên khu di tích này mang nét rất mới. Theo các bô lão trong vùng, các hạng mục hiện nay đều không giữ được nguyên trạng như lúc mới an táng. Ngôi mộ lúc đầu mang kiểu dáng áo quan, có chữ thập đặt lên trên. Đến sau 1975, mộ bị xuống cấp nặng nề nên đã được cải tạo lại như hiện nay.
Riêng ngôi thủ kỳ cũng mới được xây dựng vào năm 1962 trong đó đặt bức ảnh chân dung ông và bát nhang nhỏ. Đến năm 1992, sau khi được công nhận là di tích cấp quốc gia, một tấm bia đá tạc ghi công trạng của bác sĩ Yersin bằng song ngữ Việt - Pháp mới được đặt tại đây.
bia mo Alexandre Yersin
Bia ghi tiểu sử và sự nghiệp của ông bằng song ngữ.
Theo báo Công an nhân dân, năm 2011, một công ty cổ phần trình lên UBND tỉnh Khánh Hòa và các ban ngành liên quan xem xét thẩm định phương án cải tạo nâng cấp khu mộ bác sĩ Yersin.
Qua đó, công ty này tự nguyện đầu tư toàn bộ kinh phí dự án tôn tạo khu di tích. Cuối năm 2012, UBND tỉnh Khánh Hòa đã quyết định từ chối bởi phương án của công ty không nhận được sự đồng thuận của dư luận, trực tiếp là Hội ái mộ Yersin và Viện Pasteur Nha Trang.
Hai đơn vị này đã có văn bản chính thức bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc “làm mới, làm to” khu di tích mộ bác sĩ Yersin…
Di chúc của bác sĩ Pháp 50 năm nặng tình với đất Việt
Nhà khách đã bị hư hại nhiều.
Sau khi từ chối "thiện chí" của công ty trên, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao cho Sở VH-TT&DL Khánh Hòa cùng với Viện Pasteur Nha Trang (đơn vị trực tiếp quản lý khu di tích mộ bác sĩ Yersin) tu tạo tuyến đường từ QL1A vào khu di tích.
Khu di tích vẫn vắng lặng. Con đường từ ngoài vào đến mộ dài 800m không một bóng người. Tại mộ, không một chút khói hương để ấm lòng người nằm xuống. Mong sao những đổ nát, những hư hại sớm được trùng tu như sự tri ân người đã trọn tình với đất nước và dân tộc Việt Nam...

Ân tình với nước Việt của bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin

Yersin thích sống chung với người dân nghèo. Ở xóm Cồn, chẳng bao lâu ông trở thành người bạn lớn của đám trẻ. Thỉnh thoảng, ông cho chúng kẹo, tiền lẻ để mua quà. Ông thường xuyên khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo.
Viếng mộ bác sĩ Yersin xong chúng tôi quay ra, trả chìa khóa cho người chủ quán. Ông hỏi tôi: "Anh biết nhiều về ông Năm không?".
Câu hỏi làm tôi sực nhớ đến xóm Cồn Nha Trang. Ông Năm, chính là cái tên thân thương mà người dân nơi đây đã đặt cho bác sĩ Yersin.
Ngôi nhà gỗ ở xóm Cồn
Ông Năm (bác sĩ Yersin) đến Nha Trang từ năm 1891 và sống tại đây cho đến ngày từ giã cõi đời.
Ông xây dựng một ngôi nhà gỗ và một phòng khám bệnh ở xóm Cồn. Ông là bác sĩ người Pháp đầu tiên có phòng mạch ở vùng này.
nha nghi bo dong an
Nhà nghỉ Bộ Công An - nơi trước đây là nhà lầu ông Năm.
Chỗ ở của Yersin tại xóm Cồn gần cửa sông Cái vốn là một lô cốt 2 tầng bỏ hoang lâu ngày. Lô cốt mỗi bề 7,5m. Ở 2 tầng trên, 4 phía đều có hành lang để quan sát.
Ông dùng tầng trệt làm phòng ăn, tầng 1 là phòng làm việc, tầng 2 phòng ngủ. Sau này ông làm thêm trên nóc một vòng tròn để dựng kính thiên văn. Nhờ kính này, ông biết được thời tiết nắng mưa.
Mỗi lần sắp có bão to, ông treo ngọn đèn rất sáng ở một cột cao ngay trên nóc nhà báo cho dân xóm Cồn biết để không ra khơi. Nhờ vậy, người dân xóm Cồn tránh được những trận bão lớn.
Yersin thích sống chung với người dân nghèo. Ở xóm Cồn, chẳng bao lâu ông trở thành bạn với đám trẻ con. Thỉnh thoảng, ông cho chúng kẹo, tiền lẻ để mua quà. Ông thường xuyên khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo.
Ông bỏ tiền riêng thuê kéo ống nước, đặt máy nước nhiều nơi cho dân sử dụng. Ngoài ra, ông còn dành một tủ sách lớn cho bọn trẻ vào đọc. Ông dạy chúng thiên văn và dự báo khí tượng.
Người dân nơi đây hàng ngày tiếp xúc với ông họ không còn cảm giác như tiếp xúc với người nước ngoài. Nhờ vào sự cởi mở và tấm lòng nhân từ, ông rất được người dân yêu quý.
Ân tình với nước Việt của bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin
Đường vào xóm Cồn. Ngày xưa nơi đây tập trung những hộ dân sống nghề chài lưới.
Hàng ngày ông đi sâu vào sinh hoạt của người dân. Những lần ông gặp các cuộc cãi vã do tranh giành quyền lợi, những lần đánh nhau vì say rượu, những thói hư tật xấu ông lẳng lặng quay phim.
Sau đó, ông gặp lại bà con, chiếu những thước phim mang đầy những chuyện không hay ấy. Người trong cuộc có lỗi hay không khi xem đến đều cảm thấy xấu hổ. Từ đó, xóm Cồn bớt đi người say rượu, chửi rủa.
Ông thạo tiếng Việt, sống chan hòa vui buồn cùng bà con. Bà con thương mến gọi ông là "ông Năm". Ông luôn  giúp đỡ bất cứ ai những khi cần. Đầu năm 1943, ông đau nặng.
Sáng ngày 1/3 năm ấy, ông nhờ người giúp việc già đưa ông ra bên cửa sổ. Ông nhìn biển rồi lặng lẽ ra đi. Người dân xóm Cồn và Nha Trang đều bàng hoàng khi nghe tin ông qua đời.
Mấy ngày sau đó, không một chiếc ghe nào ra khơi. Những giọt nước mắt, những tiếng khóc của những người đã từng được ông cưu mang vang lên.
Người người tiếc thương ông. Nhiều nơi, bà con lập trang thờ cúng ông. Đám tang ông không rình rang, đình đám nhưng dòng người đưa tiễn kéo dài nhiều km...
chan dung bac si Alexandre Yersin
Bác sĩ Alexandre Yersin (1863 - 1943). Ảnh tư liệu
Nơi ông ở được bà con gọi là lầu ông Năm. Năm 1977, nơi đây bị đập bỏ, sau đó được thay bằng khu nhà của Bộ Công an
Nặng nợ Quinquina
Sống tại xóm Cồn được 2 năm, năm 1893, dịch hạch bùng nổ khắp vùng Viễn Đông làm ông trăn trở rất nhiều. Bác sĩ Yersin đã đến Hong Kong.
Tại đây ông nghiên cứu phương thức tiêu diệt dịch bệnh. Ông đã thành công khi tìm ra được vi khuẩn dịch hạch. Thế giới ngưỡng mộ ông đã đặt tên cho vi khuẩn này là Yersinina Pestis.
Năm 1895 ông cùng bác sĩ Calmette lập ra một phòng thí nghiệm. Cơ sở ban đầu chỉ là một căn nhà tạm với 20 con ngựa dùng điều chế huyết thanh.
Một bác sĩ thú y cùng làm việc với ông nhưng chỉ được một thời gian ngắn, ông này qua đời. Tiếp đến một số trong 20 con ngựa được ông nuôi chết dần vì những căn bệnh chưa tìm được nguyên nhân.
Thất bại ban đầu không làm ông nản lòng. Ông tiếp tục phát triển phòng thí nghiệm, lập trang trại ở Suối Dầu chăn nuôi các loại gia súc. Ông tìm tòi các loại cây có nhiều thảo dược để điều chế thuốc. Phòng thí nghiệm của ông phát triển để sau đó lớn dần thành viện Pasteur Nha trang.
Từ viện Pasteur Nha Trang, ông tiếp tục đóng góp công sức để xây dựng các viện Pasteur khác. Ngày 27/2/1902, ông trở thành hiệu trưởng và cũng là người sáng lập ra trường y khoa Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội).
Ở lĩnh vực nông nghiệp, ông chính là người mang cây cao su vào Việt Nam và đã thành công trong việc phát triển loại cây này.
Trải qua hơn 100 năm có mặt tại Việt Nam, cây cao su đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế nước nhà.
Cây quinquina
Cây quinquina (canhkina) - hiện đang trồng tại mộ bác sĩ Yersin.
Ở Việt Nam thời bấy giờ, bệnh sốt rét đang là một hiểm họa mà chưa có thuốc đặc trị. Bác sĩ Yersin đã mạnh dạn đưa cây quinquina - một loại cây có dược tính để điều chế thuốc ký ninh trị sốt rét, về trồng ở một số vùng nhưng không có kết quả.
Cuối cùng sau nhiều lần khảo sát, năm 1915, ông tìm đến Hòn Bà, nơi có độ cao 1.500m khí hậu mát mẻ quanh năm được mệnh danh là Đà Lạt của Khánh Hòa. Tại đây ông trồng thử nghiệm bằng 2 cách, hạt giống và cây ghép được lấy từ vườn thực vật Buitenzorg (Pháp).
Cây ghép không thành công. Chỉ có hạt giống nẩy mầm thành cây phát triển tốt nhưng chỉ một thời gian bị ẩm mốc. Cuối cùng, ông chuyển quinquina về Lâm Đông và tại đây khí hậu cùng thổ nhưỡng đã giúp cây phát triển tốt tạo thuận lợi cho ông điều chế thuốc.
Ân tình với nước Việt của bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin
Nhà làm việc của bác sĩ Yersin trên đỉnh Hòn Bà (Ảnh: Lưu Thái Văn Chương)
Tại Hòn Bà, bác sĩ Yersin đã xây dựng một ngôi nhà trên đỉnh núi. Ông thường xuyên lui tới chăm sóc các giống cây và đặt trại quan trắc khí thượng.
Căn nhà xây dựng bằng gỗ, đã mục nát, chỉ còn lại phần nền. Năm 2004, căn nhà mới được tái tạo lại đúng nguyên bản được dựng ngay vị trí nhà cũ. Đó cũng là cách tưởng nhớ công ơn vị bác sĩ đã cống hiến cả đời mình cho khoa học, cho người dân Nha Trang...
duong len dinh hon ba
Hiện đỉnh Hòn Bà trở thành khu du lịch (Ảnh: Lưu Thái Văn Chương).
Alexandre Yersin sinh năm 1863 tại Aubonne, Vaud (Thụy Sĩ). Ông tốt nghiệp y khoa tại Lausanne rồi chuyển sang Marburg (Đức), cuối cùng đến Paris (Pháp).
Năm 1886, ông về làm việc tại phòng nghiên cứu Louis Pasteur theo lời mời của Emile Roux đồng thời tham gia phát triển huyết thanh chống bệnh dại. Yersin nhận bằng tiến sĩ khi vừa tròn 25 tuổi. Ông gia nhập Viện Pasteur thành lập năm 1889, cùng với Roux khám phá ra độc tố bạch hầu. 
Yersin nghỉ việc ở Viện Pasteur, lên đường đến Đông Dương một năm sau đó với vai trò là bác sĩ cho công ty Vận tải Hàng hải trên tuyến Sài Gòn - Manila và Sài Gòn - Hải Phòng. Năm 1891, ông đặt chân đến Nha Trang.
Ông yêu mến mảnh đất này. Ông cho dựng nhà ở Xóm Cồn đồng thời mở phòng khám, trở thành bác sĩ người Pháp đầu tiên hành nghề trong vùng. Ông đã có những hoạt động rất thiết thực giúp đỡ bà con. "Ông Năm" là cái tên thân thương mà người dân xóm Cồn đã gọi ông như một cách bày tỏ lòng biết ơn.
Trần Chánh Nghĩa

Lễ phần vàng của người Dao

(ĐTTCO) - Ngược lên miền Tây Bắc trong những ngày cuối xuân nắng vàng rực rỡ. Con đường đất ngoằn ngoèo gập ghềnh lên, xuống từ Quốc lộ 32 vào xã Nậm Mười, Văn Chấn, Yên Bái khiến chúng tôi mướt mồ hôi. 
Lần này không phải ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà chúng tôi hào hứng đi xem lễ phần vàng tạ ơn tổ tiên của người Dao. Chúng ta vẫn thường nghe nói đến  lễ cấp sắc 12 đèn vô cùng ấn tượng của đồng bào Dao ở vùng Tây Bắc, nhưng lễ phần vàng tạ ơn tổ tiên dường như ít người biết tới.
Điều đó càng kích thích chúng tôi phải tìm bằng được nhà ông Bàn Thừa Phúc, ở thôn Nậm Mười, xã Nậm Mười để một lần mục sở thị cái lễ nghe tên là lạ này. Ông Phúc chính là chủ nhà của buổi lễ cúng phần vàng tạ ơn hôm nay.
Bà Bàn Thị Ton, chị gái của ông Phúc vừa gặp chúng tôi đã cho biết ngay, lễ phần vàng tạ ơn tổ tiên của chúng tôi diễn ra ngay sau khi lễ cấp sắc 12 đèn. Nếu như lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao ở đây thường diễn ra suốt 3 ngày, 3 đêm, thì lễ phần vàng tạ ơn này diễn ra từ chiều đến đêm trong ngày tiếp theo. Thường chỉ một số gia đình người Dao có kinh tế khá giả ở các thôn, bản vùng Tây Bắc mới làm được lễ phần vàng tạ ơn. 
Lễ phần vàng của người Dao ảnh 1Ba cô bé Dao với trang phục lộng lẫy đứng trước ban cúng.
Ngay từ đầu giờ chiều bà con, họ hàng đã kéo đến gia chủ để ăn bữa cơm thân mật vui vẻ. Người Dao ở đây vô cùng mến khách, nên thấy chúng tôi họ đã rất nhiệt tình mời cơm, trò chuyện như thân tình từ lâu. Trong bữa cơm, mọi người trò chuyện rôm rả. Người Dao kể cho chúng tôi nghe về lễ cấp sắc 12 đèn cũng như lễ phần vàng tạ ơn, phải thực hiện đầy đủ phần lễ cấp sắc và lễ phần vàng tạ ơn tổ tiên thì mới được xem là nghi thức đã hoàn thành.
Lễ phần vàng của người Dao ảnh 2Phụ nữ Dao trong trang phục truyền thống nấu nướng ở khu vực bếp.
Nghi thức gồm phần lễ cấp sắc và phần vàng tạ ơn của người Dao ở Tây Bắc diễn ra trong 3-4 ngày liên tục, được xem là nghi thức quan trọng nhất trong kho tàng văn hóa của người Dao. Một người đàn ông Dao chỉ được coi là trưởng thành khi thực hiện bộ chùm nghi thức này. Sau khi trải qua nghi thức, người chủ nhà như ông Bàn Thừa Phúc mới thực sự đủ tư cách đứng trước cộng đồng để thực hiện và tổ chức các công việc chung của thôn, xã…
Lễ phần vàng của người Dao ảnh 3Thầy cúng và gia đình chuẩn bị cho khu vực bàn cúng tế .
Lễ phần vàng tạ ơn tổ tiên diễn ra rất nghiêm trang và tuần tự. Trong phần lễ có 6 trẻ em gồm 3 nam và 3 nữ trong trang phục truyền thống luôn luôn đứng trước ban thờ đồ lễ để nghe và làm theo thầy cúng. Các em gái mặc bộ trang phục sặc sỡ, đầu cuốn khăn thêu hoa và cổ đeo những vòng bạc lớn. Còn mấy em trai mặc áo, đội mũ mầu đen với họa tiết viền khá đẹp mắt.
Nhân vật chính của buổi lễ là thầy cúng với trang phục áo dài liền thân nhiều màu sắc, trên đầu đội mũ có hình nộm tượng trưng cho quan thần. Thầy cúng phải đọc những bài cúng lễ bằng ngôn ngữ Dao Nôm đặc trưng, đồng thời trong suốt buổi lễ thầy cúng liên tục cầm chuông rung và nhảy các bài xoay vòng tròn độc đáo, lạ mắt. Những nhạc cụ như: trống của người Dao, chiêng nhỏ, chuông đồng… được sử dụng để tạo âm thanh, không khí cho buổi cúng lễ. 
Sau khi bài cúng lễ kết thúc gia chủ sẽ mời cơm bà con, họ hàng và du khách phương xa ghé thăm. Mâm cơm với những món ăn bình dị, nhưng được nấu theo phong cách rất đặc trưng của người Dao, khiến chúng tôi ăn cảm thấy lạ miệng. Đây được coi như bữa ăn chính của buổi lễ phần vàng tạ ơn tổ tiên. Không chỉ có chúng tôi mà chắc chắn rằng những ai từ nơi xa đến được chứng kiến và hòa mình vào buổi lễ cúng phần vàng tạ ơn của người Dao sẽ ấn tượng, nhớ mãi.
Nguyễn Hường

Cách làm cải chua truyền thống của người Gò Công

Sản phẩm có vị chua ngọt, thêm chút ớt cay mang đặc trưng ẩm thực miền Tây Nam Bộ, khác với cải chua miền Trung hay miền Bắc.

Cải chua là món ăn dân dã có mặt từ những quán cơm bình dân đến bữa ăn gia đình tại Gò Công. Vị dưa chua chua, ngọt ngọt, thêm chút ớt cay mang đặc trưng ẩm thực miền Tây Nam Bộ khác với cải chua miền Trung hay miền Bắc.
Cải chua là món ăn dân dã có mặt từ những quán cơm bình dân đến bữa ăn gia đình tại Gò Công. Vị dưa chua chua, ngọt ngọt, thêm chút ớt cay mang đặc trưng ẩm thực miền Tây Nam Bộ.  Chị Chị Nguyễn Thị Thanh Phượng (phường 3, Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã làm cải chua bán khoảng 10 năm nay. Mỗi ngày chị và công nhân làm từ 500kg đến 1,5 tấn tùy theo đặt hàng. Thương lái tới lấy chở đi khắp các tỉnh miền Tây và TP HCM.
Buổi sáng ở cơ sở làm cải chua của chị Phượng thường bắt đầu bằng công đoạn vớt dưa, rửa nước chua, sau đó đóng gói vào bịch 500gr. Từng bịch nhỏ đóng thành túi 14 bịch/ túi và giao cho thương lái các nơi tới lấy.
Buổi sáng, cơ sở làm cải chua của chị Phượng bắt đầu bằng công đoạn vớt dưa, rửa nước chua, sau đó đóng gói vào bịch 500gram. Từng bịch nhỏ đóng thành túi 14 bịch một túi và giao cho thương lái các nơi tới lấy. Chị Phượng cho biết, giá bán lẻ một bịch khoảng 10.000 đồng, chị bán sỉ chỉ 6.000 đồng. Hiện chị làm hai loại cải muối chua nguyên cây và cải miếng.

Buổi chiều, xe chở các loại cải nguyên liệu tới. Rau cải được cắt khô, phơi héo qua vài tiếng nhập từ các vựa rau lân cận như thị xã Gò Công, Gò Công Đông& Thời điểm địa phương thiếu rau, chị Phượng đặt mua thêm từ các tỉnh lân cận hoặc từ tận Lâm Đồng.
Buổi chiều, xe chở các loại cải nguyên liệu tới. Rau cải được cắt khô, phơi héo qua vài tiếng nhập từ các vựa rau lân cận như thị xã Gò Công, Gò Công Đông… Thời điểm địa phương thiếu rau, chị Phượng đặt mua thêm từ các tỉnh lân cận hoặc từ tận Lâm Đồng.
Ngày khô ráo, những cây cải đẹp được cắt bỏ khoảng 2/3 lá, chỉ giữ lại phần bẹ cuống để làm dưa muối nguyên cây.
Ngày khô ráo, những cây cải đẹp được cắt bỏ khoảng 2/3 lá, chỉ giữ lại phần bẹ cuống để làm dưa muối nguyên cây.
Những cây xấu hơn hoặc gặp thời tiết mưa, lá cải dập, toàn bộ lá bị bỏ đi, cuống bẹ được cắt nhỏ để muối miếng.
Những cây xấu hơn hoặc gặp thời tiết mưa, lá cải dập, toàn bộ lá bị bỏ đi, cuống bẹ được cắt nhỏ để muối miếng.
Lá cải sau đó được thu gom riêng, các gia đình xung quanh cần dùng xin về hoặc mua đem về ủ phân xanh
Lá cải sau đó được thu gom riêng, các gia đình xung quanh cần dùng xin về hoặc mua đem về ủ phân xanh
Cải được rửa sạch với nước và 2 lần nước muối, để ráo nước trước khi đem vào thùng muối chua.
Cải được rửa sạch với nước và hai lần nước muối, để ráo nước trước khi đem vào thùng muối chua.
Chị Phượng chi sẻ, trước kia chị chỉ muối để gia đình ăn. Sau nhiều người ăn khen ngon, chị mới làm lớn lên để bán, công thức vẫn là cách làm ông bà để lại, tỷ lệ đường, muối cứ thế nhân lên mà thành chứ không có gì khó khăn.
Chị Phượng chia sẻ, trước kia chị chỉ muối để gia đình ăn. Sau nhiều người ăn khen ngon, chị mới làm lớn lên để bán, công thức vẫn là cách làm ông bà để lại, tỷ lệ đường, muối cứ thế nhân lên mà thành chứ không có gì khó khăn.
Dưa cải được thêm nước đường nấu sôi
Dưa cải được thêm nước đường nấu sôi.
Thêm nước chua theo đúng tỷ lệ tới khi ngập dưa.
Thêm nước chua theo đúng tỷ lệ tới khi ngập dưa.
Thời gian muối dưa 3 ngày 3 đêm thì vớt ra. Với cải nguyên cây được để nguyên nước chua đóng gói.
Thời gian muối dưa 3 ngày 3 đêm thì vớt ra. Cải nguyên cây được để nguyên nước chua đóng gói.
Cải miếng được rửa nước chua, thêm nước đường cát nấu sôi để nguội pha sẵn tỏi ớt để ăn liền. Nếu để tủ lạnh, ăn trong vòng 10 ngày nửa tháng không hư, mà để ngoài điều kiện thường thì để 2-3 bữa thôi
Cải miếng được rửa nước chua, thêm nước đường cát nấu sôi để nguội pha sẵn tỏi ớt để ăn liền. Nếu để tủ lạnh, ăn trong vòng 10 ngày nửa tháng không hư, mà để ngoài điều kiện thường thì để 2, 3 bữa.
Hương Giang

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Kiêu hùng danh thắng Lam Thành

(Baonghean.vn) - Trải dài trên địa bàn các xã Hưng Phú, Hưng Lam và Hưng Khánh (Hưng Nguyên), núi Lam Thành được biết đến là một di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt, nơi đây từng ghi dấu ấn quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cũng là một thắng cảnh của đất Nghệ.
Từ thành phố Vinh, ngược theo tuyến đường ven sông Lam (còn gọi đường đê 42 hay đê tả Lam), qua núi Dũng Quyết, chúng tôi tìm đến núi Lam Thành để thưởng ngoạn phong cảnh. Ghé thăm Phủ Mẫu Lam Thành, nơi đây có thể ngắm cánh đồng đang xanh mượt màu lúa, bãi bờ xanh thắm ngô non, làng quê mọc lên những ngôi nhà mới khang trang.
Cuộc sống đang từng ngày khởi sắc, núi Lam Thành vẫn sừng sững như một “chứng nhân” đứng đó từ bao đời, chứng kiến bao cuộc thăng trầm, dâu bể. Từ lưng chừng núi phóng tầm mắt ra xa, phía trước là cả một không gian rộng lớn với làng mạc trù phú, đồng bãi ngút ngàn, dòng sông Lam uốn quanh như dải lụa tung bay trước gió. Xa xa, phía bên kia là dãy Hồng Lĩnh trải dài tưởng chừng như vô tận, tất cả hiện lên như một bức tranh thủy mặc.
Núi Lam Thành - Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Ảnh: Công Kiên
Chắc hẳn, xưa kia Bùi Dương Lịch từng đứng ở vị trí này để thưởng lãm phong cảnh và viết nên những dòng văn đầy sức gợi trong “Nghệ An ký”: “Phía dưới núi có sông Lam chảy quanh, và có sông La, sông Minh chảy vào. Lên núi trông xa thì thấy phía tây có núi Hùng Lĩnh và núi Đại Huệ, phía bắc có núi Đại Hải và núi La Nham, phía nam có núi Thiên Nhẫn và núi Hồng Lĩnh, phía đông có núi Kim Nguyên và núi Dũng Quyết, đều chầu về núi này. Nước sông trong sạch, cây cối tốt tươi, phố gần thôn xa, phong cảnh như vẽ, thật là một nơi danh thắng ở xứ Nghệ An”.
Theo sử sách, núi Lam Thành thường được các vị vua của Đại Việt chọn làm điểm dừng chân để chuẩn bị lương thảo và tuyển thêm binh sỹ trên đường vào Nam dẹp giặc và mở mang bờ cõi. Điều này có thể giải thích ở nguyên do là vị trí trọng yếu trên con đường thiên lý, là truyền thống yêu nước và quật cường của người dân nơi đây.
Vì lẽ đó, vùng đất này đã ghi dấu những chiến công oanh liệt, vẻ vang và cả những đau thương trong các cuộc chiến để giữ nước, yên dân. Tương truyền, khi nhà Hồ “chính sự phiền hà” dẫn đến thất bại, đất nước rơi vào tay giặc Minh, muôn dân rơi vào thảm cảnh nô lệ, giặc ngoại bang biến Nghệ An thành phủ và chọn Lam Thành làm phủ trị.
Phong cảnh sông núi, làng mạc nhìn từ núi Lam Thành. Ảnh: Công Kiên
Trước tình cảnh ấy, tôn thất dòng dõi nhà Trần vẫn âm thầm đứng ra kêu gọi, tập hợp nhân dân đấu tranh giành lại non sông, đất nước. Trần Quý Khoáng được tôn làm Vua (hiệu là Trùng Quang), buổi đầu có gây được ít nhiều thanh thế nhưng rồi lực lượng suy giảm dần, đành ngậm ngùi ôm mối hận, nhìn cảnh vó ngựa giặc Minh giày xéo lên non sông tổ tiên bao đời gây dựng.
Trong dân gian cũng như một số sử sách còn lưu truyền câu chuyện Trần Quý Khoáng sai Nguyễn Biểu đến Lam Thành gặp Trương Phụ - tên tướng nhà Minh để cầu phong. Vốn sẵn nhiều mưu hèn, kế bẩn, tên tướng nhà Minh cho dọn cỗ đầu người để tiếp Nguyễn Biểu nhằm gieo cho ông nỗi khiếp sợ. Nhưng ông vẫn bình thản ăn và không hề sợ hãi, cho dù bốn phía đều có quân giặc đứng trông.
Trước chí khí và sự bất khuất của vị sứ thần Đại Việt, Trương Phụ và bọn tướng tá dưới quyền đã hèn hạ giết chết Nguyễn Biểu, ban đầu chúng trói vào cột định cho nước sông dìm chết nhưng ba ngày thủy triều không lên, chúng bèn đưa ra chùa Yên Quốc để giết. Về sau, vua Lê Thánh Tông đã phong ông là Nghĩa sỹ Đại vương.
Phủ Mẫu Lam Thành. Ảnh: Công Kiên
Cảm phục ý chí và công đức của Nguyễn Biểu, nhân dân quanh vùng núi Lam Thành đã lập đền thờ. Ngày nay, Nguyễn Biểu đang được thờ tại đền thờ thuộc xã Hưng Phú và phối thờ tại đền Thanh Liệt thuộc xã Hưng Lam. Hai ngôi đền này đều được được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, là nơi để nhân dân bày tỏ niềm ngưỡng vọng, tôn kính với một con người đã hy sinh vì nước, vì dân.
Có lẽ nói đến Lam Thành, chúng ta không thể không nhắc tới cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo. Thực hiện kế sách của Nguyễn Chích, nghĩa quân tiến vào miền Tây Nghệ An theo đường thượng đạo và lập nên chiến thắng ban đầu: “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/ Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”.
Hạ xong thành Trà Lân (còn gọi Trà Long, nay thuộc địa bàn xã Bồng Khê - Con Cuông), nghĩa quân xuôi theo dòng Lam xuống chiếm thành Nghệ An, làm bàn đạp tiến quân ra chiếm thành Diễn Châu, Thanh Hóa, Đông Đô và vào nam chiếm thành Thuận Hóa, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Sau khi đánh tan các điểm do giặc Minh trấn giữ dọc hai bên bờ sông, Bình Định Vương Lê Lợi chủ trương cho quân lính vây thành Nghệ An, chặn viện binh của địch, buộc chúng phải đầu hàng vì lâm vào cảnh đói, rét. Cùng với đó, vị quân sự Nguyễn Trãi viết nhiều thư gửi bọn tướng tá nhà Minh đang giữ thành, khuyên chúng ra hàng để bớt đi cảnh đầu rơi máu đổ.
Trong những bức thư dụ hàng, Nguyễn Trãi đã phân tích thời thế, nói về lẽ thiệt hơn và khẳng định ý chí không lay chuyển của nghĩa quân và nhân dân trăm họ một lòng đứng về lẽ phải. Lần lượt các tên tướng: Trần Trí, Lý An và Phương Chính đón nhận thất bại đau đớn, giao lại việc giữ thành cho Thái Phúc.
Một phần đỉnh núi Lam Thành. Ảnh: Công Kiên
Vào tháng 2/1427, khi thế cùng lực kiệt, bị bao vây khắp các hướng, không cầu được viện binh và hoảng sợ trước sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn, tên tướng Thái Phúc đã mở cửa thành và kéo 1 vạn quân ra hàng. Chiếm được Lam Thành, Nghệ An được giải phóng, nghĩa quân Lam Sơn chia thành các mũi tiến công, tỏa đi khắp các vùng miền để giành lại toàn bộ giang sơn Đại Việt.
Sự kiện này về sau được Nguyễn Trãi đưa vào tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” với lời văn chứa đựng tất cả niềm tự hào: “Sỹ khí đã hăng/Quân thanh càng mạnh/Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía/Lý An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân/Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại/Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về”.
Để cảm tạ công đức của người đứng đầu cuộc khởi nghĩa, nhân dân đã lập đền thờ và quanh năm không tắt khói hương. Ngày nay, đền thờ Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) vẫn đứng trầm mặc, uy nghi ở địa phận xã Hưng Khánh, đền cũng đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đây được xem là nơi nhà Vua đặt hành dinh khi tiến hành cuộc vây hãm thành Nghệ An.
Như vậy, quanh núi Lam Thành có 3 ngôi đền là di tích - lịch sử quốc gia, tất cả đều gắn với công ơn của những vị anh hùng đánh giặc, giữ nước, gắn với địa danh Lam Thành.
Tiếp tục rảo bước, chúng tôi cố tìm những dấu tích còn sót lại từ mấy trăm năm trước. Chỉ còn sót lại những khối đá nằm chồng lên nhau như tầng bậc lịch sử, đang lặng im trước sự vô cùng, vô tận của dòng chảy thời gian. Nhưng sự im lặng ấy cũng đã nói lên được bao điều, đó là “trầm tích” văn hóa, là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, cũng là điểm tựa để đi tới tương lai...