Thời phong kiến, chỉnh sửa bài thi là tội rất nặng, người phạm tội có thể bị xử tử, bãi chức, phạt đánh gậy tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, các kỳ thi được triều đình đặc biệt coi trọng, tổ chức nghiêm túc. Tiêu biểu như trong kỳ thi Đình, vua tự đích thân ra đề và chấm thi để chọn ra những người đỗ cao nhất. Bất kỳ ai vi phạm quy chế đều bị xử tội rất nặng, nhẹ thì bị hạ chức tước, nặng có thể bị xử tử.
Tiến sĩ mất mạng vì gian lận thi cử
Ngô Sách Tuân (1648-1697), người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng danh tiếng bậc nhất lúc bấy giờ, có cha và anh trai ông cùng đỗ tiến sĩ và làm quan to trong triều.
Năm 29 tuổi (1676), triều vua Lê Hy Tông, Ngô Sách Tuân thi đỗ tiến sĩ, ông làm quan tới Lại bộ Hữu thị lang.
Năm 29 tuổi (1676), triều vua Lê Hy Tông, Ngô Sách Tuân thi đỗ tiến sĩ, ông làm quan tới Lại bộ Hữu thị lang.
Dù là bậc đại thần chấn đương thời, Ngô Sách Tuân cuối cùng đã phải đón nhận kết cục bi thảm vì tội tự ý chỉnh sửa bài thi của thí sinh trong kỳ thi nho học năm 1694. Với bản án này, Ngô Sách Tuân vừa mất mạng, vừa để lại tiếng xấu muôn đời.
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, lúc bấy giờ, Ngô Sách Tuân được triều đình giao giữ chức Phó chủ khảo trường thi Thanh Hoa (Thanh Hóa). Trước khi đi ông có đến yết kiến quan Tham tụng là Lê Hy. Lê Hy bèn đem hình dáng giấy đóng quyển thi của các con mình cho Ngô Sách Tuân biết và ngỏ ý nhờ giúp đỡ.
Vốn là người có hiềm khích với Lê Hy trước đây nên Ngô Sách Tuân cũng muốn nhân dịp này để xóa bỏ ân oán nên đã nhận lời - Trước đó Ngô Sách Tuân tố cáo Lê Hy lên triều đình về chuyện ông này lén lút đưa người con trai và học trò không có năng lực vào quan trường, nhưng vì không đủ bằng chứng để kết tội Lê Hy nên Ngô Sách Tuân đã bị giáng chức.
Sau khi chấm bài, thấy quyển thi của các con Lê Hy không được xếp vào hạng trúng cách (đỗ), nhưng vì muốn nhân dịp này xoá mối hiềm khích với Lê Hy, Ngô Sách Tuân đãn lấy quyển thi của con Lê Hy đưa cho các quan giám khảo, bảo họ phê lấy đỗ.
Quan Đề điệu trường thi này là Phó đô ngự sử Ngô Hải biết chuyện, có thề với Ngô Sách Tuân sẽ giấu kín, nhưng lại bị quan Tham chính Phan Tự Cường phát giác tâu lên. Ngô Sách Tuân bị khép tội giảo (thắt cổ chết), Ngô Hải bị bãi chức, các quan giám khảo và phúc khảo đều bị phạt, còn Phan Tự Cường được thăng chức Thiêm đô ngự sử.
Dù đã xử lý nghiêm khắc Ngô Sách Tuân, tuy nhiên vụ án này vẫn chưa khiến hậu thế hài lòng, bởi cha con Lê Hy không bị xử phạt gì.
Quan Đề điệu trường thi này là Phó đô ngự sử Ngô Hải biết chuyện, có thề với Ngô Sách Tuân sẽ giấu kín, nhưng lại bị quan Tham chính Phan Tự Cường phát giác tâu lên. Ngô Sách Tuân bị khép tội giảo (thắt cổ chết), Ngô Hải bị bãi chức, các quan giám khảo và phúc khảo đều bị phạt, còn Phan Tự Cường được thăng chức Thiêm đô ngự sử.
Dù đã xử lý nghiêm khắc Ngô Sách Tuân, tuy nhiên vụ án này vẫn chưa khiến hậu thế hài lòng, bởi cha con Lê Hy không bị xử phạt gì.
Đánh giá về vụ án này, Quốc sử quán triều Nguyễn cho rằng, "Lê Hy làm Tể tướng một nước, thế mà gởi gắm con mình cho viên quan giữ việc chấm thi và Ngô Sách Tuân xu nịnh với riêng bậc đại thần mà mình nhận lời kí thác, đặt trong phép nước mà xét thì tội hai người như nhau, vậy mà chỉ mình Ngô Sách Tuân bị trị còn cha con Lê Hy thì không ai xét hỏi gì đến, như thế thì còn gọi là phép nước làm sao được nữa”!
Cao Bá Quát và vụ sửa bài thi chấn động lịch sử
Cao Bá Quát (?- 1855), tự là Chu Thần, hiệu Mẫn Hiên, sinh tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Năm 1831, dưới đời vua Minh Mạng, Cao Bá Quát thi Hương đỗ Á nguyên tại trường thi Hà Nội. Năm 1841, đời vua Thiệu Trị, khi có quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế làm Hành tẩu ở bộ Lễ.
Dù là vị quan thanh liêm và nổi tiếng chính trực, nhưng Cao Bá Quát cũng suýt phải bỏ mạng vì tội chỉnh sửa bài thi.
Theo Đại Nam thực lục, tháng 8/1841, Cao Bá Quát được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với đồng sự là Phan Thời Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại 24 bài.
Khi vụ việc bị phát hiện, Bộ Lễ và Viện Đô sát điều tra, Cao Bá Quát nhận tất cả “Tôi thấy các bài hay sính bút làm vậy chứ không ai gửi gắm, dặn dò gì cả”. Án được dâng lên vua, Cao Bá Quát và Phan Thời Nhạ bị tội tử hình. Nguyễn Văn Siêu bị tội phạt trượng và tội đồ (đi đày). Chủ khảo Bùi Quỹ và giám khảo Phan Văn Nhã, Trương Hảo Hợp bị giáng chức.
Sau này, thấu hiểu nỗi lòng của cao Bá Quát, vua Thiệu Trị ra lệnh tha tội chết cho ông với lời phán rằng “chọn người tài giỏi là một điển lễ long trọng, bọn Quát dám làm trái phép như thế, khép vào tội nặng cũng đáng. Song ta nghĩ do sự khờ dại mà làm ra, chứ không có tình tiết gì khác, còn có thể khoan tha cho tội xử tử…".
Nhờ đó, Cao Bá Quát được giảm án từ “trảm quyết” (chém chết ngay) thành “giảo giam hậu” (giam lại, xử chết sau). Cuối cùng, ông bị tống ngục.
Sau gần 3 năm bị giam, tới năm 1843, ông cùng Đào Trí Phú đi công cán đến Indonesia để lập công chuộc tội. Sau chuyến đi trở về, ông lại được vào Viện hàn lâm để lo việc sưu tầm và xếp đặt văn thư.
Nguyễn Thanh Điệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét