Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Các món lạ miệng chế biến từ đậu rồng

Đậu rồng được trồng khá nhiều ở các tỉnh Nam Bộ, được dùng để chế biến các món ăn xào, gỏi, canh chua..., tuy dân dã nhưng rất hấp dẫn với những ai đã từng thưởng thức một lần.

Cây đậu rồng còn có các tên khác như: đậu khế, đậu vuông, đậu xương rồng… (vì quả có 4 khía giống quả khế hoặc thân cây xương rồng). Nhờ có vị ngọt, giòn và mang giá trị dinh dưỡng cao, đậu rồng thường được người dân ở các tỉnh phía Nam chế biến thành các món ăn đa dạng trong những bữa cơm gia đình như món xào, trộn gỏi hay muối chua...
anh-1-JPG-7168-1409104250.jpg
Đậu rồng ngon trái hơi to, dài, màu xanh mượt, bóng láng. Ảnh: Lan Thoa
Đậu rồng ngon là trái phải to, vừa phải, có màu xanh nhạt là trái non. Trước khi chế biến phải tước bỏ xơ và rửa sạch. Món đơn giản nhất là xào, có thể xào đậu rồng với thịt bò, heo hoặc với nấm. Đậu rồng sau khi được cắt bỏ hai đầu và cắt lát xéo, sẽ đem luộc sơ với nước sôi có pha một ít muối, xong cho ra rổ để ráo nước. Làm như thế đậu sẽ có màu xanh nuột hấp dẫn, khi xào nhanh chín và ít ra nước hơn. Thịt được xào chín cho săn, sẽ bỏ đậu rồng vào đảo đều tay, nêm nếm gia vị vừa ăn, cho thêm chút hành ngò là đã được một món xào thơm ngậy. Còn khi xào chay với nấm thì ta cần xào hai chảo riêng, sau đó mới cho hỗn hợp nấm, đậu rồng vào đảo sơ lại. Để đảm bảo cho món ăn không bị mềm và ra nhiều nước.
Ngoài ra, đậu rồng còn được dùng để làm gỏi cùng với mực và cà rốt, tạo vị giòn chua đặc biệt. Khi làm món này đậu rồng sẽ được ngâm với nước muối nhạt, sau đó thái vát và ngâm ngay vào nước lạnh để giữ màu xanh. Cà rốt bào vỏ thái sợi, mực thái miếng đem hấp chín. Sau đó, mực cho vào tô rưới nước pha gồm đường, tương ớt, nước mắm, vừng, để khoảng 15 phút cho thấm. Cuối cùng, cho cà rốt, đậu rồng mực vào trộn chung.
anh-2_1408526182.jpg
Đậu rồng trộn gỏi với thịt heo và hành tây trông rất bắt mắt. Ảnh: vnsharing.
Đậu rồng còn được dùng để nấu canh chua. Nguyên liệu rất đơn giản: cá, me và đậu rồng. Cách chế biến như nấu canh chua cá, khi nước sôi cho đậu đã cắt miếng vào. Món canh vừa có vị chua từ me, vừa ngọt từ đậu là món giúp thanh nhiệt trong mùa hè nóng bức.
Loại thực phẩm này còn có thể được rán sốt ớt rất hấp dẫn và lạ miệng. Đậu sẽ được nhúng vào bột rán hòa sẵn có lòng đỏ trứng gà, đem chiên giòn, vớt ra, để ráo dầu. Nước sốt ớt làm từ ớt sừng, hành, tỏi, nước mắm, bột năng. Khi ăn rưới sốt ớt lên đậu, vị cay xè của nước ớt hòa cùng từng miếng đậu rồng rán vàng ươm và giòn tan đến đầu lưỡi gây cảm giác thú vị và mê mẩn cả người.
Khi chán ngấy với những món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm từ thịt cá. Mọi người thường có xu hướng tìm đến các món muối chua và đậu rồng cũng thường được người ta muối kèm với cà rốt, dưa cải, cà pháo.... Hoặc nhiều người cũng rất ưa món đậu rồng luộc hay ăn sống chấm với mắm, cá kho, thịt kho. Đặc biệt, trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng, đậu rồng được trộn chung với sốt mayonnaise thành món salad khai vị.
anh-3-JPG-9595-1409104250.jpg
Đậu rồng luộc ăn kèm chao, nước mắm hoặc nước tương pha thêm chanh, ớt. Ảnh:Lan Thoa
Ngày nay, bên cạnh thu hoạch trái người ta còn tận dụng hạt đậu rồng làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, ép lấy dầu hoặc rang xay để chế biến một loại thức uống có hương vị như cà phê. Hoa có màu xanh nhạt được sử dụng làm màu thực phẩm cho các món cơm hay bánh ngọt.
Lan Thoa

Làng nghề đan cỏ tế ở Lưu Thượng

Chỉ cần dành một ngày khám phá làng Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là du khách đã có thể tận mắt chứng kiến quy trình cho ra đời những sản phẩm đầy tinh tế được làm từ cây cỏ tế nơi đây.

Nằm cách Hà Nội chừng 40 km, làng Lưu Thượng, xã Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề đan cỏ tế có lịch sử hơn 400 năm.
 
Ban đầu, người dân làm nghề chẻ cỏ tế ở Lưu Thượng chỉ sản xuất để phục vụ cho các địa phương và một số huyện lân cận. Nhưng khi nhu cầu ngày càng lớn và tiếng thơm về những sản phẩm ngày một lan xa thì nhiều hộ gia đình trong xã đã đẩy mạnh sản xuất và đưa ra nhiều hơn những mặt hàng với mẫu mã đẹp và sáng tạo.
 
Về thăm Lưu Thượng bất kỳ thời điểm nào trong tuần, du khách đều dễ dàng bắt gặp những hình ảnh chuốt cỏ bình dị của các bậc cao niên.
 
Thông thường để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, mỗi người thợ thường phụ trách nhiều công đoạn như rửa cỏ,...
 
...phơi cỏ khô….
 
...nhuộm trắng sản phẩm...
 
...hay phun bóng cho thêm phần bắt mắt.
 
Những sản phẩm hoàn thiện được đem phơi dưới cái nắng vàng rực rỡ của miền bắc...
 
...để sau khi xuất xưởng, đó phải là những sản phẩm hoàn chỉnh và đẹp nhất.
 
Diệu Huyền
Ảnh: Nguyễn Dưỡng

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Về Hòn đá Bạc niên đại 180 triệu năm ở Cà Mau

Đến trung tâm TP Cà Mau, theo tỉnh lộ băng qua rừng U Minh, quê nhà của vua "nói dóc" Ba Phi khoảng hơn 40 cây số nữa sẽ đến với một cụm đảo đẹp và kỳ thú với nhiều nét hoang sơ.
Đây là một cụm hòn nằm nhô cao khoảng 50m so với mặt nước biển, gồm các hòn liền nhau: hòn Trọi, hòn Ông Ngộ và hòn Đá Bạc với tổng diện tích khoảng 6,4ha, thuộc xóm Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Đây là một cụm hòn nằm nhô cao khoảng 50m so với mặt nước biển, gồm các hòn liền nhau: hòn Trọi, hòn Ông Ngộ và hòn Đá Bạc với tổng diện tích khoảng 6,4ha, thuộc xóm Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Ngoại trừ Hòn Trọi nhỏ bé nằm giữa hai Hòn Ông Ngộ và Hòn Đá Bạc, chỉ toàn đá là đá, còn lại hai hòn kia đều được phủ rợp bóng cây rừng xanh mướt, cây cối mọc um tùm. Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm (thuộc kỷ Jura giữa – Trung sinh). Trong ảnh: Cây trên Hòn Đá Bạc
Ngoại trừ Hòn Trọi nhỏ bé nằm giữa hai Hòn Ông Ngộ và Hòn Đá Bạc, chỉ toàn đá là đá, còn lại hai hòn kia đều được phủ rợp bóng cây rừng xanh mướt, cây cối mọc um tùm. Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm (thuộc kỷ Jura giữa – Trung sinh). Trong ảnh: Cây trên Hòn Đá Bạc
Trong hơn 3 năm đấu tranh Chuyên án CM12 (1981-1984), lực lượng an ninh Việt Nam đã lập nên một kỳ tích: Đón bắt 18 chuyến xâm nhập, 189 tên biệt kích, 300 tấn vũ khí, 14 tấn tiền giả, 2 tàu vận tải; triệt phá thành công cuộc nhập biên phá hoại của bọn phản động lưu vong do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu, bóc gỡ 10 tổ chức phản động trong nước. Kế hoạch CM 12 là một chiến dịch phản gián có quy mô lớn cả về thời gian, không gian và bố trí lực lượng đấu tranh của lực lượng an ninh Việt Nam.
Trong hơn 3 năm đấu tranh Chuyên án CM12 (1981-1984), lực lượng an ninh Việt Nam đã lập nên một kỳ tích: Đón bắt 18 chuyến xâm nhập, 189 tên biệt kích, 300 tấn vũ khí, 14 tấn tiền giả, 2 tàu vận tải; triệt phá thành công cuộc nhập biên phá hoại của bọn phản động lưu vong do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu, bóc gỡ 10 tổ chức phản động trong nước. Kế hoạch CM 12 là một chiến dịch phản gián có quy mô lớn cả về thời gian, không gian và bố trí lực lượng đấu tranh của lực lượng an ninh Việt Nam.
Trên đỉnh cao nhất của hòn Đá Bạc là đền thờ Ông Nam Hải, nơi thờ bộ xương cá Ông dài 13m. Cá Ông cứu người, dạt vào Kinh Chùa (Sông Đốc) ngày 20/5/1995. Tượng đài “Bảo vệ An ninh Tổ quốc” được xây dựng tại khu di tích quốc gia Hòn Đá Bạc - trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12. Tượng đài có chiều cao 21m.
Trên đỉnh cao nhất của hòn Đá Bạc là đền thờ Ông Nam Hải, nơi thờ bộ xương cá Ông dài 13m. Cá Ông cứu người, dạt vào Kinh Chùa (Sông Đốc) ngày 20/5/1995. Tượng đài “Bảo vệ An ninh Tổ quốc” được xây dựng tại khu di tích quốc gia Hòn Đá Bạc - trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12. Tượng đài có chiều cao 21m.
Trường đường ra Hòn, các bạn còn có thể xem hoặc tham gia cùng người dân nơi đây cạy hàu, câu cá nâu, câu cá ngát, câu mực…
Trường đường ra Hòn, các bạn còn có thể xem hoặc tham gia cùng người dân nơi đây cạy hàu, câu cá nâu, câu cá ngát, câu mực…
Về Hòn đá Bạc niên đại 180 triệu năm ở Cà MauPhóng to
Hòn Đá Bạc nhìn từ xa

Nhà cổ và kiến trúc đá ở Tiên Cảnh

Xã Tiên Cảnh (huyện Tiên Phước, Quảng Nam), còn lưu giữ những ngôi nhà cổ bằng gỗ mít trên 160 năm tuổi. Cảnh sắc kiến trúc của xóm nhà cổ nơi đây nổi bật “đặc sản” đá.
Sau một hồi lặn lội vượt đồi rồi xuống thung sâu, chúng tôi đến được ngôi nhà ba gian, hai chái của ông Nguyễn Đình Hoan ở làng cổ Lộc Yên (thuộc thôn 2, xã Tiên Cảnh), nằm ở lưng chừng đồi. Ngôi nhà có 36 cây cột chính, trong đó có 16 cột cái cỡ một người ôm, còn lại là cột con và cột hiên.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhà cổ và kiến trúc đá ở Tiên Cảnh
Ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Đình Hoan
Gỗ tạo dựng ngôi nhà toàn bằng gỗ mít lâu năm lên nước bóng loáng. Trên những cây kèo, đòn tay được chạm khắc những hoạ tiết lưu dấu trăm năm với hình hoa cúc, hoa mai và muông thú. Mỗi chi tiết chạm khắc như một “tác phẩm” nghệ thuật tinh sảo, thể hiện biệt tài chạm lộng, chạm nổi trong nghề điêu khắc gỗ. Ông Hoan cho biết: ngôi nhà có từ đời ông cố của ông, trải qua 160 năm với 4 thế hệ trú ngụ. Chỉ khác xưa là trước đây ngôi nhà có mái lợp bằng đất, nay thay đổi bằng ngói âm dương.

Cách đó 500m là ngôi nhà của ông Nguyễn Đình Mẫn, với nét kiến trúc cổ khá nguyên vẹn. Ông Mẫn còn lưu giữ nhiều vật dụng cùng thời với ngôi nhà: bàn tròn cổ tự xoay, gương đựng vật dụng, quả đựng bánh…Khuôn viên nhà ông Mẫn rộng 1ha. Ngôi nhà cổ dựa lưng vào vách núi, phía trước là cánh đồng lúa. Dẫn đến ngôi nhà cổ của ông Mẫn là con đường bê tông xuyên qua cánh đồng, bước lên khỏi ruộng là “đụng” đá. Từ cửa ngõ trườn lên dốc cao nối dài qua các bật tam cấp đều lát bằng đá. Cạnh lối đi là bờ đá cao dựng đứng, ngăn cách con đường và sân vườn. “Năm ngoái có người ngỏ lời hỏi mua ngôi nhà 5 tỉ đồng, bao gồm cả khuôn viên và “tài sản” đá” - ông Mẫn cho biết.

Khu vực này hiện còn 5 ngôi nhà cổ, trong khuôn viên nhà đều có kiến trúc bằng đá. Tuy nhiên, không chỉ những ngôi nhà cổ có kiến trúc đá trên 100 năm tuổi, mà hàng trăm ngôi nhà thuộc “thế hệ” sau này cũng được bàn tay con người dụng công “trang trí” hàng rào đá, bờ đá. Khuôn viên nhà rộng hẹp khác nhau nhưng hầu hết có nét chung là trước nhà là hàng rào đá vững chãi, lối vào ngõ đá được “tạo dáng” vòng cung mềm mại. Còn trong vườn nhà cũng được người dân nơi đây kỳ công xếp những bờ đá để mùa mưa ngăn tình trạng xói lở đất đồi dốc, từ đó hình thành những mảnh vườn bậc thang để trồng rau hoa. Chị Nguyễn Kim Thiện, cán bộ phụ trách bảo tàng của Phòng VH-TT huyện Tiên Phước, người đưa chúng tôi đi tham quan không gian đá, cho hay: “Nhiều đoàn tham quan đến huyện Tiên Phước đều yêu cầu đưa lên đây chiêm ngưỡng kiến trúc đá. Có đoàn chịu khó đi cả ngày đến từng ngõ đá, không bỏ sót nhà nào”.

Đến thôn 4 (xã Tiên Cảnh), xóm nhà thưa thớt bình yên, “mười nhà như chục” lối nhỏ vào nhà đều được lát đá. Những ngõ đá trải dài như “rải bùa mê” du khách phương xa. Đá xếp từng dãy tỉ mẩn, công phu, không hề có mạch hồ. Đăm chiêu ngắm kiệt tác đá qua bàn tay con người làm nên, nhìn vùng đất trống cạnh đó, không hề thấy viên đá nào nằm vương vãi, lẻ loi, đoán chừng người dân ở đây nhọc công đi “mót” từng hòn đá nhỏ quanh vùng đem về làm nên kiệt tác.

Qua thôn 6 (xã Tiên Cảnh), nhà ở cạnh nhau đông đúc hơn, thế nhưng trụ cửa ngõ nhà nào cũng được tạo dáng bởi “lôgô” đá (đá xếp thành trụ cửa ngõ). Trước nhà, hàng rào chạy dọc theo con đường, đá trải dài như “nối vòng tay” bao bọc khắp xóm. Từ không gian đá này người xa đến “nghiệm ra” rằng, người dân đầu xóm “giáp lòng” (cùng chung ý chí) với người dân cuối xóm hoà hợp nhau trong làm ăn phát triển kinh tế gia đình.

Ông Trần Văn Long (56 tuổi), ở thôn 6 xởi lởi: Cha sanh mẹ đẻ ra tôi đã thấy kiến trúc đá. Lớp trẻ sau này lập gia đình cất nhà ở riêng, ngoài thời gian làm đồng còn tranh thủ ra sau đồi gánh đá về để dành, rảnh hồi nào chất hồi đó. Khi nào thấy trong khuôn viên mùa mưa không còn chỗ xói lở mới thôi. Vì vậy, có những bờ đá cao hơn gang tay dài 1m, có bờ đá dài 3m, thế nhưng cũng có những bờ đá cao hơn 1m, dài 10m để ngăn vách núi. Nhà thì cất nhanh nhưng “công trình” đá này phải nhọc công xếp từng dãy, năm này qua tháng nọ, kéo dài 3 – 5 năm mới xong”.

Đến sông Đá Giăng (chảy qua xã Tiên Cảnh) mới thấy được sự kỳ vĩ của đá. Dòng sông mùa cạn, có nơi ló ra những tảng đá to bằng cái nong, cái sàng nhô lên khỏi mặt nước, giống như cây cầu gãy từng đoạn nối đôi bờ sông. Có nơi lớp đá nhô lên cao như con đập đá ngăn dòng sông, nước chảy qua khe hở “đập đá” uốn cong dòng nước tạo nét thơ mộng. Gọi là sông Đá Giăng nên hầu như dưới dòng sông không chỗ nào không có đá. Mùa này nước sông trong vắt chảy lững lờ, dưới ánh nắng chói chang dòng sông ánh lên sắc màu của đá…

Ông Đặng Công Dung, Trưởng Phòng VH-TT huyện Tiên Phước cho hay: Đặc trưng của cảnh sắc Tiên Cảnh là kiến trúc đá. Đá là một “đặc sản” làm nên khung cảnh nơi đây. Tiên Cảnh là vùng bán sơn địa, gò đồi xen lẫn ruộng đồng. Dù trải qua sự thay đổi của thiên nhiên cũng như sự hủy diệt của chiến tranh, đến nay nơi đây vẫn nguyên dáng vẻ, nét đẹp tự nhiên ban đầu.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhà cổ và kiến trúc đá ở Tiên Cảnh
Con đường bê tông xuyên qua cánh đồng đến ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Đình Mẫn
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhà cổ và kiến trúc đá ở Tiên Cảnh
Từ cửa ngõ lên dốc cao nối dài qua các bậc tam cấp đều lát bằng đá
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhà cổ và kiến trúc đá ở Tiên Cảnh
Ông Mẫn còn lưu giữ bàn tròn cổ tự xoay
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhà cổ và kiến trúc đá ở Tiên Cảnh
Lối vào nhà cổ của ông Nguyễn Đình Hoan ở làng Lộc Yên
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhà cổ và kiến trúc đá ở Tiên Cảnh
Ngôi nhà có 36 cây cột chính, gỗ tạo dựng ngôi nhà toàn bộ bằng gỗ mít
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhà cổ và kiến trúc đá ở Tiên Cảnh
Ngôi nhà "trẻ" hơn, ngõ đá được “tạo dáng” vòng cung mềm mại
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhà cổ và kiến trúc đá ở Tiên Cảnh
Hàng rào dọc theo con đường, đá trải dài như “nối vòng tay” bao bọc khắp xóm
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhà cổ và kiến trúc đá ở Tiên Cảnh
Giếng cổ trên 100 năm tuổi
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhà cổ và kiến trúc đá ở Tiên Cảnh
Đá ở sông Đá Giăng nối đôi bờ như chiếc cầu
Theo: Mạnh Hoài Nam / phunuonline.com.vn

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Hai điểm đến thú vị ở Hạ Long chưa nhiều người biết

Ở vịnh Hạ Long, ngoài những điểm đến đã trở nên quen thuộc, còn có những nơi khá thú vị như làng chài Vung Viêng, làng sinh thái Việt Hải. 
IMG-6274-5182-1408961935.jpg
Làng chài lớn nhất trên vịnh Hạ Long - Vung Viêng - đang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này, với vẻ đẹp của núi non trùng điệp cũng như các hang động kỳ ảo nguyên sơ.
IMG-6276-1532-1408961935.jpg
Vung Viêng nằm ở trung tâm của vịnh Bái Tử Long, cách đất liền 24 km. Làng chài nằm ở vị trí yên tĩnh, thanh bình với phong cảnh hữu tình. Hơn 160 ngư dân sinh sống ở làng chài Vung Viêng trong cộng đồng ngư dân trên Vịnh Hạ Long đã phản ánh rõ nét truyền thống của một làng đánh cá trên biển.
IMG-6242-8817-1408961934.jpg
Khi đi ngang qua sườn phía Tây của vịnh Bái Tử Long, bạn nên ghé vào thăm làng chài Vung Viêng. Tại đây, bạn cơ hội thú vị được ngồi thuyền nan chèo tay đi vào trong làng.
IMG-5923-9162-1408961934.jpg
Các lán nuôi cá bè nằm dọc theo các vách núi. Các bè cá nằm ngay dưới gầm sàn dưới sân.
IMG-6252-2456-1408961934.jpg
Những ngôi nhà giản dị, người vợ đang chào thuyền đưa khách thăm quan, trong khi mấy đứa trẻ đang nghịch ngoài hiên. Ông bố trẻ đang chuẩn bị thuyền cho buổi câu đêm.
IMG-6418-2878-1408961935.jpg
Càng vào làng không gian càng mở, không ai biết mình sẽ đi đâu giữa cái trùng trùng điệp điệp của núi, của biển, của mây trời.
IMG-6443-6356-1408961935.jpg
 
IMG-6459-1718-1408961935.jpg
Hang luồn ở trong làng chài.
IMG-6931-9788-1408961936.jpg
Cùng các chương trình đi thuyền nan còn có hoạt động chèo thuyền kayak.
IMG-6946.jpg
IMG-8459.jpg
Những con cá giò, cá song, cá vược được nuôi khá to để phục vụ cho hệ thống nhà hàng, khách sạn hoặc xuất khẩu, cũng có bè nuôi cá cảnh phục vụ thú chơi như cá tai voi, cá ông lão, cá mó rất đẹp. Khách du lịch có thể vào tận nơi lựa chọn
Làng sinh thái Việt Hải
Khu làng Việt Hải là nơi sinh sống nhiều loài thú quý trong đó có loài voọc đầu trắng quý hiếm.
IMG-6526-7585-1408961935.jpg
Làng Việt Hải nằm trong thung lũng thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng, một ốc đảo còn tách biệt với thế giới bên ngoài và thu hút người ta bởi những vẻ đẹp từ xa xưa.
IMG-6814-9967-1408961936.jpg
IMG-6541-7875-1408961935.jpg
Bạn có thể đi tản bộ hay đi xe đạp dọc các cung đường mòn vào sâu bên trong rừng nhiệt đới.
IMG-6553-4014-1408961935.jpg
Bạn sẽ được khám phá cuộc sống, kiến trúc... và nhiều điều thú vị khác.
IMG-6632-9680-1408961936.jpg
Những ánh mắt hồn nhiên của các em bé sẽ làm du khách khó quên.
IMG-6714-4015-1408961936.jpg
Ở làng còn bảo tồn cây cây kim giao một loại cây gỗ quý.
IMG-6653-6965-1408961936.jpg
Khu làng sinh thái cũng có các hướng  dẫn viên nếu bạn cần. Tại đây, họ sẽ kể cho bạn những câu chuyện về loài voọc đầu trắng quý hiếm.
IMG-6636-9711-1408961936.jpg
Các đồ lưu niệm dành cho du khách.
Lê Bích
 đồ tươi ngon. 

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Thân thế ngôi mộ cổ trong công viên 'ma ám' ở Sài Gòn

Tương truyền, cặp vợ chồng chủ nhân giàu có, quyền lực đã không tiếc tiền xây lăng mộ bằng hợp chất có thể bảo quản thi thể vĩnh hằng.
Kỷ vật hiếm hoi của thời đại còn sót lại
Ngày 18/4, UBND TP.HCM đã có quyết định công nhận Khu lăng mộ họ Lâm ở công viên Tao Đàn là di tích cấp thành phố cần được bảo vệ. Lâu nay, ngôi mộ cổ này vẫn được xem là công trình độc đáo, tạo nét đặc trưng cho công viên Tao Đàn.
Theo PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Trưởng bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đây là ngôi mộ cổ mang kiến trúc khép kín được xây dựng kỳ công, có cấu trúc lăng song táng, quy mô thuộc dạng lớn nhất ở miền Nam còn lại đến bây giờ. Từ năm 1995, nhận thấy quá trình đô trị hoá diễn ra mạnh mẽ có thể làm biến mất nhiều di sản hiếm, ông Mạnh cùng các cộng sự đã quyết định sưu tầm tư liệu, nghiên cứu về mộ cổ Tao Đàn. 
Toàn cảnh mộ cổ ở công viên Tao Đàn.
Toàn cảnh mộ cổ ở công viên Tao Đàn.
Theo kết quả của Đoàn khảo cổ do PGS.TS Phạm Đức Mạnh dẫn đầu, khu lăng mộ Tao Đàn có quy mô kiến trúc lớn, chiều dài từ bình phong hậu đến trụ cổng ngoài hơn 11 m, vị trí rộng nhất hơn 7,5 m. Bên ngoài các vòng tường bao vây tạo thành ba cổng vào khu mộ chính. 
Cấu trúc lăng gồm: Tiền sảnh, sân thờ và nhà mộ (tức phần hậu lăng). Nhìn tổng thể, khu lăng mộ họ Lâm thể hiện kiểu kiến trúc của nhà một gian hai chái, mái ngói ống đổ trước - sau theo trục mộ, dọc nóc lăng thể hiện hai khối tượng voi phục châu đầu vào mộ, chính giữa có hình đầu hổ (hổ phù) khá rõ nét.
Thủ thuật “giữ xác vĩnh hằng”
Về chất liệu, mộ cổ họ Lâm được xây dựng bằng ô dước, một loại hợp chất vật liệu xây dựng phổ biến thời bấy giờ. Trước đây ở miền Bắc, loại mộ được xây dựng bằng chất liệu ô dước và lối kiến trúc như lăng mộ nhà họ Lâm là dành cho hoàng tộc, sau đó theo chúa Nguyễn lan truyền vào miền Nam. 
PGS.TS Phạm Đức Mạnh bật mí, mục đích của loại chất liệu ô dước nhằm giữ xác vĩnh hằng. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, nhiều thủ thuật ướp xác đã được người xưa áp dụng trong các khu mộ ô dước, đến nay về cơ bản bị thất truyền.
lPGS.TS Phạm Đức Mạnh cho biết mộ cổ Tao Đàn là “kỉ vật” thời đại hiếm hoi còn sót lại.
PGS.TS Phạm Đức Mạnh cho biết mộ cổ Tao Đàn là “kỉ vật” thời đại hiếm hoi còn sót lại.
Lăng mộ nhà họ Lâm được nhận định xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII đến XIX. Vì theo lý giải của ông Mạnh, công trình kỳ công như vậy chỉ có thể được xây dựng trong thời buổi hoà bình. Đối chiếu lại lịch sử, quãng thời gian trên ở miền Nam khá yên bình. Ngoài ra, cũng có tư liệu cho rằng khu mộ được xây dựng vào năm 1895.
Nhà khảo cổ Phạm Đức Mạnh cho biết: "Căn cứ tìm hiểu khu lăng mộ là văn bia và nhiều nguồn khác như lời truyền tụng, thông tin từ những người được cho là hậu duệ họ Lâm. Tuy nhiên để có thông tin chính xác cần phải khai quật khu lăng mộ, mà điều này đến nay chưa được tiến hành". 
Bí ẩn thân thế chủ nhân quyền lực 
Về thân phận người an nghỉ dưới khu lăng mộ, như tên gọi mộ cổ họ Lâm lâu nay, PGS.TS Nguyễn Đức Mạnh cho biết: "Căn cứ hoa văn, lối kiến trúc có thể đoán biết lăng mộ thuộc về người có quyền lực thời sinh tiền. Trên hai tấm đá vẫn còn hai dòng Hán văn ghi nội dung chi tiết. Bia tả (bia nằm bên trái nhìn từ cổng vào) ghi chữ “Đại Nam”, là quốc hiệu nước ta từ năm 1938, tiếp theo là “Hiển khảo trọng giang (?) Ất Mùi (vị) (?) thu quyên (?) chủ húy tự trường Lâm Tam Lang chi mộ”; tạm dịch nghĩa là: “Mộ cha là con trai thứ ba Lâm gia”. Còn dòng Hán văn ghi trên bia hữu tạm dịch là: “Mộ mẹ vợ nhà họ Lâm”".
Hai tấm bia chính ghi chép lại thân thế vợ chồng họ Lâm được cho là chủ nhân khu lăng mộ.
Hai tấm bia chính ghi chép lại thân thế vợ chồng họ Lâm được cho là chủ nhân khu lăng mộ.
PGT.TS Phạm Đức Mạnh cho biết, căn cứ vào cứ liệu trên bia mộ cũng như tư liệu dân gian (thông tin từ những bậc hậu duệ của người an nghỉ dưới mộ), đây là mộ phần ông Lâm Tam Lang, tự “Nguyên thất”. Ông là người gốc Quảng Đông di cư sang Việt Nam sinh sống, trở thành người Việt gốc Hoa, mất vào mùa thu Ất Mão (1795), còn bà vợ tên là Mai Thị Xã. 
Dòng họ Lâm là dòng họ phổ biến hồi thế kỉ XVII ở Trung Hoa, sống tập trung ở Phúc Kiến và Đài Loan. Đây cũng là dòng họ phổ biến vào thế kỉ XIX ở Nhật Bản và đã xuất hiện ở Việt Nam. Tương truyền, hậu duệ đời thứ tư của ông Lâm Tam Lang là cụ Lâm Quang Ky – Phó lãnh binh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đã góp phần không nhỏ trong trận chiến thắng Nhật Tảo lẫy lừng. 
Hậu duệ đời thứ bảy là ông Lâm Đình Phùng lại không theo nghiệp binh đao, là nhạc sĩ Lam Phương, bắt đầu sáng tác nhạc khi mới 13 tuổi.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm ra chính xác nhất thân thế những người an nghỉ dưới mộ cổ, giúp mọi người có cái nhìn sâu rộng hơn về một di tích thuộc hàng độc đáo”.
Theo Pháp Luật Việt Nam