(Edaily.vn) - Phải là gái đồng trinh mới được chọn để khiêng kiệu Thánh Ông, Thánh Bà trong lễ hội làng Thổ.
Quãng đường rước dài khoảng 2km nhưng phải mất gần 2h đồng hồ mới hoàn thành vì đi được một đoạn, kiệu lại xoay hoặc quay ngược lại khiến các phu kiệu phải rất vất vả để giữ thăng bằng.
Tương truyền vào khoảng thời Lê Lợi (thế kỷ XV-XVII), ông Đào Duy Trinh quê ở Thổ Khối (Thanh Hóa) đến đây khai hoang, sinh sống ở vùng đất này, từ đó nhiều người đến và xây dựng nơi đây thành đất chài Vạn Thổ.
Khi vua Lê Lợi đánh quân Minh xâm lược bị lâm nguy, ông Đào Duy Trinh đã chở thuyền giúp vua thoát khỏi vòng vây của giặc. Sau thắng lợi, vua phong chức tước cho ông, nhưng ông từ chối, xin được ở lại và xây làng, lập ấp tại đây và lấy tên là Thổ Khối. Sau khi ông qua đời, dân làng tưởng nhớ công ơn của ông xây đền thờ và phong ông là Thành hoàng. Ông cũng được nhà vua phong sắc là Đào Thành Hoàng Đại vương Thượng đẳng. Hiện đình làng Thổ Khối vẫn còn lưu giữ 12 sắc phong của nhà vua.
Đình làng Thổ Khối cũng thờ 5 vị công thần Cao Sơn Đại vương, Bố Cái Đại vương, Linh Lang Đại vương, Bạch Da Đại vương và Dị Mệ Đại vương.
Lễ hội làng Thổ Khối (phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội) được tổ chức từ 8 đến 10 tháng 2 âm lịch hàng năm
Lễ hội được tổ chức rất long trọng. Với người dân Thổ Khối, hội làng có ý nghĩa không kém gì ngàY tết cổ truyền
Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của ông Đào Duy Minh đã có công khai hoang dựng làng và giúp vua Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của giặc trên sông Hồng
Nhiều gia đình, dòng họ…trong làng sắm sửa những mâm lễ dâng lên Thành hoàng làng trong ngày lễ
Ông Đào Đình Toàn (79 tuổi) đánh trống khai hội. Ông cho biết đã 20 năm qua ông là người được chọn làm người đánh trống khai hội làng
Trong lễ hội Thổ Khối, những người được lựa chọn làm phu kiệu là những nam thanh nữ tú trong làng, gia đình có nề nếp và nhất định phải là đồng trinh
Kiệu khi được rước sẽ xoay, nghiêng liên tục
Các cụ cao niên trong làng cho biết, kiệu xoay, nghiêng tức là Thánh đang vui
Kiệu Thánh Bà sẽ do 8 người con gái đồng trinh thay nhau khiêng và một số người trợ giúp
Quãng đường rước từ đình làng ra bờ sông Hồng lấy nước khoảng 2km nhưng phải mất gần 2h đồng hồ mới xong vì cứ đi được một đoạn kiệu lại xoay, nghiêng hoặc chạy ngược trở lại
Kiệu liên tục xoay khiến các cô gái chân yếu tay mềm phải rất vất vả để giữ thăng bằng
Kiệu của Thánh Ông thì sẽ do các nam thanh niên trong làng rước
Kiệu cũng xoay, nghiêng liên tục trong quá trình rước ra bờ sông Hồng
Dù là thanh niên trai tráng nhưng cũng rất vất vả để giữ thăng bằng cho kiệu. Nhiều lúc kiệu như bị lật đổ ra đường
Một thanh niên quá mệt mỏi ngồi xuống đường trong lúc rước kiệu
Đoàn rước sẽ đi thuyền ra giữa Hồng, hướng về thượng lưu để múc lấy dòng nước tinh trong
Ông Tờ, chủ tế được dân làng lựa chọn làm người cầm gáo múc nước. Tất cả 37 gáo nước sẽ được múc từ sông Hồng đổ vào chóe đựng
Chóe nước sẽ được rước về đình để làm lễ và sẽ được dùng cho việc cúng bái trong cả năm sau đó
Khi trở về, kiệu rước Thánh Ông và Thánh Bà vẫn tiếp tục xoay và xô nghiêng
Kiệu đã trở về đến đình và nghi lễ rước kiệu, xin nước hoàn thành
Các cô gái tỏ rõ sự mệt mỏi nhưng họ cho biết, năm sau nếu được chọn làm người rước kiệu vẫn sẽ tham gia vì với họ đó là một vinh dự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét