Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Giữa trưa, người Sài Gòn xì xụp bánh canh vỉa hè chỉ bán giờ ‘thiêng’

 
Gánh bánh canh 50 năm không có bàn, không biển hiệu, chỉ bán từ 11 giờ trưa đến khoảng 13 giờ là hết sạch. Dù là bán giữa trưa, nhưng ngày nào cũng rất đông người kiên nhẫn đợi để được thưởng thức bánh canh dì Liên.
Gánh bánh canh của dì Liên suốt 50 năm không có bàn /// Anh Lê
Gánh bánh canh của dì Liên suốt 50 năm không có bàn
ANH LÊ
Gánh bánh canh của dì Liên chỉ có một nồi bánh canh và một nồi cháo lòng đặt vào hai quang gánh, nhưng bánh canh lúc nào cũng bán hết trước cháo lòng nên mọi người quen gọi là bánh canh dì Liên.
Dù chỉ là gánh bánh canh nhỏ ở đầu hẻm đủ cho 1 người đi, nhưng dì Liên chỉ bán trong vòng 2 tiếng đồng là hết sạch.

Giữa trưa nắng hầm hập, khách tới ăn chỉ ngồi trên những chiếc ghế nhựa, cầm tô bánh canh hoặc cháo xì xụp húp, dù đổ mồ hôi hột nhưng ai cũng tấm tắc khen ngon và nói sẽ quay trở lại lần sau. Phần khác, đây đều là khách quen của dì Liên nên chỉ muốn ăn bánh canh ở đây thay vì mua nơi khác.
50 năm trôi qua, chứng kiến bao nhiêu sự thay đổi của đường Hậu Giang và cả khu Chợ Lớn, từ khi nhà chưa xây, đường chưa mở đến giờ và cũng chừng ấy thời gian dì Liên gắn bó với gánh bánh canh gia truyền của mình.

Gánh bánh canh 50 năm không bàn

Current Time0:29
/
Duration2:17
Auto
Ai ở Sài Gòn cũng đều biết, những gánh hàng rong, bánh canh, hủ tiếu không bàn rất dễ tìm. Nhưng dù không bàn, gánh bánh canh của dì Liên vẫn tồn tại ngót ngét thời gian của một đời người. 50 năm, gánh bánh canh vẫn hương vị ấy, người bán ấy và vẫn thu hút bao nhiêu thế hệ đến ăn.
Giữa trưa, người Sài Gòn xì xụp bánh canh vỉa hè chỉ bán giờ ‘thiêng’  - ảnh 2
Tô bánh canh đầy đủ có giá 20.000 đồng/tô
VŨ PHƯỢNG
Nằm ở đầu hẻm 209, đường Hậu Giang (Q.6, TP.HCM), gánh bánh canh của dì Liên nằm gọn phía trong vỉa hè với chiếc mái che cho khách đỡ nắng.

Mỗi ngày, dì Liên đều bán một nồi bánh canh và một nồi cháo để khách đến nếu không ăn bánh canh thì có món khác đổi vị. Tô bánh canh đầy đủ sẽ bao gồm: bột bánh vừa đủ no một bữa, thịt nạc hoặc ba chỉ heo cắt dài, miếng huyết giòn giòn, da heo nhai sừn sựt, cá viên và quẩy tôm giòn tan. Tất cả cho vào tô rồi chan nước lèo sền sệt, cho thêm vài cọng hành, một xíu ớt khiến nhìn thôi... cũng đã thòm thèm.
Chính vì vậy, dù không có tôm, cua như nhiều quán bánh canh sang chảnh khác nhưng tô bánh canh vẫn đủ vị với nước dùng đậm đà gia truyền.
Khi quán chưa đông, khách đến ăn sẽ được xếp chồng hai cái ghế lên làm thành bàn để ăn cho đỡ mỏi, nhưng tới tầm đông khách thì phải chia sẻ ghế cho những người khác.
Thế nhưng, nhiều khách hàng không ngại ngồi chiếc ghế nhựa thấp tay bưng tô bánh canh nóng hổi mà ăn ngon lành, mặc kệ mồ hôi cứ vậy đổ ròng ròng.
Giữa trưa, người Sài Gòn xì xụp bánh canh vỉa hè chỉ bán giờ ‘thiêng’  - ảnh 4
Khách tới chủ yếu là dân lao động phổ thông
ANH LÊ
Với giá 20.000 đồng/tô, gánh bánh canh dì Liên ngày nào cũng nườm nượp khách đến vì hương vị bánh canh ngon và giá cả hợp túi tiền. Khách đến ăn bánh canh đa phần là người lao động phổ thông, học sinh, ngoài ra còn có nhân viên văn phòng và người dân sống gần đó.
Dì Liên năm nay đã 75 tuổi, bán bánh canh được 50 năm, công thức nấu món bánh canh này là sản phẩm gia truyền nhà dì Liên từ đời cố truyền cho mẹ và giờ là đến lượt dì: “Bánh canh này từ thời cố của tôi để lại, tôi thấy mẹ làm rồi bắt chước làm theo mẹ từ đó đến giờ cũng không thay đổi gì hết”. Dì Liên cho biết bán bánh canh này từ hồi dì mang bầu con gái, đến nay con gái dì đã 50 tuổi cũng ra phụ bán và theo nghiệp của dì.
Anh Hồ Nguyễn Thành Tài (22 tuổi) sống gần đây cho biết thường xuyên đến mua bánh canh ở đây tuy nhiên anh chỉ mua mang về chứ không ngồi lại vì không có thời gian.
“Tuy làm không có cua nhưng nước vẫn rất ngon ngọt, vị đậm đà, nói chung rất ngon. Bánh canh ngon nhưng rẻ hơn những chỗ khác”, anh nói.
Bà Nguyễn Thị Huệ (63 tuổi), khách quen của quán cũng cho biết bà ăn thường xuyên ở đây vì ăn ngon mà rẻ nữa. “Hồi xưa bán bên kia kìa, bán mấy chục năm rồi”, bà Huê chia sẻ.

Bán giờ ‘thiêng’

Sở dĩ nói bánh canh dì Liên chỉ bán “giờ thiêng” là do 50 năm qua, ngày nào cũng vậy, cứ đến khoảng 11 giờ người ta mới thấy gánh bánh canh quen thuộc của dì Liên dọn hàng và chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ từ 11 giờ đến 13 giờ là hết sạch.
Giữa trưa, người Sài Gòn xì xụp bánh canh vỉa hè chỉ bán giờ ‘thiêng’  - ảnh 6
Dì Liên bán từ hồi mang bầu con gái, tới nay con gái dì gần 50 tuổi cũng ra phụ bán cùng mẹ
VŨ PHƯỢNG
Từ lúc dọn hàng đến khi hết sạch, dì Liên cứ thoăn thoắt tay múc từng tô bánh canh liên tục đưa cho khách. Dụng cụ của gánh bánh canh cũng khá đơn sơ, hai chiếc nồi lớn đựng bánh canh và cháo, những hộp đựng nguyên liệu và vài chiếc ghế nhựa thấp, thực khách cũng dễ tính vì thường là dân lao động, vậy cũng đủ làm nên thương hiệu bánh canh dì Liên 50 năm qua.
Khi được hỏi vì sao dì không mở bán thêm vào buổi tối, cô con gái của dì nhanh miệng trả lời vì buổi tối có người đã đến bán bún riêu.
Chúng tôi khá may mắn khi hôm nay là ngày đầu tiên dì mở bán lại sau dịp nghỉ Tết. Gọi một tô bánh canh đầy đủ, chúng tôi khá bất ngờ vì có quá nhiều “topping” (thịt, bánh quẩy, huyết,…) trong một tô. Vị nước đậm đà vừa đủ ăn, dù việc một tay cầm tô, tay còn lại chỉ ăn bằng đũa hoặc muỗng cũng có chút bất tiện nhưng cũng rất thú vị. Giá như sau khi ăn xong gánh bánh canh của dì Liên có để sẵn tăm cho khách xỉa răng thì mọi thứ sẽ thật tròn trịa.
Giữa trưa, người Sài Gòn xì xụp bánh canh vỉa hè chỉ bán giờ ‘thiêng’  - ảnh 7
Thường lệ, dì Liên dọn hàng từ 10 giờ 30, bắt đầu bán từ 11 giờ nhưng đến 13 giờ là hết sạch
VŨ PHƯỢNG
Con gái của dì cho biết hôm nay vẫn dọn hàng như thường lệ, ấy vậy mà chỉ hơn 30 phút sau nồi bánh canh bán hết mà khách vẫn vào hỏi mua, dì cười tươi hẹn khách ngày mai quay lại ăn. Nhiều người tỏ ra tiếc nuối vì bánh canh hết đành quay xe ra về, có người thì ngồi lại ăn tô cháo rồi hẹn mai quay lại ăn bánh canh.

Giữa trưa, người Sài Gòn xì xụp bánh canh vỉa hè chỉ bán giờ ‘thiêng’  - ảnh 8
Nhiều người đến trễ đành ngậm ngùi ra về
ANH LÊ
Trong khi nhiều quán bánh canh có giá trung bình là 35.000 đến 50.000 đồng, thậm chí có quán bán 300.000 đồng/tô thì mức giá 20.000 đồng/tô của bánh canh dì Liên là tương đối rẻ. Hơn nữa, cách nêm nếm của dì Liên lại có được hương vị riêng nên dù chỉ bán giờ thiêng và không có bàn ngồi ăn nhưng gánh bánh canh của dì Liên vẫn luôn tấp nập khách.
Giữa trưa, người Sài Gòn xì xụp bánh canh vỉa hè chỉ bán giờ ‘thiêng’  - ảnh 9
Xì xụp ăn bánh canh dù mồ hôi ròng ròng
VŨ PHƯỢNG
Giữa trưa, người Sài Gòn xì xụp bánh canh vỉa hè chỉ bán giờ ‘thiêng’  - ảnh 10
Cháo và bánh canh đều có giá 20.000 đồng/tô
VŨ PHƯỢNG
Giữa trưa, người Sài Gòn xì xụp bánh canh vỉa hè chỉ bán giờ ‘thiêng’  - ảnh 11
Ngày đầu mở bán sau tết, chưa đầy 1 tiếng là đã hết sạch
VŨ PHƯỢNG

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Mãn nhãn ngắm Mai Hịch vào mùa nước đổ

Thuần Việt 

(Dân Việt) Đầu xuân cũng là khoảng thời gian đẹp nhất khi ngắm thung lũng Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Khắp bản trên, bản dưới, ruộng đồng xâm xấp nước. Từng tràn ruộng tựa như tấm gương khổng lồ lấp lánh giữa trời xuân.

Mai Hịch nằm trọn trong thung lũng Mai Châu tuyệt đẹp của miền Tây Bắc. Nơi này giờ đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Bà con nông dân nơi đây đã nhanh chóng "biến" lợi thế mà Giàng đã ban tặng cảnh sắc sơn thủy hữu tình để làm du lịch. Bản trên, bản dưới rộn tiếng thoi đưa và nhà nhà mở cửa đón khách đến nhà mình ở. 
 chum anh: man nhan ngam mai hich vao mua nuoc do hinh anh 1
Những cỗ máy tạo nên mùa nước đổ ở Mai Hịch. 
 chum anh: man nhan ngam mai hich vao mua nuoc do hinh anh 2
Bà con nông dân xã Mai Hịch cày bừa ruộng chuẩn bị cấy vụ xuân. 
Mai Hịch có sông có suối, có núi non chập chùng tựa như những bức tường thành vĩ đại bao quanh. Bà con người Thái đã bao đời sống trong thung lũng này đã tạo nên những tràn ruộng uốn cong đẹp tựa như lông mày người thiếu nữ. Người dân tộc Thái cũng đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc mà ít nơi có được. Du khách đến nơi này còn được thưởng thức những món ăn mang đặc trưng của người Thái.
 chum anh: man nhan ngam mai hich vao mua nuoc do hinh anh 3
Mỗi thửa ruộng nơi đây cũng mang đầy chất thơ.
Đến Mai Hịch cũng là dịp để du khách hòa mình với cuộc sống của những người nông dân nơi đây. Cái ăn chỉ là một phần nhỏ trong đời sống của người dân. Những cư dân lúa nước vùng cao này luôn yêu văn nghệ và thích múa hát. Khi ánh trăng xuân còn chênh chếch trên sườn non, tiếng trống, tiếng đàn tính tẩu đã vang lên khắp bản. Đây là dịp để du khách cùng hòa mình vào không gian văn hóa đặc trưng của người Thái.
 chum anh: man nhan ngam mai hich vao mua nuoc do hinh anh 4
Đứng ở góc nào, mỗi thửa ruộng nơi đây cũng tạo nên những khuôn hình đẹp. 
Tiếng sạp vang lên đều đều, các thiếu nữ Thái lại khoác lên mình bộ xiêm y sặc sỡ, nhún nhảy đôi chân, nằm chặt tay nhau cùng nhảy sạp. Rồi các tiết mục múa khăn, mua xòe, những làn điệu dân ca mang đậm bản sắc vùng cao vang lên. Dường như cuộc vui ở nơi này bất tận. Người Thái là thế đấy họ sống nhiệt tình, không có khoảng thời gian chùng chình buồn thương mà thay vào đó là những tháng ngày vui êm đềm cùng núi rừng.


 chum anh: man nhan ngam mai hich vao mua nuoc do hinh anh 5
Suối nguồn nơi đây quanh năm tuôn chảy. 
 chum anh: man nhan ngam mai hich vao mua nuoc do hinh anh 6
Cuộc sống thảnh thơi, vui thú với núi rừng của bà con người dân tộc Thái. 
 chum anh: man nhan ngam mai hich vao mua nuoc do hinh anh 7
Những chân ruộng ngoằn ngoèo, ăn sâu vào chân núi đá. 
 chum anh: man nhan ngam mai hich vao mua nuoc do hinh anh 8
Bà con người Thái đã biến nơi này thành địa điểm du lịch tuyệt đẹp. 
 Ảnh: Vì Văn Hưởng

Hang Kia bồng bềnh trong sương sớm

Xuân Tuấn 

(Dân Việt) Từng được coi là thủ phủ ma túy ở miền Tây Bắc, nhưng giờ đây, người dân Hang Kia đã bỏ ma túy để làm du lịch. Nơi này mùa nào cũng bồng bềnh trong sương sớm đẹp tựa như miền tiên cảnh.

Theo quốc lộ 6, từ Hà Nội đi khoảng 150km là tới đất Hang Kia - Pà Cò. Cái tên đã gợi ra bao nỗi niềm xa ngái.
Hang Kia nằm tít trên núi cao, bồng bềnh trong sương sớm này từng trải qua bao đau thương. Đã có thời, nơi này trở thành địa điểm trú ẩn của nhiều tội phạm ma túy. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, Hang Kia đã thay đổi một cách nhanh chóng. Ma túy giảm dần, người dân biết khai thác lợi thế về một vùng núi non đẹp tuyệt trần mà trời đã ban tặng cho đất này. Con đường dẫn vào Hang Kia cũng đã được đổ bê tông phẳng lì.
 anh: hang kia bong benh trong suong som hinh anh 1
Hang Kia bồng bềnh trong sương sớm. (Ảnh: Sùng Mua)
Toàn xã nằm lọt thỏm trong một thung lũng, bốn bề núi đá bao phủ. Hầu hết dân số của xã là bà con người Mông. Bao đời họ làm nương, trồng ngô để sinh sống.
Ngoài thời gian trên nương, chị em người Mông lại vui vầy bên khung thêu. Do nằm tách biệt với vùng đô thị ồn ào, nên Hang Kia là nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng.
 anh: hang kia bong benh trong suong som hinh anh 2
Trẻ em ở Hang Kia.
Sùng Y Múa - một cô gái người Mông đã mạnh dạn làm du lịch cộng đồng, đón khách tới nhà mình ở.
Suốt mấy năm qua, ngôi nhà yên bình của cô gái người Mông này luôn là điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách. Từ cách làm của Y Múa, nhiều gia đình khác đã sửa sang nhà cửa, học tiếng Anh để đón khách du lịch.
Ma túy đang dần rời xa mảnh đất này, người Hang Kia đã biết lựa chọn con đường phát triển bền vững nhất trên quê hương mình.
 anh: hang kia bong benh trong suong som hinh anh 3
Phụ nữ người Mông ở Hang Kia miệt mài bên khung thêu.
 anh: hang kia bong benh trong suong som hinh anh 4
Chiều buông trên bản.
 anh: hang kia bong benh trong suong som hinh anh 5
Đường về bản đã được trải bê tông.
 anh: hang kia bong benh trong suong som hinh anh 6
Phụ nữ người Mông ở Hang Kia.
 anh: hang kia bong benh trong suong som hinh anh 7
Trẻ em người Mông cùng nhau chơi các trò chơi dân gian.
 anh: hang kia bong benh trong suong som hinh anh 8
Vẻ đẹp yên bình nơi sơn cước.