Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Bánh mướt - đặc sản ít người biết khi đến Nghệ An

Bên cạnh những món chế biến từ lươn vốn đã nổi tiếng, bánh mướt là một đặc sản khác ở Nghệ An.

Người sành ăn ở đây thường đến huyện ven biển Diễn Châu - nơi có nhiều gia đình theo nghề làm bánh đã nhiều thế hệ. Với người vùng này, đây là thức ăn sáng quen thuộc trước khi bắt đầu một ngày mới.
Bánh mướt - đặc sản ít người biết khi đến Nghệ An - Ảnh 1.
Bánh mướt là đặc sản dễ tìm ở Nghệ An. Ảnh: Di Vỹ.
Gần 5h sáng, khi mặt trời chưa ló dạng, con đường làng đi sâu vào những cánh đồng còn ngai ngái mùi đất ruộng, bếp của người Diễn Châu đã nổi lửa.
Để cho ra một chiếc bánh ngon đúng chuẩn, khâu chọn gạo là quan trọng nhất. Trước đây, người Diễn Châu thường lấy gạo Vê trồng ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bây giờ, không mấy nhà còn chuộng loại này, thay vào đó, họ dùng gạo tẻ. Gạo phải được ngâm đủ 3 tiếng rồi đem xay nhỏ, sau đó ngâm thêm từ 3 đến 6 tiếng nữa mới đủ "độ chín".
Sau khi nhóm bếp, đun nước, người dân sẽ chắt lấy nước cốt của chậu bột ngâm hôm trước để tráng bánh. Nồi tráng phải có một lớp vải mịn bên trên. Lửa thật to, nước sôi, đầu bếp mới dùng muôi, múc từng vá bột trải mỏng lên trên rồi đậy vung lại, đợi một lúc. Cách làm tương tự bánh cuốn hay bánh ướt.
Bánh mướt - đặc sản ít người biết khi đến Nghệ An - Ảnh 2.
Xáo lòng là thứ được dùng kèm bánh mướt phổ biến nhất. Ảnh: Di Vỹ.
Tùy theo sự khéo léo mà đầu bếp sẽ quyết định được độ mỏng hay dày của từng chiếc bánh. Những miếng bánh chín nhờ sức nóng của hơi nước được kéo ra, rồi ngay lập tức, người ta sẽ cuộn tròn và xếp vào cái thúng đã lót sẵn lá chuối.
Người ta có thể dùng bánh mướt chấm với nước mắm vắt chanh. Nhiều nơi còn làm thêm nham từ rau nhút hoặc củ chuối để ăn kèm. Sang hơn một chút, bạn có thể dùng bánh mướt với thịt vịt, gà, bò hầm hoặc xáo lòng (nội tạng heo như tim, gan, lòng, cật, dạ dày và dồi, huyết).
Muốn làm xáo ngon, các nguyên liệu mua về phải còn tươi. Sau khi sơ chế, tất cả được đảo cho săn lại trên chảo dầu đã phi hành thơm từ trước, thêm các loại gia vị cho vừa miệng. Bước cuối cùng là đổ thêm nước vào, đợi đến khi sôi lại là có thể dùng được.
Bánh mướt thường có độ dài bắng ngón tay trỏ, trắng và mềm, không dính vì đã được phết lớp dầu lúc cuốn. Đĩa bánh mang ra khi còn nóng sẽ dậy mùi rất thơm.
Bánh mướt - đặc sản ít người biết khi đến Nghệ An - Ảnh 3.
Bạn có thể gọi thêm chả để ăn kèm với bánh mướt. Ảnh: Di Vỹ.
Khi thưởng thức, bạn có thể gắp từng miếng bánh chấm vào chén nước mắm rồi chậm rãi đưa vào miệng, húp thêm miếng xáo lòng là đủ vị đậm đà.
Hiện nay, nhiều quán phục vụ kèm rổ rau sống để ăn kèm. Nhiều nơi còn bán thêm chả để tăng hương vị. Dù cách ăn thế nào, bánh mướt vẫn là món truyền thống, dân dã và đặc trưng của hồn quê xứ Nghệ mà nếu có dịp ghé chân, bạn nhất định không thể bỏ qua.
Theo Dy Vĩ (Vnexpress)


Quán miến lươn, bánh mướt ngon nức tiếng ở Nghệ An


Miến lươn với những con lươn đồng nhỏ, mình thon, thịt chắc đã được gỡ thịt có màu vàng bắt mắt, ăn có vị ngọt và lạ miệng từ lâu đã là đặc sản níu chân du khách mỗi khi có dịp dừng chân tại xứ Nghệ.


Quán lươn ở thành phố Vinh
Nằm trong một con ngõ nhỏ ở đầu đường Dốc Thiết, thành phố Vinh là quán bà Ngọ, nổi tiếng nhờ cách chế biến truyền thống lâu năm.
Bà Ngọ tên thật là Đậu Thị Hiền, đã ngoài 90 tuổi. Con dâu bà là chị Nguyễn Thị Thủy cho biết, chị nhận lại “thương hiệu” của mẹ chồng được gần 20 năm.
Quán miến lươn, bánh mướt ngon nức tiếng ở Nghệ An - 1
Miến lươn là món ăn dễ "đốn tim" bất kỳ du khách nào khi tới xứ Nghệ. Ảnh: Foody
Chị Thủy đã được bà Ngọ truyền đạt lại bí quyết nấu nướng. Hiện chị vẫn giữ nguyên công thức này. Lươn ở quán được lấy từ Yên Thành, cách thành phố Vinh chừng 70 km. 
Lươn sau khi lấy về sẽ được ngâm cùng muối đến khi hết nhớt. Sau đó, đầu bếp rửa sạch lươn với nước ấm rồi bóp cùng chanh trước khi đem đun sôi trên nồi. “Lươn được luộc qua cùng nghệ cho bớt mùi tanh”, chủ quán tiết lộ bí quyết.
Sau khi hành tăm phi với dầu tỏa mùi thơm, lươn được cho vào chảo, thêm một ít bột điều, ớt cay bột. Gia vị tẩm ướp còn có nghệ, chút ớt xay.
Mỗi ngày chủ quán cùng người nhà thức dậy từ 3h30 sáng để bắt đầu bắt nước nấu cháo. Nếu súp được nấu trực tiếp cùng lươn cho ra hương vị đậm đà thì chuẩn bị cháo có phần công phu hơn. Nhờ hầm cùng xương heo mà cháo có vị ngọt tự nhiên.
Thực đơn của quán có hai món chính là súp và cháo lươn. Khách có thể gọi bát súp ăn kèm với bánh mì, bánh mướt hay tô cháo lươn với giá từ 30.000 đồng một suất. Bỏ thêm 10.000 đồng, bạn sẽ có thêm đôi ba con lươn đã qua chế biến trong bát.
Suất ăn nóng hổi khi bưng ra dậy mùi thịt lươn, cùng các loại rau gia vị sẽ khiến bạn không khỏi xuýt xoa. Khi thưởng thức, thực khách có thể kèm thêm chút ớt ngâm dấm hay ớt tươi để tăng hương vị.
Những con lươn đồng nhỏ, mình thon, thịt chắc đã được gỡ thịt có màu vàng bắt mắt, ăn có vị ngọt và lạ miệng. Cháo sóng sánh, thơm mùi gạo, hạt nở bung.
Tuy ở trong ngõ, quán vẫn có không gian thoáng và rộng. Bãi đỗ xe có người trông coi cẩn thận. Khách có thể tùy chọn chỗ ngồi ở hai gian nhà khác nhau.
Bánh mướt – đặc sản ít người biết nhưng ăn là mê
Bên cạnh những món chế biến từ lươn vốn đã nổi tiếng, bánh mướt là một đặc sản khác ở Nghệ An. Người sành ăn ở đây thường đến huyện ven biển Diễn Châu – nơi có nhiều gia đình theo nghề làm bánh đã nhiều thế hệ. Với người vùng này, đây là thức ăn sáng quen thuộc trước khi bắt đầu một ngày mới.
Gần 5h sáng, khi mặt trời chưa ló dạng, con đường làng đi sâu vào những cánh đồng còn ngai ngái mùi đất ruộng, bếp của người Diễn Châu đã nổi lửa.
Để cho ra một chiếc bánh ngon đúng chuẩn, khâu chọn gạo là quan trọng nhất. Trước đây, người Diễn Châu thường lấy gạo Vê trồng ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bây giờ, không mấy nhà còn chuộng loại này, thay vào đó, họ dùng gạo tẻ. Gạo phải được ngâm đủ 3 tiếng rồi đem xay nhỏ, sau đó ngâm thêm từ 3 đến 6 tiếng nữa mới đủ “độ chín”.
Quán miến lươn, bánh mướt ngon nức tiếng ở Nghệ An - 2
Bánh mướt là đặc sản dễ tìm ở Nghệ An. Ảnh: Di Vỹ.
Sau khi nhóm bếp, đun nước, người dân sẽ chắt lấy nước cốt của chậu bột ngâm hôm trước để tráng bánh. Nồi tráng phải có một lớp vải mịn bên trên. Lửa thật to, nước sôi, đầu bếp mới dùng muôi, múc từng vá bột trải mỏng lên trên rồi đậy vung lại, đợi một lúc. Cách làm tương tự bánh cuốn hay bánh ướt.
Tùy theo sự khéo léo mà đầu bếp sẽ quyết định được độ mỏng hay dày của từng chiếc bánh. Những miếng bánh chín nhờ sức nóng của hơi nước được kéo ra, rồi ngay lập tức, người ta sẽ cuộn tròn và xếp vào cái thúng đã lót sẵn lá chuối.
Người ta có thể dùng bánh mướt chấm với nước mắm vắt chanh. Nhiều nơi còn làm thêm nham từ rau nhút hoặc củ chuối để ăn kèm. Sang hơn một chút, bạn có thể dùng bánh mướt với thịt vịt, gà, bò hầm hoặc xáo lòng (nội tạng heo như tim, gan, lòng, cật, dạ dày và dồi, huyết).
Muốn làm xáo ngon, các nguyên liệu mua về phải còn tươi. Sau khi sơ chế, tất cả được đảo cho săn lại trên chảo dầu đã phi hành thơm từ trước, thêm các loại gia vị cho vừa miệng. Bước cuối cùng là đổ thêm nước vào, đợi đến khi sôi lại là có thể dùng được.
Theo VNE, bánh mướt thường có độ dài bắng ngón tay trỏ, trắng và mềm, không dính vì đã được phết lớp dầu lúc cuốn. Đĩa bánh mang ra khi còn nóng sẽ dậy mùi rất thơm.
Khi thưởng thức, bạn có thể gắp từng miếng bánh chấm vào chén nước mắm rồi chậm rãi đưa vào miệng, húp thêm miếng xáo lòng là đủ vị đậm đà.
Hiện nay, nhiều quán phục vụ kèm rổ rau sống để ăn kèm. Nhiều nơi còn bán thêm chả để tăng hương vị. Dù cách ăn thế nào, bánh mướt vẫn là món truyền thống, dân dã và đặc trưng của hồn quê xứ Nghệ mà nếu có dịp ghé chân, bạn nhất định không thể bỏ qua..


Món ăn sáng 2000 đồng hấp dẫn ở Diễn Châu

(Baonghean.vn) - Bánh mướt sau khi tráng được cuốn chặt, mặt bánh rắc thêm hành, chỉ cần chấm ăn với nước mắm cũng đủ ngon, hoặc có thể ăn kèm với nham, xáo lòng, vịt. Đơn giản thế thôi, nhưng với người dân Diễn Châu là món ăn sáng không thể thiếu, với khách thập phương đây là món ăn đặc trưng nhất định phải thử mỗi khi đặt chân đến vùng đất này.

Làm bánh mướt là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân Diễn Châu. Chẳng vậy mà đến nay có những xóm ở xã Diễn Hoa có đến cả chục hộ làm nghề. Ảnh: Sách Nguyễn

Được biết, làm bánh mướt quan trọng nhất là khâu chọn gạo tẻ, xay bột và tráng bánh.Tuy không đòi hỏi sự cầu kỳ nhưng rất tỷ mẩn và công phu. Ảnh: Sách Nguyễn

Trước hết, đãi gạo sạch đem ngâm trên 3 tiếng đồng hồ cho nở ra rồi xay nhuyễn thành bột nước. Muốn có bánh ngon, sau khi đã xay gạo phải đợi khoảng 2 tiếng đồng hồ cho bột lắng xuống mới đem đi tráng bánh. Ảnh: Sách Nguyễn

Những người làm nghề phải thức dậy từ tờ mờ sáng để chuẩn bị các công đoạn nhen lửa, đun nước... Ảnh: Sách Nguyễn

Nồi tráng bánh, trên miệng được đặt một lớp vải mịn và đun cho nước sôi. Khi nước sôi, lấy môi múc bột gạo trải mỏng lên lớp vải mịn, rồi đậy vung lại khoảng 3 phút. Công đoạn này đặc biệt quan trọng vì nó quyết định đến sự dày, mỏng của từng chiếc bánh. Ảnh: Sách Nguyễn


Bánh mướt chấm với nước mắm có thêm ớt và chanh luôn là lựa chọn. Tuy nhiên, với người dân quê ngày nay còn làm cả nham từ rau nhút hoặc củ chuối ăn kèm. Sang hơn có thể ăn với xáo lòng, vịt, gà... Ảnh: Sách Nguyễn
Với người dân Diễn Châu, bánh mướt là món ăn sáng quen thuộc, chỉ cần 2.000 đồng là đã có đĩa bánh mướt. Trong ảnh là cảnh chờ mua bánh mướt để đưa về. Ảnh: Sách Nguyễn

Cũng có những người ăn tại chỗ. Với người dân quê ở Diễn Châu, thời điểm ăn sáng cũng là lúc để mọi người bàn chuyện trong làng, ngoài xã, để sau đó là một ngày làm việc mới với những lo toan, tất bật. Với những người ở nơi khác đến thì đây là món ăn gây không ít sự tò mò bởi hương vị đặc trưng của bánh, để ăn một lần rồi nhớ mãi. Ảnh: Sách Nguyễn




Đậm đà bánh mướt Kẻ Gám

(Baonghean.vn) - Ai có dịp về Xuân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) thưởng thức đặc sản bánh mướt làng Kẻ Gám thì không bao giờ quên được hương vị đậm đà của sản phẩm đồng chiêm. 
Bánh mướt là một trong những món ăn dân dã của người dân và du khách khi về quê lúa Yên Thành. Ảnh: Thái Dương
Vào khoảng 3 giờ sáng, khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ, những hộ dân làm nghề tráng bánh mướt ở làng Kẻ Gám đã bắt tay vào công việc của một ngày mới. Trong gia đình, mỗi người một công việc, người vớt gạo xay bột, người nhóm bếp củi lò, chị em phụ nữ tất bật hơn với các công đoạn tráng bánh.
Chị Nguyễn Thị Thịnh - xóm 3, xã Xuân Thành chia sẻ: "Nghề làm bánh cũng vất vả, phải thức khuya, dậy sớm. Muốn có đông khách thì yếu tố đầu tiên chất lượng bánh phải đảm bảo. Trước đây ở công đoạn xay bột phải làm bằng thủ công, dùng cối đá để xay phải tốn nhiều thời gian, công sức, thì nay gạo được xay bằng máy, bột mịn hơn, nhanh hơn rất nhiều.
Do nhu cầu của người dân ngày càng cao, bình quân mỗi ngày làm được từ 50-60 kg bánh, bán ngay tại nhà. Ngoài khách quen trong và ngoài xã, còn có nhiều người ở Vinh, Hà Nội về đặt bánh, thậm chí có người còn đưa bánh vào các tỉnh miền Nam để làm quà quê. Vào những ngày lễ, lượng khách đến mua rất đông, nhà có 3 người làm nhưng vẫn không xuể."
Bà Lê Thị Oanh được xem là nghệ nhân tráng bánh mướt ở làng Kẻ Gám. Ảnh Thái Dương
Nói đến bánh mướt của làng Kẻ Gám, không thể không nhắc đến bà Lê Thị Oanh, có thâm niên gần 70 năm làm nghề tráng bánh mướt. Nghề này đã gắn bó với bà từ năm 10 tuổi, được mẹ truyền bí quyết để rồi giữ được thương hiệu nổi tiếng cho đến ngày hôm nay. 
Mặc dù năm nay đã bước sang tuổi 80, nhưng bà vẫn thủy chung với nghề, trau nghề và truyền đạt bí quyết cho các thế hệ con cháu. Bà cho biết, để làm được chiếc bánh ngon, trước hết phải rất kỹ lưỡng trong từng công đoạn, từ  khâu chọn gạo, xay gạo, tráng bánh và hành mỡ để tạo gia vị.
Có nhiều loại gạo ngon để chế biến nguyên liệu làm bánh, nhưng thông dụng nhất vẫn là gạo Khang dân, bởi chất bột loại gạo này vừa có độ nở cao, độ dẻo lại vừa phải, bánh làm ra còn có độ dai, không bị gãy.
Sau khi đem ngâm trong khoảng thời từ 2-3 tiếng, gạo được vớt ra  đại sạch nước chua,  đưa vào máy để xay, nhưng yêu cầu lượng nước và bột phải phù hợp và có một ít lá hành tươi thái nhỏ trộn lẫn trước khi đưa vào lò tráng. 
Cũng theo bà Oanh, mỗi kg gạo chỉ cần làm ra thành phẩm 3 kg bánh là vừa đủ, chiếc bánh sẽ to, chất lượng hơn, giá thành sản phẩm cũng vừa phải, chỉ ở mức 12 ngàn đồng/kg.  Song quan trọng nhất vẫn là công đoạn tráng bánh bằng nồi hơi nước qua một loại vải mỏng bịt kín.
Ngoài giữ nhiệt độ ổn định từ lò củi, yêu cầu đặt ra đối với người tráng bánh phải thao tác nhanh nhẹn, tráng bột đều tay, không quá dày và cũng  không mỏng, vung nồi phải kín và chỉ mở duy nhất một lần khi vớt bánh (Trong khoảng thời gian 2 phút bột gạo sẽ chín thành bánh, được vớt ra khéo léo cuốn đều, bánh sẽ ngon).
Nếu người làm không quen, vớt bánh sớm khi cuốn sẽ gãy bánh, nếu để hơi muộn chiếc bánh sẽ bị nớt, ăn không ngon, khó vận chuyển và không để được lâu.
Một thứ gia vị không thể thiếu trong món bánh mướt là củ hành khô, thái nhỏ đem rang với mỡ lợn, nhưng phải đủ độ giòn, thơm để phết mỏng phía ngoài chiếc bánh, tạo cảm giác ngon miệng, nhưng không bị ngán.
Để có chiếc bánh ngon, ngoài khâu chuẩn bị kỹ lưỡng nguyên liệu chế biến, phải có sự cần cù, chịu khó và khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ. Ảnh: Thái Dương
Hiện tại ở làng Kẻ Gám có gần 20 hộ làm nghề, lao động chủ yếu là chị em phụ nữ. Trung bình mỗi ngày, các hộ này tiêu thụ từ 15-20 kg gạo, trừ mọi chi phí đi thu nhập 200 ngàn đồng, chưa kể phụ phẩm để phát triển chăn nuôi.
Sản phẩm bánh mướt làng Kẻ Gám hiện nay không chỉ bán ở các chợ quê, mà khách hàng nhiều nơi đã tìm về làng Kẻ Gám ngày càng nhiều, để được thưởng thức món ăn dân dã mang đậm hương vị đồng chiêm. 
Ông Lê Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Xuân Thành, cho biết: Phát huy lợi thế của địa bàn thuần nông, có khu du lịch tâm linh sinh thái rú Gám, để tạo ấn tượng cho du khách khi về với Xuân Thành, xã đã tuyên truyền vận động bà con phát triển nghề làm bánh mướt truyền thống, gắn với đảm bảo ATVSTP, tiến tới xây dựng làng nghề, vừa phục vụ nhu cầu du lịch, vừa nâng cao thu nhập cho người dân. 
Thái Dương

Thơm ngon bánh mướt Lam Trung

(Baonghean.vn) - Bánh mướt làng nghề Lam Trung, xã Hưng Lam (Hưng Nguyên) từ lâu đã nổi tiếng thơm ngon, là một trong những đặc sản được nhiều người biết đến. Đặc biệt, thời điểm chuẩn bị đón Tết nguyên đán, làng nghề càng rộn rịp người vào ra.
Trong cái se lạnh cuối năm, chúng tôi tìm về làng nghề  bánh mướt Lam Trung, từ đầu làng đã thơm mùi bột gạo, mùi bánh mới ra lò quyện trong gió lạnh làm ấm cả một vùng. Người ra vào mua bánh, thưởng thức bánh làm cho làng nghề trở nên nhộn nhịp.
Từ đầu làng bánh Lam Trung đã rộn rịp bước chân các bà, các mẹ đi mua bánh. Bà Võ Thị Tân (85 tuổi) ở làng nghề Lam Trung, xã Hưng Lam vui vẻ cho hay: Có các lò bánh trong làng nên mọi gia đình luôn được thưởng thức bánh nóng hổi.
      
Từ xưa, người làm nghề bánh Lam Trung rất chú trọng khâu chọn gạo để làm bánh. Gạo làm bánh mướt thường gạo Khang dân thì bánh mới dai, ngon. Gạo sau khi ngâm phải vo sạch, bóp đều trước khi xay.


Tầm 6 giờ chiều cũng là lúc làng bánh rộn ràng, nhà nhà bắt tay vào làm bánh để bán cho các quán ăn đã đặt trước và người dân trong vùng. Cũng như 50 hộ trong làng nghề chuyên làm bánh thì gia đình anh Võ Xường xóm 5 cũng chuẩn bị bột để làm bánh. Anh Xường cho hay: Trước đây gia đình anh làm thủ công nhưng 1 năm nay gia đình mua 1 chiếc máy làm bánh trị giá 40 triệu đồng, một ngày gia đình anh làm 20 - 30 kg gạo.

Anh Xường kiểm tra bánh chạy máy để bảo đảm chất lượng chín của bánh.

Sau khi những chiếc bánh trắng muốt đã chín nóng, những đôi tay thoăn thoắt sắp bánh vào rổ có lót một lớp lá chuối đảm bảo an toàn vệ sinh.

Bánh ngon thì đã đành nhưng nước mắm, hành khô vô cùng quan trọng. Vì thế, để góp phần cho hương vi bánh thơm ngon, hành để rải lên bánh mướt được người dân tự làm chứ không mua hành đã sấy sẵn ngoài chợ.

Mỗi một lớp bánh trắng muốt, mỏng tang được rải một lớp hành giòn, vàng ươm, bánh mướt Lam Trung được người dân thưởng thức cùng giò được đặt mua từ làng nghề xã Vân Diên (Nam Đàn). Ăn một lần là nhớ mãi.

Bánh mướt của làng nghề Lam Trung chủ yếu cung cấp bánh cho thị trường Vinh, Nam Đàn và các xã lân cận. Được biết, bình quân mỗi năm làng nghề tiêu thụ trên 35 tấn gạo làm bánh mướt. Thu nhập bình quân mỗi ngày trên dưới 100 nghìn đồng/ người, tháng Tết thu nhập gấp đôi. Tỷ lệ hộ nghèo ở làng nghề Lam Trung chỉ còn 5%, chủ yếu là người già cả, neo đơn.

Bánh mướt Lam Trung đã trở thành thức quà quê được người dân trong làng, trong xã đến thưởng thức ngay tại các cơ sở sản xuất. Những lúc như thế này, chuyện làng, chuyện xóm, chuyện làm ăn, nhất là việc phát triển làng nghề bánh mướt được người dân trao đổi nhiều nhất với mong ước làm sao để bánh của làng mình ngày càng được nhiều người biết đến.
Thu Hương





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét