Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

'Say' lạp xưởng Tây Bắc

(iHay) Trước đây, tôi từng được ăn món lạp xưởng do bạn tôi mang về từ vùng miền núi nào chẳng rõ, và đóng đinh vào đầu rằng nó chẳng ngon. Phải đến 5 năm sau, được mời món lạp xưởng treo gác bếp của một gia đình người Nùng ở Bắc Hà, tôi mới thấy rằng mình đã sai.



Trong bữa cơm sáng muộn màng mà chủ nhà vồn vã dọn ra mời khách ấy, tôi đã e ngại khi nhìn thấy đĩa lạp xưởng lấp lánh mỡ đặt bên những đĩa thịt xông khói, bánh chưng cẩm rán vàng, rau cải mèo xanh ngắt.
Cái cảm nhận không mấy ngon lành từ vài năm trước khiến tôi không động đũa, cho tới khi được chủ nhà gắp mời một miếng lạp xưởng nâu óng đã được đảo lại qua lửa.
Khẽ hít hà, mùi thơm ngậy quyện với vị hăng hăng tự nhiên của hạt mắc khén khiến tôi không kìm nổi mà cắn một miếng. Và lạ thay, cái giòn sựt của lớp vỏ ngoài và phần nhân béo ngậy, thơm bùi ngay lập tức đánh bại ký ức của tôi. Trong bữa cơm ấy, đĩa lạp xưởng vơi đi nhanh nhất, nhờ công của tôi không nhỏ.
Say rượu, 'say' lạp xưởng miền Tây Bắc 1
Say rượu, 'say' lạp xưởng miền Tây Bắc 2
Đĩa lạp xưởng ngon lành trong mâm cơm mời khách
  
Lân la vào bếp, dễ thấy ngay những xâu lạp xưởng treo thành từng chùm căng bóng. Những “dây” lạp xưởng to bằng ba ngón tay chụm lại, ám khói bếp mà ngả màu cánh gián. Hồi ấy là tháng 3, những xâu lạp xưởng này được chủ nhà làm từ trước tết.
“Thịt lợn đón tết, ăn được bao nhiêu thì ăn, còn thì làm lạp xưởng, thịt xông khói treo lên ăn quanh năm”, chủ nhà bộc bạch. Quả là bếp lửa vùng cao thật kỳ diệu. Thịt thà, bánh trái có khi treo lên hun khói quanh năm không hỏng.
Như món lạp xưởng mà tôi vừa được thưởng thức, cắt ra, nướng trên than hồng hay đảo qua trên chảo là lại thơm phức ngon lành. Khói ám vào làm thịt đậm hơn, mỡ bớt ngấy hơn và mùi vị thì thật là đặc biệt.
Lòng để làm lạp xưởng phải là lòng non mới ngon. Sau khi rửa thật sạch bằng rượu trắng thì lộn ngược ruột ra và nhét một đầu phễu vào, thổi cho ruột căng phồng lên như bong bóng. Nhân lạp xưởng là thịt thăn hoặc nạc vai, nạc mông băm nhỏ, ướp với gia vị, hành băm phi thơm, và đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén.
Nhồi nhân thật chặt vào ruột, sao cho miếng lạp xưởng tròn đều và căng mượt. Trước khi treo lên gác bếp, lạp xưởng được đem ra phơi 3 ngày dưới cái nắng to. Cô con dâu của chủ nhà bảo tôi, muốn lạp xưởng ngon và thơm thì mấy ngày đầu gác bếp, bếp lửa phía dưới phải luôn đỏ lửa để lạp xưởng “ăn” hơi nóng, hơi khói no nê.
Khi lạp xưởng cắt ra, ai tinh có thể thấy ngoài vị béo ngậy của thịt, mùi thơm của hạt mắc khén thì còn có chút vị chua như cơm rượu lên men. Chính là rượu đấy.
Say rượu, 'say' lạp xưởng miền Tây Bắc 4
Lạp xưởng treo gác bếp trong gia đình người Nùng, người mông Bắc Hà
 
Người Mông, người Nùng làm lạp xưởng bao giờ cũng thêm vào một chút rượu ướp cùng nhân. Ngày qua ngày, rượu tỏa ra, lan vào từng thớ thịt, lên men tạo thành vị chua ngọt quyến rũ. Trong thịt có rượu, ăn lạp xưởng say cảnh, say tình đã đành, mà có khi còn …say rượu.
Hôm trước, có anh bạn lên Sa Pa chơi, hỏi tôi có muốn mua ít lạp xưởng về làm quà. Thèm lắm, nhưng tần ngần mãi, tôi lại thôi. Đã đành, món ngon ăn ở đâu cũng ngon. Nhưng lạp xưởng Tây Bắc ăn khói bếp đã quen, giờ bắt ép “nhốt” nó vào tủ lạnh cũng thật vô duyên.
Tôi vẫn tin rằng, cùng một khúc lạp xưởng ấy, nhưng nếu ăn khi nó vừa được gỡ xuống ở một gian bếp ám khói nào đó, thì khác nhiều lắm so với việc lấy nó ra từ tủ lạnh. Chí ít, không khác về mùi vị thì cũng là cảm nhận.
Bài, ảnh: Tịnh Tâm

Cá chai hai món thơm lừng gian bếp nhỏ

(iHay) Từ bàn tay của chị tôi, cá chai hai món thỉnh thoảng vẫn thơm lừng trong gian bếp nhỏ.


Nói đến cá chai là tôi nhớ ngay hồi nhỏ từng “thua độ” thằng cu Cò. Nó đố: “Giống cái mà đòi làm cha. Là cá gì?”. Vì hai tiếng “cái” và “cha” bị trộn với mấy tiếng khác khiến tôi bí rị. Nó cười hi hi, chỉ tay về phía ảng nước cuối sân, nói “cái cha” là “cá chai”. Tôi buộc phải “hiến” cho nó hai cái kẹo chanh. Thì ra má tôi đi chợ về, để con cá chai ở đó tự hồi nào.
Cu Cò nói má nó thường nấu canh chua cá này. Tôi đâu chịu thua, bảo chị tao cũng vậy, còn kho rim nữa kìa, ngon tàn bạo. Chị Hiền của tôi nghe thế sướng lắm, khen hai cu đều lắm, biết hết trơn. Chị nói cá chai mà nấu canh chua thì… vua cũng thèm, còn kho rim thì… vịt tiềm cũng xếp xó.

Cu Cò nói má nó thường nấu canh chua cá này
 
Cá chai mùa hè mập ú, con nào con nấy nặng cả ký. Chỉ cần chặt vi, đánh vảy, móc mang, nạo sạch gân máu vùng bụng là xong khâu làm cá.
Bà chị “nhiều chữ” của tôi chẳng những nói hay mà tay rất dẻo. Chị cắt đầu cá, chẻ làm tư, để riêng nấu món canh chua. Còn thân cá được cắt thành từng miếng nhỏ, ướp gia vị cho thấm để kho trả đất.
Đừng vội chê cái đầu xương xẩu mà nhầm. Thịt được “ém” hai bên mang cá bây giờ phô ra, trắng tươi, trông cứ muốn cắn. Ba đi làm về hít hít vài cái đã khen canh ngọt “lủng nồi”.
Chị Hiền nhoẻn cười, nói ba “xạo” quá má à, chưa nếm sao biết ngọt. Má nói biết chớ. Chỉ cần nghe mùi là biết nồi canh mặn ngọt ra sao. Chớ món nào cũng húp thử rồi “chép chép” cái miệng, mẹ chồng thấy là… mang tiếng lắm.
Ba “đề cao” thêm, nói ngò tàu, ngũ điếc, bạc hà xanh um, giá và cà chín mà không bã, thơm, còn khế chua nhẹ, ngon quá là ngon. Chị Hiền sướng lắm nhưng giả đò khiêm tốn, bảo rằng chỉ cần biết loại rau nào phải bỏ vào nồi lúc nào là được.
Rồi má khen trả cá kho rim, nói miếng cá săn cứng là nhờ vừa lửa, thịt cá thơm dịu, mặn mòi nhờ gia vị giã nhỏ nên lặn hết vào trong. Trong lúc ba má khen bằng lời, tôi hì hục khen bằng lưỡi nên nồi cơm hết nhanh một cách… tức tưởi.
Từ bàn tay của chị, cá chai hai món thỉnh thoảng vẫn thơm lừng trong gian bếp nhỏ. Rồi chị theo chồng. Bữa cơm đầu tiên vắng chị, tôi quệt mắt mấy lần khi ăn miếng cá chai rim. Má hỏi sao, tôi nói tại má bỏ ớt cay quá!
Chiều nay má lại “cá chai hai món” khiến tôi vừa nhớ vừa tiếc. Nhớ là nhớ chị, nhớ thằng cu Cò. Còn tiếc là tiếc… hai cái kẹo chanh.
Trần Cao Duyên

“Du sơn trong mây ngàn” ở suối và chùa Giải Oan

Suối Giải Oan - một trong những di tích, di sản quan trọng trong khu thắng tích Yên Tử. Nằm  trên con đường bộ đi lên núi Yên Tử, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam), nơi đây là điểm đến tâm linh của nhiều du khách trong chuyến hành trình về với đỉnh thiêng Yên Tử.
Truyền thuyết kể rằng, Thượng hoàng Trần Nhân Tông cách đây trên 700 năm, một ngày mùa đông đã từ bỏ kinh thành Thăng Long đi về hướng đông để tìm núi tu luyện, đến vùng đất Yên Tử thì dừng chân. Lúc đi có 300 cung tần mỹ nữ theo hầu. Khi đến Yên Tử, do không được vua cho ở cùng nơi đất Phật, nên các cung tần mỹ nữ lâm vào cảnh khó. Đường về kinh thành xa xôi vạn dặm, quân lính của tân vương phong toả khắp nơi, ở cũng khó mà đi cũng khó. Để giữ trọn đạo quân vương, 300 cung tần mỹ nữ đã trầm mình xuống con suối giữa đại ngàn Yên Tử. Thượng hoàng Trần Nhân Tông đau xót cho lập đền cúng tế và đặt tên con suối này là suối Giải Oan, hiện nay suối Giải Oan nằm vắt ngang xã Thượng Yên Công, bốn mùa nước trong vắt như những giọt nước của giai nhân.

Nói lại chuyện 300 cung tần mỹ nữ khi trầm mình xuống suối, đúng thời điểm đó có một một tốp chàng người Dao bản địa đi kiếm củi về ngang qua. Cả nhóm ào xuống tìm cách cứu người nhưng không biết tiền định thế nào, chỉ có 5 chàng trai cứu được 5 cô gái. Để tri ân, những cô gái này xin được làm vợ để "nâng khăn sửa túi" cho 5 chàng trai đã cứu mình. Nhờ gene của những giai nhân đến từ kinh thành, con gái của vùng đất này nổi tiếng bởi vẻ đẹp sắc nước hương trời cũng như phong cách lịch lãm. Khi năm bà cung nữ qua đời, dân làng Thượng Yên Công đã lập đền thờ, gọi là đền Năm Mẫu. Ngôi đền này hiện vẫn nằm ở Thượng Yên Công như một dấu tích của những ngày xa xôi ấy. ở Thượng Yên Công, khu vực được tương truyền có 5 cung tần làm dâu, không biết tự lúc nào có tên là thôn Năm Mẫu (thôn năm mẹ).
Đã trải qua bao biến đổi thăng trầm nhưng những hòn đá ở suối Giải Oan vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt và dòng suối ngày đêm vẫn rì rầm tuôn chảy, mặt nước trong vắt và mát lạnh, ai đến đó cũng ngâm mình hoặc rửa mặt với tấm lòng thành kính hướng về nguồn cội.
Bên dòng suối hiện còn một cây đa cổ thụ, nhiều cây rừng, tùng, tre, trúc bạt ngàn, thấp thoáng trên cao là những ngọn tháp và đền chùa cổ kính. Mỗi lần khách hành hương qua đây cũng đều dừng chân đứng lại, lòng man mác với một cảm giác hư hư thực thực.
Có người còn uống nước giải oan để xua tan mọi phiền não vì họ tin rằng linh hồn trong sáng và bất tử của các cung nữ vẫn còn bảng lảng nơi đại ngàn Yên Tử, ngày đêm chứng độ cho những ai có lòng thành.
Nhiều người dân ở địa phương cho biết nước ở suối Giải Oan bốn mùa đều trong nhờ nó hứng nguồn từ suối Vàng và thác Tử có độ cao trên 700 m, cạnh chùa Vân Tiêu, dòng suối chảy quanh co rồi hợp dòng tại một gốc sung già trước khi đổ vào suối Giải Oan.
Từ suối Giải Oan lên chùa Giải Oan chừng trăm mét. Trong điện Mẫu của chùa có gần hai mươi pho tượng Mẫu rất đẹp được đặt nghiêm trang trên bàn thờ. Tương truyền, đó là tượng các cung nữ được giải oan ngày trước. Rời chùa Giải Oan, đi bộ dưới bóng mát của hai hàng tùng, du khách sẽ thấy thật thú vị. Có 3 loại tùng trồng ở đây là : thanh tùng, xích tùng và thủy tùng. Theo thống kê, hiện nay ở Yên Tử còn 274 cây tùng có độ tuổi trên dưới 700 năm.
Men theo dòng suối, đi thêm một đoạn chúng ta sẽ gặp thác Long Khê từ trên cao đổ xuống ì ầm, trắng xoá, mang theo bụi nước mờ mờ càng làm tăng thêm vẻ u tịch và trầm lặng.
Chùa Giải Oan cũng là một di tích và thắng cảnh “Du sơn trong mây ngàn”. Chùa ẩn mình giữa những rừng cây soi bóng và tựa lưng vào núi, phía trước là dòng suối Giải Oan gợi lên bao ký ức và hoài niệm.
Mặc dù được trùng tu nhiều lần nhưng chùa vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính, uy nghi nổi bật giữa nền xanh của núi rừng Yên Tử.
Đặc biệt, các pho tượng bên trong chánh điện đều cổ xưa, nét chạm khắc tinh vi và sống động, nhất là các tượng mẫu thờ, giúp cho khách thập phương nhận ra rằng: Mặc dù năm tháng phôi pha, vật đổi sao dời nhưng tình cảm của con người vẫn luôn luôn hướng về cội nguồn và cảnh cũ người xưa.

Khánh Chi (TTVN)

Hang Tiên Ông -"Mái nhà" của người Hạ Long cổ

Hang Tiên Ông - còn gọi là hang Cái Đục (bản đồ của người Pháp trước gọi là Grotle du Cieau) nằm trên đảo Cái Tai, thuộc cụm đảo Hang Trai, ngay sau lưng làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long.
75 năm trước, năm 1938, nhà khảo cổ học người Thụy Điển tên là J.Anderson đã có chuyến hành trình khảo sát dấu tích người Việt cổ dọc ven bờ và trên các đảo thuộc Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, trong đó có hang Tiên Ông. Tại đây, ông đã phát hiện những lớp trầm tích khổng lồ chứa đầy vỏ ốc suối và một số công cụ bằng đá cuội khá thô sơ. Hang Tiên Ông đã được đánh dấu là điểm di tích khảo cổ trên bản đồ phân bố các di chỉ của người Hạ Long cổ trên Vịnh Hạ Long kể từ phát hiện đó.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy công cụ đá và vô số vỏ ốc suối trong cuộc khai quật hang Tiên Ông, tháng 11-2007.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy công cụ đá và vô số vỏ ốc suối trong cuộc khai quật hang Tiên Ông, tháng 11-2007.
Nếu như hầu hết các hang động trên Vịnh Hạ Long có đặc điểm chung là miệng hang vừa phải, hoặc khi vào trong hang, lòng hang rất rộng thì hang Tiên Ông lại có cấu tạo gần như ngược lại. Miệng hang rất rộng (70m), giống như một “hàm ếch”, nền hang cao cách mặt biển ngày nay khoảng 5m. Bên ngoài cửa hang có khá nhiều khối thạch nhũ rơi xuống - dấu vết kiến tạo địa chất của tự nhiên. Lòng hang dốc dần vào trong, sâu khoảng 50m. Theo khảo sát của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, lòng hang Tiên Ông rộng ước khoảng hơn 1.000m2. Ở khoảng giữa hang, các măng, nhũ đá buông từ trên xuống và cả mọc từ dưới lên như tạo thành bức bình phong, chia hang thành hai ngăn. Tại ngăn phía trong có một khối nhũ đá, trông xa gần giống hình một ông bụt, người dân chài lấy đó mà gọi tên hang là hang Tiên Ông. Do mặt hang quay về hướng đông nam, trước cửa hang lại có nhiều khối thạch nhũ rơi xuống kê chắn nên không khí trong hang luôn thoáng đãng, mát về mùa hè, mùa đông thì tránh được đáng kể những cơn gió lạnh.

Ngày 17-11-2007, sau nhiều lần khảo sát, các nhà khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tiến hành khai quật một số điểm trong hang Tiên Ông với tổng diện tích 60m2.  Kết quả đã thu được một số công cụ bằng đá gồm rìu đá, dao đá, các mảnh gốm, xương động vật trên cạn v.v.. Các công cụ đá chế tác còn khá thô sơ, mới chỉ là ghè một mặt hoặc hai mặt trên bề mặt công cụ. Đặc biệt, chiếm số lượng nhiều nhất là các lớp trầm tích vỏ của loài ốc nước ngọt (97%) gồm ốc núi (có tên khoa học là Cyclophorus) và ốc suối (Melania); còn lại là vỏ các loài nhuyễn thể nước mặn như hà, sò v.v.. Theo các báo cáo khoa học công bố sau đó thì hang Tiên Ông chính là một trong những điểm cư trú, sinh sống của người Hạ Long cổ, cách ngày nay khoảng 10.000-8.000 năm, tương đương với di chỉ hang Soi Nhụ trên Vịnh Bái Tử Long, thuộc giai đoạn Văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (sơ kỳ đá mới).

Sự xuất hiện của nhiều vỏ ốc nước ngọt được coi là tàn tích thức ăn của người Hạ Long cổ trong hang Tiên Ông cho thấy vào giai đoạn 1 vạn năm trước, nơi đây vẫn còn là lục địa. Kết luận này của các nhà khảo cổ phù hợp với nghiên cứu của các nhà địa chất học về lịch sử hình thành Vịnh Hạ Long. Với đặc điểm chung, phương thức sống của người Việt cổ giai đoạn sơ kỳ đá mới là hái lượm và săn bắn, người Hạ Long cổ ở hang Tiên Ông đã khai thác nguồn thức ăn tự nhiên từ sông, suối và bước đầu khai thác các sản vật biển. Họ đã lấy hang Tiên Ông làm ngôi nhà tự nhiên cho mình để cư trú.

Tháng 11-2011, theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, hang Tiên Ông được mở cửa đưa khách vào tham quan, nằm trong tuyến du lịch cùng với Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn, làng chài Cửa Vạn, hồ Ba Hầm. Cùng với những hang động như Mê Cung, Thiên Long, Soi Nhụ, Đông Trong… hang Tiên Ông là một địa chỉ không thể bỏ qua của các nhà khoa học cũng như du khách nào muốn tìm hiểu về lịch sử cư trú của người Hạ Long cổ trên Vịnh Hạ Long.
Đại Dương (BQN)

Điều ít biết về ngôi chùa in dấu chân Tiên

Chùa Chân Tiên tọa lạc lưng chừng đỉnh Am Tiên là một trong những ngôi chùa cổ khá nổi tiếng về sự linh thiêng ở Hà Tĩnh. Người ta biết đến ngôi chùa này nhiều hơn bởi xung quanh chùa có nhiều tảng đá với những dấu chân kỳ lạ gắn liền với nhiều  câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà cho đến bây giờ vẫn chưa thực sự tìm ra lời giải đáp.
Trong 99 đỉnh núi của dãy Hồng Lĩnh thì đỉnh Am Tiên (thuộc địa phận xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) từ xưa đến nay vẫn được người đời tôn xưng là “đệ nhất kỳ quan”. Không chỉ đẹp bởi hình sông thế núi kỳ vỹ, mỹ lệ, Am Tiên còn được xem là nơi dừng chân của các nàng tiên nữ chốn Tiên giới trong những lần du ngoạn trần thế. Bởi thế, bao quanh đỉnh núi này là hàng trăm câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà cho đến bây giờ vẫn chưa thực sự tìm ra lời giải đáp đích xác.

Trên lưng chừng của đỉnh Am Tiên hùng vĩ có chùa Chân Tiên là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào đời nhà Trần thế kỷ 13. Sở dĩ chùa mang tên Chân Tiên bởi khởi thủy, ngay chỗ chùa được xây dựng, trên một tảng đá rộng lớn, bằng phẳng tự nhiên xuất hiện những “dấu chân” hết sức kỳ lạ.

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một đoàn tiên nữ nhà trời, sau khi xin phép mẫu Cửu Trùng xuống thăm thú chốn hạ giới đã chọn đỉnh Am Tiên làm nơi dừng chân. Bởi Am Tiên lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, ngày đêm thông reo, cảnh vật hiền hòa lại còn có dòng suối Ngọc nước trong vắt bốn mùa, cảnh sắc không đâu đẹp hơn.  Một số tiên nữ, sau khi vãn cảnh núi sông, hang động... đã rủ nhau xuống bàu tiên ngay trước mặt đỉnh Am Tiên tắm, rồi lại rủ nhau lên một tảng đá cạnh hồ ngồi đánh cờ. Còn một số tiên nữ vì mê mải với cảnh hoa thơm cỏ lạ, suối thác hiền hòa nên chẳng chịu rời. Có một nàng tiên, trong một lần đuổi theo con bướm vàng 6 cánh đã vô tình dẫm phải lông của một con nhím. Chân bị đau, nàng không thể đi được nên đã phải dùng ngựa để về Trời. Trước khi về, các nàng tiên khác đã dùng nước suối Ngọc để rửa chân cho nàng và chẳng may gót ngọc in dấu trên mặt đá cùng dấu chân ngựa thần. Từ đó, người dân đã xây chùa và đặt tên cho chùa là chùa Chân Tiên để ghi nhớ dấu tích này...”.


Mặc dù câu chuyện trên chỉ là truyền thuyết nhưng sự bí ẩn và hấp dẫn của những gì liên quan đến câu chuyện như: Giếng Tiên, Bàu Tiên, suối Ngọc, đá bàn cờ, vó ngựa, giữa núi Tiên An có một khối đá bằng phẳng, trên mặt đá in hình dấu bàn chân phải của người khổng lồ, người đời gọi đó là Bàn Chân Tiên. Qua hàng trăm năm lịch sử, vết chân ấy vẫn còn vẹn nguyên trên đá như một chứng tích huyền thoại đầu tiên về các Tiên nữ đặt chân xuống chốn bồng lai tiên cảnh này. Cạnh đá Chân Tiên có một mặt đá phẳng, trên mặt đá có đường kẻ ngang kẻ dọc gần như ô bàn cờ người đời gọi là Bàn Cờ Tiên. Lưng chừng núi Am Tiên có giếng Tiên nằm trên một tảng đá lớn với đường kính 2,5 m, sâu 80 cm bốn mùa nước trong vắt. Bên cạnh giếng Tiên còn có Thạch Kim Quy, hay còn gọi là đá Rùa dài 1,5 m, rộng 82 cm, nặng khoảng 3 tấn. Phía đông của núi Am Tiên có Đá Ông, Đá Bà gắn với truyền thuyết việc cầu duyên cho các đôi nam thanh nữ tú hạnh phúc bên nhau trọn đời. Rồi đá 12 cửa, trong động đá này trình bày theo “sinh, mệnh, lão, tử”, tức vào cửa nào thì ra cửa ấy theo quy luật của ngũ hành.
Đến chùa Chân Tiên ai cũng muốn được ngắm nhìn, hay ướm thử bàn chân mình lên dấu chân Tiên trên đá núi. Sự ngưỡng vọng của du khách thập phương về dấu chân Tiên trên núi Am Tiên không chỉ trên đá, mà còn in sâu trong tâm tưởng của biết bao thế hệ con người.
Chùa Chân Tiên hội tụ đầy đủ nền văn hoá tâm linh, tín ngưỡng phật giáo. Chùa không chỉ là nơi tu hành của tăng ni phật tử, mà còn là nơi nguyện cầu của mọi người dân hướng tới chân – thiện – mỹ. Gắn với quần thể danh thắng Chân Tiên, xã Thịnh Lộc có một bờ biển dài gần 10 km còn nguyên vẽ đẹp hoang sơ. Biển ở đây nông và thoải, độ mặn không lớn như những vùng biển khác. Đặc biệt có rừng phi lao ven biển được người dân bản địa trồng, chăm sóc và bảo vệ từ bao đời nay.
Trong chiến lược phát triển du lịch sinh thái biển gắn với du lịch tâm linh lễ hội thì Chân Tiên được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng của Hà Tĩnh.
Khánh Chi (TTVN)

Dạo núi Kim Phụng - Huế

Núi Kim Phụng ở địa phận làng Hải Cát, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà. Núi này còn có tên là núi Thương hoặc Thiên Dữu, dân gian gọi là hòn Đốn hay hòn Đụn. Núi Kim Phụng có chiều cao khoảng 427 mét và là ngọn núi cao nhất Thừa Thiên - Huế.

Trên núi có giếng nước rất trong nhưng mùa khô sẽ cạn. Đỉnh núi có tượng Phật nhỏ và tượng thần Núi Thương với những bát hương. Trước mặt tượng Phật về bên phải, có một nơi khá im mát có thể làm nơi cắm trại cho nhiều người - Không khí trong lành, mát rượi. Từ đỉnh cao này sẽ nhìn thấy bao quát thành phố Huế kề cận bên dòng sông Hương quanh co.

< Núi Kim Phụng nhìn từ Bàu Hồ.

Trên đỉnh núi có thể nhìn thấy cả một vùng rộng lớn: Nếu nhìn theo hướng Đông - Nam sẽ thấy hai trụ biểu của lăng Gia Long, nhìn về hướng Đông thấy lăng Minh Mạng và cầu Tuần, tượng Bồ Tát Quán Âm trên núi Tứ Tượng. Phía bên phải cầu Tuần là ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch hợp lưu thành sông Hương.

< Trên đỉnh núi có thể nhìn thấy cả một vùng rộng lớn...

Dòng sông Hương là một giải xanh xanh nằm ngang và uốn khúc ở góc đông bắc của bức tranh này tại vị trí làng Lương Quán và Nguyệt Biều rồi chảy xuống cầu Dã Viên. Giữa chừng trước khi đến Lương Quán, sông Hương chảy qua điện Hòn Chén mà từ đây có thể thấy hòn núi Ngọc Trản. Ở đây còn thấy rõ tháp ở tu viện Thiên An, núi Ngự Bình, và dĩ nhiên là thành phố lô nhô bóng nhà. Xa tít tắp màu trắng mờ mờ là cồn cát bên kia phá Tam Giang.

Nhìn về hướng Tây sẽ thấy khu vực Bình Điền, bên trái là đồi  Birmingham. Có nhiều con đường được trổ ra từ thời chiến tranh, sau này người ta cũng mở đường để khai thác gỗ.

Các rừng trồng dần dần thay thế rừng tự nhiên khiến gỗ quí không còn. Bây giờ chỉ có bạch đàn, keo tai tượng, tràm hoa vàng và thông. Dân đi củi, đốt than nay ít hơn vì rừng được phá bằng các phương tiện cơ giới nhanh hơn. Cả ngọn núi Kim Phụng không còn cây nào cao hay có tán lá rộng. Chỉ còn tầng cây bụi thấp như sim, lau lách...

Chân núi có dòng suối với nước trong leo lẻo, mát lạnh... kề cận vài lán nhỏ của những người đi lấy nhựa thông. Đây cũng là chỗ dừng chân tạm cho những người xuống núi sau buổi cắm trại.

< Tượng Phật nhỏ trên núi.

Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì núi Kim Phụng là "chủ sơn" của xứ Huế, làm hậu cảnh và phá Tam Giang chính là tiền cảnh. Đây đồng thời còn là đường phân thủy của hai nguồn tả hữu trạch hợp thành dòng Hương Giang.
Năm Minh Mạng thứ 17 (1836): lúc đúc cửu đỉnh, nhà vua đã cho khắc hình tượng núi vào Chương đỉnh.
Theo sách Tây sơn thực lục, núi Kim Phụng là nơi an táng Chánh cung hoàng hậu họ Phạm của Hoàng đế Quang Trung (1791).

Trong giai đoạn kháng chiến 1954 - 1975, Kim Phụng là một trong những căn cứ quan trọng nhất của Thành ủy Huế. Ðây cũng là nơi đóng trạm tiền tiêu của Bộ trong chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là một trong những nơi Thành uỷ trú đóng và là trạm tiền tiêu của Bộ trong chiến dịch tổng tấn công và tổng nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).

Tổng hợp

Thác ba tầng - Nam Trà My

Từ thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) đi theo tỉnh lộ 616 qua các huyện Tiên Phước, Bắc Trà My. Từ thị trấn Trà My đi gần 50 cây số nữa mới đến trung tâm huyện Nam Trà My.

Đường đi quanh co, khúc khuỷu nhưng khung cảnh hai bên  rất đẹp. Rải rác vài nóc nhà của bà con dân tộc thiểu số người Ca Dong ở lưng chừng núi. Một bên núi, một bên sông suối, thỉnh thoảng lại thấy một cây cầu treo hoặc bê tông bắc ngang.
< Thác 3 tầng trên đường Bắc - Nam Trà My.
Đang vào mùa khô nên sông, suối đều cạn hay ít nước. Bỗng dưng giữa trập trùng màu xanh cây lá bắt gặp một ngọn thác tuôn nước trắng xóa, réo rắt giữa khung cảnh yên bình, vắng lặng. Lòng người cũng thấy nhẹ nhàng, thanh thoát.
Thác Ba Tầng cách thị trấn Takpor Nam Trà My khoảng 5km, đẹp và hoang sơ chảy ven triền núi.

Nói là 'ba tầng' nhưng nhiều người nhận định rằng phải gọi là 5 tầng mới chuẩn! Vậy nhưng tên gọi thế nào thì thác vẫn đổ ì ầm suốt ngày đêm giữa vách núi rừng xanh thẳm.

Thác 3 tầng đã trở thành một địa danh cho khách lữ hành dừng chân nhìn ngắm, thư giãn và nếu không ghi lại vài tấm ảnh thì là một thiếu sót đến vô cùng!

 Lao Động, Forum Phượt

Rock Water Bay Resort - Thiên đường nghỉ dưỡng

Phan Thiết hiện nay đang là một trong những điểm đến hạng nhất tại Việt Nam. Số lượt du khách đến đây nghỉ dưỡng quanh năm đã vượt quá hàng triệu người, khu nghỉ mát ven biển với phong cảnh tuyệt vời, thiên nhiên đa dạng và dịch vụ sang trọng  là các yếu tố hàng đầu giúp cho du lịch Phan Thiết thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Bất cứ du khách nào đã một lần đến thăm thành phố Phan Thiết chắc chắn không bao giờ có thể quên được hai địa điểm tham quan hấp dẫn đó là Mũi Né và Kê Gà. Nếu như Mũi Né ngày càng phát triển với tốc độ khá nhanh với các khu du lịch nghỉ mát có tiện nghi hiện đại và các hoạt động giải trí thú vị thì Kê Gà lại chọn cho mình một cách phát triển từ từ nhưng chất lượng các khu nghỉ mát lại chẳng hề thua kém Mũi Né, thậm chí Kê Gà còn được một bộ phận du khách đánh giá là có cảnh quan hoang sơ và sạch sẽ hơn.
Rock Water Bay Resort là một trong những resort nổi tiếng về chất lượng và dịch vụ ở Kê Gà, nép mình bên đường như một dải lụa kiêu kì. Cách phía Nam thành phố Phan Thiết 20 phút, cách phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km, khu nghỉ mát Rock Water Bay Resort nổi bật như một viên ngọc sáng của vùng biển Kê Gà.
Nằm ở vị trí đẹp của Mũi Kê Gà, nên Rock Water Bay Resort hưởng được rất nhiều lợi thế trong thể thao, bãi biển, ngắm cảnh trung tâm của Phan Thiết. Từ đây, bạn có thể dễ dàng tiếp cận được nét đẹp sống động của thành phố ở mọi góc cạnh. Và cũng có thể dễ dàng đến Hải đăng Kê Gà.
Tạm rời không khí ngột ngạt của thành phố, đến Rock Water Bay Resort  bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ của núi đồi hài hòa cùng biển cả.Những tảng đá hoa cương nhấp nhô trên bãi cát, kéo dài hàng trăm mét tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng độc đáo với ánh sáng lấp lánh của đá hoa cương khi đùa giỡn cùng nắng vàng. Nơi màu xanh của nước biển hòa trộn với màu trắng của bãi cát đầy nắng và gió, những bãi đá nô đùa cùng sóng xanh và một Rock Water Bay với những trải nghiệm tuyệt vời khiến bạn cứ ngỡ như đang ở giữa chốn thiên đường nơi trần gian.
Từ phía xa những nét kiến trúc của Rock Water Bay nổi lên như một lời mời gọi hấp dẫn. Bước vào khu nghỉ dưỡng bạn như đang bước nhẹ nhàng trên thiên đường thơ mộng giữa bao la đất trời. Tất cả các phòng nghỉ và cơ sở dịch vụ đều được xây dựng khéo léo theo địa thế giật tầng bậc thang, uốn lượn theo đường bờ biển. Từ trên nhìn xuống hồ nước rộng xanh ngắt, lăn tăn những con nước nhỏ khiến bạn trở nên nhỏ bé. Ngày nắng xanh ngắt, chiều về ánh hoàng hôn, đêm nhẹ nhàng bình yên, tất cả sẽ được phản chiếu trên tấm gương khổng lồ trước biển.
Tiền thân của Rock Water Bay là khu nghỉ mát Vườn Đá (Rock Garden Spa Resort) hoạt động từ năm 2005 với tầng kiến trúc trên cao là các bungalow nằm trên sườn đồi xanh mướt. Bên cạnh khu bungalow đã hoạt động này, Rock Water Bay đang tiến hành hoàn tất khu mở rộng liền kề với tầng kiến trúc là các cụm villa sang trọng nằm ngay bên bờ biển, nâng tổng số phòng lên 60 phòng với các dịch vụ nhà hàng, spa và phòng họp cao cấp.
Đến Rock Water Bay, bạn sẽ rất thích thú bởi lối kiến trúc độc đáo với mái tranh cong vút của từng cụm bungalow được tạo dáng từ những ngôi nhà Việt cổ in trên mặt trống đồng Đông Sơn, ẩn hiện trong khu đồi bạt ngàn màu xanh của cây cối.
Điều thú vị nữa là mỗi căn phòng nơi đây đều có tầm mắt hướng ra biển. Biển rộng bao la với những con thuyền lênh đênh trên mặt. Đêm ngày nghe tiếng sóng, gió mát mang vị mặn mòi của biển đến tận những căn phòng, không khí thiên nhiên tràn ngập. Cái cảm giác ấy sẽ không bao giờ quên được, lắng đọng xua tan mọi lo âu mệt mỏi.
Nét độc đáo của Rock Water Bay còn phải kể đến cụm hồ bơi nước mặn bằng đá hoa cương với nhiều hồ lớn nhỏ liền kề nhau, sát biển nhưng rất an toàn. Nhìn từ trên cao cụm hồ bơi như được khoét sâu vào bãi đá hoa cương tự nhiên và nối liền với biển. Nước biển được đưa vào từ hệ thống lọc xử lí sau đó dẫn vào hồ bơi nên nước trong hồ vẫn thuần khiết vị biển với nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe, có khác chăng là trong xanh và sạch hơn.
Rock Water Bay còn có tên riêng là Vịnh Đá Nhảy, bởi nơi đây như được thiên nhiên phú cho cái duyên với đá, những bãi đá với đủ hình hài rất đẹp như đang nhảy múa trên mặt biển. Và tưởng chừng như bãi biển chỉ toàn đá nhảy, nhưng không – khu nghỉ mát đã khéo léo sắp xếp một đoạn bãi tắm đẹp với cát vàng khoảng 100m để dành riêng cho du khách yêu biển thỏa đùa cùng sóng nước.
Không gian thơ mộng của Rock Water Bay không chỉ dành riêng cho gia đình, bạn bè mà cho cả những đôi lứa. Giữa trời đất thiên nhiên tươi đẹp của cây hoa và biển sẽ là chất xúc tác cho tình yêu thêm thắm thiết, cho lứa đôi thêm hạnh phúc thăng hoa.
Bảo Anh (TTVN)
Tổng hợp

Chợ Điện Biên - Say men phiên chợ vùng cao

Chợ Điện Biên là nơi hội tụ những sản phẩm, những mặt hàng đặc trưng của vùng rừng núi Tây Bắc mà không phải ở đâu ta cũng có thể tìm mua được.
Trở lại Điện Biên Phủ, mảnh đất anh hùng mà cách đây hơn 50 năm, ông cha ta đã làm nên một kỳ tích "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Nằm cạnh ngã ba Điện Biên đi cửa khẩu Tây Trang sang nước bạn Lào, một đường đi Lai Châu, ngả kia về Tuần Giáo (lộ 279), vị trí ở trung tâm thành phố Điện Biên (mặt chính tượng đài Chiến Thắng hướng ra ngã ba này), cách đồi A1 khoảng 1km là chợ Điện Biên mà nhiều người vẫn thường gọi là "Hoa của vùng Tây Bắc".
Chợ Điện Biên là nơi hội tụ những sản phẩm, những mặt hàng đặc trưng của vùng rừng núi Tây Bắc mà không phải ở đâu ta cũng có thể tìm mua được. Ngoài những mặt hàng truyền thống, du khách còn có thể chọn và mua cho mình, cho bạn bè, người thân những bộ váy áo trang phục bằng chất liệu thổ cẩm do những bàn tay khéo léo của người con gái Thái dệt nên với mức giá khá hợp với túi tiền.

Chợ Điện Biên còn có cả một dãy hành lang dành cho người bán những tổ ong mật, ong đất, ong rừng… thơm ngon mà nếm một lần nhớ mãi không quên. Theo lời kể của đồng bào dân tộc Thái ở bản Xa Mấn, huyện Điện Biên, thì những loài ong này thường làm tổ ở trong hốc đá, hốc cây to, bắt được một tổ phải mất một ngày, thậm chí vài ngày. Ngoài việc đi thăm lại chiến trường xưa của cha ông, các cụ già người cao tuổi còn có cơ hội mua cho mình ché rượu cần, những bình rượu ngâm tắc kè, bò cạp, ong đất.

Ngoài cái thú vui tao nhã, du khách được thưởng thức chén rượu vùng cao, những loại rượu này còn có tác dụng bổ gân, chữa tê phù, thấp khớp rất tốt. Một điều khá lý thú là du khách còn được thưởng thức loại rượu chít (ngâm con sâu trong thân cây chít mà chỉ những cây mọc ở sườn núi cao không ra bông mới có sâu ở). Có phải chăng người Điện Biên - người Tây Bắc bày ra không phải để bán mà là để "mua" cái tình của du khách thập phương để giới thiệu những hương vị tinh khiết của vùng sơn cước, của vùng đất anh hùng?

Đi chợ Điện Biên, du khách còn có thể mua những món quà nho nhỏ như quần áo, mũ, túi… in hình những di tích lịch sử của Điện Biên như tượng đài chiến thắng đồi D1, hầm Đờ Cát, những giò lan đủ loại, đủ màu sắc như lan tai châu, lan quế, điệp lan, lan nữ hoàng. Những con hươu, con nai nhỏ được những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo nên mà vật liệu đơn giản chỉ là gỗ rừng, rêu suối gần gũi, thân quen như con người với núi rừng Tây Bắc.
Đến Điện Biên, đi chợ Điện Biên có lẽ không có du khách nào quên không mua cho mình một cành hoa ban nhỏ. Loài hoa tinh khiết hội tụ những nét nguyên sơ, trong trắng của con người, của núi rừng nơi đây. Có người nói hoa ban là chúa của các loài hoa, có lẽ không sai nên cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta ví hoa ban là biểu tượng, là tâm hồn của người con gái Tây Bắc…

Mỗi độ xuân về lại bạt ngàn rừng ban trắng, hoa ban cũng được bày bán khắp chợ, người mua chủ yếu là nam thanh, nữ tú ở nơi xa đến; mua là để thưởng ngoạn cái thơ mộng, quyến rũ của lòng người Tây Bắc; mua là để cầu chúc cho đôi lứa nên duyên.

Đến chợ Điện Biên không mua chỉ thưởng thức thôi cũng đã "đầy túi" rồi, rượu không uống cũng đã ngất ngây lòng người. Chia tay với Điện Biên - vùng đất một thời oanh liệt của cha ông ta, chia tay với chợ Điện Biên nhưng vẫn mãi còn đọng lại đâu đây giọng một người con gái Thái "Tặng anh cây ban nhỏ như tấm lòng người Tây Bắc bao la".
 
 

Lukhach24H.com

Nồng say cao nguyên trắng

Khá lâu rồi cứ phải đút chân gầm bàn, múa tay trên bàn phím với những con chữ và nhìn đời qua lăng kính “Internet”, sau vài lời rủ rê “mật ngọt”, chúng tôi quyết định làm chuyến “offline” Bắc Hà (Lào Cai) vào ngày cuối tuần, đúng vào phiên chợ văn hóa vùng cao.
Sau một chặng đường dài, bỏ lại sau lưng phố xá và khói bụi của xe hơi, của những thanh âm thị thành, chúng tôi đã chạm ngõ thị trấn và dừng lại nạp năng lượng, trước khi vào chợ phiên. Sau khi thưởng thức bát phở gà chặt miếng rất ngon và có nét rất riêng của vùng cao Bắc Hà, chúng tôi cứ thế trôi theo dòng người đủ váy áo sặc sỡ, đủ thứ hàng hóa lúc nào không hay. Lạc giữa cơ man nào váy thổ cẩm. Chen giữa dòng người đến chợ, chúng tôi len lỏi để tìm những khuôn hình cho khoảnh khắc bấm máy... nhưng vẫn thật khó vì chợ quá đông. Chả là, bà con vừa thu hoạch xong. Thời gian này tha hồ đi chơi chợ đi mua sắm, nên chợ phiên tuần này mới đông như vậy.
Len lách mãi chúng tôi cũng vào đến khu ẩm thực. Này là chảo thắng cố trên bếp đang sôi ùng ục, bốc khói nghi ngút, này là nồi canh thịt lợn đen thơm lựng mùi của gừng nướng, của thảo quả và lá chanh. Những bát bánh đúc ngô vàng trong như thạch. Những bát bánh phở tráng và bát rượu ngô cứ nâng lên đặt xuống... của tình bằng hữu, của những người đàn ông vùng cao “gặp nhau chỉ để uống rượu”. Những đứa trẻ theo mẹ xuống chợ thì tụm lại một chỗ hào hứng với chiếc kem mút trông rất mãn nguyện.
Ở Bắc Hà, điều dễ dàng nhận thấy rằng, khách đến chợ vẫn thu hút hơn cả là cảnh bán mua của đồng bào vùng cao chứ không phải đến để mua vài cái túi thổ cẩm, vài cái khăn dệt cách điệu... Tôi dám chắc rằng ai đến chợ cũng đều muốn tìm mua những sản vật núi rừng như gà đen, thịt lợn bản và những mớ rau tươi non không có chất hoá học được gùi từ trên những đỉnh núi mù sương xuống chợ.
Thú vị nhất là khu bán những con vật nuôi. Nhìn một người đàn ông Mông tay dắt một con lợn đen. Tôi đánh bạo hỏi mua: Có bán lợn không? Anh trả lời: Bán đấy, mua đi. Tôi hỏi: Bán bao nhiêu. Anh ta lại trả lời bằng tiếng Kinh vẫn còn chưa sõi: 700 nghìn con này, 19 cân đấy. Tôi bèn hỏi tiếp: Thế bán bao nhiêu tiền một cân. Anh ta nói ngay: 45 nghìn một cân... Chúng tôi phá lên cười rất to: 45 nghìn một cân, chỉ nhẩm nhanh thiếu 45 nghìn nữa là đầy 900 nghìn. Vậy mà bán chỉ có 700 nghìn ? Chị đồng nghiệp ngã giá: 35 nghìn 1 cân có bán không? Anh ta trả lời dõng dạc: Không bán đâu, 45 nghìn mới bán. Con này 19 cân, 700 nghìn đồng đấy!... Chị đồng nghiệp bảo: cái anh này, chúng tôi hỏi cho vui thôi. Không mua đâu. Và lúc tạm biệt anh bán lợn cắp nách, chị đồng nghiệp vẫn cứ dặn đi dặn lại rằng: Nếu bán 45 nghìn 1 cân thì con này anh phải bán 855 nghìn nhé! Câu chuyện của người bán lợn làm chúng tôi vui suốt dọc đường về...
Rời khu bán vật nuôi, chúng tôi bị cuốn hút bởi những âm thanh lạ tai phát ra từ một nhóm người đàn ông đang túm tụm vòng tròn ở một góc chợ. Tiến lại gần chúng tôi thấy hai người ngồi giữa đám đông ấy đang say sưa trổ tài biểu diễn với chiếc kèn gỗ. Tôi lân la làm quen với một đàn ông trung niên tên là Cáo Chúng Lìn, người Mông ở xã Cốc Ly. Thấy chúng tôi có vẻ tò mò về chiếc kèn gỗ, ông Lìn làm “phiên dịch” cho chúng tôi bằng tiếng Kinh: Kèn của người Mông dùng để thổi trong những dịp tang ma hay đám cưới đều được. Kèn làm từ gỗ cây sung đấy! Tôi đánh bạo cầm một chiếc lên thổi. Chiếc kèn nhẹ bẫng phát ra âm thanh... Trên thân kèn có 7 lỗ được khoan tròn như cây sáo trúc. Trong lúc chúng tôi đang thỏa trí tìm hiểu về chiếc kèn, hai người đàn ông vẫn cứ say sưa biểu diễn. Một người khác trong nhóm giải thích: Họ mua về rồi, bây giờ họ thổi đấy! Thì ra không phải thổi để chào hàng như chúng tôi nghĩ mà là thổi để “thể hiện”, để thử kèn vậy thôi... Mãi chúng tôi mới dứt ra khỏi đám người đàn ông thổi kèn gỗ ấy.
Hai bên hành lang lối lên xuống là những người bán chổi, gùi, yên ngựa, đồ đan lát từ tre nứa. Rồi chúng tôi đi qua dãy bán hương - một sản phẩm truyền thống của đồng bào Mông hoa ở vùng cao Bắc Hà... Phía ngoài cổng chợ, hàng cốm mới thơm lừng thành dãy dài. Vừa gặt xong vụ mùa nên cốm bán rất nhiều. Đặc biệt, chợ Bắc Hà còn bán “khẩu rang”- thứ gạo dùng để nấu xôi, hạt gạo to như hạt bỏng. Người bản địa thì gọi đó là “cốm già”... rất ngon.
Đến trưa, định bụng sẽ vào chợ làm một chầu thắng cố và thử say với thứ tinh túy mà mọi người vẫn nói một cách hoa mỹ là “vắt ra từ trời đất” ấy xem thế nào. Nhưng rồi, không nỡ chối từ lời mời mọc, chúng tôi đã khoanh chân tại một nhà hàng nổi tiếng món phở chua Bắc Hà. Thứ phở chúng tôi ăn là bánh phở tráng màu hồng, dẻo quánh. Bát nước chấm được pha chế từ nước chua, dưa cải muối, rau xà lách thái nhỏ, trộn ít lạc rang giã vụn. Khi ăn mới trộn ít muối trắng vào. Thoạt nhìn, tôi nghĩ món ăn lạ lùng này, liệu mình có ăn nổi không. Vì tôi chưa ăn thế bao giờ. Ấy vậy mà, càng ăn, tôi càng bị cuốn hút bởi món ăn rất đơn giản và độc đáo này. Không chỉ có vậy, chúng tôi còn được gia chủ đãi món thịt trâu sấy xào, lòng ngựa xào khế... toàn những món thết khách của người vùng cao. Giữa cái lạnh của vùng cao mà anh bạn trong đoàn mồ hôi cứ vã ra như tắm. Thì ra, nhìn vào bát phở chua của anh bạn này đầy những tương ớt, một thứ đặc sản ớt ngâm của người bản địa. Chúng tôi cứ nâng hết chén này đến chén khác trong ngây ngất men say của hương rượu Bản Phố chưng cất từ ngô nếp nương và men lá hồng mi trên núi đá…

Lê Thanh Cường (Làng Việt)

Ngất ngây men rượu hồng mi

(iHay) Ai đã từng đến cao nguyên trắng Bắc Hà thật khó cưỡng với chén rượu ngô Bản Phố say nồng ngây ngất.

Rượu ngô có lẽ là thứ quyến rũ nhất khi đặt chân đến cao nguyên trắng. Gió lạnh, sương giăng, chẳng còn gì hợp hơn để mời nhau một chén rượu đầy.
Dù không phải phiên chợ, nhưng dọc con phố nhỏ ở thị trấn Bắc Hà, người ta vẫn bày bán rượu ngô trong những chiếc can 20 lít. Các bà, các chị váy xòe đi ngang qua nếm thử rượu bằng chiếc thìa nhựa nhỏ.
Bà cụ bán hàng lưng còng đã 72 tuổi rót rượu ra chiếc chén xanh cũ kỹ, vui vẻ đưa cho anh bạn đi cùng tôi với câu mời bằng tiếng Kinh lơ lớ: “Uống thử đi, không lấy tiền đâu”.
 
Ông Giàng Seo Sẩu rót rượu mời khách
Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi chạy dọc lên bản Phố. Dọc đường, những nhánh mận trĩu hoa trắng xóa vươn ra quệt vào cửa kính xe lộp độp. Tôi cố hít hà mùi rượu trong không khí nhưng chỉ thấy mùi nhựa cây hăng hắc quyện với hơi ẩm, ngai ngái của những chuồng trâu bò ven đường.
Mãi đến khi xe dừng trước cổng nhà ông Giàng Seo Sẩu (57 tuổi), một gia đình nấu rượu lâu năm ở thôn Bản Phố 2A, tôi mới ngửi thấy mùi men rượu nồng nồng lan tỏa trong không khí.
Trong gian bếp ấm, nồi nấu rượu to đang bốc hơi nghi ngút. Từ chiếc vòi nhỏ dẫn từ nồi, dòng rượu trong veo tí tách chảy. Rượu ngô Bản Phố thực sự phải nấu bằng men hồng mi, một loại cây cỏ, có bông như bông kê và hạt đen nhỏ như hạt cải mới đúng điệu.
Trước đây, hồng mi mọc hoang rất nhiều, nhưng bây giờ bà con phải tự gieo trồng cùng với lúa nương.

Tháng 8, 9 là mùa thu hoạch hồng mi. Bông hồng mi túm lại thành túm, phơi khô rồi đập lấy hạt. Hạt tán nhuyễn, trộn với nước ấm và rượu để nắm thành bánh men. Ủ bánh khoảng một tuần thì thành men rượu.
 
Bông hồng mi phơi khô
Kéo từ góc nhà ra một sọt hồng mi phơi khô, ông Sẩu bảo: “Cả xã có hơn 100 hộ nấu rượu ngô, nhưng chỉ có khoảng 20 hộ dùng men hồng mi, còn lại dùng men rượu thường mua ở chợ. Men hồng mi khoảng 10.000/kg, chi phí cũng không lớn hơn là bao so với men rượu thường, nhưng công sức bỏ ra để hồng mi thành men thì lại rất kỳ công".

Theo ông Sẩu, nếu không vững tay nghề, thì cả mẻ men dễ bỏ đi như chơi.

 

Rượu ngô ủ bằng men hồng mi say êm ái như nụ cười ngọt lừ của con gái Mông. Trong làn khói lam bay bay quyện với hương rượu thơm nồng khiến mọi giác quan cựa quậy

Tịnh Tâm

Để làm ra một nồi rượu chừng 25 lít, ông Sẩu dùng khoảng 1,5kg hồng mi và 60kg ngô.
Rượu bản Phố thường chỉ nấu vào cuối tuần. Mỗi nhà nấu chừng 40-50 lít rượu. Trung bình một năm, cả bản Phố nấu ra khoảng 200.000 lít rượu. Rượu chủ yếu đem bán ở phiên chợ, hoặc khách quen đến tìm mua tại nhà.
Rượu ngô ủ bằng men hồng mi say êm ái như nụ cười ngọt lừ của con gái Mông. Trong làn khói lam bay bay quyện với hương rượu thơm nồng khiến mọi giác quan cựa quậy.
Ông Seo Sẩu cười tâm đắc bảo: “Rượu ngô bản Phố ngon ở ngô, ở men hồng mi đã đành, nó còn ngon nhờ nước suối Hang Dể và cái lạnh của bản Phố. Dùng nước khác, nấu ở nơi khác, thì rượu khác ngay”.
 
Khách đến mua rượu tại nhà
Nếu không có cuộc trò chuyện với ông chủ nhà mến khách và mến...rượu, không được tận mắt nhìn thấy những túm hồng mi “thần kỳ” và những thúng ngô vàng ươm mây mẩy, không được chờ đợi từng giọt rượu trong veo chầm chậm chảy ra từ nồi cất để được một chén đầy sóng sánh, thì khó có thể “say” được rượu ngô Bản Phố một cách trọn vẹn.
Bài và ảnh: Tịnh Tâm

’Kỳ quan’ bị lãng quên trên thánh địa phượt

Không bắt mắt, không hùng vĩ, nhưng đó thực sự là một kỳ quan được tạo nên bởi nỗ lực phi thường của bàn tay con người.

Ðúng với tên gọi của nó, suốt cung đường từ TP Hà Giang, đến dốc Bắc Sum, ngược lên cổng trời Quản Bạ, đèo Cán Tỷ, qua Yên Minh, Mậu Duệ, Ðồng Văn, qua cung đường tình yêu Mã Pí Lèng để dừng chân nơi Mèo Vạc, đâu đâu cũng thấy núi là núi. Ðá chồng lên đá, đá đan vào đá chạy sát theo những cung đường cua tay áo và dốc đứng đến rợn người.


Ðứng trên đỉnh Mã Pí Lèng, một bên là núi đá cao sừng sững, một bên là vực sâu thăm thẳm, phóng tầm mắt nhìn bao quát một vùng cao nguyên rộng lớn, mới thấy hết sự hào phóng, kỳ vĩ của đất trời.

Ðiểm nhấn lãng mạn giữa núi non hiểm trở là dòng Nho Quế mềm như vạt eo con gái, uốn lượn quanh các khe núi hẹp. Mùa này dòng Nho Quế đang cạn nước nhưng cũng đủ làm say lòng du khách, xua đi cái khô cằn và khắc nghiệt của bốn bề núi đá bao vây. Ðèo Mã Pí Lèng thuộc huyện Mèo Vạc, có chiều dài khoảng 20 km. Ðây được coi là nơi hiểm trở nhất của cao nguyên đá.

Có nhiều câu chuyện kể về việc phá đá mở đường đoạn đèo này, với những chi tiết hết sức cảm động. Toàn tuyến đường Hà Giang - Ðồng Văn - Mèo Vạc dài chừng 165 km được làm trong năm năm, nhưng riêng đoạn đèo này phải thi công tới hai năm mới hoàn thành.

Hơn một nghìn thanh niên xung phong từng treo mình trên vách đá suốt 11 tháng ròng, đục từng lỗ mìn phá đá. Hiện nơi đây còn lưu giữ đài tưởng niệm ghi danh những con người dũng cảm, ngoan cường làm nên tuyến đường đèo ấy.

Giờ đây, Mã Pí Lèng được gọi là cung đường tình yêu. Không ai nhớ xuất xứ của cái tên lãng mạn ấy. Phải chăng vì nó là con đường đèo nguy hiểm nhất, là thử thách cuối cùng để đến được chợ tình Khau Vai huyền thoại. Như câu dân ca da diết của người Mông "Anh như con chim bay nhiều mỏi cánh/Tìm đến cành em mà đậu/Em như cành khô bấy lâu/Chờ con chim mỏi cánh bay về/Ðợi anh qua mùa lanh/Ðợi anh qua mùa đào/ Vượt đỉnh Mã Pí Lèng/Ta tìm về với chợ tình Khau Vai".
 
Nếu như cung đường Hà Giang - Ðồng Văn - Mèo Vạc quyến rũ bởi sự nguy hiểm, sợ hãi nín thở nhưng đẹp đến ngỡ ngàng thì điều ám ảnh chúng tôi suốt hành trình lại là sức sống của cao nguyên đá được tạo nên bởi chính những con người nơi đây.
Giữa điệp trùng núi đá, những mầm ngô vẫn vươn mình lên xanh tốt. Ngô là loại cây duy nhất có thể sinh trưởng ở mảnh đất khắc nghiệt này, cũng là loại cây nuôi sống đồng bào bao đời nay.

Trên đường Ðồng Văn xuôi Lũng Cú, chúng tôi gặp chị Thùa Thị Thoong đang gùi đất từ vùng thấp để đổ vào từng hốc đá trên cao nguyên trồng ngô.
Giữa những mô đá tai mèo sắc nhọn tưởng như có thể đâm nát chân người, vẫn thừa ra những khe hở, chị Thoong đã tận dụng chúng, đổ đất gieo hạt. Chồng mất sớm, nhà chị Thoong giờ có năm miệng ăn. Lúa không có, chỉ trồng ngô cho nên cơm chỉ là món hy hữu trong bữa ăn thường ngày.

Bốn đứa trẻ sàn sàn tuổi đến trường nhưng chẳng đứa nào đi học. Chúng như bao đứa trẻ tôi gặp trên chặng đường đi, nói tiếng Kinh bập bõm, đầu trần, chân đất, quần áo bạc mầu, cáu bẩn. Ðứa bé lang thang chơi trên núi đá, đứa lớn hơn theo mẹ gùi đất gieo hạt. Cuộc sống chỉ là mong thoát đói thì làm sao chúng dám ước đến trường?
Ði sâu vào Cột Cờ Lũng Cú, càng gặp nhiều hơn khung cảnh bà con cần mẫn lao động, phần lớn vẫn là căn từng hốc đá để trồng ngô...
 
Để có thể trồng ngô, người nông dân nơi đây phải xuống vùng thấp để lấy đất gùi lên núi, đổ vào từng khoảng trống giữa những khối đá tai mèo sắc nhọn để gieo hạt.

Cụ Già Giống Na năm nay đã gần 90 tuổi vẫn đang cùng con cháu gieo hạt trong cái nắng rát những ngày đầu hạ. Cụ nói tiếng Kinh khá rõ. Nhà cụ chủ yếu trồng ngô, chỉ gieo được ít lúa bên khoảnh đất bằng phẳng trước nhà. Thế cũng là tốt lắm rồi đấy - cụ nói - Ở những bản sâu trong núi đá kia còn nhiều hộ nghèo lắm đó. Vì đất trồng lúa hiếm lắm, đến kẽ đá trồng ngô cũng khó tìm. Bây giờ đang là mùa giáp hạt.

Cũng thời điểm này chừng mười năm về trước, gần như cả bản không có gạo ăn, nhà nào còn ngô là may mắn lắm.

Nhưng mấy năm nay, trồng lúa được mùa hơn và giống ngô tốt cũng cho nhiều bắp, cho nên bà con dành dụm được cho những ngày giáp hạt. Mùa này, mỗi ngày chỉ một bữa cơm thôi, còn ăn mèn mén, uống rượu ngô suông- cụ cười nói như đó là chuyện thường tình ở vùng đất này bao đời nay rồi.
Xã Lũng Cú, huyện Ðồng Văn vốn được ví như xã Ðất Mũi của Cà Mau, heo hút và trắc trở. Từ Ðồng Văn đến trung tâm xã là cung đường 26km, cũng vẫn điệp khúc dốc cua tay áo, núi cao và vực sâu.

Ðồng bào Mông, Lô Lô trồng lúa, trồng ngô mỗi năm chỉ được một vụ cho nên đời sống hết sức khó khăn. Cả xã có chín thôn bản, thì có đến tám thôn giáp biên, đều ở độ cao trung bình từ 1.600 đến 1.800 m so với mực nước biển.

Chúng tôi gặp anh Vàng Mí Cấu, Bí thư xã còn rất trẻ, người dân tộc Mông. Giọng nói khê mùi thuốc lào, anh tính, cả xã có hơn 800 hộ dân thì có đến hơn một nửa là hộ nghèo. Nói là nghèo nhưng thực chất vẫn còn những hộ đói, mùa giáp hạt vẫn phải chờ vào cứu trợ gạo của Nhà nước và địa phương.

Ðó là bà con ở những vùng có địa hình quá dốc, chỉ toàn núi đá, không thể trồng trọt hay chăn nuôi gì được. Giọng anh như sáng hơn khi nói về chương trình xây dựng nông thôn mới ở ba thôn Lô Lô Chải, Thèn Pả và Xín Mần với những thành tích được tính bằng bể nước, sân phơi, nhà tắm, nhà vệ sinh và chuồng gia súc. Nhất là 1,7 km đường bê-tông liên thôn.


Ở vùng núi đá này, con số ấy là nỗ lực lớn của chính quyền xã và bà con thôn bản. Khi được hỏi về những khó khăn của bà con trong phát triển sản xuất, giọng anh như chùng xuống: Nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước đã quan tâm đến đời sống của đồng bào dân tộc, nhất là với Lũng Cú - một xã biên giới phía bắc huyện Ðồng Văn. Cuộc sống bà con nhờ thế cũng thay đổi nhiều, nhưng cũng chỉ mới xóa đói chứ để giảm được nghèo vẫn là vô cùng khó vì sản xuất nông nghiệp ở vùng núi đá là thách thức lớn. Với 80% địa hình là đồi núi dốc, khí hậu khắc nghiệt, mùa khô hạn hán, mùa mưa lại đối mặt với lũ quét, mưa đá và sạt lở, cây lúa khó trồng, cây ngô vùi mình trong hốc đá, thì người dân thật khó có cơ hội thoát nghèo bền vững.

Chúng tôi chạm đỉnh Mèo Vạc khi chợ phiên đã bắt đầu đông. Tiết trời đầu hạ, nắng vàng như rót mật. Một cảm giác say mê ngay lập tức len nhẹ trong lòng khi thấy những em gái Mông má hồng như nỗi nhớ, váy áo hoa văn sặc sỡ, xập xòe nổi bật giữa khung cảnh ồn ã của chợ phiên. Phía kia là những phụ nữ Mông đang thử rượu ngô cho chồng - một cảnh mà tôi nghĩ chẳng nơi nào có được, ngoài những phiên chợ của vùng cao nguyên đá.
 
Xa xa là hai vợ chồng già dắt nhau xuống chợ, ngồi thưởng thức một bát thắng cố bên bếp lửa nghi ngút khói. Một ông già cô độc ngồi giữa chiếc ghế dài cuối chợ rít hơi thuốc lào sảng khoái.

Nhập vào quán rượu giữa chợ, chàng trai người Mông nom hiền lành nhường tôi một góc ghế dài. Quán chỉ rặt những rượu suông, thuốc lào, chén, bát. "Chén để uống rượu, bát cũng để uống rượu, khi đã ưng nhau rồi thì phải uống bằng bát"- anh người Mông Lò Mí Pố nói với tôi như thế. Anh Pố không nói được tiếng Kinh nhiều.
 
Hôm nay là chợ phiên, vợ chồng anh Pố, chị Già lên chơi chợ. Chị Già giải thích: Ði làm suốt mà, ngày chợ đi chơi thôi. Mình không đi mua gì, nhà có rau, có mèn mén ăn rồi. Chỉ có hôm thiếu gạo thôi. - Thiếu gạo à, nhà có trồng lúa không? - Không có đất trồng lúa đâu, chỉ trồng ngô thôi. Sự xa lạ nhanh chóng trở nên thân mật với những con người vốn hiền hành, thật thà như đếm. Tôi vui vẻ hỏi: Ở nhà Pố có uống nhiều rượu không, hay chỉ lên chợ mới uống. - Ở nhà cũng uống chứ- vợ anh nhanh nhảu trả lời. Còn uống rượu thay nước vào những mùa khát mà. Mùa khát - đó là chị Già nói đến mùa khô- từ khoảng tháng mười đến hết tháng tư, cao nguyên đá bắt đầu thiếu nước.

Mặc dù cả bốn huyện vùng cao nguyên đá Ðồng Văn đều có "hồ treo" được xây dựng ở những vị trí thung lũng để lấy nước từ vách núi đá chung quanh, nhưng dung tích hồ cùng lượng nước không đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Khi mùa khô đến, nhiều hồ treo trơ cạn đáy, người dân phải dành dụm, dè sẻn từng giọt nước để dùng. Ðối mặt với cái ăn, cái mặc đã nhọc nhằn, đồng bào nơi đây còn phải gồng mình đi qua những mùa khát cơ cực. Lại nhớ lời Bí thư xã Lũng Cú Vàng Mí Cấu: Ở miền xuôi, xây dựng nông thôn mới là những con số về thu nhập bình quân đầu người, mô hình sản xuất kinh tế... Nhưng với đồng bào vùng cao, xây được bể nước đã là một tiêu chí lớn.

Trở về Hà Nội từ Mèo Vạc, bỗng nhớ quay quắt những con người nơi cao nguyên đá. Nhớ những cây sa mộc lặng lẽ trong thung vươn mầu xanh tương phản với sắc xám ngoét của đá, chấp nhận cả hanh khô và nắng lửa, cả cái rét tái tê, bốn mùa không rụng lá. Có cảm giác người dân cao nguyên này cũng giống những cây sa mộc, kiên nhẫn và kiên cường đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, lặng thầm lèn đất, lèn nước vào đá mà gieo lúa, trồng ngô. Nhưng dường như trong câu chuyện của họ, không hề nghe thấy lời ca thán nào...
 
Lại ước mong thêm một lần đến nơi này, được quỳ trước núi. Không chỉ để tin "ai trong đời chẳng có một Khau Vai" như nhà thơ Trần Hòa Bình đã viết... mà còn để thán phục những con người với sức sống và sự dẻo dai, bền bỉ như còn cao hơn núi đá, ngày lại ngày lặng lẽ sống, mưu sinh và giữ gìn bờ cõi biên cương Tổ quốc, giữ gìn di sản cao nguyên đá hùng vĩ bậc nhất đất nước này.

 Tổng hợp từ Nhân Dân, Kiến Thức, Người Đưa Tin và nhiều nguồn khác

Huyền thoại về những Hòn Vọng Phu

Từ xưa, người Việt Nam vẫn giữ một nét ý thức đáng quí : sự thủy chung, tình yêu trước sau không đổi. Ý thức này xuất phát từ luân lí truyền thống của mấy ngàn năm trước và truyền thống tư tưởng ấy đã thổi hồn vào những khối đá vô tri trên núi cao để chúng thành huyền thoại : Huyền thoại hòn Vọng Phu.
Dọc cung đường từ Bắc vào Nam, chúng ta vẫn bắt gặp đâu đó  những hòn đá mang hình người đàn bà bồng con chờ chồng đã gắn với những truyền thuyết huyền thoại. Mỗi vùng mỗi khác, lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng vẫn chung một màu sắc dân dã, bi đát, đầy kịch tính, tôn vinh người thiếu phụ bồng con chờ chồng mòn mỏi đến hóa đá. Những chuyện tình đầy nước mắt đã biến những ngọn núi trầm tư nằm rải rác từ Lạng Sơn, Thanh Hóa đến Nghệ vào đến Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…

Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn
 Hòn Vọng Phu nằm trong quẩn thể di tích động Tam Thanh, Lạng Sơn có núi Vọng Phu. Trên sườn núi cao có khối đá hình người đàn bà ôm con mãi nhìn về phương xa… Từ xưa, khối đá này đã gắn với truyền thuyết về một người thiếu phụ chung thuỷ bồng con lên núi chờ chồng. Chờ mãi không thấy chồng về, cả hai mẹ con cùng hoá đá…
Theo Truyền thuyết kể rằng,  từ thuở xa xưa có một gia đình kia sinh được hai người con, một trai, một gái. Lúc còn nhỏ tuổi, người anh lỡ tay làm người em bị vỡ đầu, máu ra lênh láng. Sợ quá, người con trai bỏ nhà trốn đi biệt xứ. Thế rồi năm tháng qua đi, sự đời trớ trêu lại se kết họ nên duyên vợ chồng. Hạnh phúc giản dị và êm đềm đã đến với họ, nhất là sau khi hai người sinh hạ được một đứa con. Nào ngờ đến một ngày nọ, người chồng tình cờ phát hiện ra rằng người vợ chính là em gái ruột của mình. Đau đớn và ân hận đến khôn cùng, người chồng đành lặng lẽ bỏ đi không một lời giã biệt. Không mảy may hay biết về duyên cớ ra đi của chồng, người phụ nữ ấy thương nhớ chồng khôn nguôi mới dắt con lên ngọn núi ngóng trông cho đến khi hoá thành đá. Và cô ấy vẫn đứng đó và cõng con trên lưng, mắt nhìn ra phía bầu trời. Nơi đó sau này được gọi là Vọng Phu. Có lẽ chẳng mấy ai tin vào tính xác thực của sự tích huyền thoại này, nhưng nó cứ được truyền từ đời này qua đời khác như một lời nhắc nhở và gửi gắm vào đó sự cảm phục đức thuỷ chung, một phẩm hạnh có thực của người phụ nữ Việt Nam.
Điều không may, tượng nàng Tô Thị bằng đá tự nhiên từ thập niên 90 dần dần đã bị phá hủy. Sau này, người dân địa phương cũng đã xây dựng 1 bản sao cũng ngay tại vị trí đó.
Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa
Ðến Thanh Hóa, bạn sẽ thấy trên đỉnh núi Nhồi có một cột đá đứng sững cao khoảng 20m giống hình người phụ nữ ôm con, dân địa phương gọi là hòn  Vọng Phu. Thuộc xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hoá 3km về phía Tây Nam, hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hoá đá.
Trước kia núi này gọi là núi Khế - Nhuệ Sơn (thôn Nhuệ), là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người phụ nữ đang quay mặt về phía biển Đông.
Truyền thuyết của Hòn Vọng Phu trên núi Nhồi ít nhiều khác với các truyền thuyết khác. Chuyện xưa kể rằng: Có một  chàng trai trẻ vốn dòng hào kiệt, yêu một cô gái nết na, xinh đẹp nhất vùng. Họ kết duyên với nhau và sống quấn quít bên nhau rất hạnh phúc, nàng dệt cửi quay tơ, chàng dùi mài kinh sử chờ ngày ra kinh đô ứng thí.
Khi nàng sinh được một cô con gái xinh xắn thì quân giặc tràn đến xâm lấn cõi bờ. Chàng trai đành xếp bút nghiên, từ tạ người vợ trẻ lên đường ra biên ải rồi hy sinh ngoài chiến địa. Ở quê nhà nàng chinh phụ ôm con đợi chờ rồi hóa đá thành núi Vọng Phu, những giọt lệ của nàng rơi xuống hóa thành sông, có tên là sông Cái chảy vào sông Dinh để ra biển. Hình ảnh núi Vọng Phu cũng vì thế mà trở thành biểu tượng đẹp, thành đề tài trong các câu hát dân gian xưa cũng như trong những sáng tác văn chương, nhạc hoạ của các nghệ sĩ sau này.
Chóp núi  Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời, bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn. Hai khối đá này tương tự hình người, từ xa khoảng 50km vẫn còn trông rõ hình tượng người mẹ hoá đá đang bồng đứa con, phóng tầm mắt ra biển khơi mong chờ người chồng trong vô vọng.
Hòn Vọng Phu ở Nghệ An
Cạnh dòng Nậm Giải, Quế Phong, Nghệ An có một khối đá trắng lớn có dáng mẹ bồng con hướng mặt nhìn ra dòng nước. Người Thái ở đây vẫn gọi là hòn Vọng Phu.
Chuyện tình vùng dân tộc này mang màu sắc thần kì: nhân vật là một chàng trai chốn thuỷ cung đã yêu một thiếu nữ trần thế. Chàng vốn là con của Long Vương, trốn vua cha lên trần gian chơi hội Xuân. Ở đây, chàng đã gặp một người con gái Thái hết sức xinh đẹp; chàng mê mẩn quên cả lối về…Họ yêu nhau say đắm rồi kết làm vợ chồng ...chung sống với nhau hạnh phúc bên đứa con thơ . Ngày ngày chàng lên rừng săn muông thú, xuống suối bắt cá tôm… vợ ở nhà chăm con, dệt vải quay tơ. Rồi một ngày kia, Long Vương cho quân lên tìm bắt con trai về trị tội. Không dám chống lệnh cha, chàng từ biệt vợ con về thủy cung... rồi từ đó đi biền biệt, không trở lại... Nhớ chồng tha thiết, hàng ngày nàng lại bồng con ra bến nước nơi người chồng ra đi để trầm tư ngồi trông ngóng bóng chồng. Mỏi mắt trông chờ trong tuyệt vọng. Một ngày kia, trời đổ mưa tầm tã, sấm chớp lòe sáng rực trời. Lúc trời quang mây tạnh, bên bến nước, mẹ con người thiếu phụ chờ chồng đã hóa đá, dưới chân đá là những dây leo chằng chịt. Truyện tình của đôi vợ chồng chờ nhau trọn kiếp đã thành truyền thuyết.
Nay người Thái ở Nậm Giải hàng năm vẫn dâng lễ vật tưởng nhớ một cuộc tình bi đát. Họ cùng nhau mang những tấm vải nhiều màu sặc sỡ cùng những cuộn tơ vàng phơi lên các tảng đá chung quanh và kể cho nhau nghe chuyện đá Vọng Phu của nghìn năm trước...
Ngày nay, tại nơi trước đây là nơi đứng của đá Vọng Phu chỉ còn dấu vết một bãi đá dăm cỏ cây chen nhau mọc. Hàng năm cứ đến ngày 8/3, người dân nơi đây lại đội hoa quả ra làm lễ như một cách để tưởng nhớ đến truyền thuyết đẹp của dân gian.
Hòn Vọng Phu ở Quảng Nam
Ở Quảng Nam-Đà Nẵng có “Đá Bà Rầu" cũng là hòn Vọng Phu. Câu chuyện lưu truyền về pho tượng đá có hình người đàn bà này có khác với những truyền thuyết Vọng Phu trên cả nước: Người vợ có chồng đi buôn xa, ngày ngày nàng ra bờ sông mòn mỏi trông chồng. Ngày lại ngày qua, nàng vẫn hi vọng… và cuối cùng chàng trở về nhưng hạnh phúc đã không đến mà lại vỡ tan cùng với bao nhiêu nghi ngờ, ghen tuông...; chồng nàng lại bỏ nhà ra đi. Nàng buồn rầu ra cửa biển, đau thương rồi biến thành khối đá sầu muộn. Bên cạnh tượng đá nay còn có một ngọn tháp, gọi là Tháp Bà Rầu.
Hòn Vọng Phu ở Bình Định

Phía Nam đầm Đạm Thủy, thuộc địa phận huyện Phù Cát, có núi Bà. Núi choán cả một vùng rộng lớn trên bốn mươi cây số vuông, uy nghi với bao điều kỳ bí.
Trên đỉnh núi, có hai khối đá, một cao, một thấp trông tựa hình người. Từ phía biển nhìn vào giống hệt một người đàn bà tay dắt đứa con đang đứng ngóng nhìn ra khơi xa. Dân địa phương gọi đó là Hòn Vọng Phu.
Tác phẩm như có hồn của tạo hoá đã khiến con người phải động lòng. Khối đá xanh đứng hoài dưới nắng mưa, thi gan cùng năm tháng đã biểu tượng cho lòng chung thuỷ của nghĩa vợ chồng trong tâm thức dân gian. Nó cũng giống như hòn Tô Thị gần Tam Thanh xứ Lạng.
Hòn Vọng Phu ở Tuy Hòa: Tuy Hòa có núi Đá Chồng (Đá Bia; Thạch Bi Sơn), thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa. Cư dân trong vùng gọi đây là núi Vọng Phu. Núi cao 706 m nằm cạnh quốc lộ 1A thuộc dãy Đèo Cả, là một nhánh của dãy Trường Sơn chạy ra sát biển, chân núi phía nam giáp Vũng Rô. Trên đỉnh có tảng đá lớn mọc dựng đứng, trông tựa hình người đàn bà. Dân địa phương cũng truyền tụng sự tích Vọng Phu.
Hòn Vọng Phu ở Khánh Hòa
Núi Mẫu Tử, cao 2051 mét, trước kia thuộc tỉnh Darlac; về sau, khi quận Khánh Dương sát nhập vào tỉnh Khánh Hòa, núi thuộc xã Ninh Tòng, huyện Ninh Hòa (giáp ranh xã Krong Hin, huyện Mơ Đrắc, giữa quốc lộ 21 và sông Hinh, cách bờ biển Đông khoảng 30 cây số) núi còn có tên là Vọng Phu .
Đây là ngọn núi cao nhất của Khánh Hòa. Chóp núi là một khối đá hoa cương khổng lồ, bên cạnh có một khối nhỏ hơn, trông xa vẫn rõ hình người mẹ bồng con đứng ngóng ra biển Đông. Truyền thuyết Vọng Phu ở đây giống với truyện ở Thanh Hóa và Tuy Hòa: Người chồng tòng quân ra biên ải; người vợ trẻ chờ chồng mòn mỏi, ngày ngày bế con lên núi trông về biên cương xa. Thời gian trôi và đoàn quân không thấy trở về, người vợ cùng đứa con chờ mãi hóa thành đá.
Trong lòng người dân Việt Nam, hòn Vọng Phu dường như đã trở thành một trong những biều tượng của quê hương, của niềm tin và lòng tự hào. Hòn Vọng Phu còn là hình ảnh gợi cảm của người mẹ bồng con bên bến sông, giữa cảnh tĩnh mịch mênh mang của đất trời vô tận, mắt đau đáu nhìn về một phương trời xa thẳm, ngóng đợi chờ mong người chồng ra đi đã lâu mà chưa về lại.
Những câu chuyện kể lại mặc dầu chỉ là huyền thoại, nhưng hình ảnh "mẹ bồng con" đó đã biểu tượng cho đức tính thủy chung cao đẹp muôn đời của người phụ nữ Việt Nam, nhất là trong thời chiến, vẫn hy sinh chịu đựng, một đời tận tụy, lo âu khổ cực trăm chiều vì chồng con. Hình ảnh gợi cảm, trìu mến , thấm tận đáy lòng đó, là tặng phẩm tuyệt tác của tạo hóa ban cho con người, là biểu tượng của truyền thống yêu thương của dân tộc, đã là đề tài cho nhiều áng thơ tha thiết nồng nàn, dòng nhạc chan chứa trữ tình trong thi ca .
Khánh Chi (TTVN)
Tổng hợp