Núi
Kim Phụng ở địa phận làng Hải Cát, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà. Núi
này còn có tên là núi Thương hoặc Thiên Dữu, dân gian gọi là hòn Đốn hay
hòn Đụn. Núi Kim Phụng có chiều cao khoảng 427 mét và là ngọn núi cao
nhất Thừa Thiên - Huế.
Trên núi có giếng nước rất trong nhưng
mùa khô sẽ cạn. Đỉnh núi có tượng Phật nhỏ và tượng thần Núi Thương với
những bát hương. Trước mặt tượng Phật về bên phải, có một nơi khá im mát
có thể làm nơi cắm trại cho nhiều người - Không khí trong lành, mát
rượi. Từ đỉnh cao này sẽ nhìn thấy bao quát thành phố Huế kề cận bên
dòng sông Hương quanh co.
< Núi Kim Phụng nhìn từ Bàu Hồ.
Trên đỉnh núi có thể nhìn thấy cả một
vùng rộng lớn: Nếu nhìn theo hướng Đông - Nam sẽ thấy hai trụ biểu của
lăng Gia Long, nhìn về hướng Đông thấy lăng Minh Mạng và cầu Tuần, tượng
Bồ Tát Quán Âm trên núi Tứ Tượng. Phía bên phải cầu Tuần là ngã ba Bằng
Lãng, nơi hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch hợp lưu thành sông Hương.
< Trên đỉnh núi có thể nhìn thấy cả một vùng rộng lớn...
Dòng sông Hương là một giải xanh xanh
nằm ngang và uốn khúc ở góc đông bắc của bức tranh này tại vị trí làng
Lương Quán và Nguyệt Biều rồi chảy xuống cầu Dã Viên. Giữa chừng trước
khi đến Lương Quán, sông Hương chảy qua điện Hòn Chén mà từ đây có thể
thấy hòn núi Ngọc Trản. Ở đây còn thấy rõ tháp ở tu viện Thiên An, núi
Ngự Bình, và dĩ nhiên là thành phố lô nhô bóng nhà. Xa tít tắp màu trắng
mờ mờ là cồn cát bên kia phá Tam Giang.
Nhìn về hướng Tây sẽ thấy khu vực Bình
Điền, bên trái là đồi Birmingham. Có nhiều con đường được trổ ra từ
thời chiến tranh, sau này người ta cũng mở đường để khai thác gỗ.
Các rừng trồng dần dần thay thế rừng tự
nhiên khiến gỗ quí không còn. Bây giờ chỉ có bạch đàn, keo tai tượng,
tràm hoa vàng và thông. Dân đi củi, đốt than nay ít hơn vì rừng được phá
bằng các phương tiện cơ giới nhanh hơn. Cả ngọn núi Kim Phụng không còn
cây nào cao hay có tán lá rộng. Chỉ còn tầng cây bụi thấp như sim, lau
lách...
Chân núi có dòng suối với nước trong
leo lẻo, mát lạnh... kề cận vài lán nhỏ của những người đi lấy nhựa
thông. Đây cũng là chỗ dừng chân tạm cho những người xuống núi sau buổi
cắm trại.
< Tượng Phật nhỏ trên núi.
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì núi
Kim Phụng là "chủ sơn" của xứ Huế, làm hậu cảnh và phá Tam Giang chính
là tiền cảnh. Đây đồng thời còn là đường phân thủy của hai nguồn tả hữu
trạch hợp thành dòng Hương Giang.
Năm Minh Mạng thứ 17 (1836): lúc đúc cửu đỉnh, nhà vua đã cho khắc hình tượng núi vào Chương đỉnh.
Theo sách Tây sơn thực lục, núi Kim Phụng là nơi an táng Chánh cung hoàng hậu họ Phạm của Hoàng đế Quang Trung (1791).
Trong giai đoạn kháng chiến 1954 -
1975, Kim Phụng là một trong những căn cứ quan trọng nhất của Thành ủy
Huế. Ðây cũng là nơi đóng trạm tiền tiêu của Bộ trong chiến dịch tổng
tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là một
trong những nơi Thành uỷ trú đóng và là trạm tiền tiêu của Bộ trong
chiến dịch tổng tấn công và tổng nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét