Nằm ẩn mình trong hang đá, một
mặt quay ra biển Đông, chùa Hang (Thiên Khổng thạch tự) còn có tên dân
gian là “Chùa Không Sư” ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Ngôi
chùa này luôn thu hút khách trong vùng và thập phương đến thăm viếng
trong những ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Vu Lan, Phật Đản…
Chùa Không Sư là một hang đá thiên
nhiên lớn nhất trong hệ thống hang đá ở Lý Sơn, hình thành do nước biển
ăn vào chân núi Thới Lới trong thời kỳ biển tiến. Cách chúng ta chừng
4.500 năm, vào kỷ nguyên Holocene (Holocene epoch), khi mực nước biển
dâng cao, tác động xâm thực của sóng biển và các chất ăn mòn trong nước
biển liên tục một thời gian dài đã hình thành các “hang chân sóng” ở
nhiều vùng ven biển, hải đảo, bồn đại dương trên thế giới. Liền sau đó,
đến thời kỳ biển thoái, mực nước biển rút xuống và để lộ ra những hang
đá mà con người và các động vật trên cạn có thể sử dụng làm nơi cư trú.
Những vệt ngấn sóng quanh chân núi Thới Lới, nhô cao lên hẳn so với mực thủy triều hiện nay, đặc biệt là ở vách đá trước cửa chùa Hang là những minh chứng sống động của hiện tượng sóng biển ăn mòn vào các lớp trầm tích hạt mịn, đá và bùn carbonat. Sự phát lộ các lớp trầm tích hạt mịn ở chân núi Thới Lới cũng cho thấy vận động tạo sơn theo dạng xếp nếp đã diễn ra tại khu vực đảo Lý Sơn trước khi các ngọn núi lửa phun trào nham thạch, dẫn đến việc hình thành diện mạo cơ bản của cù lao Ré mà chúng ta đang nhìn thấy hiện nay.
Những vệt ngấn sóng quanh chân núi Thới Lới, nhô cao lên hẳn so với mực thủy triều hiện nay, đặc biệt là ở vách đá trước cửa chùa Hang là những minh chứng sống động của hiện tượng sóng biển ăn mòn vào các lớp trầm tích hạt mịn, đá và bùn carbonat. Sự phát lộ các lớp trầm tích hạt mịn ở chân núi Thới Lới cũng cho thấy vận động tạo sơn theo dạng xếp nếp đã diễn ra tại khu vực đảo Lý Sơn trước khi các ngọn núi lửa phun trào nham thạch, dẫn đến việc hình thành diện mạo cơ bản của cù lao Ré mà chúng ta đang nhìn thấy hiện nay.
Ngôi chùa có tên là “Thiên Khổng Thạch
Tự” (Chùa hang đá trời sinh) nhưng do không có sư trụ trì nên người dân
địa phương goi là “chùa không sư”. Theo người dân địa phương thì có
nhiều sư đến với chùa nhưng họ chỉ ở lại một thời gian ngắn rồi ra đi mà
không hiểu vì lý do vì sao. Hiện ngôi chùa này được một nhóm tăng ni,
phật tử trong huyện đảo Lý Sơn thay nhau trông non, quét dọn và hương
khói. Ngôi chùa này được xếp hạng thắng cảnh quốc gia từ năm 1994.
Theo gia phả và lời di huấn của các
dòng họ đầu tiên khai phá làng An Hải thì cách nay chừng 4 thế kỷ, thời
vua Lê Kính Tông, ông Trần Công Thành cùng các vị tiền hiền làng An Hải
là những người xướng xuất việc sửa sang, mở rộng hang đá, biến nơi đây
thành ngôi chùa thờ Phật. Về sau, hậu duệ họ Trần đưa thêm linh vị của
các bậc tiền hiền làng Lý Hải vào chùa để phụng thờ.
Chùa Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m,
diện tích chừng 480 m². Ngay trước chùa có hồ sen hình bán nguyệt,
những cây bàng biển cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có hình thù kỳ quái và
tượng Phật bà Quán Thế Âm hướng ra biển Đông phù hộ cho chuyến đi biển
của ngư dân đảo luôn bình yên trở về. Phía xa xa là các mỏm đá nhô ra,
bãi cát trắng sạch lấp lánh vỏ sò, vỏ ốc.
Chùa có bàn thờ Phật Di Đà, Như Lai, Di
Lặc ở chính giữa, bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái, bàn thờ 12 Diêm
Vương, ba vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần
Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải bên phải. Các
bệ thờ được gia công từ nhũ đá tự nhiên. Đặc biệt có hai lối hẹp dài hun
hút với hai hướng đối ngược, được dân bản địa quan niệm là “đường lên
trời và đường xuống địa ngục”. Do đường đi tối, khá nguy hiểm nên lối đi
này được chặn lại để tránh bước chân của các vị khách tò mò.
Vào trong chùa, những hạt nước từ thạch
nhũ rơi tí tách quyện với mùi khói hương tạo nên không khí trầm mặc.
Chùa im lìm dưới lớp đá vôi với những đường vân uốn éo, lồi lõm dấu vết
của những con sóng biển hung dữ từng quật vào hang trăm năm trước. Trong
cái mờ ảo, lung linh đó, ta như có cảm giác lạc vào chốn bồng lai, tiên
cảnh. Lòng người viếng chùa tĩnh lại, những suy tư, âu lo của cuộc sống
bỗng chốc tan biến, chỉ còn lại sự hoà hợp giữa thiên nhiên, con người
và một cảm giác thoải mái, thảnh thơi tràn ngập. Đó là những gì chùa
hang đá trời sinh gây ấn tượng khi khách vào trong.
Khánh Chi (TTVN)Tổng hợp
Vãn cảnh chùa Đục, chùa Hang trên đảo Lý Sơn
PNO - Đến Lý Sơn bạn không chỉ bị mê hoặc bởi cảnh biển bình yên hay những món ăn ngon miệng mà còn bị thu hút bởi những ngôi chùa thanh tĩnh, tầm nhìn hướng ra biển. Chùa Đục và chùa Hang là hai trong số đó mà bạn không thể không ghé qua.
Cách cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) hơn 1 giờ tàu cao tốc, Lý Sơn hiện ra trước mắt bạn là hòn đảo trù phú với cảng biển lúc nào cũng tấp nập các hoạt động bán buôn. Lý Sơn còn hoang sơ và bình yên, người dân hiền hòa với nhịp sống khẽ chầm chậm trôi.
Ngoài hai đình làng An Hải và An Vĩnh nổi tiếng, Lý Sơn còn có hàng chục miếu thờ, am ở khắp nơi trên cả đảo lớn và đảo nhỏ. Nhưng nhắc đến Lý Sơn không thể bỏ qua hai ngôi chùa trứ danh: Chùa Đục và chùa Hang.
Yên bình chùa Đục
Chùa Đục ngự giữa lưng chừng núi Giếng Tiền. Đây là một trong hai ngọn núi lửa còn để lại những dấu tích khá vẹn nguyên sau hàng triệu năm kiến tạo địa chất. Đường lên chùa Đục nay được lát bằng những bậc đá vuông vức, lối đi dễ dàng. Điểm ấn tượng với du khách là ngay tiền sảnh lối lên chùa là bức tượng Quan Thế Âm cao 25m ngự trên đài sen hướng ra biển. Tương truyền, bức tượng thể hiện ý nghĩa dõi theo và luôn chở che cho những ngư dân ngày đêm đi biển, bảo vệ họ trước bão tố biển cả.
Đường lên chùa Đục với những bậc thang đá, có cầu thang uốn lượn
Nhìn từ trên đỉnh Giếng Tiền là tượng Quan Âm cao 25m hướng ra biển
Men theo 139 bậc thang đá, chùa hiện ra trước mắt, tuy nhỏ nhưng lại rất đặc biệt. Theo sử sách chép lại, từ năm 60 của thế kỷ trước, nơi đây từng là hang cọp, sau đó được sư Giác Tuấn chọn là điểm tu hành. Tuy nhiên, phải mãi đến đầu năm 2000 chùa mới được chỉnh trang sạch sẽ, khang trang.
Phía trước cửa chùa có dây leo lớn uốn lượn như hình rồng
Tên chùa Đục giản dị nhưng đúng như tên gọi, chùa được khoét sâu vào lòng núi mà tạo nên. Điểm đặc biệt khác là ngay trước cửa chùa hiện vẫn còn thân cây lớn uốn lượn như hình rồng. Chùa Đục hiện có ba động đá lớn nhỏ khác nhau. Động lớn và cao nhất chính giữa thờ Phật tổ Như Lai, Địa Tạng Bồ tát, vị tổ khai sơn. Động nhỏ hơn thờ tam thế Phật. Trong khi đó động nhỏ nhất Viên Giác là nơi các nhà sư tọa thiền. Cảnh chùa còn có trai đường, khoảng sân rộng chừng 20m2.
Một trong 3 động thờ tam thế Phật
Đi qua chùa Đục để lên đỉnh Giếng Tiền nếu theo hướng tượng Quan Âm sẽ nhìn ra hướng biển, đẹp như tranh vẽ. Trong khi đó, ở hướng ngược lại là miệng núi lửa tựa như thung lũng nhỏ, cỏ cây xanh tốt quanh năm. Từ đỉnh núi này có thể quan sát được toàn cảnh Lý Sơn về hướng Bắc và phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn rất rõ đảo nhỏ.
Lối lên chùa Đục được xây dựng khang trang
Miệng núi lửa trên đỉnh Giếng Tiền xưa giờ như thung lũng xanh cây cỏ
Thanh tịnh chùa Hang
Chùa Hang nằm ở dưới chân núi Thới Lới, phía Nam đảo Lý Sơn. Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, chùa đá trời sinh) nằm ở xã An Hải, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa.
Chùa Hang với cảnh hướng biển bình yên
Tên chùa Hang cũng xuất phát từ vị trí và hình dáng chùa. Chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn với vách đá dựng đứng cao gần 20m, hàng nghìn năm nước biển vỗ vào vách đá, dần dần khoét sâu vào mà tạo thành chùa.
Vách đá cao hơn 20m ở chùa
Chùa Hang cũng thờ Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc cùng các sư tổ Đạt Ma, bàn thờ 12 Diêm Vương. Chùa còn thờ 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa cùng 7 vị tiền hiền làng An Hải. Dù khá đơn sơ nhưng điểm độc đáo của chùa đó là hầu hết các bệ thờ đều được tạo nên từ các thạch nhũ đá. Cảnh chùa tĩnh mịch, nghiêm trang nhưng lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Toàn bộ hang dài 24m, cao 3,2m. Phía trước chùa là khoảng sân rộng có tượng phật Quan Âm hướng biển.
Bên trong chùa Hang
Vì chùa Hang nằm dưới chân núi nên lối vào chùa khá đặc biệt. Men theo những cánh đồng trồng hành, tỏi xanh mướt, leo ngược con đường quanh co, lại theo lối bậc thang mới xuống cửa chùa. Nhưng bãi biển phía trước tĩnh lặng, quanh năm dập dìu sóng vỗ khiến du khách càng thấy thanh tịnh khi viếng cảnh chùa.
Tượng Quan Âm hướng biển ở chùa Hang
Bài và ảnh: TUẤN LINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét