1. Tré Bà Đệ
Tré bà Đệ nổi tiếng ở Đà Nẵng từ nhiều thập niên. Và tiếp tục lớn mạnh khi con cái của bà quyết theo nghề của mẹ đã tạo nên sự lớn mạnh thương hiệu này. Dần dần người ta gọi tré Bà Đệ là đặc sản của Đà Nẵng.
Tré Bà Đệ có các sản phẩm như tré gói cổ truyền, tré gói lá chuối, tré gói lá ổi. Bí quyết làm tré là sau khi mua thịt heo nạc và ba chỉ về cắt mỏng cùng với các loại gia vị như đường, muối, tỏi trộn đều và gói lại. Sau đó ủ từ 2 đến 3 ngày mới đem ra dùng. Để tăng thêm độ hấp dẫn của tré, khi ăn cần cho thêm một ít đu đủ, cà rốt, củ kiệu, đậu phộng, tỏi… và dùng như món khai vị trong các dịp lễ tiệc.
Khi đến Đà nẵng du lịch hay thăm chơi và muốn mua một cái gì đó làm quà Tré Bà Đệ là một lựa chọn tuyệt vời đây! Didau có thể cho bạn tham khảo về địa điểm mua Tré và giá cả như sau:
Giá một chục tré loại 350 gram gói giấy hay hộp nhựa khoảng 30 nghìn đồng. Tré thẩu lớn khoảng 85.000 đồng/thẩu, còn loại nhỏ khoảng 50.000 đồng. Ngoài tré ra, tại đây còn có bán nem và chả. Có điều, hai loại sản phẩm này phải đặt tiền cọc trước.
Tré Bà Đệ luôn mở cửa mời khách thập phương đến tham quan, xem trực tiếp quy trình làm tré và cả nếm thử. Mọi người có thể mua tré tại 81, 77 đường Hải Phòng hay ở Phòng cách ly sân bay quốc tế Đà Nẵng.
2. Bánh khô mè Cẩm Lệ
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 7km, những người dân ở làng Cẩm Lệ vẫn giữ nếp nghề truyền thống dẫu qua bao thăng trầm. Mỗi ngày, những gói bánh khô mè thơm giòn vẫn được chuyển đi khắp mọi miền.
Đã từ lâu, tấm bánh quà quê bên dòng sông Cẩm Lệ đã trở thành hương vị khó quên đối với nhiều người dân ngang qua vùng đất này. Bánh khô mè giòn xốp ngọt ngào, giản dị mà thấm đẫm khúc tâm tình nguồn cội của những người dân xứ Quảng.
Mỗi làng nghề cổ truyền đều có những nét đẹp cổ truyền riêng biệt, Cẩm Lệ cũng vậy. Bên cạnh sự thanh bình của làng quê ven đô, Cẩm Lệ còn gây ấn tượng bởi những cánh đồng mía ven bờ sông. Đây cũng là nguồn nguyên liệu để làm đường non cho món bánh khô mè Cẩm Lệ.
Bắt nguồn từ một món ăn ngày lễ Tết của những người dân nghèo hồi xưa, đến nay bánh khô mè đã phát triển thành một đặc sản của người Quảng. Bánh được sản xuất quanh năm ở một số vùng thuộc Quảng Nam, Đà Nẵng. Song nổi tiếng hơn cả vẫn là bánh khô mè Cẩm Lệ.
Với 6 lò bánh trong làng, người dân ở đây đã và đang phát triển thương hiệu của mình vững chắc với thị trường trong và ngoài nước. Khởi điểm từ việc bà Liễu, một phụ nữ chân quê ở đầu cầu Cẩm Lệ, đã tích cực cải tiến hình thức bao bì để nâng cao thế mạnh cạnh tranh, đồng thời bà cũng nỗ lực quảng bá loại bánh dân dã cổ truyền này khắp vào Nam ra Bắc.
Với đặc trưng ấn tượng và sự nỗ lực của bà Liễu cùng nhiều người dân trong làng, bánh khô mè Cẩm Lệ đã được rất nhiều người biết đến và yêu thích. Nhãn hiệu bánh khô mè “Bà Liễu” được khá nhiều người ưa chuộng trên thị trường.
Giống như rất nhiều loại bánh truyền thống của Việt Nam như bánh tét, bánh đa, bánh tố…, bánh khô mè cũng được chế biến từ bột gạo – nếp. Bánh khô của xứ Quảng có hai loại: khô nổ và khô mè. Chất liệu nền của hai loại này đều giống nhau: bột gạo nếp, chỉ khác lớp phủ bên ngoài.
Bánh khô nổ được bao bọc bởi bột nếp, còn bánh khô mè phủ quanh là mè, thoạt trông giống như mè xửng xứ Huế. Theo những người làm nghề lâu năm, bánh khô mè là một bước cải tiến của bánh khô nổ để phù hợp khẩu vị của người dân các vùng Nam Bắc.
Ngoài bột gạo nếp, nguyên liệu làm bánh khô mè còn có thêm đường non, mè, bột quế Trà My và gừng tươi ép lấy nước để tăng thêm vị thơm ngon. Mặc dù thành phần rất đơn giản nhưng để có được tấm bánh khô mè ngon, bổ và đúng “gu” đất Quảng, người làm bánh cũng phải mất rất nhiều công sức tỉ mỉ và khâu chế biến phức tạp.
Bánh khô xứ Quảng còn có tên là “bánh bảy lửa” bởi giai đoạn chưng cất chuyển từ hạt gạo nếp thành khuôn bánh bếp lò, từ lửa lớn sang lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ bánh giòn và xốp.
Theo lời kể của những lão nông xứ này, bánh khô ban đầu là những hạt lúa nếp rang lên, được sảy vỏ, giã nát trộn với đường, người ta xúc ăn bằng lá mít. Song cách ăn đó dễ bị sặc khi nói chuyện, nên người ta làm khuôn vuông, rây thêm bột cho bánh. Rồi về sau, để tăng thêm vị ngọt, người dân Cẩm Lệ ép mía ở ven sông lấy nước đường non cho vào bánh, rồi rắc mè lên chung quanh.
Bánh khô mè ra đời với vị ngọt thanh từ đường mía và vị béo bùi của mè rang. Bánh ngon đạt yêu cầu thì bên trong ruột phải xốp giòn, bên ngoài hơi dẻo, mè rang vàng đều mà không cháy, vừa chín để thơm hương.
Sau khi được đầu tư cải tiến mẫu mã, gói bánh trở nên rất vừa tay, miếng bánh vuông nhỏ vừa ăn, màu sắc hấp dẫn thực khách với màu trắng ngà của mè rang, màu vàng mơ của đường thắng, mùi của hương quế Trà My và gừng thơm rất hấp dẫn.
Cắn nhẹ miếng bánh là nghe âm thanh xốp giòn tan trong miệng. Và ngay lập tức cảm nhận được cả mùi và vị của tấm bánh quà quê với vị ngọt rất đặc trưng của mía non. Thêm một chén nước trà thì còn gì thích bằng?
Bên cạnh đó, những thành phần trong nguyên liệu cũng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cơ bản như bột, chất béo, đường và các chất muối khoáng, vitamin, đều có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể ăn lót dạ bất cứ lúc nào.
Những yếu tố đó đã khiến bánh khô mè trở thành một đặc sản xứ Quảng mà những ai đã thử qua một lần đều muốn mua về làm quà cho bạn bè thân quý gần xa
3. Đá mỹ nghệ Non nước
Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải – Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân.
Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh những đồ dùng thông dụng, thô sơ của cuộc sống đời thường như cái chày, cái cối, các bia mộ là những đồ trang sức hết sức xinh xắn, tinh tế, đủ các màu sắc, những đồ dùng trang trí, những vật dụng văn phòng như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, những con cóc chặn giấy bằng đá bích vân xanh biếc, những cặp sư tử hí cầu, những con đại bàng sải rộng cánh, những cặp cá thần tiên bằng đá cẩm thạch hồng hoặc thủy mặc, .v.v… Những pho tượng vô cùng tinh xảo, đủ các kích cỡ, từ những pho tượng chỉ cao chừng vài chục centimét đến những pho tượng khổng lồ cao hơn người thật. Các sản phẩm mỹ nghệ của làng đá Non Nước- Ngũ Hành Sơn là những vật kỷ niệm đầy ý nghĩa của danh thắng đã theo chân các du khách có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.
Du khách đến đây thường rất thích mua hàng lưu niệm bằng đá làm quà, đối với những sản phẩm nhỏ, nhẹ, bạn có thể xách tay nhưng đối với những sản phẩm kích thước lớn, cồng kềnh bạn có thể đặt mua trước và chủ các cơ sở bán hàng sẽ có nhân viên giao đến địa chỉ theo yêu cầu, kể cả nước ngoài.
4. Chả bò Đà Nẵng
Chả bò là món đặc sản được nhiều du khách khi du lịch tại Đà Nẵng tìm mua. Chả bò Đà Nẵng nổi tiếng cả nước vì hương vị đặc biệt thơm ngon, được làm từ 100% thịt bò tươi, vị ngọt đậm đà, giòn và dai , được làm bằng thịt bò đùi, loại 1, tươi ngon, lọc bỏ hết gân, xay nhuyễn và không trộn thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác.
Chả bò Đà Nẵng có mùi thơm đặc biệt của thịt bò, miếng chả có màu đỏ hồng, vị ngọt đậm đà, giòn và dai. Ăn chả bò phải kèm với dưa chua, nem… làm món khai vị trong các đám tiệc, còn ngày thường có thể là những món nhâm nhi tuyệt vời, vị ngon xen lẫn mùi thơm nức của chả khiến bạn không thể nào bỏ qua được. Chả bò ăn kèm với tỏi, hành tươi, rau thơm, có thể chấm thêm tương hoặc nước mắm tỏi ớt tùy khẩu vị của mỗi người.
5. Rong biển Mỹ Khê
Rong biển Mỹ Khê có dạng thon dài, khi ngâm nước loại rong biển này sẽ nở “phổng phao” và có màu xanh nõn. Rong biển có thể chế biến thành rất nhiều món từ nấu canh, hầm xương, xào tôm, xào thịt, làm gỏi, salad, sốt đậu hũ…cho đến nấu chè, nấu thạch. Vị ngọt tự nhiên của nước rong hòa cùng cái ngọt của thịt thì không một loại nước dùng nào sánh bằng. Ngoài ra, rong biển cũng được ướp mặn để giữ tươi, nấu làm nước giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày hè nóng bức.
6. Bò khô , Nai khô
Đà Nẵng có nhiều đặc sản quý, nhưng có một đặc sản mà du khách tham quan trên đường về chắc chắn không thể thiếu cho bè bạn người thân. Đó là món khô bò , khô nai, một đặc sản trứ danh của vùng quê này. Những ai đã từng thưởng thức thì khó có thể quên được hương vị mà những miếng khô nai , khô bò đem lại. Thịt bò khô Đà Nẵng đóng gói là thịt bắp bò, nên khi ăn vị thịt bò khô có độ dai và đằm. Thêm chút gia vị đậm chất miền Trung khi ăn vào sẽ cảm thấy mềm mại và đậm đà hương vị hơn.. Ai đã ăn rồi thì nhớ mãi !
7. Nước mắm Nam Ô
Làng Nam Ô (Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) xưa nay đã lừng danh với nghề làm nước mắm. Thương hiệu nước mắm Nam Ô không lẫn vào các loại nước mắm khác, do hương vị chế biến từ một thứ nguyên liệu độc đáo – cá cơm than. Trước lúc rạng đông, ngư dân đánh cá cơm than đi biển bằng ghe lớn, chở theo dụng cụ chuyên dụng để đánh bắt. Vùng biển Đà Nẵng thì cá cơm than có nhiều nhất vào đầu tháng ba đến tháng tám âm lịch.
Trong những tháng này, làng Nam Ô bắt đầu vào vụ nước mắm. Họ muối cá bằng thứ muối Cà Ná hạt lớn để lâu năm, mất hết chất đắng, chỉ còn vị mặn mòi tinh khiết. Các chum nước mắm làm bằng gỗ mít, dưới đáy chèn sạn và chổi đót, một chum có thể chứa được 200 – 300 kg cá ướp muối. Để đến 12 tháng sau, mới lấy được khoảng 100 – 150 lít nước mắm loại 1. Đây là một sản phẩm cổ truyền, hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của người dân xứ Quảng, một sản phẩm do một làng nghề được gìn giữ, có giá trị kinh tế, giúp cho nhiều gia đình có cuộc sống ổn định. Người Nam Ô rất tự hào về nghề làm nước mắm của làng mình, nếu có dịp đến Đà Nẵng, du khách đến tham quan làng mắm và hãy mua ít nước mắm Nam Ô để làm quà cho người thân.
8. Các loại hải sản
Mực một nắng : là đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng. Mỗi lần đến Đà Nẵng , du khách bao giờ cũng nhớ và tìm mua sản phẩm này mang về làm quà. Mực một nắng – món quà nơi “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”.Thưởng thức mực một nắng, du khách như cảm nhận vị mặn mòi từ nắng và gió biển, thấm sâu vào từng thớ thịt và lưu lại vị giác nơi biển trời Đà Nẵng.
- Mực khô : là loại đặc sản mà rất nhiều vùng biển của việt nam cố được, nhưng đặc biệt ngon hơn cả đó là mực khô được đánh bắt và phơi tại vùng biển Mỹ Khê – Đà Nẵng. Mực khô được phơi 5 nắng và hoàn toàn khô ráo, thịt rất thơm, ngọt lịm và mềm , ít dai. Món quà đậm đà tình quê.
- Tôm khô : Không chỉ có tiếng trong nước mà hiện nay tôm khô Đà Nẵng đã đặt chân đến các thị trường thế giới. Với tôm khô , chúng ta không chỉ được tận hưởng vị mặn, ngọt đậm đà của tôm mà ta còn tận hưởng bằng mắt màu sắc vô cùng hấp dẫn..Món quà độc đáo hấp dẫn để du khách dành tặng cho người thân. Cá thu tẩm có mùi khô thơm phưng phức hương vị mặn mà của nước mắm, hòa lẫn với chất ngọt dịu của đường, đậm đà nồng cay của tiêu, hòa quyện với hơi nóng của than lửa, tạo thành cảm giác sảng khoái, tuyệt cú mèo mà khó tìm ở vùng nào khác. Đúng là hương vị kỳ diệu, đậm nét nghĩa tình độc đáo của miền biển Đà Nẵng.
- Cá khô tẩm : “Cá khô tẩm đặc sản” – Món quà mang về từ biển miền Trung . Cá thu tẩm : Vừa mang vị bùi của những lát cá thu, lại có thêm những vị đặc trưng của gia vị ẩm thực miền Trung rất dễ dàng làm hưng phấn những ly bia mùa hè. Cá thiều tẩm có mùi khô thơm phưng phức hương vị mặn mà của nước mắm, hòa lẫn với chất ngọt dịu của đường, đậm đà nồng cay của tiêu, hòa quyện với hơi nóng của than lửa, tạo thành cảm giác sảng khoái, tuyệt cú mèo mà khó tìm ở vùng nào khác . Hay món cá ngừ đại dương khô rim mè độc đáo với hương vị thơm ngon, béo giòn, đậm đà. Rất thích hợp để ngồi ăn nhâm nhi với bạn bè hay lúc rảnh rỗi, hay món nhậu ngon.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét