Chùa
Chân Tiên tọa lạc lưng chừng đỉnh Am Tiên là một trong những ngôi chùa
cổ khá nổi tiếng về sự linh thiêng ở Hà Tĩnh. Người ta biết đến ngôi
chùa này nhiều hơn bởi xung quanh chùa có nhiều tảng đá với những dấu
chân kỳ lạ gắn liền với nhiều câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà cho
đến bây giờ vẫn chưa thực sự tìm ra lời giải đáp.
Trong 99 đỉnh núi của dãy Hồng Lĩnh thì đỉnh Am Tiên (thuộc địa phận
xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) từ xưa đến nay vẫn được người
đời tôn xưng là “đệ nhất kỳ quan”. Không chỉ đẹp bởi hình sông thế núi
kỳ vỹ, mỹ lệ, Am Tiên còn được xem là nơi dừng chân của các nàng tiên nữ
chốn Tiên giới trong những lần du ngoạn trần thế. Bởi thế, bao quanh
đỉnh núi này là hàng trăm câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà cho đến
bây giờ vẫn chưa thực sự tìm ra lời giải đáp đích xác.
Trên lưng chừng của đỉnh Am Tiên hùng vĩ có chùa Chân Tiên là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào đời nhà Trần thế kỷ 13. Sở dĩ chùa mang tên Chân Tiên bởi khởi thủy, ngay chỗ chùa được xây dựng, trên một tảng đá rộng lớn, bằng phẳng tự nhiên xuất hiện những “dấu chân” hết sức kỳ lạ.
Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một đoàn tiên nữ nhà trời, sau khi xin phép mẫu Cửu Trùng xuống thăm thú chốn hạ giới đã chọn đỉnh Am Tiên làm nơi dừng chân. Bởi Am Tiên lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, ngày đêm thông reo, cảnh vật hiền hòa lại còn có dòng suối Ngọc nước trong vắt bốn mùa, cảnh sắc không đâu đẹp hơn. Một số tiên nữ, sau khi vãn cảnh núi sông, hang động... đã rủ nhau xuống bàu tiên ngay trước mặt đỉnh Am Tiên tắm, rồi lại rủ nhau lên một tảng đá cạnh hồ ngồi đánh cờ. Còn một số tiên nữ vì mê mải với cảnh hoa thơm cỏ lạ, suối thác hiền hòa nên chẳng chịu rời. Có một nàng tiên, trong một lần đuổi theo con bướm vàng 6 cánh đã vô tình dẫm phải lông của một con nhím. Chân bị đau, nàng không thể đi được nên đã phải dùng ngựa để về Trời. Trước khi về, các nàng tiên khác đã dùng nước suối Ngọc để rửa chân cho nàng và chẳng may gót ngọc in dấu trên mặt đá cùng dấu chân ngựa thần. Từ đó, người dân đã xây chùa và đặt tên cho chùa là chùa Chân Tiên để ghi nhớ dấu tích này...”.
Mặc dù câu chuyện trên chỉ là truyền thuyết nhưng sự bí ẩn và hấp dẫn của những gì liên quan đến câu chuyện như: Giếng Tiên, Bàu Tiên, suối Ngọc, đá bàn cờ, vó ngựa, giữa núi Tiên An có một khối đá bằng phẳng, trên mặt đá in hình dấu bàn chân phải của người khổng lồ, người đời gọi đó là Bàn Chân Tiên. Qua hàng trăm năm lịch sử, vết chân ấy vẫn còn vẹn nguyên trên đá như một chứng tích huyền thoại đầu tiên về các Tiên nữ đặt chân xuống chốn bồng lai tiên cảnh này. Cạnh đá Chân Tiên có một mặt đá phẳng, trên mặt đá có đường kẻ ngang kẻ dọc gần như ô bàn cờ người đời gọi là Bàn Cờ Tiên. Lưng chừng núi Am Tiên có giếng Tiên nằm trên một tảng đá lớn với đường kính 2,5 m, sâu 80 cm bốn mùa nước trong vắt. Bên cạnh giếng Tiên còn có Thạch Kim Quy, hay còn gọi là đá Rùa dài 1,5 m, rộng 82 cm, nặng khoảng 3 tấn. Phía đông của núi Am Tiên có Đá Ông, Đá Bà gắn với truyền thuyết việc cầu duyên cho các đôi nam thanh nữ tú hạnh phúc bên nhau trọn đời. Rồi đá 12 cửa, trong động đá này trình bày theo “sinh, mệnh, lão, tử”, tức vào cửa nào thì ra cửa ấy theo quy luật của ngũ hành.
Trên lưng chừng của đỉnh Am Tiên hùng vĩ có chùa Chân Tiên là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào đời nhà Trần thế kỷ 13. Sở dĩ chùa mang tên Chân Tiên bởi khởi thủy, ngay chỗ chùa được xây dựng, trên một tảng đá rộng lớn, bằng phẳng tự nhiên xuất hiện những “dấu chân” hết sức kỳ lạ.
Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một đoàn tiên nữ nhà trời, sau khi xin phép mẫu Cửu Trùng xuống thăm thú chốn hạ giới đã chọn đỉnh Am Tiên làm nơi dừng chân. Bởi Am Tiên lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, ngày đêm thông reo, cảnh vật hiền hòa lại còn có dòng suối Ngọc nước trong vắt bốn mùa, cảnh sắc không đâu đẹp hơn. Một số tiên nữ, sau khi vãn cảnh núi sông, hang động... đã rủ nhau xuống bàu tiên ngay trước mặt đỉnh Am Tiên tắm, rồi lại rủ nhau lên một tảng đá cạnh hồ ngồi đánh cờ. Còn một số tiên nữ vì mê mải với cảnh hoa thơm cỏ lạ, suối thác hiền hòa nên chẳng chịu rời. Có một nàng tiên, trong một lần đuổi theo con bướm vàng 6 cánh đã vô tình dẫm phải lông của một con nhím. Chân bị đau, nàng không thể đi được nên đã phải dùng ngựa để về Trời. Trước khi về, các nàng tiên khác đã dùng nước suối Ngọc để rửa chân cho nàng và chẳng may gót ngọc in dấu trên mặt đá cùng dấu chân ngựa thần. Từ đó, người dân đã xây chùa và đặt tên cho chùa là chùa Chân Tiên để ghi nhớ dấu tích này...”.
Mặc dù câu chuyện trên chỉ là truyền thuyết nhưng sự bí ẩn và hấp dẫn của những gì liên quan đến câu chuyện như: Giếng Tiên, Bàu Tiên, suối Ngọc, đá bàn cờ, vó ngựa, giữa núi Tiên An có một khối đá bằng phẳng, trên mặt đá in hình dấu bàn chân phải của người khổng lồ, người đời gọi đó là Bàn Chân Tiên. Qua hàng trăm năm lịch sử, vết chân ấy vẫn còn vẹn nguyên trên đá như một chứng tích huyền thoại đầu tiên về các Tiên nữ đặt chân xuống chốn bồng lai tiên cảnh này. Cạnh đá Chân Tiên có một mặt đá phẳng, trên mặt đá có đường kẻ ngang kẻ dọc gần như ô bàn cờ người đời gọi là Bàn Cờ Tiên. Lưng chừng núi Am Tiên có giếng Tiên nằm trên một tảng đá lớn với đường kính 2,5 m, sâu 80 cm bốn mùa nước trong vắt. Bên cạnh giếng Tiên còn có Thạch Kim Quy, hay còn gọi là đá Rùa dài 1,5 m, rộng 82 cm, nặng khoảng 3 tấn. Phía đông của núi Am Tiên có Đá Ông, Đá Bà gắn với truyền thuyết việc cầu duyên cho các đôi nam thanh nữ tú hạnh phúc bên nhau trọn đời. Rồi đá 12 cửa, trong động đá này trình bày theo “sinh, mệnh, lão, tử”, tức vào cửa nào thì ra cửa ấy theo quy luật của ngũ hành.
Đến chùa Chân Tiên ai cũng muốn được
ngắm nhìn, hay ướm thử bàn chân mình lên dấu chân Tiên trên đá núi. Sự
ngưỡng vọng của du khách thập phương về dấu chân Tiên trên núi Am Tiên
không chỉ trên đá, mà còn in sâu trong tâm tưởng của biết bao thế hệ con
người.
Chùa Chân Tiên hội tụ đầy đủ nền văn hoá
tâm linh, tín ngưỡng phật giáo. Chùa không chỉ là nơi tu hành của tăng
ni phật tử, mà còn là nơi nguyện cầu của mọi người dân hướng tới chân –
thiện – mỹ. Gắn với quần thể danh thắng Chân Tiên, xã Thịnh Lộc có một
bờ biển dài gần 10 km còn nguyên vẽ đẹp hoang sơ. Biển ở đây nông và
thoải, độ mặn không lớn như những vùng biển khác. Đặc biệt có rừng phi
lao ven biển được người dân bản địa trồng, chăm sóc và bảo vệ từ bao đời
nay.
Trong chiến lược phát triển du lịch sinh
thái biển gắn với du lịch tâm linh lễ hội thì Chân Tiên được xem là một
trong những điểm nhấn quan trọng của Hà Tĩnh.
Khánh Chi (TTVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét