Đi từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào lại Nam, không ở đâu, cafe cóc lại nhiều như Đà Nẵng, không ở đâu cafe Cóc lại đông khách như Đà Nẵng. Bản thân Người Đà Nẵng uống cafe rất nhiều – sáng uống, chiều uống, tối … cũng uống.
Cafe “cóc”
– cái tên nghe lạ hen, hay, và thật đơn giản đơn giản. Không biêt, cái
tên này xuất phát từ đâu, nhưng khi nghe thoáng qua cũng đã thấy đặc sệt
chất miền trung. Kiểu ngồi đặc biệt, một cái ghế đẩu như con cóc, kiểu
ngồi “chồm hổm” giống như đang trầm tư suy nghĩ…nó phù hợp với khí hậu
và mảnh đất nơi đây – chó ăn đá gà ăn sỏi, khô khăn cằn cỗi, con người
khắc khổ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời- khiến con người phải trầm
tư suy nghĩ….
Khi có dịp chở một người bạn ở phương xa đến chơi, đi qua góc đường Lê Lợi và Quang Trung: “Trời! Quán cóc
thôi, mà sao đông quá vậy nè!” Đúng vậy, đi từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc
vào lại Nam, không ở đâu, cafe cóc lại nhiều như Đà Nẵng, không ở đâu
cafe Cóc lại đông khách như Đà Nẵng. Bản thân Người Đà Nẵng uống cafe
rất nhiều – sáng uống, chiều uống, tối … cũng uống …
Cafe cóc
đã xuất hiện tại Đà Nẵng từ rất lâu nhưng thời gian khoảng vài năm trở
lại đây, cafe cóc dường như bùng nổ, nếu có dịp đi khắp các đường phố
chính ở Đà Nẵng bạn sẽ thấy cafe cóc ở khắp mọi nơi. Các quán đều có một
điểm chung là bài bản hơn, quán khang trang hơn, nhân viên phục vụ
chỉnh tề hơn và chuyên nghiệp hơn và đặc biệt là lượng khách hàng ngày
càng đông hơn.
Trước đây, ngoài cafe Long, từ lâu đã trở thành một
điểm nổi tiếng tại Đà Nẵng về cafe cóc, bỗng nhiên hàng loạt các chuỗi
cafe hiện đại xuất hiện và trở thành những điểm thu hút. Công đầu hình
như là cafe Hồng Ân, tiếp đến là Phố, sau đó là Pha Lê, và hàng loạt các
chuỗi quán cóc khác mọc lên, đặc biệt có sự tham gia của cafe B&B
(thuộc chuỗi New life).
Ở miền Nam cũng có cafe cóc,
nhưng không như Đà Nẵng, Cóc miền Nam với mới một cái ghế xếp, ngã dựa
sau lưng… như kiểu người sống thoải mái không lo âu (giống bản chất của
mảnh đất và con người Miền Nam – đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, con
người sống theo kiểu hưởng thụ những gì thiên nhiên đã ưu đãi cho nơi
này); ly cafe cũng như pha loãng, nhiều đá… thoáng nhìn cứ tưởng như
cocacola, uống kiểu thư giản thoái mái, đã khát.
Mỗi
miền có một nét văn hóa khác nhau, bản chất của việc uống cafe cũng
phản ánh thoáng qua điều này. Người Đà Nẵng có câu nói vui “Sáng ngậm
đắng, chiều nuốt cay” nghe mà khắc khổ (than vãn kiểu miền Trung, nhưng
có ai biết rằng đó là cách hưởng thụ của người xứ này “Sáng cafe, chiều
Larue”.
“Hi” ,“Long nhé!”, “Phố nhé!”, “cóc hí!”… là những câu đối
thoại ngắn gọn qua điện thoại của nhiều bạn trẻ Đà Nẵng. Nếu bạn là
người phương xa đến chơi thì đừng quá ngạc nhiên. Họ rủ nhau đến những
quán cà phê cóc đang thu hút đông đảo khách thưởng thức tại thành phố
này. Vào cafe cóc ngồi có đủ mọi tầng lớp, từ bác xe ôm, đến cậu sinh
viên, từ dân công sở đến thương gia, cò đất…. Mọi người tới đây không
chỉ đơn giản tám chuyện, mà còn bàn chuyện làm ăn… và quan trọng hơn
hưởng thụ một nét văn hóa “rất Đà Nẵng”
Trào lưu ngồi cà phê cóc
đang lan rộng tại TP Đà Nẵng còn xuất phát bởi nguyên nhân sâu xa: Tiết
kiệm thời gian, tiền bạc và thích nghi với sự năng động của một thành
phố công nghiệp.
Thiết nghĩ, dù 10 đến 20 năm nữa, thành phố phát
triển, thay đổi với tốc độ như thế nào thì cafe cóc vẫn sẽ tồn tại như
một nét văn hóa không thể thiếu với người dân tại thành phố trẻ năng
động này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét