Nhà sư 70 tuổi, trụ trì ngôi chùa kiến trúc Ấn Độ, hàng ngày tụng kinh niệm phật, trông nom và bảo quản hàng trăm pho tượng.
Già Lam Cổ Tự được xây dựng theo lối kiến trúc Ấn Độ. Ảnh: Cửu Long.
Chùa Già Lam Cổ Tự nằm trên diện tích 2.300 m2, cặp Quốc lộ 1, đoạn qua Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, được xây dựng năm 1940. Chùa do sư Thích Huệ Đức sáng lập, là một quần thể kiến trúc theo kiểu Ấn Độ rất độc đáo.
"Chùa theo Phật giáo Bắc Tông nên thờ đấng trung tôn đức Phật thích ca Mâu Ni và nhiều tượng Phật, đặc biệt là Quan Thánh Đế - tức Quan Công", Hòa thượng trụ trì Thích Huệ Sanh nói và cho biết lúc mới xây chùa có tên Quan Thánh Đế, đến năm 1970 thì đổi thành Già Lam Cổ Tự.
Hơn 30 năm trước, sư Thích Huệ Đức viên tịch, Hòa thượng Thích Huệ Sanh tiếp quản và là sư duy nhất trong chùa. "Tôi vào chùa tu từ năm 8 tuổi. Thời gian qua, tôi một mình trông nom ngôi chùa, vì không có đệ tử", Hòa thượng tích Huệ Sanh nói.
Khi mới thành lập, chùa có khoảng 50 tượng, nay lên tới 149 và là ngôi chùa nổi tiếng có nhiều tượng nhất miền Tây. Các pho tượng được bố trí trong chùa và ngoài khuôn viên như một "vườn tượng".
Ở sân chùa có các tượng lớn như: Phật Thích Ca nhập niết bàn (dài 14 m), Phật Quan Âm (cao 12 m), Đức phật thuyết pháp, Bát tiên... Trong chánh điện có Quan Công, Thập bát La hán và Thập điện Minh vương, Ngọc Hoàng....
Sư Thích Huệ Sanh, người duy nhất trông nôm ngôi chùa. Ảnh: Cửu Long.
Mỗi pho tượng là một câu chuyện liên quan đến nhà Phật. Tượng được các nghệ nhân tạc, kinh phí do phật tử phát tâm cúng dường. Tuy nhiên, sư trụ trì là người trực tiếp sơn trang trí cho các tượng, để bảo đảm sự hài hòa trong không gian nơi đây.
Kỳ bí tượng ngựa Xích Thố trị giá 50 lượng vàng
Hàng chục năm qua, trước sân chùa được đặt tượng ngựa Xích Thố cao lớn, uy nghiêm, sừng sững như chực chờ xung trận.
Tương truyền, khi chùa xây xong, Quan Thánh Đế nhiều lần hiển linh độ trì ban phúc lộc giúp người dân sống an lành. Trong một lần hiển linh, Ngài phán: "Nếu có ai cúng dường một con ngựa thì gia đình người đó sẽ được độ trì 3 đời".
Đầu năm 1964, một phụ nữ từ phương xa mang một triệu đồng (lúc bấy giờ trị giá khoảng 50 lượng vàng) đến cúng dường với mong ước làm kinh phí đúc tượng ngựa Xích Thố cho Quan Công.
Trụ trì chùa lúc bấy giờ tìm đến nghệ nhân nổi tiếng Ba Đém (chuyên xây cất đình chùa ở miền Tây) nhờ tạc tượng ngựa và được ông nhận lời với tiền công đúng một triệu đồng.
Trong hơn một tháng, ông Ba Đém làm việc ngày đêm không nghỉ, mới xong tượng ngựa cao khoảng 3 m, dài hơn 2 m. Tượng ngựa được làm bằng xi măng trộn màu, khung sườn cốt thép. Lục phủ ngũ tạng cũng được đúc, sơn màu đỏ cho vào bụng ngựa trước khi đắp kín lại.
"Ở 4 gót chân có 4 chùm lông, gọi là tứ mã đề, chỉ ngựa Xích Thố của Quan Công cưỡi mới có đặc điểm này", sư Thích Huệ Sanh nói và cho biết điều đặc biệt là nghệ nhân trộn màu vào vật liệu cho ra tượng ngựa toàn thân màu hồng, chứ không sơn phết gì cả.
Đến nay hơn 50 năm, màu tượng vẫn sáng đẹp dù chưa một lần trùng tu, cũng không ai dám tự ý thay đổi vị trí đặt tượng. Mỗi năm, đến rằm tháng 10, phật tử tụ tập về làm vệ sinh, tắm tượng ngựa Xích Thố một lần.
Tượng ngựa Xích Thố được đúc năm 1964. Ảnh: Cửu Long.
Ông Lê Thành Phước - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hậu Giang đánh giá, Già Lam Cổ Tự là ngôi chùa có kiến trúc rất độc lạ, thuộc loại hiếm ở miền Tây.
"Chúng tôi sẽ phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền thị xã Ngã Bảy đánh giá, đề nghị cấp trên xem xét xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cho ngôi chùa này", ông Phước nói.
Cửu Long
Già Lam Cổ Tự được xây dựng theo lối kiến trúc Ấn Độ. Ảnh: Cửu Long.
|
Chùa Già Lam Cổ Tự nằm trên diện tích 2.300 m2, cặp Quốc lộ 1, đoạn qua Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, được xây dựng năm 1940. Chùa do sư Thích Huệ Đức sáng lập, là một quần thể kiến trúc theo kiểu Ấn Độ rất độc đáo.
"Chùa theo Phật giáo Bắc Tông nên thờ đấng trung tôn đức Phật thích ca Mâu Ni và nhiều tượng Phật, đặc biệt là Quan Thánh Đế - tức Quan Công", Hòa thượng trụ trì Thích Huệ Sanh nói và cho biết lúc mới xây chùa có tên Quan Thánh Đế, đến năm 1970 thì đổi thành Già Lam Cổ Tự.
Hơn 30 năm trước, sư Thích Huệ Đức viên tịch, Hòa thượng Thích Huệ Sanh tiếp quản và là sư duy nhất trong chùa. "Tôi vào chùa tu từ năm 8 tuổi. Thời gian qua, tôi một mình trông nom ngôi chùa, vì không có đệ tử", Hòa thượng tích Huệ Sanh nói.
Khi mới thành lập, chùa có khoảng 50 tượng, nay lên tới 149 và là ngôi chùa nổi tiếng có nhiều tượng nhất miền Tây. Các pho tượng được bố trí trong chùa và ngoài khuôn viên như một "vườn tượng".
Ở sân chùa có các tượng lớn như: Phật Thích Ca nhập niết bàn (dài 14 m), Phật Quan Âm (cao 12 m), Đức phật thuyết pháp, Bát tiên... Trong chánh điện có Quan Công, Thập bát La hán và Thập điện Minh vương, Ngọc Hoàng....
Sư Thích Huệ Sanh, người duy nhất trông nôm ngôi chùa. Ảnh: Cửu Long.
|
Mỗi pho tượng là một câu chuyện liên quan đến nhà Phật. Tượng được các nghệ nhân tạc, kinh phí do phật tử phát tâm cúng dường. Tuy nhiên, sư trụ trì là người trực tiếp sơn trang trí cho các tượng, để bảo đảm sự hài hòa trong không gian nơi đây.
Kỳ bí tượng ngựa Xích Thố trị giá 50 lượng vàng
Hàng chục năm qua, trước sân chùa được đặt tượng ngựa Xích Thố cao lớn, uy nghiêm, sừng sững như chực chờ xung trận.
Tương truyền, khi chùa xây xong, Quan Thánh Đế nhiều lần hiển linh độ trì ban phúc lộc giúp người dân sống an lành. Trong một lần hiển linh, Ngài phán: "Nếu có ai cúng dường một con ngựa thì gia đình người đó sẽ được độ trì 3 đời".
Đầu năm 1964, một phụ nữ từ phương xa mang một triệu đồng (lúc bấy giờ trị giá khoảng 50 lượng vàng) đến cúng dường với mong ước làm kinh phí đúc tượng ngựa Xích Thố cho Quan Công.
Trụ trì chùa lúc bấy giờ tìm đến nghệ nhân nổi tiếng Ba Đém (chuyên xây cất đình chùa ở miền Tây) nhờ tạc tượng ngựa và được ông nhận lời với tiền công đúng một triệu đồng.
Trong hơn một tháng, ông Ba Đém làm việc ngày đêm không nghỉ, mới xong tượng ngựa cao khoảng 3 m, dài hơn 2 m. Tượng ngựa được làm bằng xi măng trộn màu, khung sườn cốt thép. Lục phủ ngũ tạng cũng được đúc, sơn màu đỏ cho vào bụng ngựa trước khi đắp kín lại.
"Ở 4 gót chân có 4 chùm lông, gọi là tứ mã đề, chỉ ngựa Xích Thố của Quan Công cưỡi mới có đặc điểm này", sư Thích Huệ Sanh nói và cho biết điều đặc biệt là nghệ nhân trộn màu vào vật liệu cho ra tượng ngựa toàn thân màu hồng, chứ không sơn phết gì cả.
Đến nay hơn 50 năm, màu tượng vẫn sáng đẹp dù chưa một lần trùng tu, cũng không ai dám tự ý thay đổi vị trí đặt tượng. Mỗi năm, đến rằm tháng 10, phật tử tụ tập về làm vệ sinh, tắm tượng ngựa Xích Thố một lần.
Tượng ngựa Xích Thố được đúc năm 1964. Ảnh: Cửu Long.
|
Ông Lê Thành Phước - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hậu Giang đánh giá, Già Lam Cổ Tự là ngôi chùa có kiến trúc rất độc lạ, thuộc loại hiếm ở miền Tây.
"Chúng tôi sẽ phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền thị xã Ngã Bảy đánh giá, đề nghị cấp trên xem xét xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cho ngôi chùa này", ông Phước nói.
Cửu Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét