Chùa Thập Tháp (nay ở thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, TX. An Nhơn, tỉnh Bình Định) do thiền sư Nguyên Thiều (1648 - 1728) kiến tạo rồi làm lễ khai sơn vào năm 1683. Chùa là di tích kiến trúc nghệ thuật thế kỷ 19 đã được công nhận di tích cấp quốc gia từ năm 1990.
Hiện chùa còn lưu giữ quần thể kiến trúc rất độc đáo, như ngôi chánh điện do thiền sư Thiệt Kiến Liễu Triệt cho trùng kiến vào năm 1749, nhà phương trượng do Quốc sư Phước Huệ xây vào năm 1924... Thời hòa thượng Minh Lý trụ trì chùa Thập Tháp (1871 - 1889) cũng đã tạo lập rất nhiều tượng Phật đến nay vẫn còn.
 Chùa đã trải qua 16 đời truyền thừa với nhiều vị thiền sư danh tiếng.
 Chùa đã trải qua 16 đời truyền thừa với nhiều vị thiền sư danh tiếng.
Tương truyền, sau khi sư phụ là hòa thượng Minh Giác mất, hòa thượng Thiệt Kiến Liễu Triệt (1702-1764) đang làm trụ trì chùa Thiên Mụ (ở Huế) được gọi về làm trụ trì chùa Thập Tháp. Đêm nào cũng có một con bạch hổ đến ngồi trước chánh điện nghe kinh làm cho mọi người sợ sệt. Ngài bảo: “Con cọp không làm hại ai, đừng sợ”. Ngài còn ra bảo con cọp rằng: “Hỡi bạch hổ! Vì nghiệp nặng phải làm thân súc sinh, hãy cố gắng nghe kinh tu hành có ngày sẽ thoát kiếp”.
Cọp nghe lời đến nghe kinh, được một năm thì một đêm nọ không thấy cọp đến nữa, ngài biết cọp đã chuyển kiếp. Sáng hôm sau, ngài sai tăng chúng đi tìm cọp thì thấy con cọp nằm chết trong vườn sau chùa. Ngài làm lễ mai táng tại chỗ như mai táng một vị tăng rồi lập tháp kỷ niệm. Tháp này vẫn còn nhưng bộ xương hổ thì đã bị kẻ gian đào lấy mất trong chiến tranh (1945-1954).
 Hiện nay, tháp này vẫn còn nhưng bộ xương hổ thì đã bị kẻ gian đào lấy mất trong chiến tranh.
 Hiện nay, tháp này vẫn còn nhưng bộ xương hổ thì đã bị kẻ gian đào lấy mất trong chiến tranh.
Ngoài ra, cũng trong thời gian ngài kiêm nhiệm chức Trụ trì chùa Thiên Mụ (1739-1748) nhằm vào thời điểm Võ vương Nguyễn Phúc Khoát trị vì, ngài thường được chúa Nguyễn mời vào nội cung thuyết pháp cho Chúa cùng vương phi, thế tử, phi tần cùng cung nữ nghe. Do đó, có lời đàm tiếu rằng ngài đã mắc phải lưới tình của các phi tần.
Lời đồn đến tai ngày nhưng ngài thản nhiên, không cần biện bạch. Mãi đến khi gần viên tịch ngài mới nguyền trước Phật tổ rằng, ngài lúc sống tịnh thân giữ giới thì sau khi tịch rồi thì xin cho tháp ngài luôn luôn tinh bạch. Quả nhiên sau đó, bất chấp mưa gió của thời gian, tháp ngài vẫn trắng phau. Tháp ngài ở cực tây bắc vườn chùa, tục gọi là Tháp trắng.   
 Hiện chùa còn lưu giữ quần thể kiến trúc rất độc đáo.
 Hiện chùa còn lưu giữ quần thể kiến trúc rất độc đáo.
Đặc biệt, sau khi chúa Nguyễn Ánh chiếm được thành Hoàng Đế, liền chiêu dụ những người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn ra đầu thú với lời hứa hẹn sẽ không trả thù. Nhiều người ra trình diện thì Nguyễn Ánh nuốt lời, mang ra chém sạch. Tảng đá dùng để kê đầu tôn thất nhà Tây Sơn lên chém được đặt ngay cổng thành Hoàng Đế. Từ đó, hằng đêm trong tảng đá vẳng ra tiếng than khóc ai oán, đòi mạng thống thiết, người dân và quan quân nhà Nguyễn không ai dám đi ngang qua cổng thành.
Để cứu chúng sinh, một vị trụ trì chùa Thập Tháp xin được lập đàn cầu siêu để giải nỗi oan khuất. Sau 3 ngày đêm kinh kệ, nhà sư cho người mang hòn đá kia về chùa Thập Tháp. Hòn đá được đặt cạnh cây thị cổ thụ 300 năm tuổi nằm phía nam tường thành của nhà chùa và được đặt tên là Hòn Đá Chém. Nhưng nỗi oan khiên trong Hòn Đá Chém vẫn còn vất vưởng. Vào những đêm mưa gió, người ta thường thấy một phụ nữ mặc áo cụt trắng, quần đen bước ra từ Hòn Đá Chém. Khi chó trong chùa sủa là bóng người phụ nữ kia biến mất.
 Hòn Đá Chém được chuyển vào để ngay bậc tam cấp trước khu Phương Trượng.
 Hòn Đá Chém được chuyển vào để ngay bậc tam cấp trước khu Phương Trượng.
Đến thời hòa thượng Phước Huệ làm trụ trì, Hòn Đá Chém được chuyển vào để ngay bậc tam cấp trước khu Phương Trượng, sau lưng Chánh điện của chùa để thường xuyên được nghe kinh kệ, giải tỏa những oan khiên. Theo nhà sư Mật Hạnh, đệ tử của nhà sư Phước Huệ, cách đây vài chục năm, những đêm nhà chùa tổ chức cúng hành binh, hành khiến hằng năm vào lúc giao thừa trước Tết Nguyên đán, đến khi đổ 3 hồi trống chiêng là tự nhiên có một dải lụa trắng, tỏa ra ánh hào quang sáng rực xuất hiện bay lượn ngang chánh điện một lần rồi mất.
Ngày nay, Hòn Đá Chém vẫn còn đặt tại cửa khu phương trượng của chùa Thập Tháp (cao khoảng 40 cm, dài 1,5 m, rộng 1,3 m) nhưng chuyện ma quái không còn xuất hiện. Hằng năm, đến ngày giỗ hòa thượng Phước Huệ (18 tháng giêng âm lịch), hàng ngàn phật tử đến dự, nhìn Hòn Đá Chém, không ít người rơi nước mắt nhớ đến những anh hùng, hào kiệt thời Tây Sơn.