(Kiến Thức) - "Tràng An tứ hổ" là nhóm 4 người xuất hiện ở Thăng Long (Hà Nội) vào cuối thế kỷ XVII, có thể xem là đại diện cho cả nước Nam.
Tứ hổ là 4 con hổ, chữ dùng người xưa chỉ “bộ tứ” những người học hành uyên bác, trí tuệ tài hoa, có sức mạnh phi thường trong trận bút, trường văn.
“Tràng An tứ hổ” là nhóm 4 người xuất hiện ở Thăng Long (Hà Nội) vào cuối thế kỷ XVII, có thể xem là đại diện cho cả nước Nam lúc bấy giờ, vì họ từ nhiều nơi đến. Đó là:
1. Vũ Diệm (1705-?), còn được gọi là Vũ Diễm, người xã Thổ Vượng, huyện Thiên Lộc (nay thuộc xã Vương Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa thi Kỷ Mùi (1739) đời Lê Ý Tông, làm quan đến chức Hàn lâm Thị thư. Sau khi mất, ông được tặng chức Tự khanh, tước bá.
Ông là người học rất giỏi nên ở Thăng Long lúc bấy giờ xuất hiện thành ngữ “Bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc”, nghĩa là loại bút tốt nhất chỉ có ở hàng ngõ Câm Chỉ, còn người học trò giỏi nhất quê ở Thiên Lộc (tức Vũ Diễm).
Người đời truyền rằng, đáng ra ông phải đỗ bảng nhãn nhưng chỉ vì khi ra bảng mà nhà vua viết lầm nên Vũ Diệm phải chịu thiệt thòi. Lẽ ra phải ghi: đệ nhất giáp, đệ nhị danh, vua lại viết thành đệ nhị giáp đệ nhất danh (nhất giáp là trạng nguyên bảng nhãn, thám khoa; nhị giáp là hoàng giáp).
2. Nguyễn Bá Lân (1700- 1786), quê ở xã Cổ Đô, huyện Tiên Phong, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Năm 18 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi Hương, hai năm sau đỗ kỳ thi Hội, rồi vào thi Đình, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Tân Hợi (1731) đời Lê Đế Duy Phường, khi ông 31 tuổi.
Làm quan, Nguyễn Bá Lân giữ chức các chức như Phiên tào, Lưu thủ trấn Hưng Hóa, Đốc trấn Cao Bằng, Bồi tụng Thiêm đô Ngự sử, tước Lễ Trạch hầu, rồi thăng Thượng thư Bộ Công. Sau khi mất, ông được tặng hàm Thái tể, tước Quận công.
Nguyễn Bá Lân trọn đời mang hết tài năng và đức hạnh của mình ra giúp dân, giúp nước nên được sử sách ca ngợi nhiều. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nhận xét: “Khi bàn việc, ông giữ lòng trung thực, không che chở bênh vực ai, chúa khen là ngay thẳng dám nói”.
Quốc sử quán triều Nguyễn về sau cũng viết: “Nguyễn Bá Lân... làm quan thanh liêm, cẩn thận, ra trấn Cao Bằng vỗ về nhân dân, dẹp yên giặc cướp, tỏ rõ công lao, vào triều tham dự chính sự thì giữ đúng pháp luật, không hề a dua...” (Đại Nam nhất thống chí). “Bá Lân là người có văn học, chất phác, thẳng thắn, mạnh dạn dám nói” (Cương mục).
3. Nhữ Đình Hiền (1659-?) còn có tên khác là Nhữ Tiến Hiền, người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Xuất thân trong gia đình khoa bảng nổi tiếng, ông là con của Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, là cha Tiến sĩ Nhữ Đình Toản và là ông nội của Tiến sĩ Nhữ Công Chân.
Nhữ Đình Hiền đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Canh Thân (1680) đời Lê Hy Tông, ông từng được cử đi sứ phương bắc, học được nghề làm lược bí về truyền dạy cho dân; làm quan trải nhiều chức vụ rồi thăng đến Thượng thư bộ Hình rồi Bồi tụng, tước bá. Nhữ Đình Hiền nổi tiếng là người xử kiện công bằng, đúng đắn, việc chính sự đều rất tận tụy nên bấy giờ ai cũng khen ngợi. Khi ông mất, triều đình truy tặng hàm Thiếu phó, tước Thọ quận công.
4. Nguyễn Công Thái (1684-1758) còn có tên là Nguyễn Kim Thái, người làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội). Ông từ thuở đi học đã nổi tiếng văn tài, đến năm 1703 dự kỳ thi ở trấn đỗ thứ nhất, sau đó dự kỳ thi Hương đỗ đầu (Giải nguyên), tại kỳ thi hội năm Ất Mùi (1715) đời Lê Dụ Tông, ông lại đỗ đầu đoạt danh hiệu Hội nguyên Tiến sĩ.
“Tràng An tứ hổ” là nhóm 4 người xuất hiện ở Thăng Long (Hà Nội) vào cuối thế kỷ XVII, có thể xem là đại diện cho cả nước Nam lúc bấy giờ, vì họ từ nhiều nơi đến. Đó là:
1. Vũ Diệm (1705-?), còn được gọi là Vũ Diễm, người xã Thổ Vượng, huyện Thiên Lộc (nay thuộc xã Vương Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa thi Kỷ Mùi (1739) đời Lê Ý Tông, làm quan đến chức Hàn lâm Thị thư. Sau khi mất, ông được tặng chức Tự khanh, tước bá.
Ông là người học rất giỏi nên ở Thăng Long lúc bấy giờ xuất hiện thành ngữ “Bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc”, nghĩa là loại bút tốt nhất chỉ có ở hàng ngõ Câm Chỉ, còn người học trò giỏi nhất quê ở Thiên Lộc (tức Vũ Diễm).
Người đời truyền rằng, đáng ra ông phải đỗ bảng nhãn nhưng chỉ vì khi ra bảng mà nhà vua viết lầm nên Vũ Diệm phải chịu thiệt thòi. Lẽ ra phải ghi: đệ nhất giáp, đệ nhị danh, vua lại viết thành đệ nhị giáp đệ nhất danh (nhất giáp là trạng nguyên bảng nhãn, thám khoa; nhị giáp là hoàng giáp).
2. Nguyễn Bá Lân (1700- 1786), quê ở xã Cổ Đô, huyện Tiên Phong, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Năm 18 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi Hương, hai năm sau đỗ kỳ thi Hội, rồi vào thi Đình, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Tân Hợi (1731) đời Lê Đế Duy Phường, khi ông 31 tuổi.
Làm quan, Nguyễn Bá Lân giữ chức các chức như Phiên tào, Lưu thủ trấn Hưng Hóa, Đốc trấn Cao Bằng, Bồi tụng Thiêm đô Ngự sử, tước Lễ Trạch hầu, rồi thăng Thượng thư Bộ Công. Sau khi mất, ông được tặng hàm Thái tể, tước Quận công.
Nguyễn Bá Lân trọn đời mang hết tài năng và đức hạnh của mình ra giúp dân, giúp nước nên được sử sách ca ngợi nhiều. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nhận xét: “Khi bàn việc, ông giữ lòng trung thực, không che chở bênh vực ai, chúa khen là ngay thẳng dám nói”.
Quốc sử quán triều Nguyễn về sau cũng viết: “Nguyễn Bá Lân... làm quan thanh liêm, cẩn thận, ra trấn Cao Bằng vỗ về nhân dân, dẹp yên giặc cướp, tỏ rõ công lao, vào triều tham dự chính sự thì giữ đúng pháp luật, không hề a dua...” (Đại Nam nhất thống chí). “Bá Lân là người có văn học, chất phác, thẳng thắn, mạnh dạn dám nói” (Cương mục).
3. Nhữ Đình Hiền (1659-?) còn có tên khác là Nhữ Tiến Hiền, người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Xuất thân trong gia đình khoa bảng nổi tiếng, ông là con của Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, là cha Tiến sĩ Nhữ Đình Toản và là ông nội của Tiến sĩ Nhữ Công Chân.
Nhữ Đình Hiền đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Canh Thân (1680) đời Lê Hy Tông, ông từng được cử đi sứ phương bắc, học được nghề làm lược bí về truyền dạy cho dân; làm quan trải nhiều chức vụ rồi thăng đến Thượng thư bộ Hình rồi Bồi tụng, tước bá. Nhữ Đình Hiền nổi tiếng là người xử kiện công bằng, đúng đắn, việc chính sự đều rất tận tụy nên bấy giờ ai cũng khen ngợi. Khi ông mất, triều đình truy tặng hàm Thiếu phó, tước Thọ quận công.
4. Nguyễn Công Thái (1684-1758) còn có tên là Nguyễn Kim Thái, người làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội). Ông từ thuở đi học đã nổi tiếng văn tài, đến năm 1703 dự kỳ thi ở trấn đỗ thứ nhất, sau đó dự kỳ thi Hương đỗ đầu (Giải nguyên), tại kỳ thi hội năm Ất Mùi (1715) đời Lê Dụ Tông, ông lại đỗ đầu đoạt danh hiệu Hội nguyên Tiến sĩ.
Nguyễn Công Thái làm quan 40 năm, đảm nhận nhiều chức quan như Hiến sát sứ Nghệ An, Đốc đồng xứ Thanh Hóa, Tế tửu Quốc Tử Giám, Tham tụng, Thượng thư Bộ Lại, phong công thần, tước Kiều Quận công. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Công Thái là việc tham gia đấu tranh bảo vệ biên giới lãnh thổ, tranh biện và bẻ lý đòi lại đất đai bị bọn thổ ty phủ Khai Hóa, Mông Tự thuộc Vân Nam của nhà Thanh chiếm đóng, giữ lại được mỏ đồng Tụ Long ở châu Vị Xuyên, giành lại 4 xã ở Bảo Sơn (nay thuộc Cao Bằng).
Nguyễn Công Thái chính là thầy học của chúa Trịnh Sâm nhưng ông khước từ mọi ân huệ, tiền của mà học trò tặng, chỉ nhận đất lộc điền 100 mẫu do vua ban cho nhưng lại mang chia hết cho con cháu và dân làng cày cấy. Sự giản dị, thanh khiết của ông còn thể hiện ở đời sống, dù làm quan to nhưng nhà ông chỉ làm bằng tre nứa đã cũ, các con đều ăn cơm hẩm và đi bộ...
Theo gia phả họ Nguyễn có chép về hành trạng của ông thì sáng sớm đã vào triều chầu vua, mặt trời lặn mới về, ở chốn công đường trọn ngày ngồi chững chạc, không hề có dáng lười biếng. Kiệu ngồi không tô vẽ lộng lẫy, khi vào triều để nón lá và áo tơi ở sau kiệu, mũ để trong hòm có gia nhân mang theo. Khi đi trên đường phố, người kinh đô bảo nhau cứ thấy phu kiệu dóc tóc là biết ông đi qua vì quân hai đội tiềm xa lực của ông đều dóc tóc. Tuỳ binh chỉ có 30 người. Ngày giỗ kỵ không tiếp tân khách, không nhận quà biếu. Sau khi mất, Nguyễn Công Thái được triều đình truy tặng hàm Thái bảo.
Ngoài “Tứ hổ” nói trên, đất kinh kỳ Thăng Long vào thế kỷ XVIII còn có 4 danh sĩ cũng được tôn là “Tràng An tứ hổ” là Nguyễn Huy Kỳ, người Thủy Nguyên, phủ Kiến An, trấn Hải Dương (nay là huyện Kiến An, TP Hải Phòng); Trần Danh Tân, người Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, trấn Hải Dương (hay thuộc huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng); Nguyễn Bá Cư (không rõ quê quán) và Vũ Toại, người huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An (nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét