Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Quán bún riêu 30 năm ở Sài Gòn: bán 500 tô trong 6 tiếng

Quán bún riêu của cô Nga nằm ở quận 4, bắt đầu mở cửa từ năm 1988 và đã hai lần dời vị trí.




00:22| 00:30

Quán bún riêu tròn 3 thập niên ở Sài Gòn. Video: Di Vỹ.
Quán bún riêu 30 năm ở Sài Gòn: bán 500 tô trong 6 tiếng
Quán bún riêu 30 năm này nằm trên đường Nguyễn Hữu Hào, quận 4. Do quán nằm ngay mặt tiền bạn sẽ dễ dàng tìm thấy.
Quán bún riêu 30 năm ở Sài Gòn: bán 500 tô trong 6 tiếng
Cô Nga, chủ quán, cho biết: "Tôi mở quán từ năm 1988. Hồi đó chỉ bán ở vỉa hè thôi chứ không có quán khang trang như bây giờ. Chỗ này mới dời về từ năm 2011".
Quán bún riêu 30 năm ở Sài Gòn: bán 500 tô trong 6 tiếng
Toàn bộ gian bếp được thiết kế mở cùng với chỗ ngồi của khách. Do đó, khi vừa bước chân vào quán, khách sẽ nhìn thấy ngay nồi nước lèo to lúc nào cũng sôi sùng sục.
Quán bún riêu 30 năm ở Sài Gòn: bán 500 tô trong 6 tiếng
Cô Nga cho biết, mỗi ngày cô chuẩn bị các công đoạn từ 7h sáng. "Có hôm phải đi chợ sớm nếu muốn mua đồ ngon, chất lượng. Còn bình thường đã dặn sẵn mối giao", cô nói. Quán bắt đầu mở cửa từ 12h trưa đến khoảng 6h chiều là đóng.
Quán bún riêu 30 năm ở Sài Gòn: bán 500 tô trong 6 tiếng
Chả được xắt miếng nhỏ, xếp trong tủ kính. Có khách gọi, tất cả đồ ăn sẽ được xếp vào tô rồi chan lên một đến hai vá nước lèo cho ngập mới bưng ra cho khách.
Quán bún riêu 30 năm ở Sài Gòn: bán 500 tô trong 6 tiếng
Cô Nga cho hay, mỗi ngày, cô bán khoảng 500 tô bún. "Có bữa tôi bán hơn 500 tô nhưng cực lắm vì phải chuẩn bị nhiều đồ hơn mọi bữa", cô Nga kể.
Quán bún riêu 30 năm ở Sài Gòn: bán 500 tô trong 6 tiếng
Khách sẽ được phục vụ một đĩa rau trụng hoặc sống theo sở thích. Điểm nổi bật làm nên tên tuổi của bún riêu cô Nga là phần ăn nhiều riêu cua và tôm, miếng giò heo lớn. So với những nơi khác, cà chua ở đây không xắt miếng nhỏ mà để nguyên trái. Thực khách có thể vớt ra chén nhỏ và dầm với các loại đồ nêm để thưởng thức.
Quán bún riêu 30 năm ở Sài Gòn: bán 500 tô trong 6 tiếng
Loại đồ nêm không thể thiếu của bún riêu là mắm ruốc được đựng trong một tô sành.
Quán bún riêu 30 năm ở Sài Gòn: bán 500 tô trong 6 tiếng
Trước đây, tô bún riêu của cô Nga chỉ có riêu cua và cà chua, sau này để đáp ứng nhu cầu của thực khách, cô thêm các loại chả và giò heo. Hiện một tô bún đầy đủ có giá 50.000 đồng kèm trà đá, khăn giấy lạnh.
Quán bún riêu 30 năm ở Sài Gòn: bán 500 tô trong 6 tiếng
Thực khách ngồi ăn trên bàn ghế inox thấp, chỗ để xe ở ngay phía trước quán. Cô Nga chia sẻ: "Dù có điều kiện để sửa lại quán nhìn được hơn, tôi vẫn muốn quán nhìn bình dân, ai vào ăn cũng được. Ăn một món ngon không nhất thiết phải ngồi trong chỗ sang trọng".
Bài và ảnh: Di Vỹ

Quán bún riêu 30 năm tuổi ở vỉa hè Sài Gòn có gì hấp dẫn mà Trường Giang trở thành “khách quen” lâu năm?

Quán bún riêu cua nức tiếng ở quận 4 mỗi ngày chỉ bán trong vòng 6 giờ đồng hồ là hết sạch 500 tô bún, đây là địa điểm được đông đảo người dân thành phố cũng như giới nghệ sĩ yêu thích, trong đó có Trường Giang.
    Chiều 03/05, bức ảnh Trường Giang cùng một cô gái có nét giống Nhã Phương ngồi ăn ở một quán bún lề đường khiến cư dân mạng xôn xao. Bên cạnh việc tranh cãi về chuyện cô gái đi cùng Trường Giang có phải là Nhã Phương hay không? Liệu có phải cả hai đã làm lành với nhau sau sóng gió? Thì có một bộ phận không nhỏ cư dân mạng cũng truy lùng quán bún riêu nức tiếng mà Trường Giang chẳng ngại sẽ nhiều người nhận ra để ghé tới thưởng thức.
     Bức ảnh Trường Giang ghé quán bún riêu cùng một cô gái được cho là Nhã Phương vào chiều 3/5 khiến dân tình xôn xao.
    Bức ảnh Trường Giang ghé quán bún riêu cùng một cô gái được cho là Nhã Phương vào chiều 3/5 khiến dân tình xôn xao.
    Quán bún riêu lâu năm với cô chủ vui tính ở quận 4
    Theo một số thông tin thì địa điểm mà Trường Giang thường ghé là quán bún riêu cô Nga nằm tại địa chỉ 64 Nguyễn Hữu Hào (quận 4, TP.HCM). Đây là quán bún riêu có tuổi đời lâu năm và khá nổi tiếng tại khu vực quận 4, bởi món ăn ngon cũng như sự vui tính của cô chủ quán.
    Cô Nguyễn Thu Nga (52 tuổi) bắt đầu mở quán bún riêu này từ năm 1988. Cô hóm hỉnh kể: “Hồi đó cô đi coi bói, thầy nói cô phải bán bún riêu tới 72 tuổi mới đông khách. Mà ai dè mở ra là đông rồi. Hồi đó thời bao cấp hàng quán ít lắm, bữa nào trời mưa là khách xếp hàng dài để mua”.
     Quán bún riêu của cô Nga có tuổi đời lâu năm và khá nổi tiếng tại khu vực quận 4,
    Quán bún riêu của cô Nga có tuổi đời lâu năm và khá nổi tiếng tại khu vực quận 4,
     Khách hàng thường ghé ăn tấp nập mỗi ngày.
    Khách hàng thường ghé ăn tấp nập mỗi ngày.
     Một bát bún riêu cua đầy “ú ụ”.
    Một bát bún riêu cua đầy “ú ụ”.
    Thấm thoắt mà cái quán ăn nhỏ xíu, bình dân này đã tồn tại được tròn 30 năm. Ngày xưa 1 tô bún riêu của cô Nga chỉ có riêu cua và cà chua, sau này để đáp ứng nhu cầu của thực khách, cô Nga thêm các loại chả và giò heo.
    Điểm đặc biệt làm nên tên tuổi của bún riêu cô Nga là tô bún khá lớn, phần riêu cua nhiều, miếng giò heo cũng “khủng”, nhiều thực khách nữ có thể không ăn hết 1 tô. Một điều thú vị nữa là cà chua ở đây không được cắt miếng nhỏ mà để nguyên quả, thực khách có thể ăn dằm ra thêm, vào chút mắm tôm, chút me, chút chanh để thưởng thức sự ngon ngất ngây của món ăn.
     Bát bún làm nên tên tuổi của cô Nga.
    Bát bún làm nên tên tuổi của cô Nga.
     Cà chua ở đây không được cắt miếng nhỏ mà để nguyên quả, thực khách có thể ăn dằm ra thêm vào chút mắm tôm, chút me.
    Cà chua ở đây không được cắt miếng nhỏ mà để nguyên quả, thực khách có thể ăn dằm ra thêm vào chút mắm tôm, chút me.
    Mỗi ngày cô Nga mở bán từ 12h trưa đến tầm 6h - 7h tối thì hết, chỉ vỏn vẹn hơn 6 giờ đồng hồ nhưng cô bán hết 500 tô bún, thế nhưng cô lắc đầu bảo: “Ngày xưa còn bán nhiều hơn như vậy nữa đó”.
     Nguyên liệu thơm ngon được cô Nga chuẩn bị kỹ lưỡng.
    Nguyên liệu thơm ngon được cô Nga chuẩn bị kỹ lưỡng.
     Nồi canh riêu hấp dẫn thực khách ghé qua.
    Nồi canh riêu hấp dẫn thực khách ghé qua.
    Địa điểm quen thuộc của nhiều nghệ sĩ
    Quán cô Nga 30 năm nay vẫn như thế, dù có điều kiện để sửa chữa khang trang hơn nhưng cô vẫn để mọi thứ y như cũ để phù hợp với thực khách bình dân. Dù dân dã là thế nhưng đây vẫn là một điểm quen thuộc của nhiều nghệ sĩ ở Sài Gòn.
    Ở Sài Gòn chỉ cần món ăn ngon thì dù ngồi lề đường, ghế nhựa thì vẫn tìm đến thưởng thức cho bằng được. Thế nên không khó để lý giải vì sao nghệ sĩ Trường Giang hay nhiều nghệ sĩ khác vẫn thường ghé đến quán cô Nga để thưởng thức món bún riêu trứ danh, bất chấp việc có thể bị làm phiền nếu fan bắt gặp.
     Cô Nga vui vẻ khi nhiều nghệ sĩ ghé tới quán ăn dân dã của mình.
    Cô Nga vui vẻ khi nhiều nghệ sĩ ghé tới quán ăn dân dã của mình.
    “Đa số nghệ sĩ thường chạy xe hơi tới đây để mua đem về, chỉ một số nghệ sĩ như Trường Giang hay cô Thanh Thúy thì ngồi lại. Trường Giang thì ăn nhanh chóng rồi đi, thường đi với anh trai. Còn nhóm mấy diễn viên thì hay ngồi lại chụp hình cười giỡn với nhau vui lắm. Họ còn tâm sự về công việc cho chúng tôi nghe nữa” - cô Nga kể.
    Cô chủ quán vui tính bảo hồi xưa lo bán bún quá nên lấy chồng trễ, giờ 3 đứa con còn nhỏ xíu. Nhưng mốt tụi nhỏ lớn chắc đưa mấy đứa qua Singapore học chứ buôn bán vất vả lắm.
     Cô Nga bán bún riêu đến nay cũng hơn 30 năm rồi.
    Cô Nga bán bún riêu đến nay cũng hơn 30 năm rồi.
     Quán bún dân dã đong đầy nhiều câu chuyện.
    Quán bún dân dã đong đầy nhiều câu chuyện.
    Theo Helino

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét