Người Xinh Mun sống tập trung tại vùng núi cao thuộc tỉnh Sơn La. Vào mùa Xuân, đồng bào thường tổ chức Lễ hội Mạ ma thể hiện ước vọng trời yên vật thịnh và tài diễn xướng văn nghệ dân gian của dân tộc mình
Trung tâm Lễ hội Mạ ma là cây hoa (xặng bok) tượng trưng cho cây đời. Để chuẩn bị cho cây hoa “xặng bok” là cả một quá trình công phu. Người chuẩn bị là thầy mo và những “con nuôi” là người ốm do thầy chữa khỏi cùng với người dân trong bản.
Một cây tre cao khoảng 3m được chọn làm “thân” cây, cành lá, hoa quả trên cây là những hình chim, chuồn, sóc… Ngoài ra còn có cá, xương cá, con ve… và các vật dụng người Xinh Mun sử dụng như ô dù, chống chỉ, trống gỗ, tàu voi, tàu ngựa, cày bừa… Dưới gốc cây hoa trồng cây chuối lộn ngược, rêu, củ măng, quả bầu nậm… Xung quanh “xặng bok” là những bàn thờ cùng các mâm cúng với nhiều loại thức ăn.
Một cây tre cao khoảng 3m được chọn làm “thân” cây, cành lá, hoa quả trên cây là những hình chim, chuồn, sóc… Ngoài ra còn có cá, xương cá, con ve… và các vật dụng người Xinh Mun sử dụng như ô dù, chống chỉ, trống gỗ, tàu voi, tàu ngựa, cày bừa… Dưới gốc cây hoa trồng cây chuối lộn ngược, rêu, củ măng, quả bầu nậm… Xung quanh “xặng bok” là những bàn thờ cùng các mâm cúng với nhiều loại thức ăn.
Thiếu nữ Xinh Mun |
Chủ trì lễ hội là thày tào, một hay hai đôi nam nữ giúp việc thày tào gọi là “báo chạu, xao chua”. Ban Chủ trì còn có thêm 2 thầy mo và 2 người thổi sáo, đánh chiêng.
Bắt đầu lễ hội, thầy mo sẽ chủ trì lễ cúng. Trong lúc thầy cúng thì chiêng, sáo cũng hòa nhịp, tạo âm thanh cho mọi người tham gia múa xòe và tăng bu xung quanh cây hoa “xặng bok”.
Trong lễ hội, người Xinh Mun tổ chức rất nhiều trò chơi như đấu kiếm, khỉ ăn chuối, trâu đằm, thằng ngốc… đặc biệt là “túc căn”, “lạc gưa”, “xòe họa” và “xòe tenh”… “Túc căn” và “Lạc gưa” là những trò mang tính biểu tượng, “túc căn” là đấu kiếm: hai người rút hai cần rượu cần, vờ làm kiếm xông vào đấu với nhau giữa tiếng hò reo cổ vũ của mọi người cho đến khi kiếm gãy nát mới thôi. “Lạc gưa” là kéo thuyền, mọi người dùng dây mây, chia hai phe kéo nhau…
Lễ hội Mạ ma của người Xinh Mun thể hiện nét đẹp tinh túy nhất về tinh thần, phong tục tập quán và tín ngưỡng của đồng bào hiện vẫn được bảo tồn, gìn giữ.
Bắt đầu lễ hội, thầy mo sẽ chủ trì lễ cúng. Trong lúc thầy cúng thì chiêng, sáo cũng hòa nhịp, tạo âm thanh cho mọi người tham gia múa xòe và tăng bu xung quanh cây hoa “xặng bok”.
Trong lễ hội, người Xinh Mun tổ chức rất nhiều trò chơi như đấu kiếm, khỉ ăn chuối, trâu đằm, thằng ngốc… đặc biệt là “túc căn”, “lạc gưa”, “xòe họa” và “xòe tenh”… “Túc căn” và “Lạc gưa” là những trò mang tính biểu tượng, “túc căn” là đấu kiếm: hai người rút hai cần rượu cần, vờ làm kiếm xông vào đấu với nhau giữa tiếng hò reo cổ vũ của mọi người cho đến khi kiếm gãy nát mới thôi. “Lạc gưa” là kéo thuyền, mọi người dùng dây mây, chia hai phe kéo nhau…
Lễ hội Mạ ma của người Xinh Mun thể hiện nét đẹp tinh túy nhất về tinh thần, phong tục tập quán và tín ngưỡng của đồng bào hiện vẫn được bảo tồn, gìn giữ.
Theo baodantoc.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét