Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Đèo Hải Vân - Cung đường “sợ nhất” ngày ấy, bây giờ!

TĐO - “Đường bộ sợ nhất Hải Vân...”, cái “sợ nhất” ấy đã được “chia sẻ” từ tháng 6/2005 - khi hầm đường bộ Hải Vân đưa vào khai thác. Nhưng để thưởng ngoạn sự hùng vĩ, “Sơn Thủy hữu tình” bậc nhất của “Đệ nhất hùng quan”, rất nhiều người hôm nay vẫn muốn vượt lên cung đường “sợ nhất” hôm qua!
Thiên nhiên tạo nên Hải Vân quan
Cũng như những người con trên “khúc ruột miền Trung”, chúng tôi đã không ít lần đi qua cung đường đèo Hải Vân hiểm trở bằng... xe máy và xe đò. Còn nhớ cách đây gần chục năm, lần đầu tiên tôi “khăn gói” từ Quảng Trị vào Đà Nẵng, gia đình khuyên nhủ bỏ xe máy lên xe đò... cho an toàn. Nhưng sẵn máu nghề nghiệp, tôi thử sức “bài sát hạch” qua cung đường đèo Phước Tượng và Phú Gia trước khi quyết định chạy xe máy qua đèo Hải Vân mà giờ đây không còn phải leo đèo nữa, muốn nhanh thì đi qua hầm, muốn chậm rãi thì đi qua đèo.
deo hai van cung duong so nhat ngay ay bay gio
Khách du lịch đang tìm hiểu lịch sử di tích
Đến bây giờ, tôi không nhớ đã bao lần ngược xuôi trên cung đường đèo này bằng xe máy. Cũng không ít lần tôi ghi nhận những vụ TNGT, tắc đường đèo do sạt lở; những nỗ lực của lực lượng CSGT và ngành giao thông trong công tác hướng dẫn phân luồng, đảm bảo ATGT. Cũng như những vất vả của hành khách trên những chuyến xe khách phải vật vạ qua đêm trên đường đèo...
Đến tháng 6/2005, ngay dưới cung đường “sợ nhất” này diễn ra sự kiện trọng đại: Lễ khánh thành đưa Hầm đường bộ Hải Vân đưa vào khai thác! Không lâu sau đó, dịch vụ trung chuyển xe gắn máy qua hầm đường bộ Hải Vân được khởi động và duy trì cho đến bây giờ đã rút ngắn thời gian và giảm TNGT khi đi qua Đèo Hải Vân. Nhưng cũng như chúng tôi, rất nhiều người vẫn thích thú “phượt” qua đèo bằng xe máy. Những chuyến xe lữ hành cũng ngày qua ngày cứ tiếp nối nhau qua, dừng lại, rồi từ từ lăn bánh... để du khách thỏa mắtthưởng ngoạn sự hùng vĩ, “Sơn Thủy hữu tình” bậc nhất của “Đệ nhất hùng quan” trên cung đường “sợ nhất” hôm qua! Nhiều du khách khi đến TP.Đà Nẵng hay Cố đô Huế cũng chọn cách khám phá “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” bằng xe máy, taxi...
deo hai van cung duong so nhat ngay ay bay gio
Góc cua nguy hiểm của đèo Hải Vân
Đèo Hải Vân thuộc dãy núi hiểm trở cắt ngang đất nước từ biên giới phía Tây đến sát bờ Biển Đông, tạo nên những đặc trưng khá rõ nét từ khí hậu, văn hóa... phía 2 bên đỉnh đèo. Cũng có những khi mây mù giăng kín như muốn “bịt mắt” người đi đường... Nhưng khi qua Hải Vân Quan, chúng tôi được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên đỉnh non cao và cảm nhận sự giao thoa của thời tiết, của đất trời...
Người xưa đã đúc kết mối hiểm nguy trên cung đường Hải Vân (biển, mây) qua câu ca: “Đường bộ sợ nhất Hải Vân/ Đường thủy sợ nhất sóng thần hang Dơi”. Bởi vì, ngoài sự hiểm trở của những cung đường đèo, nơi đây còn là nơi cư ngụ của những loài thú dữ và bọn lục lâm thảo khấu. 
deo hai van cung duong so nhat ngay ay bay gio
Tuyến đường quanh co, uốn lượn
Đến thế kỷ XIX, nhà Nguyễn cho sửa chữa và mở rộng đường đèo, đồng thời cho xây dựng hệ thống đồn lũy, có quân lính canh phòng cẩn mật ngày đêm, còn gọi là Đồn Nhất. Đến thời Pháp thuộc, ngoài mở rộng đường đèo cho xe cơ giới lưu thông, làm đường sắt Bắc - Nam qua đèo Hải Vân..., thực dân Pháp còn củng cố đồn Nhất thành một cứ điểm với hệ thống công sự vững chắc... Sau ngày đất nước được Giải phóng cho đến trước khi hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào sử dụng (tháng 6/2005), cung đường đèo Hải Vân là nỗi lo đối với không ít lái xe và người dân trên “hành trình thiên lý”. Dọc trên cung đường qua đèo Hải Vân, có vô số miếu thờ các nạn nhân xấu số đã tử nạn trong những vụ TNGT kinh hoàng.
Thiên hạ đệ nhất hùng quan
Khác với sự hối hả của những ngày cuối năm, những ngày đầu xuân mới, núi rừng Hải Vân quan hùng vĩ được những sắc hoa tô điểm. Đặc biệt, khi ở Quảng Trị và Huế vẫn đang còn trong mưa rét, thì chỉ mới “chạm” đến chân đèo Hải Vân phía Bắc, chúng tôi đã được hưởng bầu không khí ấm áp từ đỉnh Hải Vân lan tỏa xuống... Ngay đoạn cua tay áo đầu tiên Bắc đèo Hải Vân- điểm khởi đầu cho hành trình vượt qua 21 km đường đèo Hải Vân từ phía Bắc, ai cũng “mãn nhãn” phong cảnh Vịnh Lăng Cô, đầm Lập An,. Cũng từ đây nhìn chếch về phía trái là điểm khởi đầu cho công trình vĩ đại xuyên qua núi Hải Vân từ phía Bắc- Đường dẫn và cửa hầm đường bộ Hải Vân...
deo hai van cung duong so nhat ngay ay bay gio
Nơi khách du lịch trong và ngoài nước dừng chân ngắm cảnh
Ngoài được vắt qua những quả núi Hải Vân hiểm trở, nhiều đoạn đường đèo uốn lượn từ thấp lên cao liên tục theo hình chữ “chi” độc đáo. Khi qua đèo Hải Vân, chúng tôi còn “thưởng thức” những đoạn đường đèo nép mình giữa một bên là vách núi cao, một bên là vực biển sâu và “đặc sản” là những đường cong hiểm trở, nhất là 2 khúc cua tay áo liên tục đoạn Km 901, kế đến là khúc cua tay áo tại Km 905.
deo hai van cung duong so nhat ngay ay bay gio
Nơi đỉnh đèo phân chia địa phận Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
Trên đỉnh Hải Vân quan, có lẽ cũng là khoảng thời gian hiếm hoi để chúng tôi tạm quên cuộc sống xô bồ và “ngược thời gian trở về quá khứ”, cảm phục những bậc tiền nhân và những con người đã khai phá và không ngừng phát huy nó, để rồi hôm nay, cũng trên dãy Hải Vân quan hùng vĩ, lại có thêm một công trình vĩ đại xuyên qua dưới lòng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”!
deo hai van cung duong so nhat ngay ay bay gio
Khách du lịch thăm lô cốt năm xưa trên đỉnh đèo Hải Vân
Cũng tại đây, chúng tôi tản bộ lên khám phá cửa ải Hải Vân Quan (quay mặt về hướng Đà Nẵng), chiêm ngưỡng cửa ải Hải Vân quan quay về hướng Thừa Thiên-Huế được vua nhà Nguyễn cho ghi lời đề từ của vua Lê Thánh Tông phong tặng cho địa danh này: “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”! Cùng với đó, là hệ thống lô cốt của Thực dân Pháp còn sót lại; bia ghi chiến tích của quân và dân ta trong trận thắng Đồn Nhất.
Cũng từ đỉnh cao này, chúng tôi thỏa mắt chiêm ngưỡng Vịnh Lăng Cô, Làng Vân yên bình dưới chân núi Hải Vân và Vịnh Đà Nẵng. Xa nữa là cảng Tiên Sa, cầu Thuận Phước, bán đảo Sơn Trà... Khi có dịp qua cung đường đèo này vào ban đêm, chúng tôi mãn nhãn với cảnh sắc tuyệt đẹp của vô số ánh đèn neon phát sáng đồng loạt trên những chiếc thuyền câu mực của ngư dân. Đường đèo Hải Vân bây giờ đã trở thành cung đường  dài hơn 20 km dành cho khách du lịch trong và ngoài nước đến đây chiêm ngưỡng đầy thú vị.
Đắc Bình

Cuộc sống hiền hòa ở lưng đèo Hải Vân

Ðến đây, mọi người sẽ được mắt thấy, tai nghe biết bao câu chuyện kể về lịch sử, và khi những chuyến xe tiếp tục đến rồi đi, bên con đèo này vẫn luôn có những người mưu sinh lặng lẽ mỗi ngày. Ngày qua ngày họ vẫn tiếp tục hy vọng, đợi chờ. Họ là những con người đang sống ở lưng đèo dù không khá giả gì nhưng rất đôn hậu và dung dị như chính mảnh đất này...

Shark Linh hé lộ rót vốn đầu tư khởi nghiệp bằng ... niềm tinTai nạn thảm khốc ở đèo Hải VânĐèo Hải Vân - Cung đường “sợ nhất” ngày ấy, bây giờ!
cuoc song hien hoa o lung deo hai van
Trên lưng đèo Hải Vân, nhiều người bán buôn phục vụ du khách
Trên  đèo Hải Vân này có 16 hộ, cùng khoảng gần 60 người bán hàng khác, chủ yếu là buôn bán nước giải khát, hàng lưu niệm, quán ăn và một số dịch vụ khác. Còn lại khoảng 5-6 hộ sống lưng chừng đèo với vài tiệm vá xe, nước mui, bán đồ lưu niệm ngay tại những địa điểm du khách thường dừng chân ngắm cảnh và chụp hình… cuộc sống cũng nhiều vất vả. Hai bên đường, những am thờ nhỏ ngày ngày nghi ngút khói huơng tưởng nhớ những người không may thiệt mạng vì tai nạn.
Không biết từ bao giờ, khu vực đèo này đã có hàng chục người dân nghèo mưu sinh buôn bán. Từng ngày, họ trông chờ vào những chuyến xe dừng chân nghỉ ngơi chuẩn bị lên hoặc xuống đỉnh đèo để bán từng chai nước, từng điếu thuốc lá, cái bánh ít… kiếm tiền trang trải cuộc sống. Mỗi người, mỗi cảnh nhưng chung quy họ đều nghèo, nghèo nên phải mưu sinh nhọc nhằn, vất vả.
cuoc song hien hoa o lung deo hai van
Nhiều người bỏ phố lên lưng chừng đèo dựng nhà cửa buôn bán phục vụ du khách
Từ khi hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào sử dụng, lượng xe cộ qua lại trên đèo đã giảm hẳn, còn lại chủ yếu là những đoàn khách du lịch, hay những xe máy, xe quá khổ, quá tải chạy trên cung đường đèo này. Cuộc sống của những hộ dân, những người buôn bán trên đỉnh đèo và lưng chừng đèo cũng chỉ dựa vào lượng khách như thế.
Một chiếc xe khách dừng lại, tài xế kiểm tra lại xe để chuẩn bị đổ đèo, ngay lập tức những tiếng mời chào “Mua bánh đi em ơi!”, “Chú ơi mua nước!”, “Mua mũ nón anh ơi…” vây quanh lấy những hành khách. Nhưng những cái lắc đầu của hành khách khiến gương mặt đang niềm nở của những người bán hàng rong bỗng trở nên buồn bã, rồi họ dồn về một góc, nhưng ánh mắt luôn hướng về phía trước với hy vọng có ai đó sẽ mua hàng giùm mình.
Một người phụ nữ 51 tuổi lên đèo “mưu sinh” bằng góc quán cóc này, bà có một cô con gái đang học cấp ba, những lúc rảnh rỗi thường ra đây phụ mẹ buôn bán. Bà cho biết: “Ban đầu cũng chật vật lắm, một ngày bán chưa được mười ngàn, lấy gì nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi học ở nhà. Rồi cuối cùng cũng qua cả. Bây giờ khách du lịch lên đây nhiều, buôn bán cũng khấm khá hơn".
cuoc song hien hoa o lung deo hai van
Lượng du khách lên đèo Hải Vân khá đông, nên cuộc mưu sinh của những người buôn bán ở đây cũng tạm ổn
Chúng tôi đến đỉnh đèo, vào một quán nước bên đường ngồi, vợ chồng anh chủ quán Nguyễn Tư thân mật tâm tình: “Nhà tôi ở Phú Lộc, dưới dân đèo bắc Hải Vân, lên đây buôn bán cũng được chừng hơn chục năm trời. Hồi trước sáng vợ chồng đèo nhau lên bằng chiếc xe 81 lúc 6 giờ, ở đây đến 7 giờ tối mới về. Sau thấy bất tiện quá nên chuyển hẳn lên đây dựng nhà. Giờ quen rồi không muốn xuống nữa!”
Chiều xuống trên đỉnh đèo, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống con đường ngoằn ngoèo, như sợi dây mỏng mảnh vắt ngang sườn núi, những chuyến xe xuôi ngược chậm rãi trong non nước đẹp vô cùng. Bây giờ, đường đèo rộng rãi và rất láng mịn, đi qua con đèo này, xe chạy ro ro và ôm cua cực "ngọt" vì đường quá tốt.
cuoc song hien hoa o lung deo hai van
Trên đỉnh đèo Hải Vân, nay trước di tích Hải Vân Quan là những hàng quán được dựng lên để bán đồ lưu niệm, ăn uống phục vụ du khách
Chị Nguyễn Thị Gái, ở Liên Chiểu, Đà Nẵng, lên đây cũng tầm chục năm kể: “Lúc hầm Hải Vân khánh thành, cuộc sống của chúng tôi cũng khá lao đao, bởi lượng người và xe giảm hẳn, tưởng phải bỏ nghề. Nhưng rồi vì nhớ cuộc sống nơi mây ngàn gió núi này, vợ chồng con cái lại dắt díu nhau lên. Mở lại quán phở, cà phê tằn tiện sống qua ngày giữa chốn thanh tịnh yên bình này.”. Đang nói chuyện, chị Hương lại tất tả chạy đi vì có một đoàn khách sinh viên xúm xít bên quầy đồ lưu niệm của chị, nhìn những nụ cười trên nhiều khuôn mặt người dân nơi đây, chúng tôi biết cuộc sống êm đềm đã trở lại với họ.
cuoc song hien hoa o lung deo hai van
Những chiếc lều dựng lên giữa lưng chừng đèo, nơi du khách thường dừng chân ngắm cảnh 
Hiện tại, lượng khách du lịch qua lại nơi đây tương đối đông, mỗi ngày cũng gần cả trăm đoàn, chưa tính khách đi lẻ. Trên những cung đường khúc khuỷu vờn mây, nhìn về phía nam là thành phố Đà Nẵng trẻ trung và sôi động với vịnh biển xanh ngắt trong nắng, phía bắc là bãi biển Lăng Cô yên bình hiền hòa, trên đỉnh là Hải Vân quan với những làn mây trôi lờ lững chậm rãi, rất thích hợp cho tham quan, nghỉ dưỡng, tuor đường dài, tuor địa hình… và là một trong những thắng cảnh của miền Trung nên đời sống của những người bán buôn ở lưng đèo này đã không còn vất vả như xưa
Minh Ngọc

Hy Lạc Viên: ngôi làng nguyên sơ với những phận đời đặc biệt dưới chân đèo Hải Vân

Nằm dưới chân đèo Hải Vân, Hy Lạc Viên là một tên gọi khác của Làng Vân, chốn nương thân của những phận đời nghiệt ngã - những người bị mắc một trong “tứ chứng nan y”- bệnh hủi.
hy lac vien ngoi lang nguyen so voi nhung phan doi dac biet duoi chan deo hai van
Một góc vịnh Nam Chơn, xa xa là Làng Vân xưu
Hy Lạc Viên - hay còn gọi là Làng Vân (thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), là chốn nương thân của những phận đời mắc "tứ chứng nan y" - bệnh phong (hay còn gọi là bệnh hủi).
hy lac vien ngoi lang nguyen so voi nhung phan doi dac biet duoi chan deo hai van
Hy hữu lắm mới thấy bóng trẻ con trên bờ cát
Nơi đây hiện nay rộ lên phong trào cắm trại qua đêm đón bình minh. Có 2 cách để đến được Làng Vân, có thể đi tàu từ bờ biển Nguyễn Tất Thành để vào làng hoặc gửi xe ở quán Hoa Sữa trên đèo rồi men con đường mòn xuống theo con đường bên lưng chừng núi. Có lẽ vì nơi đây cuộc sống cách biệt với thế giới bên ngoài nên cảnh đẹp còn giữ được vẻ nguyên khai, chưa bị con người phá hoại và can thiệp nhiều.
hy lac vien ngoi lang nguyen so voi nhung phan doi dac biet duoi chan deo hai van
Làng Vân sau hơn 6 năm di dời dân đã chẳng còn gì
Làng nằm dựa lưng vào vách núi, hướng mặt ra vịnh Nam Chơn hiền hòa mà thiêm thiếp ngủ giấu nỗi đau đời. Đây từng là khu dân cư biệt lập của những người không may mắc bệnh phong (cùi, hủi) trú chân sau những chặng đường chạy trốn mỏi mệt tha phương để tránh sự hắt hủi, kì thị của chính gia đình, đồng bào. Sau chính sách di dời làng vào phố, làng Vân giờ chẳng còn ai, chỉ thi thoảng có người nhớ làng cũ nên tìm về và sống vài ngày rồi lại ngậm ngùi về phố.
hy lac vien ngoi lang nguyen so voi nhung phan doi dac biet duoi chan deo hai van
Trong những ngôi nhà hoang tàn, thi thoảng vẫn có người ở vì họ nhớ làng
hy lac vien ngoi lang nguyen so voi nhung phan doi dac biet duoi chan deo hai van
Đứa trẻ này theo ông trở về làng cũ, nơi ít nhiều có gắn chút kỷ niệm với tuổi thơ của chúng
Khi ông Gordon Smith (Hội trưởng Hội truyền giáo Cơ đốc thành lập Hội phong ở Đà Nẵng) lập ra làng này vào những năm 60 thập kỉ trước, ông cũng chỉ mong muốn cuộc sống của những bệnh nhân phong sẽ dễ chịu hơn và không còn quá nhiều gánh nặng tâm lý khi sống tách biệt với cộng đồng. Vậy nhưng, sự kì thị thì vẫn còn đeo đẳng mãi.
Khi tôi vào làng, gặp rất nhiều người. Có ngư dân lành lặn, có những người đi câu cá vì đam mê, và có cả những người từng bị bệnh. Những người tự nhận là "một phận hai quê". Dù gặp ai, tôi cũng một nỗi thăm thẳm ánh lên trong mắt. Nhất là người đàn ông ấy, tôi không tiện hỏi tên, không tiện chụp hình, vì sợ ông mặc cảm. Chỉ dám chụp bóng lưng khi ông đã cất bước một quãng xa. Ông một chân còn vẹn nguyên, còn một chân bị mất ngón, tập tễnh đi trên con đường mòn từ chân núi, tập tễnh đi trên bờ cát về làng. Hỏi ông vài thông tin, ông chỉ cười lặng lẽ. Hỏi thêm lần nữa, ông mới bảo nhà trong làng họ đập phá hết rồi, không còn chi. Rồi ông thở dài và đi về phía biển.
hy lac vien ngoi lang nguyen so voi nhung phan doi dac biet duoi chan deo hai van
Nhiều người tìm về làng cũ để câu cá, và để đỡ nhớ làng
Phía trước mặt, Đà Nẵng phồn hoa. Bên này, làng Vân vẫn điêu linh như những ngày xưa cũ. Bên kia người ngựa ngược xuôi. Bên này, có ông mỗi chiều ngồi trên cái chõng, bó gối nhìn về biển, miên miết, kiệt cùng.
Nhưng có lẽ, vài năm nữa thôi, khi làng Vân bị hắt hủi năm xưa trở thành tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp như dự án khủng đã được thành phố cấp phép thì đàn bò cũng phải lùa đi nơi khác, vịnh Nam Chơn cũng phải vắng bóng người quen. Và khi ấy, làng Vân sẽ thực sự bị xóa sổ.
hy lac vien ngoi lang nguyen so voi nhung phan doi dac biet duoi chan deo hai van
Ngõ nhà từng một thời xôn xao tiếng, giờ cỏ dại mọc hoang tàn và người chủ cũ lâu lâu nhớ nên tìm về
Đã 6 năm từ khi người dân bị buộc rời bỏ làng, nhà cửa rêu phong kín lối, cổng làng trơ trọi, biển làng mất tên. Ký ức một thời tủi cực đau đớn, đang dần bị thời gian bào mòn.
hy lac vien ngoi lang nguyen so voi nhung phan doi dac biet duoi chan deo hai van
Làng Vân hoang phế sau nhiều nămTiêu Dao - Đinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét